Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Ảnh hưởng sử dụng phân bò ở vụ hai và khả năng cung cấp đạm lân trên đất xám bạc màu đến năng suất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ẢNH HƯỞNG SỬ DỤNG PHÂN BÒ Ở VỤ HAI VÀ
KHẢ NĂNG CUNG CẤP ĐẠM, LÂN TRÊN ĐẤT XÁM
BẠC MÀU ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA SORGHUM
(Sorghum bicolor (L.) Conrad Moench.) DÙNG LÀM
THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI Ở HUYỆN
THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG

NGUYỄN QUỐC TRINH

AN GIANG, 12/2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ẢNH HƯỞNG SỬ DỤNG PHÂN BÒ Ở VỤ HAI VÀ
KHẢ NĂNG CUNG CẤP ĐẠM, LÂN TRÊN ĐẤT XÁM
BẠC MÀU ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA SORGHUM
(Sorghum bicolor (L.) Conrad Moench.) DÙNG LÀM
THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI Ở HUYỆN
THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG


NGUYỄN QUỐC TRINH
MÃ SỐ HỌC VIÊN: CH165830

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. PGS. TS. VÕ LÂM
2. TS. BÙI THỊ DƯƠNG KHUYỀU

AN GIANG, 12/2019


CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Ảnh hưởng sử dụng phân bò ở vụ hai và khả năng cung
cấp đạm, lân trên đất xám bạc màu đến năng suất của sorghum (Sorghum bicolor (L.)
Conrad Moench.) dùng làm thức ăn gia súc nhai lại ở Thoại Sơn tỉnh An Giang”, do
học viên Nguyễn Quốc Trinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Võ Lâm và
TS. Bùi Thị Dương Khuyều. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội
đồng khoa học và Đào tạo thông qua ngày 29 tháng 12 năm 2019

Thư ký

...........................................
Phản biện 1

Phản biện 2

...........................................

...........................................

Cán bộ hướng dẫn


...........................................

...........................................

Chủ tịch Hội đồng

...........................................

i


LỜI CẢM TẠ
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy/cô
giáo, gia đình, người thân và bạn bè.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Võ Lâm và TS. Bùi Thị Dương
Khuyều đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài cũng như
hồn chỉnh luận văn.
Tơi cũng xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy/cô khoa Nông nghiệp & Tài nguyên Thiên
nhiên, Bộ mơn Khoa học cây trồng, thầy/cơ phịng thí nghiệm trường Đại học An Giang
cùng quý thầy/cô giảng viên giảng dạy tơi trong suốt khóa học vừa qua đã giúp đỡ,
đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ này.
Xin chân thành cám ơn Quý đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
An Giang, ngày 29 tháng 12 năm 2019
Người thực hiện

Nguyễn Quốc Trinh


ii


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong cơng
trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của cơng
trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
An Giang, ngày 29 tháng 12 năm 2019
Người thực hiện

Nguyễn Quốc Trinh

iii


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: Nguyễn Quốc Trinh. Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 01/01/1981.
Nơi sinh: Xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Quê quán: Xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Dân tộc: Kinh
Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu: Giáo viên Trường trung cấp
Kinh tế - Kỹ thuật An Giang
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Điện thoại di động: 0388003738 E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo: chính quy. Thời gian đào tạo: 2 năm (1999 – 2001)
Nơi học: Trường Trung Học Nông Nghiệp An Giang. Ngành học: Nông Dược
2. Đại học:

Hệ đào tạo: Khơng chính quy, thời gian đào tạo: 4,5 năm (2003 – 2008)
Nơi học: Trường Đại Học Cần Thơ. Ngành học: Trồng Trọt
Tên đồ án, luận án hoặc mơn thi tốt nghiệp: Hồn thành theo chương trình tín chỉ qui
định của trường Đại học Cần Thơ. Năm tốt nghiệp: 2008
Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Trình độ B1 Anh Văn
III. Q TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

2008 - 2012

Trường Đại học An Giang

Giảng viên

2012 - Nay

Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật An Giang

Giảng viên

An Giang, ngày 29 tháng 12 năm 2019
Người khai

Nguyễn Quốc Trinh

iv



Nguyễn Quốc Trinh, 2019. “Ảnh hưởng sử dụng phân bò ở vụ hai và khả năng cung
cấp đạm, lân trên đất xám bạc màu đến năng suất của sorghum (Sorghum bicolor (L.)
Conrad Moench.) dùng làm thức ăn gia súc nhai lại ở Thoại Sơn tỉnh An Giang” Luận
văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên
nhiên, Trường Đại học An Giang. Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Võ Lâm và TS. Bùi
Thị Dương Khuyều

ABSTRACT
The experiment was carried out in Trung Son village, Oc Eo town, Thoai Son
district, An Giang province to determine the effect of cattle manure in the second
crop of Sorghum CFSH 30, and the supplement of phosphorus and nitrogen to grey
degraded soil. The design of the experiment was a complete block design with 4
treatments and 4 replicaties. The experimental treatments were a control treatment
(ĐC) without using fertilizer, treatment 1 (NT1) applied urea at a rate of 210 kg
N/ha), treatment 2 (NT2) applied 26,25 tons/ha (equivalent to 210 kg N/ha), and
treatment 3 combined 50% cattle manure (equivalent to 105 kg N/ha) with 50% urea.
Sorghum foliage were harvested at 42, 74 and 106 days after sowing to determin
biomass yield and nutritional values. The experiment was repeated twice.Biomass
yields of sorghum at the second crop of ĐC, NT1, NT2 and NT3 were 6,30, 20,5,
10,0 and 19,3 tons/ha, and statistical difference between treatments (P = 0,01). This
result shows that biomass yield of shorghum was significantly improved at the
second crop. Biomass yield of NT1 was highest as a recommendation of breeder
company while NT2 with only cattle manure applied resulted in increasingly higher
than at first crop. More over the combination of chemical fertilizer and cattle manure
significantly improved biomass yield of shorghum at NT3 at the secondcrop. Organic
matter content were also highest at NT1 (93,1%) and statistically significant
difference between treatments (P = 0.01). Ash content were also highest at NT2
(9,96%) and statistically significant difference between treatments (P = 0.01). The

degree of Brix was also highest at NT1 (4,97%), not statistically significant
differences between treatments at NT2 and at NT2, but statistically significant
difference between treatments at NTĐC (P = 0.01). Nitrogen content of experimental
soil was not variant at the onset and after experiment (0,15 – 0,19%). Phosphorus
content was siginificantly improved through two crops from 0,06% at the first crop
to 0.08% at the second crop. This result shows that cattle manure advancing the total
phosphorus of soil, particularly with NT2 with 100% of manare applied and may can
contribute to the increase of biomass yield of sorghum at the second crop. The results
of the experiment showed that the biomass yield and nutritional contents of sorghum
CFSH 30 variety growing on grey degraded soil in Thoai Son district, An Giang
province highly replied on chemical fertilizers while the combination of chemical
fertilizers and cattle manure have considerably improved biomass yield of sorghum
CFSH 30 after second crops.

v


TĨM LƯỢC
Thí nghiệm được thực hiện tại ấp Trung Sơn, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh
An Giang nhằm xác định ảnh hưởng sử dụng phân bò ở vụ hai và khả năng cung cấp
đạm, lân trên đất xám bạc màu đến năng suất của sorghum dùng làm thức ăn gia súc
nhai lại. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên (complete
block design) với bốn nghiệm thức, bốn lần lặp lại và được thực hiện ở 2 vụ trồng.
Nghiệm thức thí nghiệm gồm: nghiệm thức đối chứng (ĐC) khơng bón phân, nghiệm
thức 1 (NT1) bón phân hóa học, nghiệm thức 2 (NT2) bón phân bị khơ lượng phân
bị được bón lót tồn bộ trước khi trồng và nghiệm thức 3 (NT3) bón 50% phân hóa
học kết hợp với 50% phân bị khơ, bón lót tồn bộ phân bị khơ. Kết quả ở 2 vụ trồng
sorghum thí nghiệm cho thấy năng suất xanh ở các nghiệm thức đối chứng (ĐC),
nghiệm thức 1 (NT1), nghiệm thức 2 (NT2) và nghiệm thức 3 (NT3) tăng lên đáng
kể lần lượt là: 6,30, 20,5, 10,0 và 19,3 tấn/ha, sự khác biệt năng suất ở các nghiệm

thức có ý nghĩa thống kê (P = 0,01). Nghiệm thức bón phân hố học (NT1) có năng
suất cao nhất và giữ ổn định gần với khuyến cáo của giống, NT2 bón phân bị khô
năng suất rất thấp; tuy nhiên, việc kết hợp phân hố học với phân bị ở NT3 gia tăng
năng suất xanh đáng kể. Vật chất hữu cơ cao nhất ở NT1 (93,1%) và khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với các nghiệm thức thí nghiệm khác (P = 0,01). Khống cao nhất
ở NT2 (9,96%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức thí nghiệm
khác (P = 0,01). Hàm lượng đạm trong đất trước và sau khi trồng sorghum có bón
phân bị khơng có biến động lớn (0,15 – 0,19%). Hàm lượng lân trong đất được cải
thiện rõ rệt qua 2 vụ trồng, lân tổng số trong đất từ 0,06 tăng lên 0,08% ở vụ 2. Kết
quả cho thấy hàm lượng lân trong đất được cải thiện rõ rệt nhờ vào lượng phân bị
bón bổ sung vào đất và đặt biệt là nghiệm thức 2 sử dụng 100 % lượng phân bị để
bón và có thể đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây sorghum trồng ở vụ 2.Kết
quả thí nghiệm cho thấy sorghum CFSH 30 trồng trên vùng đất xám bạc màu tại
Thoại Sơn An Giang ở vụ trồng thứ 2 cho năng suất và hàm lượng dưỡng chất dùng
làm thức ăn chăn nuôi ổn định hơn khi sử dụng đúng công thức phân bón hóa học.
Tuy nhiên, việc kết hợp phân hố học và phân bị khơ cho năng suất chưa cao nhưng
năng suất và dinh dưỡng được duy trì ổn định hơn các nghiệm thức khác.
Từ khóa: Sorghum, năng suất xanh, phân bị khơ, hàm lượng dinh dưỡng, đất xám
bạc màu.

vi


MỤC LỤC
Chấp nhận của hội đồng: ........................................................................................... i
Lời cảm tạ ................................................................................................................. ii
Lời cam kết: ............................................................................................................. ii
Lý lịch khoa học: ..................................................................................................... iv
ABSTRACT ............................................................................................................. v
Tóm lược ................................................................................................................. vi

Mục lục: ................................................................................................................. vii
Danh sách hình: ........................................................................................................ x
Danh sách bảng ....................................................................................................... xi
Danh sách bảng, kí hiệu, từ viết tắt ........................................................................ xii
Chương 1. GIỚI THIỆU: ...................................................................................... 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................... 1
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................ 2
Chương 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 3
2.1 SỰ HÌNH THÀNH ĐẤT: .................................................................................. 3
2.1.1 Q trình hình thành đất:................................................................................. 3
2.1.2 Q trình phong hố: ....................................................................................... 3
2.2 TỔNG QUAN PHÂN HỮU CƠ:....................................................................... 4
2.2.1 Khái niệm chất hữu cơ và phân hữu cơ: ......................................................... 4
2.2.2 Tình hình sản xuất và sử dụng phân hữu cơ: .................................................. 4
2.2.3 Những thách thức trong sử dụng phân hữu cơ: ............................................... 5
2.2.4 Giá trị sử dụng của phân hữu cơ: .................................................................... 6
2.2.5 Định hướng phát triển sản xuất và sử dụng phân hữu cơ: .............................. 9
vii


2.3 CHẤT HỮU CƠ: ............................................................................................... 9
2.3.1 Vai trò của chất hữu cơ đối với độ phì nhiêu đất: ......................................... 10
2.3.2 Vai trị và lợi ích của phân hữu cơ đối với cây trồng:................................... 10
2.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, SỬ DỤNG SORGHUM TRONG NƯỚC VÀ THẾ
GIỚI: ...................................................................................................................... 11
2.4.1 Tình hình sản xuất và sử dụng sorghum trên thế giới: .................................. 11
2.4.2 Tình hình sản xuất và sử dụng sorghum trong nước:.................................... 12
2.5 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA SORGHUM:.... 13

2.5.1 Đặc điểm sinh học: ........................................................................................ 13
2.5.2 Thành phần hóa học: ..................................................................................... 14
2.5.3 Kỹ thuật trồng: ................................................................................................. 15

2.5.4 Khả năng tái sinh:.......................................................................................... 18
2.5.5 Yêu cầu sinh thái: .......................................................................................... 18
2.6 MỘT SỐ LOẠI SORGHUM ĐƯỢC TRỒNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY: ....... 20
2.7 THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA SORGHUM ..... 21
2.7.1 Thành phần hoá học và dinh dưỡng: ............................................................. 21
2.7.2 Giá trị sử dụng: .............................................................................................. 22
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .................................................... 24
3.1 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU:................................ 24
3.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm:................................................................. 24
3.1.2 Vật liệu: ......................................................................................................... 25
3.2 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM: ................................................................................... 26
3.3 CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SĨC ................................................................... 26
3.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU:........................................................ 27
3.5 PHÂN TÍCH HÓA HỌC: ................................................................................ 29

viii


Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 30
4.1 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA ĐẤT VÀ PHÂN BỊ THÍ NGHIỆM: 30
4.2 ĐẶC TÍNH NƠNG HỌC CỦA CÂY SORGHUM TRONG THỜI GIAN THÍ
NGHIỆM: ............................................................................................................... 38
4.3 NĂNG SUẤT CỦA SORGHUM THÍ NGHIỆM: .......................................... 44
4.4 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA SORGHUM THÍ NGHIỆM: ........................ 51
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: .......................................................... 61
5.1. KẾT LUẬN: .................................................................................................... 61

5.2. KIẾN NGHỊ: ................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO: .................................................................................. 62
PHỤ LỤC: ............................................................................................................. 65

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Đặc điểm hình thái cây Sorghum .................................................................. 14
Hình 3.1 Địa điểm bố trí thí nghiệm ............................................................................ 24
Hình 3.2 Đất bố trí thí nghiệm Trung Sơn, TT. Óc Eo, Thoại Sơn, An Giang............ 25
Hình 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm.................................................................................. 26
Hình 4.1 pH đất trước và sau khi trồng sorghum ......................................................... 32
Hình 4.2 Chỉ số EC của đất trước và sau khi trồng sorghum (mS/cm)........................ 33
Hình 4.3 Hàm lượng % Cacbon của đất trước và sau khi trồng sorghum ................... 34
Hình 4.4 Hàm lượng lân của đất trước và sau khi trồng sorghum thí nghiệm (%) ...... 35
Hình 4.5 Hàm lượng đạm của đất trước và sau khi trồng sorghum thí nghiệm (%) .... 36
Hình 4.6 Hàm lượng C/N của đất trước và sau khi trồng sorghum thí nghiệm ........... 37
Hình 4.7 Chiều cao cây sorghum thí nghiệm trồng ở vụ 1 và vụ 2 (cm) ..................... 40
Hình 4.8 Chiều cao cây sorghum thí nghiệm trồng ở vụ 1 và vụ 2 (cm) ..................... 42
Hình 4.9 Chiều dài lá sorghum thí nghiệm trồng ở vụ 1 và vụ 2 (cm) ........................ 43
Hình 4.10 Chiều rộng lá cây sorghum trồng ở vụ 1 và vụ 2 (cm) ............................... 44
Hình 4.11 Năng suất sinh khối tươi sorghum trồng ở vụ 1 và vụ 2 (tấn/ha) ............... 47
Hình 4.12 Năng suất sinh khối khô sorghum ở vụ 1 và vụ 2 (tấn/ha) ......................... 48
Hình 4.13 Năng suất đạm sorghum trồng ở vụ 1 và vụ 2 (tấn/ha) ............................... 49
Hình 4.14 Năng suất xơ sorghum trồng ở vụ 1 và vụ 2 (tấn/ha) .................................. 50
Hình 4.15 Năng suất vật chất hữu cơ sorghum ở vụ 1 và vụ 2 (tấn/ha) ...................... 51
Hình 4.16 Phần trăm vật chất khơ cây sorghum trồng ở vụ 1 và vụ 2 (%) .................. 54
Hình 4.17 Phần trăm đạm thô trong cây sorghum trồng ở vụ 1 và vụ 2 ...................... 55
Hình 4.18 Hàm lượng xơ thơ trong cây sorghum thí nghiệm ở vụ 1 và vụ 2 (%) ....... 56

Hình 4.19 Phần trăm vật chất hữu cơ trong cây sorghum trồng ở vụ 1 và vụ 2 .......... 57
Hình 4.20 Phần trăm khống trong cây sorghum trồng ở vụ 1 và vụ 2 (%) ................ 58
Hình 4.21 Độ brix trong cây sorghum trồng ở vụ 1 và vụ 2 (%) ................................. 59

x


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Hàm lượng tiêu chuẩn các nguyên tố dinh dưỡng trong nguyên liệu hữu cơ
(theo IPNI)...................................................................................................................... 7
Bảng 2.2 Quan hệ hữu cơ - vô cơ trong dinh dưỡng lúa ................................................ 8
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất và sử dụng sorghum trên thế giới .................................. 11
Bảng 2.4 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các giống cỏ ................................ 14

Bảng 4.1 Kết quả phân tích đất thí nghiệm trước khi trồng sorghum .......................... 30
Bảng 4.2 Kết quả phân tích đất thí nghiệm trồng sorghum ........................................ 31
Bảng 4.3 Hàm lượng dinh dưỡng của phân bị trong thí nghiệm (TB+SD, n=3). ....... 38
Bảng 4.4 Đặc tính nơng học của sorghum trong thời gian thí nghiệm vụ 1 (cm) ........ 39
Bảng 4.5 Đặc tính nơng học của sorghum trong thời gian thí nghiệm vụ 2 (cm) ........ 39
Bảng 4.6 Năng suất sorghum trong thí nghiệm vụ 1 (kg/ha) ....................................... 45
Bảng 4.7 Năng suất sorghum trong thí nghiệm vụ 2 (kg/ha) ....................................... 45
Bảng 4.8 Giá trị dinh dưỡng của sorghum trong thí nghiệm vụ 1 (%VCK) ................ 52
Bảng 4.9 Giá trị dinh dưỡng của sorghum trong thí nghiệm vụ 2 (%VCK) ................ 53

xi


DANH SÁCH KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
% C:

% CHC:
% N:
% P2O5:
AOAC:
C/N:
CF (Crude fibre):
CP:
cs:
ĐBSCL:
K:
KHT:
P:
SD (Standard deviation):
SE (Standard erros):
TB:
VCK:
ĐC:
NT1:
NT2:
NT3:

Phần trăm carbon
Phần trăm chất hữu cơ
Phần trăm đạm
Phần trăm lân
Association of Official Analytical Chemists
Carbon/nitrogen
Xơ thô
Đạm thô
Cộng sự

Đồng bằng sông Cửu Long
Kali trao đổi
Khô hồn tồn
Xác suất
Độ lệch chuẩn
Sai số chuẩn
Trung bình
Vật chất khơ
Đối chứng
Nghiệm thức 1
Nghiệm thức 2
Nghiệm thức 3

xii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiện trạng canh tác, sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện
nay là thâm canh năng suất cao, sử dụng nhiều phân bón và chất hố học…làm đất bị
bạc màu, suy thối, giảm tính chất lý, hố đất, mơi trường bị ơ nhiễm. Vì vậy, lựa chọn
sản xuất hữu cơ, với cải tạo và duy trì độ màu của đất đã tạo ra hướng canh tác bền
vững và thân thiện mơi trường.
An Giang hiện đang có diện tích đất màu ở vùng triền không thể canh tác cây trồng có
giá trị và năng suất cao do là vùng đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng. Trong đó, Thoại
Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên 458,69 km2, đất thuộc 2 nhóm đất phù sa và đất đồi
núi (đất xám bạc màu), trong đó nhóm đất xám bạc màu chiếm 4% diện tích tự nhiên,
được phân bố chủ yếu ở 2 thị trấn Ĩc Eo và Núi Sập. Ngồi ra, là một trong những

huyện có số lượng đàn bị khá lớn trong tỉnh An Giang. Trong đó, Thị trấn Ĩc Eo có
3.000 con được ni tại các nơng hộ (Trạm Thú y huyện Thoại Sơn, 2017). Trong thực
tế, nguồn thức ăn xanh trong tự nhiên ngày càng khan hiếm, diện tích cỏ tự nhiên có thể
thu cắt được giảm đáng kể, đặc biệt trong mùa nắng. Vì vậy, để giúp gia tăng số lượng
đàn bò, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường thì việc chuyển đổi từ cắt cỏ tự
nhiên sang chủ động trồng cỏ là một nhu cầu cần thiết. Đất xám bạc màu, nghèo dinh
dưỡng chiếm 4% gây khó khăn trong canh tác cây trồng nên có thể cải tạo với phân bón
hữu cơ có sẵn để trồng cây thức ăn gia súc, do chăn ni bị phổ biến.
Sorghum với các đặc tính là loại cây dễ trồng, chịu hạn, chịu úng rất tốt, sinh trưởng
mạnh, thu hoạch nhiều lần cho 1 lần gieo trồng, cho năng suất thân lá khá cao, chi phí
đầu tư thấp. Do đó, cây sorghum có thể là lựa chọn tiềm năng để trồng làm thức ăn
xanh cho gia súc ở những khu vực đất triền với việc sử dụng phân hữu cơ có sẵn trong
nơng hộ để tăng độ màu và duy trì dinh dưỡng đất.
Xuất phát từ thực tiễn trên đề tài: “Ảnh hưởng sử dụng phân bò ở vụ hai và khả năng
cung cấp đạm, lân trên đất xám bạc màu đến năng suất của sorghum (Sorghum
bicolor (L.) Conrad Moench.) dùng làm thức ăn gia súc nhai lại ở Thoại Sơn tỉnh
An Giang” là cần thiết.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Ảnh hưởng sử dụng phân bị khơ ở vụ hai đến năng suất cây sorghum trồng ở vùng
đất xám bạc màu dùng làm thức ăn cho gia súc nhai lại.
- Đánh giá khả năng cung cấp đạm, lân của phân bò trên đất xám bạc màu đến năng
suất sorghum dùng làm thức ăn cho gia súc nhai lại.

1


1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Cây Sorghum lai giống CFSH 30 trồng trên vùng đất xám bạc

màu và phân bị khơ từ các nơng hộ chăn nuôi nhỏ tại địa phương.
Phạm vi nghiên cứu: Thí nghiệm được thực hiện tại thị trấn Ĩc Eo, huyện Thoại Sơn,
tỉnh An Giang.
1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

- Về mặt khoa học: Xác định năng suất xanh, khô và giá trị dinh dưỡng của sorghum
lai trồng hai chu kỳ (3 lần thu hoạch/chu kỳ) dưới ảnh hưởng của các loại phân bị khơ
và phân bón hóa học là cơ sở quan trọng để đưa cải tạo vùng đất triền bạc màu bằng
cách đưa cây trồng làm thức ăn gia súc nhai lại vào hệ thống chăn ni bị nơng hộ
nhằm chủ động nguồn thức ăn xanh để phát triển chăn ni bị.
- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu này được thực hiện trên giống sorghum lai (hay
Sorghum ngọt) dùng làm thức ăn gia súc nhai lại và được trồng trên nền đất xám bạc
màu. Nơi không thể phát triển các loại cây trồng năng suất cao và có giá trị khác. Kết
quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học ban đầu để so sánh giá trị của loại cây dùng làm
thức ăn gia súc này so với giá trị các loại cây trồng phổ biến khác trên một diện tích đất
trồng trọt trong tương lai nhằm hướng đến mục tiêu chuyển đổi cây trồng ở địa phương.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 SỰ HÌNH THÀNH ĐẤT
Sự hình thành đất là những quá trình biến đổi phức tạp của vật chất diễn ra ở lớp ngoài
cùng của vỏ Trái Ðất do sự tác động của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo.
Sự tác động của các yếu tố làm cho khoáng vật và đá bị phá huỷ tạo thành mẫu chất.
Sinh vật tác động lên mẫu chất làm cho mẫu chất được tích luỹ chất hữu cơ, dần dần
biến đổi tạo nên thể vật chất gọi là đất.
2.1.1 Q trình phong hố
Dưới sự tác động của nước, các chất khí như O2, CO2... và nguồn năng lượng bức xạ

mặt trời, các khoáng vật và đá lộ ra ở phía ngồi cùng của vỏ Trái Ðất bị phá huỷ. Q
trình phá huỷ khống vật và đá được gọi là q trình phong hố. Có 3 loại phong hoá đá
và khoáng vật là phong hoá vật lý, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học.
Sự phân chia các loại phong hố chỉ là tương đối vì trong thực tế các yếu tố ngoại cảnh
đồng thời tác động lên đá và khoáng vật, do vậy 3 loại phong hố đồng thời cùng diễn
ra. Các q trình phong hoá liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau, tuỳ điều kiện cụ thể
mà một trong 3 quá trình xảy ra mạnh hơn: Phong hoá vật lý, hoá học, sinh học.
2.1.2. Quá trình hình thành đất
Năm 1883, nhà bác học người Nga V.V.Docuchaev cho rằng đất được hình thành do sự
tác động tổng hợp của 5 yếu tố: Ðá mẹ và mẫu chất, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời
gian. Sự tác động của các yếu tố trên quyết định và chi phối các quá trình hình thành và
biến đổi diễn ra trong đất để hình thành nên các loại đất khác nhau.
Những quan điểm của V.V. Docuchaev được coi là học thuyết về phát sinh đất. Sau
V.V. Docuchaev, các nhà thổ nhưỡng học bổ sung thêm một yếu tố nữa là sự tác động
của con người trong sự hình thành đất.
Ðá mẹ là cơ sở vật chất ban đầu và cũng là cơ sở vật chất chủ yếu trong sự hình thành
đất. Các loại đá mẹ khác nhau có thành phần khống vật và hố học khác nhau, do vậy
trên các loại đá mẹ khác nhau hình thành nên các loại đất khác nhau

3


2.2 TỔNG QUAN VỀ PHÂN HỮU CƠ
2.2.1 Khái niệm chất hữu cơ và phân hữu cơ
Chất hữu cơ là một thành phần cơ bản kết hợp với các sản phẩm phong phú từ đá mẹ để
tạo thành đất. Chất hữu cơ là một đặc trưng để phân biệt đất với đá mẹ và là nguồn
nguyên liệu để tạo nên độ phì của đất, số lượng và tính chất của phân hữu cơ quyết định
nhiều đến tính chất hóa, lý và sinh học của đất (Nguyễn Thế Đặng & Nguyễn Thế
Hùng, 1999).
Phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ

như các phụ phẩm từ thực vật, rơm rạ, phân gia súc, gia cầm, phân rác và phân xanh…
Phân hữu cơ được đánh giá chủ yếu dựa vào hàm lượng chất hữu cơ (%) hoặc chất mùn
có trong phân. Mặc dù nền cơng nghiệp hóa trên thế giới ngày càng phát triển, phân
hữu cơ vẫn là nguồn phân q, nó khơng những làm tăng năng suất cây trồng mà cịn có
khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và nâng cao độ phì đất (Ngơ Ngọc
Hưng và cs, 2004). Mặt khác, phân hữu cơ là các loại chất hữu cơ mà sau khi vùi vào
đất được phân hủy và cung cấp dinh dưỡng cho cây, là nguồn phân quý không những
làm tăng năng suất cây trồng mà cịn có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học,
cải tạo và nâng cao độ phì của đất (Vũ Hữu Yêm, 1995) hay phân hữu cơ được coi như
những chất tươi có nguồn gốc từ động vật hay thực vật được vùi trực tiếp vào đất hoặc
ủ thành phân bón vào đất nhằm làm tăng năng suất cây trồng và làm tăng độ phì của đất
(Lê Văn Khoa và cs, 1996).
2.2.2 Tình hình sản xuất và sử dụng phân hữu cơ
Phân hữu cơ dùng trong trong nông nghiệp, hình thành từ phân động vật, xác bả thực
vật, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Phân bón giúp tăng thêm
độ màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ và chất mùn.
Tuy nhiên, từ khi nền cơng nghiệp sản xuất phân khống vơ cơ phát triển, thì nền sản
xuất nơng nghiệp trên thế giới bước sang một thời kỳ mới với các loại phân vô cơ lấn át
và chiếm lĩnh vị trí phân hữu cơ trong chế độ cung cấp dinh dưỡng cho hầu hết các
loại cây trồng. Lý do rất đơn giản là với nồng độ dinh dưỡng của phân vô cơ rất cao so
với phân hữu cơ, nên chỉ cần bón một lượng ít người ta đã thấy có tác dụng đến sinh
trưởng và phát triển của cây trồng và năng suất tăng rõ rệt. Mục tiêu sản xuất nông
nghiệp của những năm cuối thế kỷ 20 của nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển
là tạo nhiều sản phẩm thông qua năng suất cây trồng. Nhiều quốc gia không cần quan
tâm đến vấn đề chất lượng nơng sản, bảo vệ độ phì đất, bảo vệ môi trường tự nhiên,
những vấn đề quan trọng đối với cuộc sống con người mà nền nông nghiệp vơ cơ
khơng thể đáp ứng được, thậm chí cịn là nguyên nhân gây tác hại (đất trồng ngày càng
chua, bạc màu hóa, chai cứng, chứa nhiều chất độc hại, sinh vật đất bị tổn thương, bị

4



tiêu diệt, nước trong đất bị ơ nhiễm vì phân vô cơ và thuốc diệt sâu bệnh, cây trồng
nhiễm sâu bệnh nặng, chất lượng nông sản kém, nhiễm độc tố, không ngon...).
Nông nghiệp Việt Nam từ năm 1960 đến nay cũng bị ảnh hưởng sâu sắc của hiện
tượng vô cơ hóa sản xuất cây trồng, đặc biệt là việc sử dụng phân đạm vô cơ với liều
lượng ngày càng cao, nhiều nơi khơng cịn sử dụng bón phân hữu cơ nữa. Chính vì
vậy, sản xuất nơng nghiệp nước ta đang phải đối mặt với những vấn đề khó khăn như:
Chất lượng nông sản ngày càng giảm sút, nhiều loại nông sản không đảm bảo tiêu
chuẩn xuất khẩu, nhiều loại rau quả bị dư thừa nitrat, gây độc và không bảo quản
chế biến được. Giá các loại phân vô cơ, nhất là phân đạm ngày càng tăng, nông dân đầu
tư trồng cây, song khơng có thị trường tiêu thụ hoặc giá bán rẻ, họ phải chặt phá cây
trồng hoặc bỏ hóa vụ trồng trọt, khơng có thu nhập, đời sống khó khăn (Lê Văn Khoa
và cs, 1996).
Đất trồng khơng có phân hữu cơ ngày càng bị bạc màu hóa, khơ cằn, ảnh hưởng
trực tiếp đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
2.2.3 Những thách thức trong sử dụng phân hữu cơ
 Phân hữu cơ địi hỏi bón với khối lượng lớn, có tác dụng chậm đối với cây
trồng:
Phân hữu cơ là các loại chất thải của động vật, người và phế thải cây trồng, khối lượng
lớn, vận chuyển cồng kềnh, tốn kém nhân lực. Các chất thải tươi và khi phân giải
thường bốc mùi hôi thối, bẩn, chứa nhiều vi trùng mầm bệnh. Hàm lượng dinh dưỡng
tính theo trọng lượng phân thấp nên phải sử dụng lượng phân lớn gấp bội so với phân
vô cơ sản xuất công nghiệp. Tác dụng của phân hữu cơ cho cây trồng chậm hơn nhiều
so với bón phân vơ cơ. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp hiện đại ngày nay, nông
dân thường ngại dùng phân hữu cơ, nhất là dạng phân tươi.
- Muốn sử dụng phân hữu cơ hiệu quả và thuận lợi phải tiến hành xử lý (ủ) phân:
Để có thể sử dụng được phân hữu cơ trong thời đại sản xuất nông nghiệp hiện đại ngày
nay, phải áp dụng công nghệ xử lý các loại phân hữu cơ tươi thành sản phẩm phân hữu
cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và đảm bảo vệ sinh mơi trường sản

xuất. Như vậy, người nơng dân phải có nhận thức và có kỹ thuật xử lý phân hữu cơ
tươi trước khi dùng. Vấn đề này là một thách thức và hạn chế đối với thói quen thích
dùng phân vô cơ và ngại phân hữu cơ của phần đông nông dân Việt Nam ngày nay
(Đào Châu Thu, 2005)
+ Phân hữu cơ, đặc biệt là phân được chế biến từ cơng nghệ ủ phân, khi bón vào đất sẽ
làm tăng độ phì đất do tăng hàm lượng chất hữu cơ, cải thiện cấu trúc đất, tăng và duy
trì độ ẩm đất, tạo môi trường sống thuận lợi cho hệ vi sinh vật đất. Giúp cây trồng sinh
trưởng và phát triển tốt: đất tơi xốp, ẩm, nhiều chất dinh dưỡng, dễ tiêu, khơng có kim
loại nặng, chất lượng nơng sản tốt, ngon hơn khi chỉ bón tồn phân vơ cơ.

5


+ Sử dụng phân hữu cơ đã ủ đảm bảo vệ sinh an toàn cho cây trồng và người trồng
cũng như người sử dụng nơng sản. Phân khơng cịn mùi hôi thối, sạch trứng giun và vi
khuẩn gây bệnh.
+ Quy trình ủ phân hữu cơ nói chung đơn giản, người nông dân được hướng dẫn sẽ tự
làm được, rẻ tiền, vận chuyển và bón phân dễ dàng. Để tăng tốc độ ủ phân và chất
lượng phân ủ, cần áp dụng cơng nghệ ủ bán hiếu khí với chế phẩm vi sinh vật.
+ Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ rác thải hữu cơ, phế thải nông nghiệp và phân bắc
có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ đối với đất và cây trồng, mà cịn đối với mơi trường
sống của cộng đồng: giảm thiểu diện tích chơn lấp rác thải sinh hoạt, giảm thiểu việc
đốt phế thải nông nghiệp trên đồng ruộng, góp phần tạo nên mơi trường sống sạch,
đẹp, an tồn và khơng bị ơ nhiễm (Đào Châu Thu, 2005)
Ngồi những ưu điểm thì phân hữu cơ cũng có những hạn chế như hàm lượng chất dinh
dưỡng thấp nên phải bón lượng lớn, địi hỏi chi phí lớn để vận chuyển và nếu khơng ủ
kỹ có thể mang đến một số mầm bệnh, hay kim loại nặng cho cây trồng, nhất là khi sử
dụng từ một số loại chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Các vi sinh vật gây hại có trong
phân bón gồm: E. coli, Salmonella, Coliform là những tác nhân gây bệnh đường ruột
nguy hiểm hoặc ô nhiễm do có chứa các kim loại nặng hoặc vi sinh vật gây hại vượt

quá mức quy định.
2.2.4 Giá trị sử dụng của phân hữu cơ
Phân hữu cơ nói chung có ưu điểm là chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung
và vi lượng mà không một loại phân khống nào có được. Ngồi ra, phân hữu cơ cung
cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế
mất nước trong quá trình bốc hơi từ mặt đất, chống được hạn, chống xói mịn.
Vào những năm của thập kỷ 60 thế kỷ 20 do nguồn phân khống có hạn nên sử dụng
phân chuồng bình quân hơn 6,00 tấn/ha/vụ. Trong giai đoạn 15 năm (1980 - 1995) việc
sản xuất và sử dụng phân hữu cơ có giảm sút, nhưng từ năm 1995 lại đây do yêu cầu
thâm canh, do sự khuyến khích sản xuất, sử dụng phân hữu cơ được phục hồi, nên số
lượng phân hữu cơ được sản xuất, sử dụng đã tăng lên đáng kể. Kết quả điều tra của
Viện Thổ nhưỡng Nơng hố ở một số vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung
bộ cho thấy bình qn mỗi vụ cây trồng bón khoảng 8,00 – 9,00 tấn/ha/vụ. Ước tính
tồn quốc sản xuất, sử dụng khoảng 65,0 triệu tấn phân hữu cơ/năm (Võ Thị Gương và
ctv, 2004).
Bảng 2.1 Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong nguyên liệu hữu cơ
Chất hữu cơ

Nước
(%)

6

% chất tươi
C

N

P


K

Ca


Phân bắc (Human feces)
Phân đại gia súc(Cattle feces)
Phân heo (Pig feces)
Phân tươi của đại gia súc (Fresh cattle manure)
Phân của đại gia súc đã ủ (Composted cattle manure)
Phân heo (Pig manure)
Phân gia cầm (Poultry manure)
Phân rác thải ủ ngấu (Garbage compost)
Bùn từ nước thải(Sewage sludge)
Chất thải của mía đường sau khi lọc đóng thành bánh
(Sugarcane filter cake)
Bánh hạt thầu dầu (Castor bean cake)

--60,0
35,0
80,0
55,0
40,0
50,0
75,0
80,0
10,0

--1,00
0,20

0,30
8,000,30
0,10
0,10
10,0
0,50
0,20
0,40
30,0- 0,40-0,60 0,10-0,20 0,40-0,60
35,0
1,50
1,20
2,10
5,0,-10,0 0,70-1,00 0,20-0,30 0,50-0,70
15,0
1,40-1,60 0,50-0,80 0,70-0,80
16,0
0,60
0,20
0,30
17,0
1,60
0,80
0,20
8,00
0,30
0,20
0,10
45,00


4,50

0,70

1,10

--0,20
0,40
2,00
1,20
2,30
1,10
1,60
0,50
1,80

+ Kg chất dinh dưỡng trên 1 tấn hữu cơ tươi = % hàm lượng dinh dưỡng x 10;
+ Ngoài các nguyên tố đa lượng N, P, K trong phân chuồng có các chứa các nguyên tố vi
lượng. Trong 10 tấn phân chuồng cịn có chứa: Bo: 50,0-200 g, Mn: 500-2.000 g, Co: 2,0010,0 g, Cu: 50,0-150 g, Zn: 200-1.000 g, Mo: 5,00-25,0 g.
Nguồn: Đỗ Ánh, 2002

Bón phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng. Kết quả nghiên cứu của các Viện,
Trường, cũng như kết quả điều tra kinh nghiệm của các hộ nông dân cho thấy, năng
suất cây trồng và hiệu quả kinh tế cao, ổn định ở những nơi có bón tỷ lệ N hữu cơ và N
vơ cơ cân đối với tỷ lệ N tính từ hữu cơ chiếm khoảng 25,0 – 30,0% tổng nhu cầu của
cây trồng. Ước tính do bón phân hữu cơ năng suất cây trồng đã tăng được 10,0 – 20,0%
do phân hữu cơ có chứa các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng.
Kết quả nghiên cứu và điều tra cho thấy nếu bón 10,0 tấn phân chuồng/ha có thể giảm
bớt được 40,0 – 50,0% lượng phân kali cần bón.
Hiệu quả sử dụng phân hữu cơ đối với một số cây trồng chính như sau: Bón phân

chuồng làm tăng đáng kể hiệu suất sử dụng phân đạm. Năng suất lúa đạt cao nhất khi tỷ
lệ đạm hữu cơ trong tổng lượng đạm bón khoảng 30,0 – 40,0% (bón 10,0 tấn phân
chuồng/ha thường cho khoảng 30,0 – 35,0 kg N tương đương 65,0 – 75,0 kg urea). Cân
đối hữu cơ - vô cơ không chỉ làm tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng mà ngược lại
phân khoáng cũng làm tăng hiệu lực phân chuồng. Trên nền có bón phân khoáng, hiệu
lực 1 tấn phân chuồng đạt 53,0 – 89,0 kg lúa, khi khơng có phân khống chỉ đạt 32,0 –
52,0 kg (bảng 2.2).

Bảng 2.2 Quan hệ hữu cơ - vơ cơ trong dinh dưỡng lúa
Đất
Phù sa

Nền phân bón
Khơng bón phân khoáng

7

Hiệu quả
(kg lúa/tấn phân chuồng)
52,0


Bạc màu

Có bón phân khống

89,0

Khơng bón phân khống
Có bón phân khống


32,0
53,0

Nguồn: Đỗ Ánh, 2002

Với bắp, nếu chỉ bón phân chuồng thì hiệu quả đạt 30,0 kg bắp hạt/tấn phân chuồng,
cịn nếu kết hợp với phân đạm khống thì hiệu suất tăng lên 126 kg bắp hạt/tấn phân
chuồng. Còn với sắn, cho dù phân hữu cơ có hiệu lực rất cao, nhưng trong thực tiễn khó
có thể bón phân hữu cơ cho loại cây trồng này. Hiệu suất 1 tấn phân hữu cơ có thể đạt
500 -800 kg sắn củ. Phân hữu cơ cũng có hiệu lực tương tự với khoai lang, làm tăng
năng suất 29,0 -34,0 tạ/ha khi bón phân chuồng và 22,0 – 23,0 tạ/ha khi bón rơm rạ.
Bón phân hữu cơ còn làm giảm hiệu lực của phân kali khống, nhất là với loại phân có
khả năng giải phóng kali dễ dàng như phân chuồng. Điều này có nghĩa nếu bón phân
chuồng thì có thể giảm liều lượng phân kali khống. Đối với đậu tương bón 5,00 – 6,00
tấn phân chuồng/ha trên đất phù sa và 8,00-10,0 tấn/ha trên đất bạc màu, đất cát ven
biển, đất feralit trên nền phù sa cổ, ngồi phân bón vơ cơ. Cà phê là loại cây được trồng
chủ yếu trên đất đồi dốc nên cân đối vô cơ - hữu cơ càng quan trọng, nhất là khi trồng
mới cần bón mỗi hố 15,0 – 20,0 kg phân chuồng hoai mục.
Trong trường hợp thiếu phân chuồng, có thể thay thế 50% bằng phân xanh (các nguồn
thân lá cây họ đậu). Sau này, khi đã vào giai đoạn kinh doanh, nếu điều kiện cho phép
vẫn nên bón phân chuồng hoặc phân xanh cho cà phê với chu kỳ 2 năm 1 lần. Phân hữu
cơ làm tăng hệ số sử dụng đạm, do vậy giảm lượng đạm tiêu tốn để tạo ra một đơn vị
sản phẩm và tăng hiệu suất phân đạm từ 3.00 – 4,00 kg quả tươi/kg urea.
Khơng ai có thể phủ định chất hữu cơ đất quyết định tính ổn định độ phì nhiêu đất. Mất
chất hữu cơ, đất mất khả năng canh tác và nếu muốn canh tác phải có đầu tư lớn. Bón
chất hữu cơ sẽ cải thiện được các tính chất vật lý đất, hóa học và sinh học của đất; đồng
thời hạn chế mức độ độc hại của một số nguyên tố như: nhôm (Al), sắt (Fe); giảm bớt
sự cố định lân trong đất dưới tác dụng kết hợp Al 3+, Fe 3+ dưới dạng phức chất; nâng
cao sự hồ tan lân ở dạng phốt phát sắt hố trị ba dưới tác dụng khử oxy.

Bón phân hữu cơ có tác dụng làm giảm rửa trơi, giảm bốc hơi của phân đạm bón vào.
Do đó, hiệu quả sử dụng của phân đạm vô cơ tăng lên, hiệu suất sử dụng phân đạm của
lúa có thể tăng lên 30,0 – 40,0% trên nền bón phân hữu cơ so với nền khơng bón.
Từ những tác dụng tổng hợp của phân hữu cơ đã nêu ở trên, bón phân hữu cơ góp phần
cải thiện được chất lượng nông sản, nhất là với những cây rau, hoa quả, lúa đặc sản, ...
như giảm hàm lượng nitrat, tăng hàm lượng vitamin, các hợp chất tạo hương, vị, v.v…
Hiện nay, trên thị trường có tất cả 9.001 loại phân bón có trong danh mục phân bón,
trong đó có 2.408 loại phân hữu cơ chế biến, gồm: phân hữu cơ khoáng (997 loại), phân

8


hữu cơ + hữu cơ sinh học (737 loại), phân hữu cơ vi sinh (535 loại) và phân vi sinh vật
(139 loại). Về quản lý, việc cấp giấy phép kinh doanh, điều kiện và kỹ thuật sản xuất
phân bón, cơ sở hạ tầng, thiết bị, máy móc, phịng thí nghiệm, phòng cấy vi sinh,
v.v…của nhiều doanh nghiệp sản xuất còn chưa đồng bộ. Việc phối trộn tỷ lệ phân
khống cịn mang tính thủ cơng (đong bằng tay hoặc xúc bằng xẻng) nên ảnh hưởng
đến chất lượng phân bón. Về quản lý kinh doanh và lưu thông trên thị trường, trên thực
tế chất lượng phân bón trong lưu thơng chưa được chú ý. Việc sử dụng phân bón cũng
chủ yếu dựa trên khuyến cáo của cơ sở sản xuất phân bón. Các cơ quan nhà nước như:
khuyến nơng, v.v…chưa có chỉ đạo cụ thể (Đỗ Ánh, 2002).
2.2.5 Định hướng phát triển sản xuất và sử dụng phân hữu cơ
Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 chỉ rõ, đến năm
2020 đạt hơn 41,0 triệu tấn lúa, 1,10 triệu tấn cà phê; chè búp tươi 1,00 triệu tấn, cây ăn
quả 12 triệu tấn, rau 18 triệu tấn; ngô 7,20 triệu tấn, đậu tương 1,10 triệu tấn. Như vậy
nếu sản lượng các nơng sản hàng hóa trên đạt được cũng sẽ để lại một lượng rất lớn phế
phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, thân, lá, v.v…) (Đỗ Ánh, 2002).
Với đàn heo khoảng 35,0 triệu con năm 2020; đàn gà có khoảng hơn 306 triệu con năm
2020; đàn trâu đạt gần 3 triệu con và đàn bò gần 13,0 triệu sẽ cho 200-210 triệu tấn
phân chuồng (Gia súc nhốt chuồng mỗi năm thải ra một lượng phân (kể cả chất độn):

Trâu, bò: 8,00- 9,00 tấn; heo: 1,80 – 2,00 tấn; dê, cừu: 0,80 – 0,90 tấn; ngựa: 6,00 –
7,00 tấn). Đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng đã và đang góp phần làm tăng năng suất
cây trồng cũng như ổn định độ phì nhiêu của đất (Đỗ Ánh, 2002).
2.3 CHẤT HỮU CƠ

Chất hữu cơ trong đất là chất được hình thành do sự phân huỷ xác thực vật như thân, lá,
rễ, v.v..., cơ thể vi sinh vật (VSV) và động vật đất. VSV phân giải chất hữu cơ tạo ra
nhóm chất mùn không đặc trưng, chiếm 10,0 – 20,0% tổng số, gồm các hợp chất các
bon, hidrocacbon, axit hữu cơ, rượu, este, andehit, nhựa,... cung cấp thức ăn cho thực
vật; kích thích, ức chế tăng trưởng; cung cấp kháng sinh và vitamin.
Trong hàng chục năm qua, chất hữu cơ và sự bền vững của tàì nguyên đất rất được quan
tâm trong hệ thống nông nghiệp thâm canh. Chất hữu cơ trong đất được nhận ra là đóng
vai trị quan trọng trong sự bền vững này. Sự bền vững trong sản xuất nông nghiệp và
bảo vệ nguồn tài nguyên, sự bảo tồn đa dạng sinh học là yếu tố quan trọng đối với các
nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách (Võ Thị Gương, 2010).
2.3.1 Vai trị của chất hữu cơ đối với độ phì nhiêu đất
Tác dụng ổn định cấu trúc đất phụ thuộc vào bản chất hữu cơ và mức độ mùn hóa, mùn
tăng khả năng kết dính các hạt đất để tạo thành đồn lạp và làm giảm khả năng thấm
ướt làm cho kết cấu được bền trong nước (Đỗ Thị Thanh Ren, 1998).

9


Theo Nguyễn Mỹ Hoa (2004) hàm lượng chất hữu cơ có tương quan với sa cấu đất, ở
đất phù sa có sa cấu sét nặng tại Đồng bằng sơng Cửu Long thì carbon hữu cơ dao động
từ 1,36 đến 5,47% trong khi đó đất cát chỉ có hàm lượng carbon hữu cơ rất thấp là
0,28%.
Theo Ngô Ngọc Hưng và cs (2004) cho rằng phân hữu cơ cung cấp carbon cho sự
quang tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp các chất hữu cơ làm tăng khả năng đệm các chất
dinh dưỡng chủ yếu là N, P, K và S. Vì thế nó làm tăng hiệu quả của phân hóa học bón

vào đất. Bên cạnh đó, trong q trình phân giải chất hữu cơ đã hình thành các phức hữu
cơ, vơ cơ cũng có thể làm giảm khả năng di động của một số nguyên tố khoáng làm hạn
chế khả năng đồng hóa kim loại nặng của cây, ngăn chặn sự rửa trơi (Đỗ Thị Thanh
Ren, 1999). Ngồi ra, chất hữu cơ cịn có khả năng hấp thu Al, Fe, hấp thu hóa chất bảo
vệ thực vật và các hợp chất hóa hữu cơ trong đất (Dương Minh Viễn, 2003).
Theo Phạm Tiến Hoàng và cs (1999) trong điều kiện nhiệt đới ẩm nước ta tốc độ
khoáng hoá hữu cơ trong đất rất cao, nếu khơng có biện pháp bổ sung chất hữu cơ thì
độ phì nhiêu đất sẽ sụt giảm rất nhanh. Phân hữu cơ không chỉ trực tiếp cung cấp dinh
dưỡng cho cây trồng mà cịn có tác dụng quyết định cải thiện các tính chất lý, hố, sinh
của đất, có tác dụng điều hoà dinh dưỡng trong cơ chế tăng hấp thụ của đất bằng việc
tăng chất và lượng các hợp chất hữu cơ khoáng trong đất, tạo cho đất có khả năng giữ
chất dinh dưỡng, hạn chế sự mất dinh dưỡng do rửa trơi và bốc hơi.
2.3.2 Vai trị và lợi ích của phân hữu cơ đối với cây trồng
Chất hữu cơ không chỉ là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng do mùn bị phân
hủy và hòa tan các chất vô cơ trong đất (Nguyễn Bảo Vệ, 1996) mà cịn có tính chất bền
vững đến tiềm năng, năng suất cao nhất cho phép của đất nhờ con đường khống hóa và
con đường cải tạo lý, hóa đất (Wolfgangn Flaig, 1984).
Bón kết hợp giữa phân hóa học và phân hữu cơ sẽ có tác dụng tăng năng suất cây trồng.
Phân hữu cơ có chứa đầy đủ các loại chất khống cần thiết cho cây trồng nhưng hàm
lượng khơng nhiều, nó khơng có tác dụng tức thời như phân hóa học, nhưng bón với số
lượng lớn thì tác dụng của nó khơng thua kém phân hóa học. Vai trị to lớn của phân
hóa học đối với cây trồng là khơng thể phủ nhận được nhưng để có được năng suất cây
trồng cao và ổn định thì phân hữu cơ có vai trị quyết định. Phân hữu cơ, đặc biệt là
phân chuồng có vai trị quan trọng trong việc nâng cao hàm lượng mùn, tăng độ xốp và
cải thiện cấu trúc và độ phì nhiêu đất (Nguyễn Thanh Hùng, 1984).
Theo Lê Huy Bá (2000), cây trồng hấp thu từ phân hữu cơ chỉ từ 20-30% chất dinh
dưỡng, chính vì vậy mà thời gian và liều lượng bón rất quan trọng. Phân hữu cơ cung
cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cây trồng như đạm, lân, kali, Ca, Mg, S, các nguyên tố

10



vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamine cho cây trồng. Đặc biệt là sự cung
cấp toàn diện các nguyên tố vi lượng, các vitamine làm tăng phẩm chất nơng sản
(Hồng Minh Châu, 1998).
2.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, SỬ DỤNG SORGHUM TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI

2.4.1 Tình hình sản xuất và sử dụng sorghum trên thế giới
Theo FAO (2007) sorghum trên thế giới được thống kê từ năm 1960 đến năm 2006 thì
diện tích trồng cây sorghum thay đổi không đáng kể (khoảng 43,0 triệu ha). Tuy nhiên,
năng suất hạt lại liên tục tăng và đạt cao nhất vào những năm 2004, 2006 (1,53 và 1,49
tấn/ha). Do đó, sản lượng hạt của sorghum cũng đạt cao nhất vào những năm 2004,
2005. Tình hình chung về diện tích, năng suất, sản lượng và sử dụng hạt sorghum thể
hiện qua Bảng 2.3
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất và sử dụng sorghum trên thế giới
Năm

Diện tích
(1.000 ha)

Ns hạt
(tấn/ha)

Sản lượng
(1.000 tấn)

Sử dụng làm
lương thực và
mục đích khác
(1.000 tấn)


1960
1970
1980
1990
2000
2004
2005
2006

40.481
47.853
45.304
38.645
39.085
37.715
39.648
39.764

1,01
1,15
1,31
1,39
1,38
1,53
1,49
1,43

40.812
55.122

59.403
53.794
53.774
57.763
59.164
56.813

21.809
26.585
26.330
26.341
26.888
31.397
33.685
33.920

Sử dụng
làm thức ăn
gia súc
(1.000 tấn)

Bình qn
(kg/người/năm)

16.020
31.897
31.523
29.738
28.400
26.833

24.354
24.165

12,4
15,8
13,0
10,6
9,10
9,10
9,00
8,90

Nguồn FAO, 2007

Qua Bảng 2.3 cho thấy mục đích sử dụng sorghum trong những năm 1970 – 2000
sorghum chủ yếu được dùng làm thức ăn cho gia súc, trong khi đó trước năm 1970 thì
hạt được dùng làm lương thực cho con người.
Ngồi mục đích lấy hạt thì một mục đích khác rất quan trọng của trồng cây sorghum là
lấy thân, lá làm thức ăn cho gia súc. Phần lớn các giống cao lương có khả năng chịu
khơ hạn và chịu nóng cao nên chúng đóng vai trị quan trọng trong ngành chăn ni ở
các khu vực có khí hậu khơ cằn.
2.4.2 Tình hình sản xuất và sử dụng sorghum trong nước
Ở Việt Nam, cây sorghum được gọi theo những tên gọi khác nhau như: lúa miến, cù
làng, mì, bo bo,… sorghum được trồng ở các khu vực núi cao như Hà Giang, Cao Bằng,
Lào Cai, Sơn La, Điện Biên,…hoặc khu vực Tây Nguyên. Sorghum đã được các dân
tộc đồng bào miền núi dùng làm thức ăn chăn nuôi từ lâu đời nay. Việc nghiên cứu sử

11



×