Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời trên vùng bán ngập tại một số hồ chứa tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------oOo--------------

NGUYỄN THỊ HƯƠNG QUÝ

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TRÊN VÙNG BÁN NGẬP
TẠI MỘT SỐ HỒ CHỨA TỈNH ĐĂK LĂK
Chuyên ngành : Chính sách cơng trong bảo vệ mơi trường
Mã số

:60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2018


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÂN HÀ
..………………………………………………………....………………………………
..………………………………………………………....………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Đào Thanh Sơn
..………………………………………………………....………………………………
..………………………………………………………....………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Phan Thu Nga
..………………………………………………………....………………………………
..………………………………………………………....………………………………
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày
02 tháng 02 năm 2018


Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS Nguyễn Phước Dân
2. Cán bộ nhận xét 1: TS. Đào Thanh Sơn
3. Cán bộ nhận xét 2: TS. Phan Thu Nga
4. Ủy viên hội đồng: TS. Lâm Văn Giang
5. Thư ký hội đồng: TS. Võ Thanh Hằng
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỜNG KHOA
MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên :Nguyễn Thị Hương Quý
MSHV:7141262
Ngày, tháng, năm sinh :11/10/1984
Nơi sinh: BMT - Đắk Lắk
Chun ngành: Chính sách cơng trong bảo vệ mơi trường Mã số: 60 34 04 02
Khóa : 2014
I. TÊN ĐỀ TÀI : ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT

TRỜI TRÊN VÙNG BÁN NGẬP TẠI MỘT SỐ HỒ CHỨA TỈNH ĐĂK LĂK
-

-

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Tìm hiểu hiện trạng và các quy định chính sách phát triển năng lượng mặt trời và các nhà cung
cấp pin năng lượng mặt trời trên thế giới và Việt Nam.
Xây dựng bộ tiêu chí để sàn lọc các khu vực tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời gồm các
tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, mơi trường, xã hội và thể chế chính sách. Dựa vào bộ tiêu chí để
sàn lọc và xác định các khu vực tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời.
Tính tốn và so sánh suất đầu tư cho 2 cơng trình lựa chọn điển hình (1 cho hồ thủy lợi và 1
cho hồ thủy điện vừa và nhỏ).
Đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển điện năng lượng mặt trời tại Đăk Lăk phục vụ phát triển
nguồn năng lượng tái tạo và sạch
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 16/01/2017
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 18/12/2017
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà.
Tp HCM, ngày 22 tháng 02 năm 2018
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hà
TRƯỞNG KHOA
MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


LỜI CAM ĐOAN
____oOo____

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Hương Quý


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, từ tận đáy lịng, tơi xin gửi lời tri ân đến PGS.TS.
Nguyễn Thị Vân Hà, người Thầy luôn tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ, động viên và đóng
góp các ý kiến quý báu để tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin trân trọng gửi lời cám ơn đến toàn thể quý Thầy Cô khoa Tài nguyên và
Môi trường đã dạy bảo tận tình và truyền đạt những kiên thức bổ ích cho tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc Ban giám đốc Trung tâm Quan trắc tài nguyên và
môi trường – Sở Tài nguyên và Mơi trường tỉnh Đắk Lắk đã tận tình hổ trợ, tạo điều
kiện giúp tơi hồn thành tốt đề tài.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn Cha Mẹ đã có cơng sinh thành, dạy dỗ, đồng hành và
ủng hộ tôi trên mọi bước đường. Nhân đây, tôi cũng mong muốn chuyển lời cảm ơn
đến tất cả bạn bè đã tạo thêm nhiều động lực giúp tơi vượt qua các khó khăn trong học
tập cũng như trong cuộc sống.
TP.HCM, ngày 22 tháng 02 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương Quý



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, Đăk Lăk đang phải đối đầu với nạn
hạn hán gay gắt vào mùa khô. Hơn 190 hồ trong tổng số gần 602 hồ chứa nước bị cạn,
thủy điện bị thiếu nước nên các cơng trình thủy điện nhỏ hầu như ngưng hoặc giảm
công suất hoạt động. Việc nghiên cứu sử dụng vùng bán ngập ở các hồ chứa một cách
hiệu quả, đặc biệt ở các khu vực nhà máy thủy điện vừa và nhỏ là một yêu cầu cấp
thiết trên địa bàn Tỉnh.
Dựa vào điều kiện tự nhiên xã hội của vùng Tây Nguyên và phong tục tập quán
của người dân tộc bản địa tác giả đã đưa ra bảng tiêu chí để sàn lọc đánh giá các hồ
tiềm năng, từ đó chọn ra được 20 hồ chứa thủy lợi và 10 hồ chứa thủy điện có tiềm
năng phát triển điện năng lượng mặt trời.
Đề tài dựa trên các nghiên cứu về nhu cầu và quy hoạch điện năng ở nước ta, các
cơ chế hỗ trợ phát triển điện năng lượng mặt trời và các yêu cầu kỹ thuật của mơ hình
pin điện năng lượng mặt trời để sàn lọc các hồ có tiềm năng phát triển điện NLMT trên
vùng bán ngập từ đó tính tốn so sánh lợi ích đầu tư của 2 mơ hình hồ chứa thủy lợi
(hồ Ea Súp thượng huyện Ea Súp) và hồ thủy điện (thủy điện Bn Kuốp xã Hịa Phú).
Kết quả cho thấy mơ hình điện năng lượng mặt trời trên vùng bán ngập của hồ
chứa thủy điện có hiệu quả kinh tế hơn hồ thủy lợi vì tận dụng lại được cơ sở vật chất
và hệ thống nối lưới điện của hồ thủy điện sẵn có. Vốn đầu tư thấp, chi phí vận hành
bảo dưỡng thấp hơn nhiều so với hồ thủy lợi.
Từ những thực tế ở Đăk Lăk tác giả đã đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển
điện năng lượng mặt trời trên vùng bán ngập tại một số hồ chứa ở tỉnh Đăk Lắk nhằm
góp phần giải quyết các nhu cầu khai thác sử dụng đất và tài nguyên hiệu quả, sản xuất
năng lượng sạch, giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và phục vụ phát triển bền vững.


ABSTRACT
In the context of climate change today, Dak Lak confronts with severe drought
in dry season. Over 190 of 602 hydropower reservoirs lack of water; therefore, small
hydropower projects almost terminate or reduce operation capacity. Urgent need in

this province is to study the effective utilization of reservoirs in semi-submerged areas,
especially for small and medium hydropower plants.
Based on the natural and social conditions of Tay Nguyen and traditional
cultures of ethnic peoples, the auther established the cuterias for gcreening and
selecting potential lakes for solar energy development, as the results, 20 irrigation
lakes and 10 hydropower reservoirs were proposed. The study used the electricity
demands and plans in Vietnam, the support mechanisms for solar energy and the
techmical requirements of solar energy battery to screen the potential lakes for solar
energy development in sub-merged areas. Then, to calculate and compare the benefits
brought from 2 models: irrigation lakes (Easup Thuong lakes) at Easup Thuong district
and hydropower lakes (Buon Kuop hydropower) at Buon Kuop distrist.
Based on the DakLak practical condition, the author proposed the stimulation
solutions for solar power potential development at suboneeged areas of some
reservoirs to contribute into efficience of land use and natural resources suport the
produce clean energy reduce the impacts of climate change, and sustainable
development studies of.
The results showed that solar power for hydropower reservoir in the submerged
area has higher existing economic efficience than for the irrigation reservoir because
they can use the facilities and power grid. It investment capital and O & M costs for a
hydropower reservoir are much lower than those for an irrigation reservoir.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 8
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 8
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 9
3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 9
4.1. Phương pháp tổng quan tài liệu................................................................................. 9
4.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ................................................................... 10

4.3. Phương pháp bản đồ ................................................................................................ 10
4.4. Phương pháp phân tích đa tiêu chí .......................................................................... 10
4.5. Phương pháp phân tích kinh tế ................................................................................ 12
4.6. Phương pháp SWOT ............................................................................................... 12
4.7. Phương pháp chuyên gia ......................................................................................... 12
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 13
5.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 13
5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 13
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................... 13
6.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................... 13
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 13
6.3. Tính mới .................................................................................................................. 13
CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI ......................................................................................... 15
1.1. Năng lượng bức xạ trên thế giới ............................................................................. 15
1.1.1. Hiện trạng phát triển năng lượng mặt trời trên thế giới ....................................... 15
1.1.2. Các hệ thống điện năng lượng mặt trời điển hình trên thế giới ........................... 17
1.2. Hiện trạng phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam ......................................... 20
1


1.2.1. Tiềm năng phát triển điện mặt trời ở Việt Nam ................................................... 20
1.2.2. Quy hoạch điện năng của Việt Nam .................................................................... 24
1.2.3.Ưu, nhược điểm của mơ hình pin điện Mặt trời.................................................... 25
1.2.4. Nguyên lý hoạt động của tấm pin năng lượng Mặt Trời ...................................... 27
1.2.5. Các hệ thống pin điện năng lượng mặt Trời ........................................................ 33
1.2.6. Một số dự án lắp đặt sử dụng điện từ hệ thống pin mặt trời tại Việt Nam .......... 36
1.3. Một số dự án lắp đặt sử dụng điện từ hệ thống pin mặt trời tại tỉnh Đắk Lắk ........ 37
1.4. Các thông số kỹ thuật khi thiết kế pin năng lượng mặt trời .................................... 39
1.4.1. Lựa chọn vị trí ...................................................................................................... 39

1.4.2.Lựa chọn nhà cung cấp ......................................................................................... 40
1.4.3. Một số nhà máy sản xuất pin mặt trời điển hình tại Việt Nam ............................ 45
1.5. Các quy định và chính sách của Việt Nam liên quan đến sản xuất năng lượng
mặt trời ........................................................................................................................... 46
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIẾN TỰ NHIÊN, KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN SẢN
XUẤT ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TỈNH ĐĂK LĂK .................................... 48
2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 49
2.2. Điều kiện khí hậu .................................................................................................... 50
2.2.1. Nhiệt độ các năm (từ 2000-2016) của tỉnh Đăk Lăk............................................ 50
2.2.2. Chế độ mưa .......................................................................................................... 54
2.2.3. Số giờ nắng các năm (từ 2000-2016) của tỉnh Đăk Lăk ...................................... 54
2.2.4. Cường độ bức xạ mặt trời của tỉnh Đăk Lăk ........................................................ 57
2.2.5. Các yếu tố khí hậu khác ....................................................................................... 58
2.2.6. Hiện trạng các thiên tai về khí hậu cực đoan của tỉnh Đăk Lăk .......................... 58
2.3. Tài nguyên đất - Hiện trạng sử dụng đất ................................................................. 61
2.3.1. Tài nguyên đất: ..................................................................................................... 61
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất ......................................................................................... 63
2.4. Tài nguyên nước mặt - Hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt ............................. 63
2


2.4.1. Hệ thống sơng ngịi: ............................................................................................. 63
2.4.2. Thủy Văn .............................................................................................................. 65
2.4.3. Vài nét về hồ thủy lợi và hồ thủy điện tại Đăk Lăk ............................................. 67
2.5. Tài nguyên năng lượng ........................................................................................... 69
2.5.1. Diễn biến các hoạt động và áp lực của ngành năng lượng................................... 69
2.5.2. Tác động của phát triển năng lượng đến môi trường ........................................... 70
2.5.3. Nhu cầu điện năng và hiện trạng phân bố điện ở Đăk Lăk .................................. 71
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG
MẶT TRỜI TRÊN VÙNG BÁN NGẬP TẠI MỘT SỐ HỒ CHỨA TỈNH ĐĂK

LĂK ................................................................................................................................ 74
3.1. Khảo sát các hồ chứa thủy lợi và hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk ............. 74
3.2. Xây dựng danh mục và tiêu chí để sàn lọc các hồ tiềm năng phát triển năng
lượng mặt trời ................................................................................................................. 79
3.3. Xây dựng thang điểm sàn lọc các hồ tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời .... 85
3.3.1. Tiêu chí Kỹ thuật .................................................................................................. 85
3.3.2. Tiêu chí kinh tế..................................................................................................... 86
3.3.3. Tiêu chí mơi trường.............................................................................................. 87
3.3.4. Tiêu chí về xã hội ................................................................................................. 87
3.3.5. Tiêu chí về thể chế ............................................................................................... 88
3.3.6. Sàn lọc các hồ dựa trên bảng tiêu chí ................................................................... 89
3.4. Sàng lọc dựa trên bản đồ google map hồ chứa điển hình có tiềm năng phát triển
năng lượng mặt trời ở tỉnh Đăk Lăk ............................................................................... 97
3.5. Đánh giá tiềm năng sản xuất điện mặt trời trên vùng bán ngập ở hồ thủy lợi của
tỉnh Đăk Lăk ................................................................................................................... 99
3.5.1. Số giờ nắng, nhiệt độ: .......................................................................................... 99
3.5.2.Tính tốn cơng suất dự kiến ................................................................................ 100
3.5.3. Lựa chọn các thiết bị phụ trợ ............................................................................. 102
3


3.5.4. Tính tốn hiệu quả kinh tế cho 2 loại hình (hồ chứa thủy lợi và hồ thủy điện) . 104
3.5.4.1. Tính tốn trên hồ chứa thủy lợi ....................................................................... 104
3.5.4.2. Tính tốn trên hồ chứa thủy điện .................................................................... 105
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN ĐIỆN NĂNG
LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI ĐĂK LĂK ......................................................................... 110
4.1. Các chính sách hỗ trợ phát triển điện năng lượng mặt trời tại Đăk Lăk ............... 110
4.2. Phân tích, đánh giá hỗ trợ phát triển điện năng lượng mặt trời tại Đăk Lăk ........ 119
4.2.1. Điểm mạnh ......................................................................................................... 119
4.2.2. Điểm yếu ............................................................................................................ 119

4.2.3. Cơ hội ................................................................................................................. 119
4.2.4. Thách thức .......................................................................................................... 119
4.2. Đề xuất các giải pháp để hỗ trợ phát triển điện năng lượng mặt trời.................... 120
4.2.1. Các rào cản, hạn chế cho sự phát triển điện mặt trời ......................................... 120
4.2.2. Giải pháp phát triển điện mặt trời tại tỉnh Đăk Lăk ........................................... 121
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................... 124
Kết luận ........................................................................................................................ 124
Kiến nghị ...................................................................................................................... 124

4


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.Sơ đồ mơ tả sự truyền bức xạ và các dòng năng lượng trong hệ thống khí hậu
........................................................................................................................................ 15
Hình 1.2. Bản đồ tổng lượng bức xạ mặt trời tồn cầu trung bình/năm (KWh/m2) ...... 16
Hình 1.3. Sản lượng điện mặt trời của thế giới 1995-2008............................................ 17
Hình 1.4. Dự án Điện Mặt Trời Kamuthi ...................................................................... 17
Hình 1.5.Tồn cảnh nhà máy điện Mặt trời nổi Yamakura. .......................................... 18
Hình 1.6. Nhà máy điện mặt trời nổi lớn nhất thế giới ở Hồi Nam, Trung Quốc. ....... 19
Hình 1.7.Nhà máy Noor được đặt tại Ouarzazate sử dụng công nghệ điện Mặt trời hội
tụ ..................................................................................................................................... 20
Hình 1.8.Bức xạ mặt trời của Viêt Nam 1999-2011 ...................................................... 23
Hình 1.9.Quy hoạch phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo. ................................. 24
Hình 1.10.Tấm pin điện năng lượng Mặt trời . .............................................................. 28
Hình 1.11.Quan hệ hiệu suất của quá trình biến đổi quang điện. .................................. 29
Hình 1.12.Cấu tạo của module pin Mặt trời................................................................... 31
Hình 1.13.Quá Trình Tạo Module pin Mặt trời . ........................................................... 32
Hình 1.14.Nguyên lý hoạt động hệ thống năng lượng Mặt trời độc lập. ....................... 34
Hình 1.15.Sơ đồ cơng nghệ hệ thống điện hịa lưới khơng dự trữ ................................. 35

Hình 1.16.Sơ đồ cơng nghệ hệ thống hịa lưới có dự trữ ............................................... 36
Hình 1.17.Thiết bị lọc nước sử dụng năng lượng mặt trời được lắp đặt tại thôn Ea Rớt,
xã Cư Pui. ....................................................................................................................... 38
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk ................................................................... 48
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện nhiệt độ các năm (từ 2000-2016) của tỉnh Đăk Lăk ........... 53
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện số giờ chiếu sáng các năm (từ 2000-2016) của tỉnh Đăk Lăk
........................................................................................................................................ 56
Hình 2.4. Bảng cường độ bức xạ mặt trời tại Đăk Lăk .................................................. 58
Hình 3.1. Vị trí các hồ chứa diện tích trên 40km2.......................................................... 78
v


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Số liệu về bức xạ mặt trời tại Việt Nam ........................................................ 22
Bảng 1.2. Top 10 nhà cung cấp này nắm giữ 50% thị trường thế giới .......................... 41
Bảng 2.1. Nhiệt độ các năm (từ 2000-2016) của tỉnh Đăk Lăk ..................................... 52
Bảng2.2.Giờ chiếu sáng các năm (từ 2000-2016) của tỉnh Đăk Lăk ............................. 55
Bảng 2.3.Cường độ bức xạ mặt trời tại Đăk Lăk, kWh/m2/ngày ................................... 58
Bảng 2.4 . Thống kê hiện trạng sử dụng đất từ năm 2010-2014 .................................... 63
Bảng 2.5. Đặc trưng các sơng chính .............................................................................. 65
Bảng 3.1.Số lượng và quy mô các hồ chứa thủy lợi và thủy điện trên địa bàn tỉnh Đăk
Lăk .................................................................................................................................. 74
Bảng 3.2. Các hồ chứa có diện tích mặt nước trên 40km2 tại tỉnh Đăk Lăk .................. 75
Bảng 3.3. Bảng tiêu chí sàn lọc được đề xuất ................................................................ 80
Bảng 3.4. Bảng trọng số tiêu chí kỹ thuật ...................................................................... 86
Bảng 3.5. Bảng trọng số tiêu chí kinh tế ........................................................................ 86
Bảng 3.6. Bảng trọng số tiêu chí mơi trường ................................................................. 87
Bảng 3.7. Bảng trọng số tiêu chí xã hội ......................................................................... 87
Bảng 3.8. Bảng trọng số tiêu chí thể chế ....................................................................... 88

Bảng 3.9. Bảng chấm điểm của 10 hồ thủy lợi phát triển điện mặt trời trên vùng bán
ngập tại Đăk Lăk ............................................................................................................ 90
Bảng 3.10. Bảng chấm điểm của 10 hồ thủy lợi phát triển điện mặt trời trên vùng bán
ngập tại Đăk Lăk (tiếp theo)........................................................................................... 92
Bảng 3.11. Bảng chấm điểm 10 hồ thủy điện có tiềm năng phát triện điện mặt trời trên
vùng bán ngập của tỉnh Đăk Lăk.................................................................................... 94
Bảng 3.12.So sánh các loại tấm pin Mặt trời thông dụng trên thị trường .................... 100
Bảng 3.13. Giá trị của một số bộ Inverter lưu thông trên thị trường ........................... 102
Bảng 3.14. Chi phí lắp đặt pin mặt trời trên vùng bán ngập cho hồ chứa thủy lợi ...... 104
Bảng 3.15. Chi phí vận hành thành tiền của hồ chứa thủy lợi (triệu VNĐ/năm) ........ 105
Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của NLMT ở hồ thủy lợi ................................................ 105
Bảng 3.17. Kinh phí lắp đặt pin mặt trời trên vùng bán ngập cho hồ chứa thủy điện . 107
Bảng 3.18. Chi phí vận hành thành tiền của hồ chứa thủy điện (triệu VNĐ/năm) ...... 108
Bảng 3.19. Hiệu quả kinh tế của NLMT ở hồ thủy điện .............................................. 108

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban nhân dân

TT

Thơng tư




Nghị định

CP

Chính phủ

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

MTV

Một thành viên

QLCT

Quản lý cơng trình

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CPS

Nhiệt điện mặt trời


ĐMT

Điện mặt trời

NLTT

Năng lượng tái tạo

NLMT

Năng lượng mặt trời

vii


Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời trên
vùng bán ngập tại một số hồ chứa tỉnh Đăk Lăk

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong một vài năm trở lại đây, các cơng nghệ năng lượng mặt trời nói chung và
đặc biệt là cơng nghệ điện pin mặt trời nói riêng đã có sự phát triển rộng khắp với tốc
độ ấn tượng. Trong giai đoạn 2008-2013, tốc độ tăng trưởng trung bình của các cơng
nghệ điện pin mặt trời đạt 55%/năm; nhiệt điện mặt trời (CSP) - 48% và nhiệt mặt trời
nhiệt độ thấp - 14%/năm. [1]
Năng lượng mặt trời (NLMT) là nguồn năng lượng mà con người biết sử dụng từ
rất sớm, nhưng ứng dụng NLMT vào các công nghệ sản xuất và trên quy mơ rộng thì
mới chỉ thực sự vào cuối thế kỷ 18 và cũng chủ yếu ở những nước có tiềm năng về
năng lượng mặt trời, những vùng sa mạc. Từ sau các cuộc khủng hoảng năng lượng thế
giới năm 1968 và 1973, NLMT càng được đặc biệt quan tâm. Các nước công nghiệp

phát triển đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu ứng dụng NLMT [2]. Ứng dụng
NLMT phổ biến hiện nay là pin mặt trời
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 602 hồ chứa cơng trình thủy lợi trên địa bàn (09 hồ chứa
có dung tích trên 10 triệu m3, 14 hồ chứa có dung tích từ 3 triệu m3 đến 10 triệu m3,
578 hồ chứa có dung tích nhỏ hơn 3 triệu m3). Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện
nay, Đăk Lăk đang phải đối đầu với nạn hạn hán gay gắt vào mùa khô. Hơn 190 hồ
trong tổng số gần 602 hồ chứa nước bị cạn, thủy điện bị thiếu nước vào mùa khơ nên
các cơng trình thủy điện nhỏ hầu như ngưng hoặc giảm công suất hoạt động. Việc
nghiên cứu sử dụng vùng bán ngập ở các hồ chứa một cách hiệu quả, đặc biệt ở các
khu vực nhà máy thủy điện nhỏ là một yêu cầu cấp thiết trên địa bàn Tỉnh.
Từ những thực tế nêu trên tác giả đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá tiềm
năng phát triển năng lượng mặt trời trên vùng bán ngập tại một số hồ chứa ở tỉnh Đăk
Lắk” nhằm góp phần giải quyết các nhu cầu khai thác sử dụng đất và tài nguyên nước
hiệu quả, sản xuất năng lượng sạch, giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và phục vụ
phát triển bền vững.
8


Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời trên
vùng bán ngập tại một số hồ chứa tỉnh Đăk Lăk

2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cung cấp cơ sở đánh giá tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt
trời trên vùng bán ngập của một số hồ chứa tại tỉnh Đăk Lăk từ đó khuyến khích tăng
cường sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo và định hướng đến phát triển bề vững.
3. Nội dung nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung vào các nội dung cụ thể:
1. Nội dung 1:
- Tìm hiểu hiện trạng phát triển năng lượng mặt trời và các nhà cung cấp pin
năng lượng mặt trời trên thế giới và Việt Nam.

- Tìm hiểu các quy định và chính sách của Việt Nam liên quan đến sản xuất năng
lượng mặt trời.
- Thu thập đánh giá số liệu khí tượng như nhiệt độ, giờ chiếu sáng của tỉnh Đăk
Lăk 15 năm.
2. Nội dung 2: Xây dựng bộ tiêu chí để sàn lọc các khu vực tiềm năng phát triển
năng lượng mặt trời gồm các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, mơi trường và xã hội. Dựa
vào bộ tiêu chí để sàn lọc và xác định các khu vực tiềm năng phát triển năng lượng mặt
trời. Xây dựng bản đồ google map vị trí các khu vực đã được xác định có tiềm năng
phát triển năng lượng mặt trời ở tỉnh Đăk Lăk.
3.Nội dung 3: Tính tốn và so sánh suất đầu tư cho 2 cơng trình lựa chọn điển
hình (1 cho hồ thủy lợi và 1 cho hồ thủy điện vừa và nhỏ).
4. Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển năng lượng mặt trời tại
Đăk Lăk phục vụ phát triển nguồn năng lượng tái tạo và sạch.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tổng quan tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để đạt được nội dung 1, nội dung 2 và thông qua
việc thu thập các thông tin, các số liệu tài liệu về các vấn đề liên quan đến NLMT nổi,

9


Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời trên
vùng bán ngập tại một số hồ chứa tỉnh Đăk Lăk

hồ chứa thủy lợi của tỉnh Đăk Lăk cũng như điều kiện tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội... của địa phương.
Các nguồn thông tin, số liệu thu thập bao gồm:
- Số liệu tổng quan về khí tượng như nhiệt độ, giờ chiếu sáng của tỉnh Đăk Lăk
trong 15 năm. Những thông tin, số liệu được tổng hợp thu thập thông qua các số liệu
hiện có được cung cấp tại Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh.
- Tìm hiểu các văn bản pháp quy có liên quan đến nội dung đề tài tại các cơ quan

ban ngành chức năng của tỉnh (sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk,
chi cục thủy lợi tỉnh, sở Công thưởng tỉnh Đăk Lăk)
- Tìm hiểu các cơng nghệ và nhà cung cấp pin NLMT trong khu vực.
4.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Các thông tin thu thập của số liệu phân tích sẽ được thống kê, lưu giữ. Các số
liệu sẽ được chọn lọc, xử lý trên phần mềm excel, kết quả số liệu sẽ được biểu diễn
thành dạng bảng và biểu đồ.
Có số liệu thống kê chi tiết của 602 hồ chứa tại tỉnh Đăk Lăk (được cung cấp bởi
Sở NN&PTNT – các huyện, thị, địa phương, Công ty TNHH MTV QLCT Thủy lợi
tỉnh Đăk Lăk);
4.3. Phương pháp bản đồ
+ Lập bản đồ vị trí khu vực tiềm năng phát triển điện NLMT của tỉnh Đăk Lăk
trên google map.
4.4. Phương pháp phân tích đa tiêu chí
+ Chọn các hồ có tiềm năng phát triển điện NLMT cho tỉnh Đăk Lăk bằng cách
xây dựng bộ tiêu chí bao gồm 5 yếu tố: kinh tế, kỹ thuật, môi trường, xã hội, thể chếchính sách.
+ Trên bản đồ google map tỉnh Đăk Lăk, các hồ có tiềm năng về NLMT sẽ được
đánh dấu (màu vàng)
10


Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời trên
vùng bán ngập tại một số hồ chứa tỉnh Đăk Lăk

+ Xác định trọng số cho mỗi tiêu chí đánh giá của từng yếu tố.
Bước 1: Người phân tích thực hiện gán trọng số cho các thuộc tính đã có.
Chọn một thuộc tính được cho là quan trọng nhất. Các thuộc tính cịn lại so với
thuộc tính quan trọng nhất theo thang điểm bắt đầu từ 1.
Bước 2: Chuẩn hóa trọng số
Xếp các thuộc tính theo thứ tự là phương pháp đơn giản nhất để đánh giá tầm

quan trọng tương đối của các trọng số; mỗi thuộc tính được xếp theo thứ tự ưa thích
của người ra quyết định.
Trong nhóm phương pháp dựa vào xếp thứ tự, có 4 phương pháp phổ biến nhất:
Tổng thứ tự (rank sum)
Nghịch đảo thứ tự (rank reciprocal)
Hàm mũ thứ tự
Trọng tâm thứ tự (rank order centroid)
Bảng tính trọng số theo các phương pháp xếp thứ tự:

STT

1
2
3
4
5

Thuộc tính

Ít tác động đến
mơi trường
Thời tiết
Cường độ bức xạ
mặt trời
Địa hình phù hợp
Hệ sinh thái
Tổng

Thứ
tự

gán

Tổng thứ tự
(n-rj+1)

TT
(rj)

Trọng
W
số
chuẩn

Nghịch đảo thứ
tự
1/rj
Trọng
W
số sơ
chuẩn
bộ

Lũy thừa thứ
tự (n-rj+1)^2 =
P
Tổng
W
Trọng
W
số sơ

chuẩn
bộ

3

3

0.200

0.333

0.146

9

0.164

0.170

1

5

0.333

1.000

0.438

25


0.455

0.409

2

4

0.267

0.500

0.219

16

0.291

0.259

4
5
10

2
1
15

0.133

0.067
1.000

0.250
0.200
2.283

0.109
0.088
1.000

4
1
55

0.073
0.018
1.000

0.105
0.057
1.000

+ dựa vào bảng tính trọng số và điều kiện hiện tại của từng vị trí hồ, chấm điểm
từng hồ, từ đó có tổng điểm dựa trên bảng tiêu chí.

11


Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời trên

vùng bán ngập tại một số hồ chứa tỉnh Đăk Lăk

+ Thực hiện ra quyết định chọn 1 hồ thủy lợi và một hồ thủy điện để đánh giá
suất đầu tư, so sánh giữa 2 loại hình hồ.
4.5. Phương pháp phân tích kinh tế
Phương pháp này được thực hiện nhằm bổ sung cho nội dung 3 để bước đầu so
sánh việc lắp đặt pin NLMT tại hồ thủy lợi và hồ thủy điện được chọn.
Các thơng số được chọn: Thời gian hồn vốn PB, thời gian trả nợ PO, giá trị hiện
tại ròng NPV, tỉ số giá trị hiện tại ròng NPVQ và hệ số kinh tế nội hoàn IRR.
4.6. Phương pháp SWOT
Phương pháp này được thực hiện nhằm đánh giá cho nội dung 4 để đánh giá
điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức của NLMT đối với tỉnh Đăk Lăk.
Phân tích SWOT là một cơng cụ phân tích về một đối tượng dựa trên ngun lý
hệ thống, trong đó:
- Phân tích điểm mạnh (S: Strength), điểm yếu (W: Weakness) là sự đánh giá từ
bên trong, tự đánh giá về khả năng của hệ thống trong việc thực hiện mục tiêu của hệ
thống.
- Phân tích cơ hội (O: Opportunities), thách thức (T: Threats) là sự đánh giá các
yếu tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống.
Phân tích SWOT là một cách rất hiệu quả để biểu thị ưu thế, yếu thế và khảo sát
cơ hội và thách thức mà một hệ thống gặp. Khi thực hiện phân tích SWOT sẽ giúp tập
trung các hoạt động vào các lĩnh vực mà hệ thống có ưu thế và ở đó có cơ hội nhiều
nhất.
4.7. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng để tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong
lĩnh vực môi trường, thủy điện, thủy lợi phương pháp này được sử dụng đề đạt được
nội dung 2, nội dung 3 và nội dung 4 của đề tài. Phương pháp chuyên gia được thực

12



Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời trên
vùng bán ngập tại một số hồ chứa tỉnh Đăk Lăk

hiện trong quá trình đánh giá, tính tốn, sàng lọc lựa chọn các hồ có tiềm năng để xây
dựng lắp đặt hệ thống pin NLMT trên các hồ chứa thủy điện.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Vùng bán ngập của các cơng trình hồ chứa an tồn của tỉnh Đăk Lăk có diện
tích mặt nước trên 40 km2 (dự kiến có 30 hồ trong đó 20 hồ chứa thủy lợi và 10 hồ
chứa thủy điện)
- Pin năng lượng mặt trời theo Công nghệ quang điện SPV (Solar Photovoltaic).
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Các cơng trình hồ chứa an tồn của tỉnh Đăk Lăk có diện tích mặt nước trên 40
km2 (có 30 hồ trong đó 20 hồ chứa thủy lợi và 10 hồ thủy điện) trong mùa khô.
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học đáng tin cậy cho UBND tỉnh
Đăk Lăk, sở NN&PTNT và các ban ngành tại tỉnh Đăk Lăk tham khảo, xem xét về vấn
đề sản xuất NLMT trên các hồ chứa thủy điện, hồ chứa nước, có thể ứng dụng cho các
địa phương tương đồng
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đóng góp một phần nhỏ trong việc tiếp cận và tận dụng nguồn năng lượng
mặt trời không chỉ góp phần cung ứng kịp nhu cầu năng lượng của xã hội mà còn giúp
tiết kiệm điện năng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng mặt trời
như một nguồn năng lượng tại chỗ để thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống,
đáp ứng nhu cầu của các vùng dân cư này là một kế sách có ý nghĩa về mặt kinh tế, an
ninh quốc phịng.
6.3. Tính mới


13


Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời trên
vùng bán ngập tại một số hồ chứa tỉnh Đăk Lăk

- Xây dựng bộ tiêu chí để sàn lọc các khu vực tiềm năng phát triển điện mặt trời
và dựa vào bộ tiêu chí để sàn lọc, xác định các khu vực tiềm năng phát triển năng
lượng mặt trời;
- Xây dựng bản đồ google map vị trí các khu vực đã được xác định có tiềm năng
phát triển năng lượng mặt trời ở tỉnh Đăk Lăk.
- Tính tốn và so sánh suất đầu tư cho 2 cơng trình lựa chọn điển hình (1 cho hồ
thủy lợi và 1 cho hồ thủy điện vừa và nhỏ).
- Đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển năng lượng mặt trời tại Đăk Lăk phục vụ
phát triển nguồn năng lượng tái tạo và sạch.

14


Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời trên
vùng bán ngập tại một số hồ chứa tỉnh Đăk Lăk

CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
1.1. Năng lượng bức xạ trên thế giới
1.1.1. Hiện trạng phát triển năng lượng mặt trời trên thế giới
Mặt trời là một trong khoảng 1011 ngôi sao trong hệ ngân hà Milky Way. Nhiệt
độ phát xạ của mặt trời vào khoảng 6000 độ K (khoảng 5727 độ C). Do đó bức xạ mặt
trời chủ yếu là bức xạ sóng ngắn với khoảng 99% nằm trong phổ bước sóng ánh sáng
(0,4-0,7um). Tính trung bình, lượng bức xạ mặt trời đến tại đỉnh khí quyển vào khoảng

342 W/m2 trong q trình truyền qua lớp khí quyển để đến được bề mặt Trái đất nó đã
bị phản xạ lại khơng trung khoảng 30% (107 W/m2). Phần cịn lại bị hấp thụ bởi khí
quyển (67 W/m2) và bề mặt Trái đất (168 W/m2).Khí quyển và bề mặt Trái đất sau khi
được đốt nóng bởi bức xạ mặt trời sẽ ấm lên và phát xạ trở lại không trung. Do nhiệt
độ của hệ thống Trái đất – khí quyển nhỏ hơn rất nhiều (vào khoảng 288 độ K, tương
đương 15 độ C) nên bức xạ phát xạ của Trái đất là bức xạ sóng dài.

(Nguồn: [3])
Hình 1.1.Sơ đồ mơ tả sự truyền bức xạ và các dịng năng lượng trong hệ thống khí hậu
Tuy nhiên, do Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời theo quĩ đạo ellip với tốc
độ một vòng trong một năm mà mặt trời nằm ở một trong hai tiêu điểm, đồng thời trục
quay của Trái đất nằm nghiêng một góc so với mặt phẳng quĩ đạo nên lượng bức xạ mặt
trời đến tại đỉnh khí quyển cũng biến thiên theo thời gian trong năm và ở các nơi khác
nhau của Trái đất cũng nhận được lượng bức xạ mặt trời khác nhau tùy thuộc vào vĩ độ
15


Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời trên
vùng bán ngập tại một số hồ chứa tỉnh Đăk Lăk

địa lí. Ngồi ra, do sự khác nhau về khả năng hấp thụ và phản xạ bức xạ mặt trời giữa bề
mặt đất và bề mặt nước nên sự phân bố không đồng đều của lục địa và đại dương cũng là
nhân tố gây nên sự khác biệt trong sự phân bố năng lượng bức xạ mặt trời nhận được.

(Nguồn: [4])
Hình 1.2. Bản đồ tổng lượng bức xạ mặt trời toàn cầu trung bình/năm (KWh/m2)
Hoạt động sống của con người có thể làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí
quyển, làm biến đổi đất sử dụng gây nên sự biến đổi tính chất lớp phủ bề mặt, v.v.
cũng được xem là nhân tố bên ngồi tác động đến hệ thống khí hậu.Số năng lượng từ
bức xạ mặt trời tới trái đất trong 1 giờ đồng hồ đủ để cũng cấp năng lượng cả năm cho

toàn cầu, nhưng hiện năng lượng mặt trời mới chỉ chiếm 0,39% tổng số điện năng của
toàn nước Mỹ. Theo đó, tổng mức năng lượng tồn thế giới cần năm 2030 là 198,721
nghìn tỷ Kwh và khoảng 70% số thời gian trong năm là có ánh nắng mặt trời trên tồn
cầu. Như vậy, với mức chuyển hóa hiệu quả 20%, trái đất sẽ cần 496.805 km2 tấm pin
mặt trời.[5]

16


Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời trên
vùng bán ngập tại một số hồ chứa tỉnh Đăk Lăk

(Nguồn: [6])
Hình 1.3. Sản lượng điện mặt trời của thế giới 1995-2008
1.1.2. Các hệ thống điện năng lượng mặt trời điển hình trên thế giới
Cuối tháng 11, Ấn Độ đã cơng bố hình ảnh về Dự án Điện Mặt Trời Kamuthi,
giúp mọi người có thể quan sát tồn cảnh nhà máy điện năng lượng Mặt Trời lớn nhất
thế giới tại Kamuthi, bang Tamil Nadu, Ấn Độ

Nguồn: [7])
Hình 1.4. Dự án Điện Mặt Trời Kamuthi
Nhà máy điện Mặt Trời nói trên được xây dựng chỉ trong 8 tháng với tổng kinh
phí 679 triệu USD. Nhà máy gồm 2,5 triệu tấm pin Mặt Trời, bao phủ diện tích hơn
10,36km2. Cơng suất hoạt động của nó lên tới 648 MW, đủ khả năng cấp điện cho

17


Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời trên
vùng bán ngập tại một số hồ chứa tỉnh Đăk Lăk


150.000 hộ gia đình.Đây là một bước tiến lớn của Ấn Độ nhằm đưa năng lượng Mặt
Trời tiếp cận tới nhiều người dân hơn.
Tại Nhật Bản, dự án được khởi công vào tháng 12/2015 tại hồ chứa nước
Yamakura, do Cơ quan Quản lý Công của tỉnh Chiba điều hành. Nhà máy sẽ được lắp
đặt khoảng 51.000 module trên diện tích bề mặt nước 180.000m2, có cơng suất phát
diện 16,170 MWh/năm, cung cấp điện cho khoảng 4.970 hộ gia đình.

Nguồn: [8]
Hình 1.5.Tồn cảnh nhà máy điện Mặt trời nổi Yamakura.
Tại Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc từ nhiều năm nay đã xem
hướng phát triển năng lượng tái tạo như một quốc sách vì thế năng lượng mặt trời ở
đây có sự tăng trưởng rất mạnh và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu phân bổ điện
năng. Mỹ, Hungary, Đức, Thụy Sỹ từ nhiều năm nay cũng đã tăng nhanh tốc độ xây
dựng các nhà máy sản xuất pin điện mặt trời, trong đó chủ yếu xây dựng các nhà máy
sản xuất pin màng mỏng vơ định hình.
Trong vịng khoảng 15 năm qua ĐMT phát triển rất nhanh, với tốc độ trung bình
là 25%/năm. Cơng nghiệp điện mặt trời bao gồm quang điện mặt trời (QĐMT) và
nhiệt điện mặt trời (NĐMT)
Công nghiệp điện mặt trời hội tụ (concentrating solar power plant-CSP) mở ra
nhiều khả năng cho phát triển cùng với các phương tiện sản xuất mới.Chảo nhiệt điện
mặt trời Stirling là một kế hoạch của hai cường quốc năng lượng mới thế giới CHLB
Đức và Tây Ban Nha với tham vọng độc chiếm thị trường NĐMT trong tương lai
gần.Nhiệt mặt trời cũng phát triển mạnh đạt mức gấp đơi. Đun nước nóng mặt trời và
năng lượng sưởi ấm tăng trưởng 15%/năm trong năm 2008, đạt khoảng 145 GWth, gấp
đôi công suất năm 2004.
18



×