Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu đánh giá sự phân bố asen trong nước ngầm khu vực hà nội bằng mô hình số thăm dò đề xuất các phương pháp hữu hiệu xử lý asen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.32 KB, 102 trang )

..

bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội

------------------------------------

luận văn thạc sĩ khoa học

nghiên cứu đánh giá sự phân bố asen trong
nước ngầm khu vực hà nội bằng mô hình số,
thăm dò đề xuất các phương pháp hữu hiệu xử lý asen

ngành : kỹ thuật môi trường

kiều thị vân anh

Người hướng dẫn khoa học : TS. Đặng Xuân Hiển

hà nội 2006


mục lục
Trang

mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu
3. Mục đích của đề tài
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
5. Các phương pháp nghiên cứu



1

6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7. Bố cục của luận văn

4

Chương 1. Khái quát chung vùng nghiên cứu
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế xà hội
1.1.1. Vị trí địa lý
1.1.2. Địa hình
1.1.3. Khí hậu
1.1.4. Thuỷ văn
1.1.5. Dân sinh - kinh tế
1.1.6. Giao thông
1.2. Đặc điểm địa chất
1.2.1. Hệ Neogen
1.2.2. Hệ Đệ tứ
1.3. Điều kiện Địa chất Thuỷ văn
1.3.1. TÇng chøa n­íc trÇm tÝch Holocen (qh)
1.3.2. TÇng chøa n­íc Pleistocen giữa - trên (qp1-2)
1.3.3. Phức hệ chứa nước trước Đệ tứ
1.3.4. Các thành tạo nghèo nước
1.4. Hiện trạng khai thác nước ngầm
1.5. Hiện trạng chất lượng nước ngầm khu vực Hà Nội
Chương 2. hiện trạng phân bố asen trong nước ngầm
khu vực hà nội
2.1. Tổng quan về Asen và tình hình nghiên cứu Asen
2.1.1. Đặc điểm địa hoá của Asen và sự di chuyển của chúng trong nước ngầm

2.1.2. Mối quan hệ giữa Asen với các yếu tố liên quan tới sự hình thành

1
2
3
3
3
4
6
6
6
6
6
6
7
7
8
8
8
11
11
12
14
15
16
22
28
28
28
30



của nó trong nước ngầm
2.1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Asen trong nước và trên thế giới
2.2. Hiện trạng phân bố Asen trong nước ngầm khu vực Hà Nội
2.2.1. Phương pháp luận nghiên cứu xác định quy luật phân bố Asen trong
nước ngầm
2.2.2. Hiện trạng về hàm lượng Asen trong nước ngầm khu vực Hà Nội
2.3. Một số nhận định bước đầu về nguồn gốc nhiễm bẩn Asen khu vực
Hà Nội

39
45
45
47
54

Chương 3. mô hình lan truyền vật chất trong nghiên cứu
chất lượng nước ngầm khu vực phía nam Hà nội
3.1. Cơ sở lý thuyết của mô hình
3.1.1. Mô hình toán học
3.1.2. Phương pháp giải
3.1.3. Phương trình sai phân
3.1.4. Điều kiện biên trong mô hình
3.1.5. Lỗ khoan hút nước hoặc ép nước (Well)
3.1.6. Chỉnh lý các thông số và đầu vào của mô hình bằng giải bài toán ngược
3.1.7. Các số liệu đầu vào và đầu ra của mô hình
3.2. Mô hình lan truyền Asen trong nước ngầm khu vực phía Nam Hà Nội
3.2.1. Mô phỏng mô hình
3.2.2. Phân lớp và các thông số của trường thấm

3.2.3. Thông số của trường thấm
3.2.4. Biên và điều kiện trên biên
3.2.5. Chạy mô hình dự báo sự dịch chuyển của các chất nhiễm bẩn

59

Chương 4. thăm dò, đề xuất các giải pháp hữu hiệu xử lý asen
4.1. Những ảnh hưởng của việc dùng nước có chứa Asen đến sức khoẻ
con người
4.1.1. Các biểu hiện tổn thương do bị ô nhiễm Asen
4.1.2. Các ảnh hưởng không phải là ung thư
4.1.3. Các ảnh hưởng gây ung thư
4.2. Các con đường của Asen gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người
4.2.1. Asen trong môi trường nước
4.2.2. Asen trong thực phẩm
4.3. Thăm dò, đề xuất các phương pháp hữu hiệu xử lý Asen
4.3.1. Tạo kết tủa

82

59
59
60
62
64
64
65
66
67
67

68
69
70
73
82
82
82
83
84
84
86
87
87


4.3.2. Keo tụ lắng lọc
4.3.3. Làm mềm bằng vôi
4.3.4. Hấp phụ
4.3.5. Phương pháp oxy hoá
4.3.6. Các phương pháp khác

87
89
91
92
95

kết luận

98


Tài liệu tham khảo

100


1

mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà Nội có nguồn nước ngầm phong phú, chất lượng nước tốt và là nguồn
nước quan trọng cấp cho ăn uống sinh hoạt cũng như các hoạt động kinh tế xà hội của thủ đô. Hiện tại, 100% nước cấp cho thủ đô Hà Nội là nước ngầm,
trong đó riêng Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội đang quản lý khai thác
khoảng 572.240 m 3 /ngày.
P

P

Những năm gần đây do dân số đô thị tăng nhanh, đô thị hoá và các hoạt
động kinh tế của thủ đô phát triển mạnh làm cho nhu cầu nước của thủ đô
ngày càng lớn, vì vậy khai thác nước ngầm ngày càng mở rộng cả về quy mô
và phạm vi. Thêm vào đó, các hoạt động phát triển sản xuất, thải chất thải của
các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp, khu đô thị và sản xuất nông
R

R

nghiệp trong vùng cùng với sự phát triển tự phát của khai thác nước ngầm
bằng hệ thống giếng khoan tay đà làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước
ngầm khu vực Hà Nội. Một số kết quả điều tra nghiên cứu về hiện trạng khai

thác, sử dụng và hiện trạng chất lượng nước trong vùng cho thấy nước ngầm
khu vực Hà Nội đà có hiện tượng nhiễm bẩn cục bộ bởi các hợp chất Amoni,
thành phần vi sinh và một số yếu tố kim loại nặng như thành phần Asen, thuỷ
ngân. Đặc biệt nhất trong một vài năm gần đây, điều tra chất lượng nước của
R

R

một số cơ quan chuyên môn cho thấy nước ngầm khu vực Hà Nội đà có hiện
tượng nhiễm bẩn bởi Asen, với hàm lượng Asen vượt quá tiêu chuẩn cho phép
đối với nước cấp cho ăn uống sinh hoạt. Việc nhiễm bẩn Asen trong nước
ngầm xuất hiện cả ở tầng trên và tầng dưới, đặc biệt phổ biến ở khu vực phía
Nam Hà Nội.
Để bảo vệ nước ngầm, đặc biệt là các công trình khai thác nước ngầm
trong suốt thời gian khai thác chất lượng nước luôn nằm trong giới hạn cho
phép, một nhiệm vụ rất quan trong là phải tính toán dự báo được sự lan truyền


2

của vật chất đặc biệt của các chất bẩn để có các biện pháp ngăn ngừa, thiết kế
các công trình khai thác nước một cách hợp lý.
Cho tới nay ở nước ta việc tính toán dự báo biến đổi chất lượng nước còn
rất ít được nghiên cứu, chủ yếu là dùng các công thức toán học đơn giản để
tính toán thời gian xâm nhập mặn tới các công trình khai thác nước. Thực tế
điều kiện địa chất thuỷ văn ở nước ta rất phức tạp, việc sử dụng các công thức
toán học đơn giản không hoàn toàn thích hợp mà đòi hỏi các phương pháp tính
toán chính xác hơn như phương pháp mô ứng dụng hình số.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đề tài : "Nghiên cứu đánh giá sự phân bố
Asen trong nước ngầm khu vực Hà Nội bằng mô hình số, thăm dò đề xuất

các phương pháp hữu hiệu xử lý Asen" được chọn là nội dung nghiên cứu
của luận văn tốt nghiệp.
2. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu : Chất lượng nước khu vực Hà Nội, đặc biệt là ô
nhiễm Asen trong nước ngầm.
* Phạm vi nghiên cứu : Việc nghiên cứu một cách toàn diện về quy luật
phân bố Asen trong nước ngầm trên phạm vi thành phố Hà Nội là vấn đề rất
khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có số liệu quan trắc liên tục, các trang thiết
bị hiện đại, có kinh phí và phải có quỹ thời gian đủ lớn mới có thể hoàn thành
được. Vì vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu một số nội dung như sau :
- Hiện trạng về chất lượng nguồn nước ngầm khu vực Hà Nội hiện nay
đang được sử dụng làm nước sinh hoạt, đặc biệt đánh giá sự phân bố Asen
trong phạm vi các quận, huyện thuộc khu vực Hà Nội.
- Hiện trạng phân bố Asen trong nước ngầm khu vực Hà Nội.
- ứng dụng mô hình lan truyền vật chất trong nước ngầm để xác định và
dự báo biến đổi hàm lượng Asen trong nước ngầm khu vùc phÝa Nam thµnh
phè Hµ Néi.


3

- Thăm dò, đề xuất các phương pháp xử lý Asen.
3. Mục đích của đề tài
- Sơ bộ khoanh vùng phân bố Asen trong nước ngầm khu vực Hà Nội.
- Bước đầu dự báo sự lan truyền chất nhiễm bẩn dưới tác dụng của phân
tán thuỷ lực.
- Đề xuất một số phương pháp hữu hiệu xử lý Asen phù hợp với điều kiện
Việt Nam.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài

Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm :
- Nghiên cứu đặc điểm Địa chất - Địa chất thuỷ văn thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu, tổng hợp xác định một số quy luật phân bố Asen trong nước
ngầm khu vực Hà Nội.
- Nghiên cứu mối quan hệ của Asen với các yếu tố liên quan đến sự hình
thành của nó trong nước ngầm.
- áp dụng mô hình lan truyền vật chất để nghiên cứu bài toán nhiễm bẩn.
- Nghiên cứu đề xuất các phương pháp hữu hiệu xử lý Asen.
5. Các phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài, tác giả đà sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu sau :
- Phương pháp thu thập tài liệu :
Thu thập các tài liệu về địa hình, địa chất, địa chất thuỷ văn, hiện trạng
khai thác và sử dụng nước ; vị trí, địa tầng, kết cấu giếng khoan ; các tài liệu
kết quả nghiên cứu về chất lượng nước ngầm tại Hà Nội, về sự ô nhiễm Asen
tại khu vực Hà Nội ; các tài liệu lý thuyết về Asen, kết quả nghiên cứu, bài
báo về Asen đà được công bố của các tác giả trong vµ ngoµi n­íc...


4

- Phương pháp kế thừa : Trong đề tài nghiên cứu, tác giả đà sử dụng một
số kết quả nghiên cứu về Asen trong đất, nước của nhiều tác giả trong và
ngoài nước đà được công bố từ trước đến nay.
- Phương pháp xử lý số liệu : Trên cơ sở, nền tảng các số liệu thu thập,
tài liệu thực địa... Các tài liệu được tiến hành xử lý bằng các chương trình
chuyên dụng, các phần mềm máy tính như Mapinfor để lập bản đồ, xử lý số
liệu bằng các phương pháp thống kê toán học, trung bình hoá các số liệu phân
tích và đặc biệt là sử dụng mô hình MODFLOW MT3D để tính toán dịch
chuyển vật chất trong nước ngầm...

6. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Sơ bộ đánh giá về chất lượng nước ngầm khu vực Hà Nội.
- Bước đầu đánh giá hiện trạng, quy luật phân bố của Asen trong nước
ngầm khu vực Hà Nội, chỉ ra các khu vực có hàm lượng Asen cao, thấp phục
vụ cho công tác quản lý quy hoạch, khai thác, bảo vệ nguồn nước ngầm phục
vụ đời sống lâu dài và bền vững tại khu vực.
- Bước đầu dự báo quy luật biến đổi hàm lượng chất nhiễm bẩn dưới tác
dụng của phân tán thủy lực.
- Thăm dò, đề xuất phương pháp xử lý Asen phù hợp với điều kiện
Việt Nam.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày thành 4 chương.
Chương 1. Tổng quan vùng nghiên cứu.
Chương 2. Hiện trạng phân bố Asen trong nước ngầm khu vực Hà Nội.
Chương 3. Mô hình lan truyền vật chất trong nghiên cứu chất lượng
nước ngầm khu vực phía Nam thành phố Hà Nội.
Chương 4. Thăm dò, đề xuất các phương pháp hữu hiệu xử lý Asen.
Kèm theo luận văn là các bản vẽ, bao gồm :


5

- Bản đồ Địa chất Thuỷ văn thành phố Hà Nội.
- Sơ đồ vị trí lấy mẫu phân tích Asen khu vực Nam Hà Nội.
- Sơ đồ phân vùng ô nhiễm Asen trong nước ngầm trầm tích Đệ tứ khu
vực Nam Hà Nội.
- Sơ đồ phân vùng ô nhiễm Asen trong nước ngầm tầng qh khu vực Nam
Hà Nội.
- Sơ đồ phân vùng ô nhiễm Asen trong nước ngầm tâng qp 1 khu vực Nam
R


R

Hà Nội.
- Sơ đồ phân vùng « nhiƠm Asen trong n­íc ngÇm tÇng qp 2 khu vực Nam
R

R

Hà Nội.
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đặng
Xuân Hiển, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách khoa
Hà Nội.
Trong quá trình thu thập tài liệu và viết luận văn, tác giả đà nhận được sự
giúp đỡ quý báu của các đồng nghiệp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,
Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Cục quản lý Tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Cục Thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ;
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ giảng dạy Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội, và đặc biệt là của TS. Đặng Xuân Hiển đà góp phần vào sự
thành công của luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn !


6

Chương 1
khái quát chung vùng nghiên cứu
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xà hội

1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, xà hội, công nghiệp, văn hoá... của
cả nước. Toàn bộ thành phố nằm trong đồng bằng Châu thổ sông Hồng. HiƯn
nay diƯn tÝch Hµ Néi lµ 932 km 2 chiÕm 0,3% diện tích cả nước. Về vị trí địa
P

P

lý, Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên ở phía Bắc, tỉnh Bắc Ninh ở
phía Đông Bắc, tỉnh Hưng Yên ở phía Đông Nam, tỉnh Vĩnh Phúc ở phía Tây
Bắc và tỉnh Hà Tây ở phía Nam và Tây Nam.
1.1.2. Địa hình
Thành phố có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ
Tây Bắc xuống Đông Nam với độ nghiêng nhỏ, độ nghiêng trung bình khoảng
0,3 ®Õn 0,5%.
1.1.3. KhÝ hËu
Hµ Néi cã khÝ hËu nhiƯt ®íi nóng ẩm, được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10,mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình năm đạt 1678mm, mưa nhiều nhất vào tháng 7- 8 và ít
nhất vào tháng 1- 2. Nhiệt độ trung bình trong nhiều năm của thành phố
khoảng từ 21- 24 o .
P

P

1.1.4. Thuỷ văn
Mạng lưới thuỷ văn của Hà Nội rất phát triển. Các sông lớn chảy qua
thành phố là sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Nhuệ. Ngoài ra, trong
khu vực nội thành có hệ thống sông tiêu thoát nước là s«ng Lõ, s«ng SÐt, s«ng



7

Tô Lịch. Thủ đô Hà Nội có khoảng 111 hồ lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là hồ
Tây với diện tích là 535ha.
1.1.5. Dân sinh - kinh tế
Hiện nay Hà Nội có 9 quận nội thành (quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba
Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên và Cầu
Giấy), 4 huyện ngoại thành (Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Anh và Sóc Sơn). Các
quận, huyện đều là đầu mối kinh tế trọng điểm của cả nước. Dân số của Hà
Nội hiện nay khoảng 2,7 triệu người, tỷ lệ gia tăng là 2,1%/năm. Bình quân
thu nhập của nhân dân các quận nội thành là 75% và các huyện ngoại thành là
65 - 70% đạt tỷ lệ cao trong cả nước.
Hà Nội có rất nhiều trung tâm công nghiệp như Thượng Đình, Đông
Anh, Long Biên,... và hàng trăm các nhà máy xí nghiệp lớn nhỏ với nhiều lĩnh
vực sản xuất.
Văn hoá : Hà Nội là trung tâm văn hoá của cả nước. Đóng trên địa bàn
thành phố có hơn 40 trường đại học và cao đẳng đó là chưa kể đến mạng lưới
các trường trung học chuyên nghiệp, phổ thông trung học và các trường dạy
nghề. Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên trách về các lĩnh vực văn hoá, xÃ
hội, nghệ thuật,... Trình độ dân trí của thủ đô cao. Đây là một yếu tố rất thuận
lợi cho sự phát triển mọi mặt của xà hội.
1.1.6. Giao thông
Có thể nói ít có nơi nào trên cả nước giao thông phát triển mạnh và thuận
tiện như Hà Nội. Do vị trí địa lý nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp
với nhiều tỉnh nên Hà Nội rất thuận tiện trong việc giao thông vận tải. Hà Nội
có mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường sông có thể chuyển
giao nhanh chóng mọi vấn đề của cuộc sống trong và ngoài nước. Đáng kể
nhất là hệ thống đường bộ, đường sắt nối liền Hà Nội với tất cả các tỉnh trong
cả nước. Đường hàng không là một đầu mối giao thông rất quan trọng và
nhanh chóng nối liền Hà Nội với các nước trên thế giới cũng như trong phạm



8

vi nội địa. Mạng giao thông đường thuỷ cũng rất phát triển. Quan trọng nhất là
sông Hồng và sông Đuống, tham gia tích cực vào việc vận tải hàng hoá và
du lịch.
1.2. Đặc điểm địa chất

Vùng Hà Nội phát triển mạnh các đất đá trầm tích Kainozoi (KZ). Đây là
vùng đà được nghiên cứu khá chi tiết về điều kiện địa chất. Theo các kết quả
nghiên cứu có thể tóm tắt đặc điểm địa tầng trầm tích Kainozoi (KZ) khu vực
Hà Nội như sau :
1.2.1. Hệ Neogen
Trong phạm vi vùng Hà Nội, hệ tầng Neogen chỉ gồm đất đá của thống
Pliocen tầng Vĩnh Bảo (N 2 vb). Chúng phân bố ở độ sâu từ 67 m trở xuống và
R

R

bị phủ hoàn toàn bởi trầm tích Đệ tứ. Thành phần thạch học chủ yếu của hệ
tầng này là bột kết, cát kết, cuội kết gắn kết yếu, màu xám vàng. Tại lỗ khoan
thăm dò nước khoáng khu vực Định Công của Liên đoàn Địa chất thuỷ văn Địa chất Công trình Miền Bắc (gần sát khu vực bÃi giếng thăm dò Đại Kim Định Công) đà bắt gặp hệ tầng này ở độ sâu từ 81 - 150m ; thành phần của
lớp này gồm bột kết và cuội kết gắn kết yếu.
1.2.2. Hệ Đệ tứ
1.2.2.1. Thống Pleistocen
a. Trầm tích Pleistocen dưới hƯ tÇng LƯ Chi (aQIlc)
TrÇm tÝch Pleistocen d­íi hƯ tÇng Lệ Chi Q I lc có độ sâu mái từ 45m đến
R


R

69.5m. Trầm tích của tầng Lệ chi phủ bất chỉnh hợp lên trầm tích Pliocen. Bề
dày của hệ tầng này thay đổi từ 2.5m đến 24.5m. Dựa theo thành phần thạch
học chia ra 3 tập :
Tập dưới : bao gåm ci, sái, c¸t, sÐt. KÝch th­íc ci tõ 3- 5cm. Cuội
mài tròn tốt. Bề dày trung bình là 10m.


9

Tập giữa: bao gồm cát hạt nhỏ, cát bột màu vàng xám. Bề dày trung bình
là 3.5m.
Tập trên: bao gồm cát, bột, sét màu xám. Bề dày trung bình từ 0.2 m
đến 1.5m.
b. Trầm tích Pleistocen giữa - trên hệ tầng Hà Nội (aQII-IIIhn)
Trầm tích Pleistocen giữa - trên hệ tầng Hà Nội (aQ II-III hn) phân bố rất
R

R

rộng rÃi trong khu vực Hà Nội ở độ sâu từ 33.0m đến 78.0m. Bề dày của tầng
thay đổi từ 33.0m đến 40.0m. Theo thành phần thạch học, hệ tầng này được
chia ra lµm 2 tËp:
- TËp d­íi (aQ II-III hn 1 ): Gồm cuội, sỏi, sạn lẫn cát bột. Thành phần cuội
R

R

R


R

là thạch anh, silic và các đá phun trào. Độ mài tròn từ kém đến trung bình. Bề
dày thay đổi từ 32.0 m đến 35.0 m.
- Tập trên (aQ II-III hn 2 ): Gồm bột sét, bột cát màu xám vàng lẫn sỏi nhỏ và
R

R

R

R

lẫn cát. Thành phần cát, sỏi chủ yếu là thạch anh. Bề dày thay đổi từ 3.8 đến
5.0 m.
c. Trầm tích Pleistocen trên hệ tầng Vĩnh Phúc (aQIIIvp)
Đất đá của trầm tích Pleistocen trên hệ tầng Vĩnh Phúc xuất lộ trên mặt
đất ở phía Tây - Bắc khu vực nghiên cứu, thuộc xà Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh. Còn
các khu vực khác chúng bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn. Bề dày của hệ tầng
này thay đổi từ 9.0m đến 23.5m. Dựa theo thành phần thạch học chia đất đá
của hệ tầng ra thành 2 tập:
- TËp d­íi (aQ III vp 1 ): Bao gåm cuéi, sỏi lẫn bột, sét màu vàng xám. Bề
R

R

R

R


dày thay đổi từ 4.0m đến 13.5m.
- Tập trên (aQ III vp 2 ): Bao gồm các trầm tích thành tạo từ nhiều nguồn
R

R

R

R

gốc khác nhau như: hồ, đầm lầy, biển, hồ đầm lầy... Thành phần thạch học
chủ yếu là: cát sét, cát bột, sét màu nâu, đỏ loang lổ và có chứa than bùn, mùn
thực vật. Bề dày của tập thay đổi tõ 5.0 ®Õn 10.0m.


10

1.2.2.2. Thống Holocen
a. Hệ tầng Hải Hưng
Tầng Hải Hưng (Q IV 1-2 hh) bao gåm c¸c tÝch tơ hå - ®Çm lÇy (lb Q IV 1-2
R

RP

P

R

RP


hh), tÝch tơ biĨn (m Q IV 1-2 hh), hå (l Q IV 1-2 hh) và đầm lầy (b Q IV 1-2 hh).

P

R

RP

P

R

RP

P

R

RP

P

Trong vùng nghiên chỉ cứu tồn tại tích tụ hồ - đầm lầy (lb Q IV 1-2 hh), tÝch
R

RP

P


tơ biĨn (m Q IV 1-2 hh). Được xếp vào hai phụ hệ tầng.
R

RP

P

+ Phụ tầng dưới - Trầm tích hồ - đầm lầy (lb QIV1-2 hh).
Các trầm tích này phân bố rộng rÃi phần lớn bị các trầm tích Holocen
muộn phủ lên được phát hiện qua các lỗ khoan LK6HN, LK7HN, SĐ1,
LKSĐ3A, QT13... Thành phần thạch học của phụ tầng gồm sét, sét cát, bột sét
lẫn tàn tích thực vật than bùn đen, xám đen mềm nhÃo. Tại LK6HN ở độ sâu
R

R

12,6-18m phát hiện bào tử phấn hoa Polyapodia ceae, Alsophium, Pterix,
Quercus,... và tảo nước ngọt, nước lợ, nước mặn: Aulacoira, Granulata,
Cosanodicus, Lacuxtris, Coconei...
Chiều dày trung bình của phụ hệ tầng 4,6m. Phụ tầng dưới nằm trên bề
mặt phong hoá loang lổ của tầng Vĩnh Phúc (aQ III vp)
R

R

+ Phụ tầng trên - Trầm tích biển (m QIV1-2 hh):
Có mặt ở hầu hết vùng nghiên cứu, bị các trần tích Holocen muộn phủ
bất chỉnh hợp lên và được phát hiện qua các lỗ khoan LK6HN, LK7HN, SĐ1,
LKSĐ3A, QT13,... Thành phần thạch học của phụ tầng gồm sét, sét bột màu
R


R

xám xanh, xám xanh lơ, xám xanh rất đặc trưng, phần dưới lẫn ít mùn thực vật
hoặc kết vón oxit sắt. Chiều dày trung bình của phụ tầng 6,0m.
b. Hệ tầng Thái Bình
Thuộc đất đá của thống Holocen có hệ tầng Thái Bình (Q IV tb). Trong khu
R

R

vực nghiên cứu đất đá của hệ tầng Thái bình lộ ra ở hầu khắp trên mặt. Bề dày
thay đổi 0 - 26.0m, trung bình là 6.15m. Theo thành phần thạch học có thể
phân chia hệ tầng Thái Bình làm 2 tập :


11

- Tập dưới có thành phần gồm: cuội nhỏ, sỏi, cát, bột lẫn sét. Bề dày thay
đổi từ 1.0m đến 9.0 m.
- Tập trên có thành phần là cát bột màu nâu, bột sét, sét cát lẫn mùn thực
vật. Bề dày của tập thay đổi từ 3m đến 19.0m.
Theo tài liệu khoan thăm dò tại hiện trường bÃi giếng Khu đô thị Đại
Kim - Định Công thì các mẫu trong hệ tầng này có xuất hiện khá nhiều các
thân thực vật, đôi chỗ có thân gỗ còn khá chắc (nằm ở độ sâu từ 20 - 25m).
1.3. Điều kiện địa chất thuỷ văn

Khu vực Hà Nội đà được nghiên cứu khá tỉ mỉ về điều kiện địa chất thuỷ
văn và có nhiều công trình công bố trong thời gian qua và hầu hết đều thống
nhất phân chia thành các đơn vị địa chất thuỷ văn từ cổ đến trẻ như sau:

- TÇng chøa n­íc Holocen.
- TÇng chøa n­íc Pleistocen.
- Phøc hƯ chøa n­íc khe nøt Neogen..
- §íi chøa n­íc khe nứt lục nguyên phun trào Triat (T).
Xen kẹp giữa các lớp chứa nước còn tồn tại một số lớp cách nước, thành
phần gồm sét, sét pha, sét pha cát.
Dựa vào tài liệu tham khảo và tài liệu khảo sát thực địa có thể nêu những
nét chính về đặc điểm địa chất thuỷ văn các tầng chứa nước chính vùng
nghiên cứu như sau:
1.3.1. Tầng chứa nước trầm tích Holocen (qh)
Đây là tầng chứa nước phân bố rộng khắp khu vực nghiên cứu. ở phần
phía Bắc sông Hồng, tầng này bị bào mòn nên diện tích phân bố chỉ còn ở
phía Đông Hà Nội, các nơi khác phân bố không liên tục.
Thành phần thạch học của tầng chứa nước qh bao gồm cát pha, sét pha,
sét, cát có lẫn bùn hữu cơ và thực vật. ở phần trên cùng có lớp sét, sét pha
cách nước yếu, phân bố không liên tục, diện phân bố chủ yếu ở phía bờ hữu


12

sông Hồng, chiều sâu phân bố của lớp cách nước này cũng thay đổi trong
phạm vi lớn, có nơi 0 đến 0,5m song có nơi đến gần 20m. Phía dưới lớp sét,
sét pha thường là các lớp bùn, bùn sét, cát và cát pha chứa nước. Chiều dầy
tầng qh thay đổi từ 0,0 đến 15,5m, trung bình 14,0m.
Kết quả thí nghiệm địa chất thuỷ văn ở một số lỗ khoan trong tầng này
cho thấy:
- Mực nước tĩnh thay đổi từ 0.5 đến 4.0m.
- Lưu lượng lỗ khoan thay đổi 0.4 đến 29.0l/s, trung bình 7-8l/s.
- Trị số hạ thấp mực nước dao động từ 1.12 đến 8.08m, trung bình 2.9m.
- Tỷ lưu lượng lỗ khoan dao động 0.08 đến 20.9l/s.m, trung bình 3.1l/sm.

- Hệ số dẫn nước T thay đổi từ 20 đến 1,788m2 /ng, trung bình 432 m 2 /ng.
P

P

P

P

Nước ngầm của tầng qh chủ yếu là nước ngầm, ở phía Hữu sông Hồng
đôi nơi có áp lực cục bộ. Nước có độ tổng khoáng hoá nhỏ dao động tõ
0.1g/l - 0.5g/l. Líp chøa n­íc chđ u cđa tÇng qh phân bố chủ yếu ở độ sâu
15 - 25m nên có chất lượng tốt. Loại hình hoá học chủ yếu là Bicacbonat Clorua Canxi
Nguồn cung cấp cho nước ngầm tầng chứa nước qh chủ yếu là nước mưa,
nước mặt và một phần là nước tưới cho nông nghiệp. Miền cung cấp và phân bố
trùng nhau. Miền thoát là sông, hồ ao vào mùa khô và một phần thấm xuống cung
cấp cho tầng chứa nước phía dưới (tầng qp), còn một phần nhỏ bốc hơi.
Động thái nước ngầm trong tầng qh có liên hệ chặt chẽ với nước sông
như sông Hồng, sông Đuống,...
Trữ lượng nước ngầm trong tầng chứa nước qh kh«ng lín nh­ng cã thĨ
cung cÊp n­íc víi qui mô nhỏ cho ăn uống và sinh hoạt. Nhiều giếng cấp
nước gia đình khai thác nước trong tầng này.
1.3.2. Tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên (qp2-3)
Tầng chứa nước này phân bố rộng khắp vùng nghiên cứu, chỉ trừ một
diện tích nhỏ ở phía Bắc thành phố trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Tầng chứa


13

nước qp 2-3 là đối tượng chính cung cấp nước cho nội và ngoại thành thành phố

P

P

Hà Nội.
Bề dày tầng chứa nước qp 2-3 thay đổi trong phạm vi khá lớn. ở phía Bắc
P

P

sông Hồng nó thay đổi từ 9,97 đến 30,8m, còn ở phía Nam sông Hồng thì lớn
hơn, trung bình từ 35 đến 45m, có nơi trên 60 đến 70m.
Kết quả thí nghiệm địa chất thuỷ văn trong tầng này cho thấy :
- Mực nước tĩnh trong điều kiện tự nhiên vào mùa khô thay đổi từ 2,0 ®Õn
4,0m cßn mïa m­a thay ®ỉi tõ 0,0 ®Õn 1,0m, có nơi dọc ven sông Hồng nước
tự phun cao hơn mặt đất.
- Lưu lượng các lỗ khoan Q thay đổi từ 1,9 đến 9,09l/s.
- Trị số hạ thấp mực nước S thay đổi từ 1,28 đến 8,61m
- Tỷ lưu lượng q thay đổi 0,32 đến 4,94l/s.m, có nơi trên 5l/sm.
- HƯ sè dÉn n­íc km thay ®ỉi t theo tõng khu vực cụ thể, ở khu vực
Bắc sông Hồng km th­êng thay ®ỉi tõ 400 ®Õn 1600m2 /ng, ë Sãc Sơn km thay
P

P

đổi từ 260 đến 700m 2 /ng. Khu vực Nam sông Hồng hệ số km thường thay đổi
P

P


từ 1000 đến 1500m 2 /ng.
P

P

Nước ngầm trong tầng qp 2-3 chủ yếu có áp lực, chất lượng nước nói
P

P

chung tốt. Nước thuộc loại nửa cứng, loại hình hoá học thường là Bicacbonat Canxi, Bicacbonat-Natri. Hàm lượng Clo biến đổi từ 6,03 đến 9,29mg/l ở đoạn
Chèm - Yên Phụ, từ 5,88 ®Õn 22,94 mg/l ë ®o¹n LÜnh Nam, tõ 23,9 ®Õn
26,73mg/l ở đoạn Hà Đông - Văn Điển. Độ khoáng hoá thay ®ỉi tõ 0,15 ®Õn
0,52g/l ®é pH thay ®ỉi tõ 6,5 đến 8,4 ở đoạn Chèm - Yên Phụ, từ 7,6 đến 8,0 ở
đoạn Lĩnh Nam - Hà Đông, từ 6,7 đến 8,0 ở đoạn Hà Đông - Văn Điển.
Nước ngầm trong tầng qp2-3 và tầng qh có quan hệ chặt chẽ với nhau,
P

P

ngay khi giữa hai tầng có lớp bùn và sét ngăn cách. Đồng thời nước ngầm
trong tầng chøa n­íc qp 2-3 cịng cã quan hƯ thủ lùc với nước sông Hồng, đặc
P

P

biệt ở những nơi lớp sét ngăn cách bị bào mòn. Như vậy, nguồn cung cấp cho


14


tầng chứa nước qp 2-3 là nước mưa, nước mặt (mà sông Hồng là nguồn bổ cập
P

P

quan trọng).
1.3.3. Phức hệ chứa nước trước Đệ Tứ
1.3.3.1. Phức hệ chứa nước Neogen
Trầm tích Neogen phân bố rộng rÃi trong khu vực nghiên cứu, không lộ
ra trên mặt đất, bị tầng chứa nước lỗ hổng vỉa trầm tích sông biển Pleistocen
(qp) phủ trực tiếp lên trên. Thành phần của tầng bao gồm cuội kết, sét kết,
cát kết.
Kết quả nghiên cứu 29 lỗ khoan trong phức hệ chứa này cho thấy: phần
trên của phức hƯ cã mùc n­íc thay ®ỉi th­êng tõ 2- 4m, tỷ lưu lượng lỗ khoan
thay đổi từ 0,00005l/s.m (LK 116-62) đến 1,63l/s.m (LK809). Các lỗ khoan
có tỷ lưu lượng q < 0,11 l/s.m chiếm 5,28%, các lỗ khoan có tỷ lưu lượng
q biến đổi từ 0,1 l/s.m đến 0,5 l/s.m chiếm 17,2%, các lỗ khoan có tỷ lưu
lượng 0,5 l/s.m ®Õn 11 l/s.m chiÕm 13,79% vµ q > 11 l/sm chỉ có 2 lỗ khoan
(LK 4-63 và 809-64).
Chất lượng nước ngầm phức hệ chứa nước này chủ yếu là nước nhạt
(M<0,5g/l) loại hình hoá học chủ yếu là Bicacbonat - Canxi, cụ thể kết quả thí
nghiệm tại ba lỗ khoan trong phạm vi đới chứa nước đều thấy nước hoàn toàn
nhạt. nước ngầm trong phức hệ chứa nước này cũng có thể cung cấp nước cho
ăn uống và sinh hoạt quy mô nhỏ, chiều sâu phân bố lớn nên không tiện cho
việc khai thác.
1.3.3.2. Đới chứa nước khe nứt các thành tạo lục nguyên phun trào
Triat (T)
Đới chứa nước này phân bố tương đối rộng và lộ ra ở phần phía Bắc
thành phố Hà Nội, trên địa bàn các xà Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Phù Linh,

Một phần xà Trung D·, Minh TrÝ, Minh Phó, Xu©n Thu.


15

Thành phần thạch học cát kết, bột kết, porphyr... Mức độ chứa nước không
đồng đều phụ thuộc vào mức độ nứt nẻ và các đứt gÃy chứa nước. Lưu lượng (Q)
nhỏ khoảng 1l/s. Nước trong đới chứa nước này trong, không màu, không mùi,
có độ khoáng hoá bé, thuộc loại nước nhạt. Mực nước ngầm trong đới chứa nước
này tại khu vực xà Nam Sơn cách mặt đất từ 1,6 đến 7,2m, trung bình là 4,5m.
Nhân dân trên địa bàn vùng nghiên cứu thường khai thác nước trong tầng chứa
nước này bằng giếng đào sâu khoảng 8 đến 10m, về mùa mưa mực nước giếng
cách mặt đất khoảng 5 đến 6m còn về mùa khô thì nước giếng cạn kiệt. nước
ngầm ở tầng này chỉ có thể cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt của nhân dân
trong vùng nghiên cứu với một số lượng rất nhỏ và theo mùa.
1.3.4. Các thành tạo nghèo nước
1.3.4.1. Lớp cách nước trên
Tầng cách nước phía trên phân bố rộng rÃi trong khu vực. Đất đá tạo nên
tầng cách nước bao gồm sét, sét pha, sét bột, sét bùn màu xám nâu, xám đem.
Chiều dày từ 2,5 đến 34,5m (LK48). Hệ số thấm trung bình của tầng nhỏ, đạt
0,049 m 2 /ngày. Vai trò của tầng cách nước này rất quan trọng trong việc bảo
P

P

vệ tầng chứa nước Holocen khỏi bị nhiễm bẩn do các tác nhân ngoại sinh.
1.3.4.2. Lớp cách nước Pleistocen - Holocen
Đất đá cấu thành nên tầng chứa nước này chủ yếu là sét, sét pha có màu
loang lổ, đôi chỗ lµ sÐt pha bét sÐt, sÐt bïn lÉn thùc vËt màu xám đen đến đen.
Tầng cách nước này có diện phân bố rộng, chúng chỉ vắng mặt ở các đới ven

sông. Tại đây chúng có thể đà bị bào mòn do tác dụng đào lòng của các dòng
chảy. Chiều dày tầng cách nước này thay đổi mạnh từ 3 - 37,3m (LKLY).
Bằng thí nghiệm ngoài thực địa (thí nghiệm thấm nhanh) trong 12 lỗ
khoan cho thấy hệ số thấm thay đổi từ 0,0036 - 0,065 m/ngày.
Xem sơ đồ Địa chất Thuỷ văn thành phố Hà Nội (Bản vẽ số 1)


16

1.3. Hiện trạng khai thác nước ngầm

Hiện nay trên địa bµn thµnh phè Hµ Néi ngn n­íc cung cÊp cho ăn
uống, sinh hoạt và dùng cho các mục đích khác đều lấy từ nước ngầm, chủ
yếu khai thác từ hai tầng chứa nước chính là tầng chứa nước Holocen (qh) và
Pleistocen (qp). Việc khai thác nước với nhiều quy mô và hình thức khác nhau
: khai thác nước tập trung ở các nhà máy nước và một số lỗ khoan lẻ ở các cơ
quan, xí nghiệp, với tổng

lượng khai thác trên toàn thành phố khoảng

710.574 m 3 /ngày ; và cấp nước quy mô nhỏ cho hộ gia đình bằng các lỗ khoan
P

P

đường kính nhỏ với tổng lượng khai thác khoảng 100.000 m 3 /ngày, với
P

P


khoảng 70.000 giếng khoan. Cụ thể như sau :
- Các công trình khai thác tập trung
Để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của nền kinh tế thủ đô, nước ngầm đÃ
được khai thác với lưu lượng ngày càng lớn : năm 1978 các trạm khai thác
nước Hà Nội khai thác khoảng 164.000 m3/ngày, đến năm 1983 khai thác khoảng
P

P

199.000 m3/ngày, đến năm 1990 khai thác khoảng 325.000 m3/ngày, đến năm
P

P

P

P

1996 khai thác khoảng 352.400 m3/ngày. Cho đến nay ở khu vực Hà Nội có 21
P

P

trạm cấp nước tập trung với khoảng 232 giếng khai thác và khai thác chủ yếu trong
tầng chứa nước Pleistocen, trong đó có 20 Trạm do Công ty kinh doanh nước sạch
Hà Nội quản lý, một trạm Hà Đông do tỉnh Hà Tây quản lý.
Một số nhà máy khai thác công suất lớn, nên số lượng giếng tương đối
nhiều, ví dụ như : Trạm Yên Phụ có tới 31 giếng, Mai Dịch 22 giếng, Hạ Đình,
Tương Mai 20 giếng, Lương Yên 18 giếng, trạm Khương Trung mới nâng cấp
sửa chữa từ 2 giếng khai thác nên 6 giếng khai thác trong năm 2000. Hiện nay

Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội cũng luôn nâng cấp sửa chữa và tăng số
lượng giếng đang khai thác khoảng 572.240 m3/ngày, dưới sự quản lý của Công
P

P

ty kinh doanh nước sạch Hà Nội và một trạm do tỉnh Hà Tây quản lý.
Một số trạm khai thác nước ngầm của Hà Nội được khai thác từ những
năm 1900, đến nay một số trạm khai thác lớn công suất khai thác đạt 20.000 ữ


17

90.000 m 3 /ngày, ví dụ như trạm Yên Phụ lưu lượng khai thác đạt 90.956
P

P

m 3 /ngày, Lương Yên đạt 74.160 m 3 /ngày, Mai Dịch đạt 63.360 m 3 /ngày. Xem
P

P

P

P

P

P


chi tiết trong bảng tổng hợp số liệu khai thác của các trạm khai thác nước
trong khu vực Hà Nội (Bảng 2.1).
- Các công trình khai thác lẻ
Hiện nay các con số thống kê cũng chưa đầy đủ, theo các con số thống kê
năm 1994 và các số liệu điều tra thu thập được thì hiện nay trong khu vực Hà Nội
các công trình khai thác nước riêng lẻ có khoảng 257 giếng khoan và chủ yếu
khai thác trong tầng chứa nước Pleistocen, tổng lưu lượng khai thác của các công
trình khai thác lẻ khoảng 150.000 m3 /ngày, chế độ khai thác của các giếng lẻ
P

P

thông thường 3 đến 4 giờ/ngày, hoặc có thể tới 10 giờ/ngày khai thác bằng giếng
khoan đường kính nhỏ kiểu UNICEF phục vụ cấp nước gia đình.
- Giếng khơi
Trong khu vực Hà Nội ở các huyện ngoại thành còn một số hộ gia đình
còn đang sử dụng nước giếng khoan song song với giếng UNICEF, theo kết
quả điều tra năm 2001, thấy rằng ở một số thôn xà thuộc huyện Thanh trì, Từ
Liêm ngoài giếng UNICEF một số hộ còn sử dụng nước giếng khơi ví dụ như
R

R

ở xà Yên Sở, Lĩnh Nam, Liên Mạc, Cổ Nhuế, số lượng giếng khơi còn đang
sử dụng chưa có số liệu thống kê đầy đủ.
Tóm lại, trong khu vực Hà Nội nước sử dụng cho ăn uống sinh hoạt hầu
hết là nước ngầm, được khai thác từ tầng chứa nước holocen, với dạng công
trình khai thác dạng giếng UNICEF, và giếng khơi và tầng chứa nước
Pleistocen, với dạng khai thác tập trung qui mô 60 ữ 90.000 m3/ngày, bằng

các giếng khoan sâu từ 40.0 ữ 80.0m.
Lưu lượng khai thác của các giếng khai thác trong tầng chứa nước
Pleistocen đạt khoảng 710.574 m 3 /ngày. Lưu lượng các giếng kiểu UNICEF và
P

P

giếng khơi đạt khoảng 100.000 m3/ngày.
P

P


18

Bảng 1.1. Bảng tổng hợp số liệu khai thác của các trạm khai thác nước trong khu vực Hà Nội
S
T
T

Tên trạm

1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Đồn Thuỷ
Bách Khoa
Bạch Mai
Cáo Đỉnh
Gia Lâm
Hà Đông
Hạ Đình
Khương Trung
Kim Giang
Lương Yên
Mai Dịch
Ngô Sĩ Liên
Ngọc Hà
Pháp Vân
Phúc Tân
Quỳnh Mai
Tương Mai

Thuỷ Lợi
Vân Đồn
Yên Phụ

1988

Tổng


(m)

Q
(m 3 /
ngày)
P

P

1989
Hđ Q (m 3 /
(m) ngày)
P

P

1990

(m)

1991


Q
(m 3 /
ngày)
P

P


(m)

1992

Q
(m 3 /
ngày)
P

P

13440
3260
7440

12480 18.54 10800 10.28 9288
2680
2880
1510
6480


7360
15000

7450
15000

7400
14976

7360
14972


(m)

1993

Q
(m 3 /
ngày)
P

P


(m)

1994

Q

(m 3 /
ngày)
P

P

9.02 9360
2000

1000
2300

7360
15000

9500
11000


(m)

1995

Q
(m 3 /
ngày)
P

P


13100


(m)

1996

Q
(m 3 /
ngày)
P

P


(m)

4392

1999

Q
(m 3 /
ngày)
P

P

9000


8
15000

15000


(m)

Q
(m 3 /
ngày)
P

P

P

29360
6000
1769.6
60924
56968
51596
37620
26192
4428
2052
3144
24720
4488

90956

21657
21696
46809
29664
33158

3600
20000
53500
45000
47000
30000

41500
55900
43800
46400
29100

74160
59856
51552
51120
25464

38208

29376 17.53 41352 17.37 39480 14.29 33096


29000

29600

25920 32.73 21696

55756

43776 33.74 51912 33.37 47928 34.01 46776 34.75 3500

44500

49469 33.69 41010

293448

269068

318900

356933

464189

304400

P

5304

2272
3686.4
30000
26000

2900
3120
3050
2400
16896
26976
27768
24456
31740
37558
42657
63360
49766 7.64 53328 11.17 57114 10.46 47688
23846
34968
38880
47808
33158
33158
37968
31656

330960

Q

(m 3 /
ngày)

8156
2359
2629
30000
26000
28762
1282
2805
61226
55140
49694
42604
25246
4493
3039
27084
2944
4828
85898

334485


(m)


(m)


8

15000
30.73
25

318428

Max đến năm
2000

2000

18.52
23.7
25.98
24.74
27.65

66720
58920
44760
45768
20016

322896

30.73
25

18.52
23.7
25.98
24.74
27.65

32.73

34.75

Q (m 3 /
ngµy)
P

P

13440
3260
7440
30000
26000
15000
29360
6000
3600
74160
63360
57144
51120
37968

4493
3039
41352
24720
4828
90956
587240


19

Mực nước động của tầng chứa nước khai thác (tầng chứa nước
Pleistocen) hiện nay sâu nhất là phễu hạ thấp của Hạ Đình và Yên Phụ khoảng
33.0 ữ 34.0m, nông nhất là phễu Gia Lâm khoảng 6.0 ữ 8.0m. Do quá trình
khai thác nên mực nước của tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên tầng Hà Nội
đà hình thành nên phễu hạ thấp mực nước khu vực. Theo kết quả quan trắc
động thái của Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT Miền Bắc phễu hạ thấp mực nước
(phía Nam Sông Hồng) có hình elíp trục dài gần song song với Sông Hồng từ
Nhổn đến Ngọc Hồi, trục ngắn vuông góc với sông Hồng từ Yên phụ đến Hà
Đông, trong phễu hạ thấp chung còn hàng loạt các phễu hạ thấp nhỏ liên quan
đến các bÃi giếng.
Hình 1.1 chỉ ra sơ đồ phễu hạ thấp mực nước trong các tầng chứa nước
khu vực Hà Nội.

Hình 1.1. Sơ đồ phễu hạ thấp mực nước trong các tầng chứa nước
khu vực Hà Nội.


22


1.4. Hiện trạng chất lượng nước ngầm khu vực hà nội

Trong những năm gần đây, ngoài việc khai thác nước ngầm tăng lên ồ ạt
khó kiểm soát cùng với các hoạt động kinh tế khác, đặc biệt là tốc độ đô thị
R

R

hoá và tốc độ gia tăng dân số nhanh đà có tác động đến nước ngầm thành phố
Hà Nội. Qua một số nghiên cứu gần đây đà thấy nước ngầm Hà Nội đà có
nhiều dấu hiệu suy thoái cả chất và lượng, đặc biệt là khu vực phía nam Thành
phố Hà Nội. nước ngầm Hà Nội có hàm lượng sắt, Mangan cao, đặc biệt là
Amoni tại những vùng phía Nam, mét sè n¬i cã dÊu hiƯu cđa nhiƠm bÈn Asen.
Nhiều khu vực bị ô nhiễm cục bộ gây ảnh hưởng xấu đến đời sống và tâm lý
người dân. Từ năm 1990, cùng với mạng quan trắc nước ngầm và theo dõi chế
độ khai thác trong các giếng khai thác, đà có một số công trình đi sâu nghiên
cứu hiện tượng suy thoái các giếng khoan khai thác, cho phép nghiên cứu sâu
hơn về khả năng và mức độ ô nhiễm của nước ngầm cũng như dự báo chất
lượng nước ngầm trong khu vực. Qua nghiên cứu các tài liệu có thể nhận xét
về chất lượng nước ngầm khu vực Hà Nội như sau :
* Trước năm 1990 nước ngầm tầng chứa nước Qp 2-3 trong khu vực Hà
P

P

Nội có chất lượng đáp ứng các yêu cầu cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt, chỉ
cần xử lý lọc sắt. Các chỉ tiêu về độ pH, hàm lượng các ion Clo, SO 4 , Ca, Mg,
R

R


R

R

độ cứng, các hợp chất Nitơ, các chất độc hại và các nguyên tố vi lượng, vi
khuẩn, độ tổng khoáng hoá đều nhỏ hơn giới hạn cho phép.
Vào cuối những năm 70, các tác giả của đề tài cấp nhà nước 44A-05-02
đà nhận định nước ngầm trong tầng chứa nước Pleistocen (Qp) có chất lượng tốt
đáp ứng được nhu cầu làm nguồn cấp cho ăn uống sinh hoạt chỉ cần tiến hành xử
lý sắt. Tuy nhiên, một số hợp chất Nitơ đặc biệt là NH4 trong một số giếng khai
R

R

thác nước đà tăng lên cao hơn so với thời điểm trước đó.
* Từ năm 1990 đến nay đà có rất nhiều đề tài, dự án kết hợp trong và
ngoài nước đà nghiên cứu về chất lượng nước ngầm khu vực Hà Nội. Qua các


23

kết quả nghiên cứu có thể nhận định chất lượng nước ngầm thành phố Hà Nội
như sau :
+ Chất lượng n­íc ngÇm trong tÇng chøa n­íc Holocen (qh) : N­íc tàng
trữ trong tầng chứa nước Holocen, ở khu vực Hà Nội là nước nhạt, không áp
hoặc có áp yếu cục bộ, loại hình chủ yếu là Bicacbonat - Canxi hoặc
Bicacbonat - Natri, tổng khoáng hoá thay đổi từ 0.142 ữ 0.584g/l, ®é pH thay
®ỉi tõ 3.2 (mïa m­a) ®Õn 8.0 (mùa khô), không có mẫu nào vượt quá tiêu
chuẩn cho phép.

- Hàm lượng NH 4
R

+
RP

P

trung bình là 8,49 mg/l và biến đổi trong giới hạn

rộng, nhiều vùng như khu vực Thanh Trì, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân vượt quá
tiêu chuẩn cho phép cần xử lý hàm lượng NO 3 - thay đổi từ 0.0 đến 22.0 mg/l
R

RP

P

(mùa khô, năm 1999). Các điểm có hàm lượng hợp chất chứa Nitơ cao phần
lớn ở khu vực phía nam Hà Nội. Tổng hàm lượng sắt thay đổi từ 0.0 ữ 54.89
mg/l, trung bình 19.39 mg/l, nhìn chung khu vực xa sông Hồng có hàm lượng
sắt vượt tiêu chuẩn cho phép, như ở lỗ khoan Q65 (xà Thịnh Liệt - Thanh Trì),
đạt 54.89mg/l, lỗ khoan Q33 (Đông Anh), đạt 45mg/l.
- Hàm lượng các Ion như : Cl, SO4 ,Ca, độ cứng đều nhỏ hơn chỉ tiêu cho phép.
R

R

- Các nguyên tố vi lượng nhìn chung nằm trong giới hạn cho phép, một
số điểm cục bộ hàm lượng Hg vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt tầng bị

nhiễm bẩn cục bộ, đặc biệt nhiều vùng có hàm lượng As vượt quá tiêu chuẩn
cho phép, tuy nhiên nước sau khi lọc hàm lượng As giảm rõ rệt.

R

Chất lượng nước, tầng Holocen ở khu vực Hà Nội đều biến đổi theo mùa,
mùa mưa tổng khoáng hoá giảm so với mùa khô lượng biến đổi đó khoảng
440 mg/l. Xem chi tiết trong bảng tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng nước
tầng chứa nước Holocen khu vực Hà Nội, từ năm 1998 đến năm 1999.
(Bảng 1.2)


×