Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.23 KB, 32 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

--------

TRỊNH THỊ TUYẾT NHUNG
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG


Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

Long Xuyên, Tháng 05 năm 2010


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

--------

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG


Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


SVTH: TRỊNH THỊ TUYẾT NHUNG
LỚP: DH8NH
MSSV: DNH073255
GVHD: TRẦN MINH HIẾU

Long Xuyên, Tháng 05 năm 2010


MỤC LỤC

Trang
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1.2 Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................1
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................1
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................2
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................3
2.1 Khái niệm ngân hàng thƣơng mại và ngân hàng thƣơng mại cổ phần ......3
2.1.1 Khái niệm ngân hàng thƣơng mại ............................................................3
2.1.2 Khái niệm ngân hàng thƣơng mại cổ phần .............................................3
2.2 Bản chất ngân hàng thƣơng mại ...................................................................3
2.3 Chức năng của ngân hàng thƣơng mại .........................................................3
2.4 Cơ cấu nguồn vốn của NHTM .......................................................................4
2.4.1 Vốn tự có của NHTM ..............................................................................4
2.4.2 Vốn huy động của NHTM .......................................................................4
2.4.3 Vốn đi vay của NHTM ............................................................................4
2.4.4 Vốn khác của NHTM ...............................................................................5
2.5 Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại ..................................5
2.5.1 Khái niệm nghiệp vụ huy động vốn .........................................................5
2.5.2 Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn..........................................5

2.5.3 Các hình thức huy động vốn ...................................................................5
2.5.4 Các chỉ tiêu phân tích huy động vốn .......................................................6
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KƠNG .................................................................8
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển về ngân hàng thƣơng mại cổ phần
phát triển Mê Kông ................................................................................................8
3.2 Các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng ......................................................8
3.2.1 Đối với khách hàng cá nhân .....................................................................8
3.2.2 Đối với khách hàng doanh nghiệp ...........................................................8
3.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông ......................10


3.3.1 Sơ đố cấu trúc tổ chức tại ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông ..........10
3.3.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận ........................................................11
3.4 Khái quát kết qủa kinh doanh của ngân hàng TMCP phát triển
Mê Kông giai đoạn 2007 – 2009 ...........................................................................12
3.5 Những thuận lợi và khó khăn .......................................................................13
3.5.1 Thuận lợi .................................................................................................13
3.5.2 Khó khăn .................................................................................................14
3.6 Mục tiêu và phƣơng hƣớng hoạt động của ngân hàng ................................14
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KƠNG ......................................................................15
4.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông .........15
4.2 Thực trạng huy động vốn của ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông ............17
4.3 Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng TMCP
phát triển Mê Kông .................................................................................................21
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................23
5.1 Kết luận ............................................................................................................23
5.2 Kiến nghị ..........................................................................................................23



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Khái quát KQKD của NHTMCP Phát Triển Mê Kông 2007 - 2009 .........12
Bảng 4.1: Khái quát nguồn vốn của NHTMCP Phát Triển Mê Kông 2007 - 2009 ....15
Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của NHTMCP Phát Triển Mê Kông 2007 - 2009 ........16
Bảng 4.3: Thực trạng HĐV của NHTMCP Phát Triển Mê Kông theo thành
phần kinh tế 2007 – 2009 ............................................................................................17
Bảng 4.4: Thực trạng HĐV của NHTMCP Phát Triển Mê Kông theo thời
hạn 2007 – 2009 ..........................................................................................................19
Bảng 4.5: Cơ cấu tiền gửi trong tổng vốn huy động của NHTMCP Phát Triển
Mê Kông theo thời hạn 2007 – 2009 ..........................................................................20

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Khái quát KQKD của NHTMCP Phát Triển Mê Kông 2007 - 2009 .....12
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHTMCP PT Mê Kơng 2007 - 2009 ................17

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ cấu trúc tổ chức của ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông ..........10


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CKH

Có kỳ hạn

NHNN


Ngân hàng nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTMCP

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

PT

Phát triển

QL

Quản lý

CN - TCKT

Cá nhân - Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thƣơng mại cổ phần


TK

Tiết kiệm

TK CKH

Tiết kiệm có kỳ hạn

TK KKH

Tiết kiệm không kỳ hạn

KKH

Không kỳ hạn

KQKD

Kết quả kinh doanh


Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông

CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Từ khi ra đời hệ thống các ngân hàng đã tồn tại, từng bƣớc phát triển và hoàn thiện
dần cùng với sự phát triển của nền kinh tế nƣớc ta. Hiện nay, nền kinh tế nƣớc nhà
đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, vừa tạo ra một cơ hội lớn, vừa

đặt ra thách thức cho nền kinh tế nƣớc ta. Vì vậy, trong giai đoạn này các ngân hàng
thƣơng mại đang phát triển mạnh mẽ trong thị trƣờng tài chính hết sức sôi động cùng
với sự cạnh tranh không kém phần gay gắt và quyết liệt. Do đó, các ngân hàng
thƣơng mại muốn tồn tại bền vững và phát triển đƣợc đòi hỏi hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng phải đạt đến mục tiêu là cắt giảm chi phí nhằm nâng cao lợi
nhuận. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, một yếu tố vơ cùng quan trọng là huy động
vốn. Vì việc huy động vốn chính là nền tảng là sự sống cịn của các ngân hàng
thƣơng mại, bởi vì các hoạt động của ngân hàng thƣơng mại chủ yếu là nhờ vào
nguồn vốn huy động đƣợc. Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra đối với tất cả các ngân hàng
thƣơng mại, trong đó có ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển Mê Kông là phải
huy động đƣợc tối đa nguồn vốn từ các tổ chức và cá nhân trong xã hội.Từ đó, biến
nguồn vốn này thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kinh
doanh, vốn đầu tƣ cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng cho xã hội, đồng
thời tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
Nhận thấy đƣợc tầm quan trong của việc huy động vốn đối với các ngân hàng thƣơng
mại trong giai đoạn hiện nay, là sinh viên chuyên nghành ngân hàng, tôi quyết định
chọn đề tài “Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng
huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển Mê Kông”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Nhƣ tên của đề tài “Thực trạng huy động vốn và các giải pháp nhằm nâng cao khả
năng huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển Mê Kông” mục tiêu
hƣớng tới là:
- Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát
triển Mê Kông trong giai đoạn 2007, 2008, 2009. Cụ thể là đi vào phân tích tình hình
huy động vốn thơng qua tài khoản tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết
kiệm, và vốn huy động đƣợc từ các tổ chức tín dụng khác
- Từ thực trạng vốn huy động đƣợc tại ngân hàng, sẽ rút ra kết luận và đề ra
một số giải pháp để ngân hàng có thể xem xét và vận dụng nhằm nâng cao khả năng
huy động vốn cho ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển Mê Kông trong những
năm tới.

1.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát
triển Mê Kông
- Đề tài này chỉ đi vào nghiên cứu mảng huy động vốn cụ thể là tình hình huy
động vốn của ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển Mê Kông trong ba năm gần
đây nhất 2007, 2008, 2009 với đối tƣợng phân tích là:
+ Vốn huy động từ tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế

SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

1


Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông

+ Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Cập nhật thông tin về ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển Mê Kơng
trên internet và tìm hiểu thêm thông qua nhân viên của ngân hàng.
- Thu thập số liệu thứ cấp từ ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển Mê
Kông kết hợp với kiến thức đƣợc học ở trƣờng, và vận dụng lý thuyết từ các nguồn
sách tham khảo để tiến hành chọn lọc và tổng hợp.Trên cơ sở đó, dùng phƣơng pháp
phân tích định lƣợng, so sánh theo thời điểm giữa các năm 2007, 2008, 2009 và sử
dụng các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn để tiến hành phân tích hoạt động
huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển Mê Kông.

SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

2



Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại:
2.1.1 Khái niệm ngân hàng thƣơng mại:(1)
Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và
thƣờng xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hồn trả và sử dụng
số tiền đó để cho vay, thực hiện chiết khấu và làm phƣơng tiện thanh toán.
2.1.2 Khái niệm ngân hàng thƣơng mại cổ phần:(2)
Là ngân hàng thƣơng mại đƣợc thành lập dƣới hình thức cơng ty cổ phần,
trong đó có các doanh nghiệp Nhà nƣớc, tổ chức tín dụng, tổ chức khác, và cá nhân
cùng góp vốn theo quy định của ngân hàng Nhà nƣớc.
2.2 Bản chất của ngân hàng thƣơng mại:(3)
- Ngân hàng thƣơng mại là một loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế:
+ Hoạt động trong một ngành kinh tế, có cơ cấu, tổ chức bộ máy nhƣ một
doanh nghiệp
+ Bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác.
+ Tự chủ về kinh tế và phải có nghĩa vụ đóng thuế nhƣ các đơn vị kinh tế khác.
- Hoạt động của ngân hàng thƣơng mại là hoạt động kinh doanh. Để hoạt động
kinh doanh các ngân hàng thƣơng mại phải có vốn, phải tự chủ về tài chính. Hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại cần đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng
là lợi nhuận.
- Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại là hoạt động kinh doanh tiền
tệ và dịch vụ ngân hàng. Lĩnh vực hoạt động này của ngân hàng thƣơng mại góp
phần cung ứng một khối lƣợng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế - xã hội.
2.3 Chức năng của NHTM:(4)
Ngân hàng thƣơng mại có ba chức năng cơ bản sau:

- Chức năng trung gian tài chính, bao gồm trung gian tín dụng và trung gian
thanh tốn giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ngân hàng thƣơng mại với vai
trị là trung gian tài chính, đứng ra tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, điều hòa
cung và cầu vốn trong các doanh nghiệp của nền kinh tế, đã góp phần điều tiết các
nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
không bị gián đoạn.
- Chức năng tạo tiền, tức là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối
tiền tệ cho nền kinh tế. Chức năng này thể hiện thơng qua các hoạt động tín dụng và
đầu tƣ của các ngân hàng thƣơng mại.
- Chức năng “sản xuất” bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo
ra “sản phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.
(1)

Nguyễn Đăng Dờn. 2007. Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại. TP Hồ Chí Minh: NXB Thống kê
Nguyễn Minh Kiều. 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại. TP Hồ Chí Minh: NXB Thống kê
(3)
Nguyễn Đăng Dờn. 2007. Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại. TP Hồ Chí Minh: NXB Thống kê
(4)
Nguyễn Minh Kiều. 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại. TP Hồ Chí Minh: NXB Thống kê
(2)

SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

3


Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông

2.4 Cơ cấu nguồn vốn của NHTM:(5)

2.4.1 Vốn tự có:
 Khái niệm:
Vốn tự có cịn đƣợc gọi là vốn chủ sỡ hữu, là vốn riêng của một NHTM. Đây là
vốn ban đầu và đƣợc gia tăng khơng ngừng cùng với q trình phát triển của NHTM.
Về phƣơng diện quản lý, vốn tự có là vốn tối thiểu, bắt buộc một NHTM phải có để
cấp giấy phép kinh doanh, đồng thời là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác
 Đặc điểm vốn tự có:
- Vốn tự có của NHTM thƣờng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn –
thƣờng tỷ trọng này chỉ khoảng từ 5% đến 10%.
- Vốn tự có có tính ổn đinh cao và luôn luôn đƣợc bổ sung trong quá trình tồn
tại và phát triển của NHTM. Việc gia tăng vốn tự có đồng nghĩa với việc gia tăng
năng lực tài chính của NHTM, do đó sẽ tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng mạng
lƣới, mở rộng quy mô hoạt động.
- Vốn tự có quyết định đến quy mơ hoạt động của NHTM đồng thời là nhân tố
để xác định các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
2.4.2 Vốn huy động:
 Khái niệm:
Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng
đang tạm thời quản lý và sử dụng với trách nhiệm hoàn trả, vốn huy động là nguồn
vốn chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ của một NHTM nào. Chỉ có các NHTM
mới đƣợc quyền huy động vốn dƣới nhiều hình thức khác nhau
 Đặc điểm của vốn huy động:
- Vốn huy động trong NHTM chiếm tỷ trọng vốn trong tổng nguồn vốn của
NHTM. Các NHTM hoạt động đƣợc chủ yếu là dựa vào nguồn vốn này
- Vốn huy động, về mặt lý thuyết là một nguồn vốn khơng ổn định, vì khách
hàng có thể rút tiền của họ mà không bị ràng buộc – chình vì đặc điểm này mà các
NHTM cần phải duy trì một khoản “dự trữ thanh khoản” để sẵn sàng đáp ứng nhu
cầu rút tiền của khách hàng
- Có chi phí sử dụng vốn tƣơng đối cao và chiếm tỷ trọng chi phí đầu vào rất
lớn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM

- Đây là nguồn vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng
- Vốn huy động, chỉ đƣợc sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh,
các NHTM không đƣợc sử dụng nguồn vốn này để đầu tƣ
2.4.3 Vốn đi vay:
 Khái niệm:
Vốn đi vay là nguồn vốn giúp cho các NHTM bổ sung nguốn vốn ngắn hạn của
mình để đảm bảo duy trì hoạt động một cách bình thƣờng
(5)

Nguyễn Đăng Dờn. 2007. Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại. TP Hồ Chí Minh: NXB Thống kê

SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

4


Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông

2.4.4 Vốn khác:
 Vốn tiếp nhận:
Vốn tiếp nhận là nguồn vốn tài trợ của Chính phủ, các tổ chức tài chính tiền tệ,
các tổ chức đoàn thể - xã hội để tài trợ cho các chƣơng trình dự án về phát triển kinh
tế - xã hội, cải tạo môi trƣờng sinh thái… và đƣợc chuyển qua NHTM thực hiện
 Vốn khác:
Ngồi các nguồn vốn nói trên, các NHTM cịn có các nguồn vốn khác phát sinh
trong quá trình hoạt động nhƣ các khoản phải trả, các khoản tiền tạm gửi theo quyết
định của tòa án…
2.5 Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại:
2.5.1 Khái niệm nghiệp vụ huy động vốn:(6)

Là nghiệp vụ mà ngân hàng sử dụng nhiều công cụ và nhiều biện pháp khác
nhằm tạo lập nguồn vốn để đảm bảo cho hoat động nguồn vốn đƣợc tiến hành một
cách liên tục.
2.5.2 Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn:
 Đối với ngân hàng thƣơng mại:
- Hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng để
thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Khơng có hoạt động huy động vốn, ngân
hàng thƣờng mại sẽ khơng có đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Có thể
nói hoạt động huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng .
- Thông qua hoạt động huy động vốn ngân hàng thƣơng mại có thể đo
lƣờng đƣợc uy tín cũng nhƣ sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó,
ngân hàng có thể đánh giá và đƣa ra các chính sách huy dộng vốn ngày càng hiệu quả
để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng.
- Nhờ vào nghiệp vụ huy động vốn mà các ngân hàng có thể tập trung, huy
động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế. Từ đó, thơng qua
hoạt động tín dụng mà các ngân hàng thƣơng mại cung ứng một khối lƣợng vốn tín
dụng rất lớn cho nền kinh tế, cũng nhằm tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
 Đối với khách hàng:
- Cung cấp cho khách hàng một kênh đầu tƣ và tiết kiệm nhằm làm cho
tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tƣơng lai
- Cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất giữ và tích lũy vốn
tạm thời nhàn rỗi.
- Giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân
hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách
hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng
2.5.3 Các hình thức huy động vốn:
Ngân hàng thƣơng mại đƣợc huy động vốn dƣới các hình thức sau đây:
(6)

Nguyễn Minh Kiều. 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại. TP Hồ Chí Minh: NXB Thống kê


SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

5


Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dƣới các
hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Bao
gồm:
 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán:


Tiền gửi thanh toán là tài khoản thanh toán do ngƣời sử dụng dịch vụ
thanh toán mở tại các ngân hàng với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực hiện
các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phƣơng tiện thanh tốn.



Đặc điểm: là loại tiền gửi khơng kỳ hạn, ngƣời gửi khơng nhằm mục đích
hƣởng lãi, mà vì mục đích thanh tốn, vì vậy lãi suất thấp.

 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi cá nhân.
 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm: tiền gửi tiết kiệm là khoản
tiền của cá nhân đƣợc gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, đƣợc xác nhận
trên thẻ tiết kiệm, đƣợc hƣởng lãi theo quy định theo quy định của tổ chức
nhận tiền gửi tiết kiệm và đƣợc bảo hiểm theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm tiền gửi.



Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà ngƣời gửi tiền có
thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trƣớc vào bất kỳ ngày làm
việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Mục đích gửi tiền: đảm bảo
an tồn, gia tăng tích lũy, mục tiêu sinh lời chỉ là thứ yếu.



Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà ngƣời gửi tiền chỉ có
thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức
nhận tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên trong trƣờng hợp bình thƣờng ngƣời
gửi tiền vẫn có thể rút tiền trƣớc hạn với điều kiện chỉ đƣợc hƣởng lãi
theo lãi st khơng kỳ hạn. Mục đích gửi tiền: hƣởng lãi, đảm bảo an
tồn, khơng vì mục đích thanh tốn.



Các loại tiền gửi tiết kiệm khác: Ngồi hai loại tiền gửi tiết kiệm khơng
kỳ hạn và có kỳ hạn hầu hết các ngân hàng thƣơng mại còn thiết kế những
loại tiền gửi tiết kiệm khác nhƣ tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thƣởng, tiết
kiệm an khang với nét đặc trƣng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình
ln đƣợc đổi mới theo nhu cầu khách hàng.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá để huy động vốn của
các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc khi đƣợc Thống đốc Ngân hàng Nhà
nƣớc chấp nhận.Đặc điểm nổi bật của loại nguồn vốn này là tính ổn định chắc chắn.
Nghĩa là những ngƣời mua trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm chỉ
đƣợc hoàn vốn khi đáo hạn. Lãi suất thƣờng cao, hấp dẫn đối với khách hàng. Ngƣời
sở hữu có thể thế chấp cầm cố để vay vốn tại ngân hàng.

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ
chức tín dụng nƣớc ngồi.
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nƣớc theo qui định của Luật ngân hàng
Nhà nƣớc Việt Nam
2.5.4 Các chỉ tiêu phân tích huy động vốn:
 Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn:

SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

6


Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông

- Tỷ số này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Đối với
ngân hàng thƣơng mại nếu tỷ số này càng cao thì hiệu quả huy động vốn của ngân
hàng càng cao và khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn.
Vốn huy động/Tổng nguồn vốn

=

Vốn huy động
Tổng nguồn vốn

 Chỉ tiêu tiền gửi KKH trên tổng vốn huy động:
- Tỷ số này cho biết tính linh hoạt của nguồn vốn huy động tại ngân hàng
Tiền gửi KKH/Tổng vốn huy động

Tiền gửi KKH


=

Tổng vốn huy động

 Chỉ tiêu tiền gửi TK CKH và tiền gửi CKH trên tổng vốn huy động:
- 2 Tỷ số này cho biết tính ổn định tƣơng đối của nguồn vốn huy động tại
ngân hàng, tỷ số này càng lớn ngân hàng càng có khả năng cho vay trung và dài hạn
Tiền gửi CKH/Tổng vốn huy động

Tiền gửi TK CKH/Tổng vốn huy động

SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

Tiền gửi CKH
=

Tổng vốn huy động
=

Tiền gửi TK CKH
Tổng vốn huy động

7


Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông

CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KƠNG
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát
triển Mê Kông:(7)
Tiền thân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển Mê Kông là ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Mỹ Xuyên, vốn là quỹ tín dụng Mỹ Xuyên. Vào ngày
12/10/1992 đã chuyển thể từ quỹ tín dụng sang chính thức thành lập ngân hàng
thƣơng mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên theo giấy phép số 219/QĐ.UB của Uỷ Ban
Nhân Dân Tỉnh An Giang. Ngày 16/9/2008 đƣợc ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận
chuyển đổi mơ hình hoạt động thành ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đô thị tạo điều
kiện thuận lợi hơn để ngân hàng mở rộng mạng lƣới hoạt động trên toàn quốc. Năm
2008, ngân hàng thƣơng mại nơng thơn Mỹ Xun chính thức chuyển đổi thành ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Mỹ Xuyên.
Ngày 13/11/2009, Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc có Quyết định số 2588/QĐNHNN chấp thuận việc đổi tên ngân hàng thƣơng mại cổ phần Mỹ Xuyên thành
ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển Mê Kông. Vào ngày 01/01/2010 ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Mỹ Xuyên đã chính thức đổi tên thành NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG


Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ
KÔNG



Tên viết tắc: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG



Tên tiếng anh: Me Kong Development Joint Stock Commercial Bank




Tên viết tắc tiếng anh: MDB



Hội sở chính: 248 Trần Hƣng Đạo - Tp. Long Xuyên - tỉnh An Giang - Việt
Nam

Là ngân hàng thƣơng mại cổ phần duy nhất có trụ sở chính tại tỉnh An Giang, bao
gồm: 05 Chi nhánh, 11 Phòng giao dịch và 08 Quỹ tiết kiệm, đại lý nhận lệnh chứng
khoán.
Việc thành lập 3 chi nhánh này đã mở rộng mạng lƣới hoạt động của ngân hàng sẽ
giúp ngân hàng có nhiều thuận lợi phát triển các sản phẩm và dịch vụ phục vụ kịp
thời nhu cầu của khách hàng.
Trải qua hơn 17 năm phát triển, ngân hàng đang sở hữu vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
Cùng với việc thay đổi thƣơng hiệu từ MXBank thành MDB đã khẳng định tầm vốc
và vị thế của ngân hàng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
3.2 Các sản phẩm và dịch vụ hiện có của ngân hàng:
3.2.1 Đối với khách hàng cá nhân:
- Sản phẩm tiền gửi thanh tốn
- Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm
(7)

Phịng giao dịch ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông

SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

8



Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông

- Sản phẩm cho vay: cho vay sản xuất nông nghiệp, cho vay sản xuất – kinh
doanh – dịch vụ, cho vay trả góp tiêu dùng, cho vay mua xe ô tô, cho vay mua xe
mô tô, cho vay mua nhà, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay thấu chi.
- Dịch vụ kiều hối Western Union
- Dịch vụ chuyển tiền trong nƣớc
- Dịch vụ ngân quỹ
- Các dịch vụ & sản phẩm khác: Dịch vụ chiết khấu giấy tờ có giá (cơng trái,
trái phiếu, cổ phiếu, sổ tiền gửi, ...). Đại lý bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm.
3.2.2 Đối với khách hàng doanh nghiệp:
- Dịch vụ tiền gửi thanh toán
- Dịch vụ chuyển tiền trong nƣớc
- Dịch vụ bảo lãnh
- Dịch vụ thu, chi hộ
- Dịch vụ ngân quỹ
- Các dịch vụ & sản phẩm khác: Dịch vụ chiết khấu giấy tờ có giá (cơng trái,
trái phiếu, cổ phiếu, sổ tiền gửi...). Đại lý bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm

SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

9


Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông

3.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển Mê Kông:
3.3.1 Sơ đồ cấu trúc tổ chức tại ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông:


Đại Hội Đồng Cổ Đông

Hội Đồng Quản Trị

Ban Kiểm Soát
Các ban & Hội đồng

Ban Tổng Giám Đốc

Khối văn phòng

Nhân sự và đào tạo
QL chi nhánh và phát
triển mạng lƣới
Văn phòng
Pháp chế

Khối kinh doanh

Khách hàng cá nhân
Khách hàng doanh nghiệp
QL nguồn vốn và kinh
doanh ngoại tệ

Khối kiểm sốt – hỗ trợ

Giám sát tín dụng và quản
lý rủi ro
QL chất lƣợng dịch vụ

Chính sách tín dụng và tái
thẩm định

Khối tài chính - kế tốn

Tài chính kế tốn
Trung tâm thanh tốn
Kế hoạch

Khối cơng nghệ NH

QL và khai thác ứng dụng
QL HW, mạng
E-Banking
QL hoạt động

Các chi nhánh & phòng giao dịch

Các cơng ty trực thuộc
Hình 3.1: Sơ đồ cấ trúc tổ chức của ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông
SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

10


Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông

3.3.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận:
 Ban kiểm soát:

Kiểm tra hoạt động tài chính của NHTMCP phát triển Mê Kơng, giám sát việc
chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm tra nội bộ của
ngân hàng. Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng, kiểm tra từng vấn
đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính của NHTMCP phát triển Mê Kơng.
 Hội đồng quản trị:
Hoạch định chiến lƣợc, mục tiêu, giám sát hoạt động của bộ máy điều hành,
phê duyệt phƣơng án hoạt động kinh doanh. Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, trƣớc
đại hội cổ đông về kết quả hoạt động cũng nhƣ những sai phạm trong quản lý, vi
phạm điều lệ và vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho ngân hàng.
 Ban Tổng Giám Đốc:
- Tổng Giám Đốc trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của
các phòng ban trong ngân hàng, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị, trƣớc
pháp luật về việc điều hành hoạt động hằng ngày của NHTMCP phát triển Mê Kơng.
- Phó Tổng Giám Đốc có trách nhiệm hỗ trợ cùng Tổng Giám Đốc trong việc
điều hành mọi hoạt động chung của ngân hàng.
 Khối văn phòng:
- Phụ trách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho tồn bộ cơng nhân viên
ngân hàng.
- Lập kế hoạch, phân công, lên lịch tuyển dụng hằng năm. Tổ chức đào tạo
nhân viên cũ, tập huấn nhân viên mới. Luân chuyển nhân sự. Xây dựng quy trình
chấm cơng, chế độ khen thƣởng.
-.Đại diện pháp lý của ngân hàng trong mọi vấn đề liên quan đến tranh chấp,
kiện tụng…
 Khối kinh doanh:
- Lập kế hoạch kinh doanh, triển khai thực hiện về kế hoạch và chịu trách
nhiệm về kinh doanh.
- Nghiên cứu phát triển, quản lý sản phẩm, tổ chức quản bá những sản phẩm
dịch vụ của ngân hàng. Quản trị mọi kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
- Quản lý và khai thác mọi nguồn vốn của ngân hàng hiệu quả nhất. Triển khai
hoạt động đầu tƣ của ngân hàng một cách an toàn hiệu quả.

- Nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ tín dụng cho vay theo đúng quy định của
ngân hàng. Trực tiếp theo dõi các khoản nợ của khách hàng kể từ khi giải ngân cho
đến khi thu hồi nợ vay.
 Khối kiểm soát – hỗ trợ:
- Quản lý, kiểm sốt và phát triển chính sách quản lý rủi ro bao trùm mọi lĩnh
vực rủi ro ngân hàng, thiết lập một đơn vị quản trị mọi rủi ro trên toàn hệ thống với
vai trò và trách nhiệm rõ ràng.
 Khối tài chính – kế tốn:
- Phê duyệt kế hoạch tài chính của các đơn vị trực thuộc.

SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

11


Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông

- Tổng hợp số liệu của các phịng ban riêng lẻ, và của cả tồn bộ ngân hàng để
lập bảng cân đối tiền tệ hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và báo cáo quyết toán năm.
Tổng hợp các báo cáo nội bộ và báo cáo ngân hàng Nhà nƣớc
- Báo cáo thống kê, phân tích số liệu tham mƣu cho ban Tổng Giám Đốc về
các vấn đề tín dụng, lãi suất…
- Phụ trách thanh tốn liên ngân hàng, tài vụ, theo dõi thƣờng xuyên các tài
khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, thơng báo về thu
nợ và trả nợ tiền gửi khách hàng…
- Xây dựng kế hoạch tổng hợp ngân hàng. Xây dựng kế hoạch phát triển các
chi nhánh, phịng giao dịch.
 Khối cơng nghệ ngân hàng:
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển phần mềm hỗ trợ cho công tác

quản lý, thực hiện các báo cáo và chƣơng trình theo yêu cầu của luật định. Thƣờng
xuyên kiểm tra công tác sử dụng và bảo quản máy vi tính trong tồn cơ quan.
3.4 Khái qt KQKD của NHTMCP phát triển Mê Kông giai đoạn 2007 – 2009:
Bảng 3.1: Khái quát KQKD của NHTMCP Phát Triển Mê Kông 2007 - 2009
ĐVT: Triệu đồng
Năm
2007

Chỉ tiêu
Tổng thu nhập
Tổng chi phí
Lợi nhuận trƣớc thuế

Năm
2008

Năm
2009

149.133 271.030
79.053 182.420
70.080 88.610

343.900
216.717
127.183

Chênh lệch
2008/2007


2009/2008

81,74%
130,76%
26,44%

26,89%
18,80%
43,53%

(Nguồn: Phịng kế tốn NHTMCP PT Mê Kơng)
Biểu đồ 3.1: Khái qt KQKD của NHTMCP Phát Triển Mê Kông 2007 - 2009:
Triệu đồng

343.900

350.000
300.000

271.030

250.000
200.000

216.717
182.420
149.133
127.183

150.000

100.000

88.610

79.053
70.080

50.000
0
Năm 2007
Tổng thu nhập

SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

Năm 2008
Tổng chi phí

Năm 2009
Lợi nhuận

12


Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kơng

Ta thấy rằng tình hình hoạt động của ngân hàng có chiều hƣớng gia tăng. Thấy
rằng, thu nhập của ngân hàng năm 2008 là 271.030 triệu đồng tăng 81,74% so với
năm 2007 là 149.133 triệu đồng. Mặc dù năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu tác động đến mọi ngành nghề SXKD của nƣớc ta trong đó có cả lĩnh vực

ngân hàng, nhƣng NHTMCP phát triển Mê Kông vẫn giữ vững đƣợc nhịp độ hoạt
động và có tăng trƣởng. Sở dĩ, có mức tăng trƣởng nhƣ vậy là vào năm 2008, ngân
hàng đã đƣa vào hoạt động thêm 1 chi nhánh, 2 phịng giao dịch, 7 quỹ tiết kiệm. Do
đó, thu hút đƣợc nhiều khách hàng và khai thác có hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ
của ngân hàng. Việc mở rộng mạng lƣới hoạt động đã góp phần làm tăng nguồn thu
nhập cho ngân hàng, kèm theo đó thì khoản chi phí cũng tăng theo. Cụ thể, tổng chi
phí năm 2008 tăng đến 130,76% so với năm 2007. Nhƣng điều này không làm ảnh
hƣởng đến sự gia tăng lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng. Lợi nhuận trƣớc thuế tăng
26,44% so với năm 2007, điều đó cho thấy ngân hàng hoạt động có hiệu quả trong
năm 2008.
Đến đầu năm 2009, thị trƣờng tài chính có chiều hƣớng khó khăn, dẫn đến lợi
nhuận của các NH có chiều hƣớng sụt giảm. Bên cạnh đó NHTMCP phát triển Mê
Kơng phải đƣơng đầu với sự cạnh tranh với hơn 20 NHTM có nhiều lợi thế hơn về
sản phẩm, quy mô vốn, thƣơng hiệu, đang hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên, ngân
hàng vẫn đạt kết quả rất khả quan, lợi nhuận trong năm không ngừng tăng lên. Cuối
năm 2009 lợi nhuận trƣớc thuế đạt 127.183 triệu đồng tăng 43,53% so với năm 2008
là 88.610 triệu đồng. Sở dĩ ngân hàng vẫn duy trì đƣợc lợi nhuận một phần cũng nhờ
vào chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã giúp các ngân hàng trong
đó có NHTMCP phát triển Mê Kơng vừa duy trì, vừa phát triển thêm số lƣợng khách
hàng mới, tăng quy mơ hoạt động. Bên cạnh đó, ngân hàng đã có những chiến lƣợc
và chính sách phù hợp nhằm làm tăng lợi nhuận trƣớc thuế. Đáng kể là chính sách
cho vay hỗ trợ lãi suất cho khách hàng đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ
Tóm lại, mặc dù chi phí cũng tăng theo so với thu nhập, nhƣng điều đó khơng
làm ảnh hƣởng đến sự gia tăng lợi nhuận của ngân hàng trong 3 năm qua. Điều này
cho thấy NHTMCP phát triển Mê Kông đang hoạt động hiệu quả, ổn định, an toàn và
vững chắc. Kết quả kinh doanh mà ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông đạt đƣợc
trong 3 năm qua là niềm khích lệ to lớn đối với tập thể ngân hàng trong giai đoạn hội
nhập và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng.
3.5 Những thuận lợi và khó khăn:
3.5.1 Thuận lợi:

Chính phủ có chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất giúp các ngân hàng trong đó
có NHTMCP phát triển Mê Kông. Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo chi nhánh
ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh An Giang cùng các cán bộ và thanh tra ngành.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế ở địa bàn tỉnh tƣơng đối ổn định,
ngƣời dân sản xuất kinh doanh có lãi, tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi nợ dễ dàng
hơn, đồng thời huy động đƣợc nguồn vốn hiệu quả hơn.
Ngân hàng có bề dầy hơn 17 năm hoạt động, nên đội ngũ cán bộ cơng nhân
viên chun nghiệp, có kinh nghiệm trong nghiệp vụ. Bộ máy quản lý và điều hành
ngày một hồn thiện hơn góp phần tích cực vào cơng cuộc xây dựng và nâng cao
chất lƣợng hoạt động của đơn vị.
Ngân hàng có lợi thế cạnh tranh ở phong cách phục vụ khách hàng của cán bộ
công nhân viên, ln tận tình với khách hàng. Thêm vào đó là việc ngày càng đơn

SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

13


Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kơng

giản hóa thủ tục tín dụng, đã góp phần duy trì đƣợc số khách hàng truyền thống và
thu hút đƣợc những khách hàng mới.
Việc NHTMCP phát triển Mê Kơng thành lập 3 chi nhánh ngồi địa bàn tỉnh
nhà: chi nhánh Sa Đéc, chi nhánh Cần Thơ là khu vực trọng điểm kinh tế của Đồng
Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là việc thành lập chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh
là trung tâm kinh tế năng động của cả nƣớc và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là
điều kiện thuận lợi để ngân hàng khai thác có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ ngân
hàng góp phần hồn thành tốt mục tiêu và hiệu quả kinh doanh chung của NHTMCP
phát triển Mê Kông.

3.5.2 Khó khăn:
Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc khắc phục những hậu quả của thiên nhiên
nhƣng do nằm ở vùng đầu nguồn nên An Giang luôn chịu ảnh hƣởng của lũ lụt, thiên
tai thƣờng xuyên, gây khó khăn cho bà con hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp làm ảnh hƣởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng.
Chịu sự cạnh tranh với hơn 20 ngân hàng thƣơng mại có nhiều lợi thế về sản
phẩm, quy mơ vốn, thƣơng hiệu, đang hoạt động trên địa bàn.
Hình ảnh thƣơng hiệu chƣa tiếp cận đƣợc một bộ phận khách hàng do ngân
hàng chƣa có dịch vụ rút thẻ ATM, gây khó khăn cho việc rút tiền của khách hàng.
Cịn nhiều khách hàng tuy biết về sản phẩm của ngân hàng nhƣng chƣa hiểu
rõ những lợi ích của sản phẩm, dịch vụ đó đem lại nên cịn e ngại khi tiếp xúc với
ngân hàng.
3.6 Mục tiêu và phƣơng hƣớng hoạt động của ngân hàng:(8)
- NHTMCP phát triển Mê Kông sẽ tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, phấn đấu
tăng tốc phát triển mạng lƣới điểm giao dịch trên cả nƣớc nâng tổng số điểm giao
dịch trên toàn hệ thống lên 50 điểm đến cuối năm 2010, sẽ tiếp tục vững bƣớc phát
triển mạnh trên nhiều lĩnh vực đầu tƣ tài chính và mở rộng mạng lƣới hoạt động trên
tồn quốc.
- Phấn đấu đạt mức tăng trƣởng cao phù hợp với lộ trình tăng vốn điều lệ và tối
thiểu hóa rủi ro nhằm đạt hiệu quả ngày càng cao trong hoạt động tín dụng.
- Tiếp tục phát huy lợi thế về cung cấp tín dụng cho nơng nghiệp, nơng thơn, lĩnh
vực sản xuất kinh doanh, đồng thời từng bƣớc mở rộng tín dụng đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ.
- Đẩy mạnh phát triển hoạt động dịch vụ. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy hoạt động,
nâng cao vai trò hoạt động quản lý điều hành ngân hàng.
- Không ngừng nâng cao chất lƣợng các sản phẩm, dịch vụ, từng bƣớc phát triển
đa dạng nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ tạo thêm nhiều lựa chọn cho khách hàng
- Xây dựng và phát triển NHTMCP phát triển Mê Kông trở thành ngân hàng bán
lẻ chuyên nghiệp, từng bƣớc hội nhập và thực hiện theo thông lệ quốc tế, đủ sức cạnh
tranh với các ngân hàng trong nƣớc và khu vực.

- Quyết tâm trở thành NHTMCP đi tiên phong trong đầu tƣ tài chính phát triển
nền kinh tế nông nghiệp nông thôn đặc biệt vùng Đồng bằng sơng Cửu long.
(8)

Phịng kế hoạch ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông

SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

14


Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kơng

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT
TRIỂN MÊ KÔNG
4.1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông:
Cũng nhƣ các ngân hàng TMCP khác thì hoạt động chính của ngân hàng TMCP
phát triển Mê Kông là kinh doanh tiền tệ, nên vốn đƣợc xem là yếu tố quan trọng
hàng đầu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với chức năng trung gian tài
chính là đi vay để cho vay nên ngân hàng cần có nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo cho
việc chi trả cũng nhƣ sử dụng vào các nghiệp vụ khác của ngân hàng, góp phần mang
lại lợi ích cho khách hàng đồng thời cũng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Các thành phần chính của nguồn vốn ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông bao
gồm: vốn huy động, vốn vay, và vốn tự có đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.1: Khái quát nguồn vốn của NHTMCP Phát Triển Mê Kông 2007 - 2009

Chỉ tiêu
Vốn huy động

Vốn vay
Vốn tự có
Tổng nguồn vốn

Năm
2007

Năm
2008

953.475 1.410.874
44.722
28.777
576.959
602.237
1.575.156 2.041.888

Năm
2009
1.392.381
54.687
1.172.848
2.619.916

ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
2008/2007 2009/2008
47,97%
-35,65%
4,39%

29,63%

-1,31%
90,04%
94,75%
28,31%

(Nguồn: Phịng tín dụng NHTMCP Phát triển Mê Kơng)
Vốn huy động: Năm 2008 khối lƣợng vốn huy động đƣợc 1.410.874 triệu đồng
tăng 47,97% so với năm 2007 là 953.475 triệu đồng, nhƣng năm 2009 tổng vốn huy
động chỉ có 1.392.381 triệu đồng giảm 1,31% so với năm 2008. Đối với hoạt động
huy động vốn của ngân hàng qua 03 năm vừa rồi thì khối lƣợng vốn mà ngân hàng
huy động đƣợc là khá lớn, đây cũng có thể coi là một kết quả khá khả quan. Đạt đƣợc
kết quả khả quan này là do khi ngân hàng mở rộng mạng lƣới phục vụ, sản phẩm của
ngân hàng đƣợc thị trƣờng chấp nhận và đã đến đƣợc với đông đảo khách hàng, tạo
đƣợc vị trí và thƣơng hiệu nhất định trên thị trƣờng, cũng nhƣ ngân hàng đã có nhiều
chƣơng trình khuyến mãi, ƣu đãi nhân dịp khai trƣơng các chi nhánh, phòng giao
dịch, và vào các dịp lễ…. để thu hút và khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân
hàng. Nhƣng ngân hàng cần phải chú ý, với chiều hƣớng đi xuống đối với hoạt động
huy động vốn của ngân hàng vào năm 2009, thì ngân hàng cần phải cố gắng hơn nữa
để có thể tăng khối lƣợng vốn huy động trong những năm tới. Vốn huy động tăng có
thể thể hiện tinh thần tự chủ của ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông ngày càng
cao, khả năng đáp ứng vốn cho các hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh cũng ngày càng lớn.
Vốn vay: Khối lƣợng vốn vay năm 2008 giảm 35,65% so với năm 2007, đến
2009 khối lƣợng này tăng đến 90,04% so với năm 2008. Tuy nguồn vốn này có chi
phí sử dung vốn cao, nhƣng ngân hàng cũng đã khắc phục sự sụt giảm của nguồn vốn
này nhằm có thể cân đối vốn một cách hợp lý và có thể đảm bảo các khoản giao dịch
thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng, từ đó hệ thống thanh tốn bù trừ đƣợc tiến
hành một cách thuận lợi, trôi chảy.


SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

15


Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kơng

Vốn tự có: Ta thấy rằng vốn tự có của ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông
tăng trong 03 năm qua. Đặc biệt, năm 2009 đạt đƣợc 1.172.848 triệu đồng tăng
94,75% so với năm 2008. Nguyên nhân vốn tự có của ngân hàng tăng trong những
năm qua chủ yếu là do sự gia tăng của vốn điều lệ. Năm 2008, vốn điều lệ của ngân
hàng đạt 500 tỷ đồng, và đến ngày 10/7/2009 đã tăng lên 1.000 tỷ đồng. Việc gia
tăng vốn điều lệ này nhằm đảm bảo đƣợc yêu cầu vốn pháp định của Chính Phủ, đây
là điều kiện pháp lý quan trọng để ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông triển khai
kế hoạch phát triển mạng lƣới hoạt động trên phạm vi cả nƣớc. Vốn tự có tăng đều
qua các năm sẽ góp phần mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng, nâng cao hơn về
vị thế trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, theo đó sẽ nâng cao đƣợc năng lực cạnh
tranh của ngân hàng, đảm bảo lỷ lệ vốn an tồn vốn tối thiểu, năng cao năng lực tài
chính.
Tổng nguồn vốn của ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông tăng đều qua các
năm, đó là dấu hiệu đáng mừng cho ngân hàng trong việc ổn định nguồn vốn nhằm
đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng. Tổng nguồn vốn của ngân
hàng TMCP phát triển Mê Kông ngày càng tăng là cơ hội để ngân hàng mở rộng các
hình thức tín dung đầu tƣ, đồng thời làm cho quy mô của ngân hàng ngày càng mở
rộng tạo đƣợc niềm tin và sự tín nhiệm của đơng đảo khách hàng.
Trong cơ cấu vốn của ngân hàng có nhiều thành phần với chi phí cho việc sử
dụng vốn là khác nhau. Tùy theo tỷ trọng của các thành phần trong đó mà chúng có
những ảnh hƣởng nhất định đối với cơ cấu của tổng nguồn vốn và tác động trực tiếp

đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bảng số liệu dƣới đây thể hiện tỷ trong
từng thành phần trong tổng nguồn vốn của ngân hàng:
Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của NHTMCP Phát Triển Mê Kông 2007 - 2009:
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Vốn huy động
Vốn vay
Vốn tự có
Tổng nguồn vốn

Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Số tiền
Số tiền
Số tiền
trọng
trọng
trọng
953.475 60,53% 1.410.874 69,10% 1.392.381 53,15%
44.722 2,84%
28.777 1,41%
54.687
2,09%
576.959 36,63%
602.237 29,49% 1.172.848 44,76%
1.575.156 100% 2.041.888

100% 2.619.916
100%
(Nguồn: Phịng tín dụng NHTMCP phát triển Mê Kơng)

Vốn vay: Luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng,
chƣa tới 3% trong 03 năm vừa qua, nguồn vốn này có chi phí sử dụng vốn rất cao
nên chỉ nhằm để bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho ngân hàng, nên ngân hàng có thể
duy trì cơ cấu này trong tƣơng lai.
Vốn tự có: Chiếm tỷ trong khá cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, đặc biệt
năm 2009 chiếm 44,76%. Nhƣng ngân hàng nên điều chỉnh cơ cấu vốn cho hợp lý, vì
vốn tự có chiếm tỷ trong quá cao trong 03 năm qua. Vốn tự có của ngân hàng chỉ nên
chiếm khoảng 5%-10% trong tổng nguồn vốn để nhằm đảm bảo tính an tồn trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Vốn huy động: Chiếm tỷ trọng cao nhất luôn trên 50% trong cơ cấu nguồn vốn
của ngân hàng. Nhƣng cơ cấu này là chƣa hợp lý, vì vốn tự có của ngân hàng cũng

SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

16


Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông

chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần tập
trung huy động vốn để nâng tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn của
ngân hàng. Vì khi tỷ trọng vốn huy động cao và việc huy động vốn có hiệu quả sẽ
góp phần mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng với chi phí
đầu vào thấp, đồng thời có thể thể hiện ƣu thế cạnh tranh của ngân hàng TMCP phát
triển Mê Kông.

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHTMCP Phát Triển Mê Kông 2007 – 2009:
36,63%

60,53%
2,84%
Vốn huy động

Vốn vay

Vốn tự có

29,49%

1,41%

69,10%

Vốn huy động

Vốn vay

Vốn tự có

44,76%
T

2,09%
Vốn huy động

53,15%


Vốn vay

Vốn tự có

4.2 Thực trạng huy động vốn của ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông:
Vốn huy động là thành phần quan trọng nhất trong cơ cấu vốn của ngân hàng, bởi
vì các hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà chủ yếu là hoạt động tín dụng đƣợc
sử dụng chủ yếu từ nguồn vốn mà ngân hàng huy động đƣợc. Để thấy đƣợc thực
trạng huy động vốn tại ngân hàng, ta xem bảng số liệu dƣới đây:
Bảng 4.3: Thực trạng HĐV của NHTMCP Phát Triển Mê Kông theo thành
phần kinh tế 2007 - 2009:

Chỉ tiêu
1) Tiền gửi của CN - TCKT
2) Tiền gửi của các TCTD
Tổng vốn huy động

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

428.715 1.297.603 1.227.245
524.760
113.271

165.136
953.475 1.410.874 1.392.381

ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
2008/2007 2009/2008
202,67%
-78,41%
47,97%

-5,42%
45,79%
-1,31%

(Nguồn: Phịng tín dụng NHTMCP Phát Triển Mê Kông)

SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

17


Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông

Nguồn vốn mà ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông huy động từ 2 thị trƣờng:
- Thị trƣờng 1 gồm: tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức kinh tế.
- Thị trƣờng 2 gồm: tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác.
Nhìn chung khối lƣợng vốn huy động của ngân hàng từ cá nhân, tổ chức kinh tế
vào năm 2008 và 2009 tăng so với 2007. Ta thấy rằng năm 2009 ngân hàng TMCP
phát triển Mê Kông huy động đƣợc khối lƣợng vốn này khá lớn nhƣng vẫn còn thấp

hơn so với năm 2008. Nguyên nhân là do những tháng đầu năm 2009 thị trƣờng tài
chính có chiều hƣớng khó khăn, do đó hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp
khó khăn trong việc thu hút lƣợng tiền gửi từ tổ chức và cá nhân trong xã hội, tuy
ngân hàng đã kịp thời có những chính sách để đạt khối lƣợng vốn huy động vốn khá
lớn nhƣng vẫn còn thấp so với năm 2008, tuy nhiên, sự sụt giảm này là rất nhỏ 5,4%,
nhƣng ngân hàng cũng cần phải có chính sách cải thiện nhằm làm tăng lƣợng vốn
huy động và duy trì tốc độ gia tăng nhƣ năm 2008 so với năm 2007. Đáng kể là năm
2008, tuy thế giới xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nƣớc ta cũng bị ảnh
hƣởng đáng kể làm cho các ngành hoạt động trong lĩnh vực kinh tế gặp nhiều khó
khăn, khi đó ngân hàng cũng gặp khơng ít trở ngại, nhƣng ngân hàng đã huy động
đƣợc khối lƣợng vốn lớn 1.297.603 triệu đồng, tăng đến 202,7% so với năm 2007.
Điều này chứng tỏ ngân hàng TMCP phát triển Mê Kơng có khả năng chủ động
trong những hồn cảnh khó khăn. Sự gia tăng đáng kể này là do ngân hàng đã khai
thác có hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ và thu hút nhiều hơn các cá nhân và tổ chức
trong xã hội gửi tiền vào ngân hàng khi ngân hàng mở rộng mạng lƣới hoạt động vào
đầu năm 2008.
Ngƣợc lại, vốn huy động đƣợc từ các tổ TCTD năm 2008, 2009 thấp hơn nhiều
so với năm 2007, sự sụt giảm này là do năm 2007 lƣợng tiền gửi của TCTD khá lớn
và cao hơn lƣợng tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế, nên sang năm 2008, ngân
hàng đã tập trung huy động vốn từ đối tƣợng là cá nhân và tổ chức kinh tế. Lƣợng
tiền gửi của các TCTD vào năm 2008 chỉ có 113.271 triệu đồng giảm 78,4% so với
năm 2007 là 524.760 triệu đồng, nhƣng sau đó năm 2009 lƣợng tiền gửi này đã tăng
lên so với năm 2008. Đối với lƣợng tiền gửi của các TCTD ngân hàng khơng giữ
đƣợc nhịp độ huy động,có sự tăng giảm qua các năm. Do đó, trong những năm tới
ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông cần phải tiếp tục cải thiện tình trạng này để
lƣợng tiền gửi của các TCTD giữ đƣợc nhịp độ huy động, và phù hợp với tình hình
sử dụng vốn của ngân hàng
Do nguồn vốn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế và các TCTD biến động qua
các năm, nên tổng nguồn vốn huy động đƣợc của ngân hàng cũng không ổn định, và
có xu hƣớng đi xuống vào năm 2009. Nguyên nhân là do vốn huy động từ cá nhân, tổ

chức kinh tế năm 2009 thấp hơn năm 2008, tuy lƣợng tiền gửi của các TCTD có tăng
lên so với năm 2008 nhƣng cũng không bù đắp đƣợc để đảm bảo tốc độ tăng trƣởng
cho ngân hàng
Ta thấy rằng vốn mà NHTMCP phát triển Mê Kông huy động đƣợc từ các thành
phần kinh tế qua 03 năm qua khơng có tính ổn định. Vốn huy động thể hiện sự cạnh
tranh của ngân hàng, vì thế ngân hàng cần phải đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn
này để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
ngày càng hiệu quả hơn, bởi vì vốn huy động là vốn chủ yếu và là nguồn vốn quan
trọng nhất để ngân hàng hoạt động kinh doanh.

SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

18


Thực trạng huy động vốn và giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn
tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kơng

Từ phân tích ở trên ta thấy tổng vốn huy động của ngân hàng không ổn định, có
sự tăng giảm biến động qua các năm. Do đó, khối lƣợng vốn huy động đƣợc của từng
loại tiền gửi từ khách hàng cũng khơng ổn định có sự tăng giảm chênh lệch trong 03
năm qua. Dƣới đây là bảng số liệu thể hiện rõ hơn điều này:
Bảng 4.4: Thực trạng HĐV của NHTMCP Phát Triển Mê Kông theo thời hạn
2007 - 2009:

Chỉ tiêu
Tiền gửi KKH
Tiền gửi CKH
Tiền gửi TK
Tiền gửi TK CKH

Tiền gửi TK KKH
Tổng vốn huy động

Năm
2007

Năm
2008

22.985
16.672
696.516
648.561
233.974
745.641
227.557
740.701
6.417
4.940
953.475 1.410.874

Năm
2009
43.066
726.932
622.383
615.927
6.456
1.392.381


ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
2008/2007 2009/2008
-27,47%
-6,88%
218,69%
225,50%
-23,02%
47,97%

158,31%
12,08%
-16,53%
-16,85%
30,69%
-1,31%

( Nguồn: Phịng kế tốn NHTMCP Phát triển Mê Kông)
Ta thấy rằng, năm 2008 lƣợng vốn huy động của loại tiền gửi KKH và CKH thấp
hơn so với năm 2007, nguyên nhân là do năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế,
ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông cũng chịu ảnh hƣởng đáng kể. Tuy ngân hàng
vẫn giữ chân đƣợc lƣợng khách hàng khá lớn nhƣng lƣợng vốn huy động đƣợc giảm
27,47% đối với tiền gửi KKH, và giảm 6,88% đối với tiền gửi CKH. Năm 2008 ngân
hàng TMCP phát triển Mê Kông đã đƣa vào hoạt động thêm 1 chi nhánh, 2 phòng
giao dịch, 7 quỹ tiết kiệm, vào dịp này ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất béo bỡ hấp
dẫn dành cho loại tiền gửi TK, nhằm thể hiện sự quan tâm, và khuyến khích ngƣời
dân gửi tiền, nên lƣợng tiền gửi TK của khách hàng vào ngân hàng trong năm 2008
rất cao 740.701 triệu đồng, tăng đến 218,7% so với năm 2007.
Sang năm 2009, với những chính sách có hiệu quả của Ban quản trị ngân hàng
nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với loại tiền gửi KKH và CKH trong năm

2009, và với việc tăng vốn điều lệ đã giúp cho ngân hàng nâng cao dần thế mạnh về
nguồn vốn từ đó nâng cao về lợi thế cạnh tranh, uy tín trên địa bàn, nên lƣợng vốn
huy động của loại tiền gửi KKH và CKH đã tăng phấn khởi so với năm 2008, đặc
biệt tiền gửi KKH tăng đến 158,31%. Nhƣng lƣợng tiền gửi TK của khách hàng vào
ngân hàng năm 2009 lại giảm 16,53% so với năm 2008, tuy ngân hàng đã đƣa ra mức
lãi suất hấp dẫn trong năm 2008 nhƣng mức lãi suất này khơng cịn đƣợc áp dụng
đến năm 2009, nên một số khách hàng khơng cịn hứng thú khi gửi tiền TK vào ngân
hàng nữa.
Từ phân tích trên ta thấy rằng, các loại tiền gửi mà ngân hàng huy động đƣợc
khơng có sự đồng nhất, loại tiền gửi này tăng thì loại tiền gửi khác lại giảm. Đây là
vấn đề mà ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông cần phải xem xét, đƣa ra biện pháp
điều chỉnh hiệu quả để có thể duy trì tốc độ tăng trƣởng cao, hợp lý và nhằm nâng
cao hiệu quả huy động vốn, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngân hàng
Đối với mỗi loại tiền gửi có chi phí sử dụng vốn khác nhau, do đó ngân hàng cần
phải có một cơ cấu hợp lý để chi phí đầu vào của ngân hàng ở mức thấp nhất, góp
phần làm hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả. Bảng số liệu dƣới đây
thể hiện cơ cấu các loại tiền gửi trong tổng vốn huy động của ngân hàng:

SVTH: Trịnh Thị Tuyết Nhung - DH8NH

19


×