Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Khảo sát quá trình phát triển và biện pháp thụ phấn bổ sung đến sự đậu trái của giống mãng cầu xiêm và mãng cầu xiêm thái tại huyện cờ đỏ thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ BIỆN
PHÁP THỤ PHẤN BỔ SUNG ĐẾN SỰ ĐẬU TRÁI
CỦA GIỐNG MÃNG CẦU XIÊM VÀ MÃNG
CẦU XIÊM THÁI TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

PHẠM DUY TÂN

AN GIANG, 12 NĂM 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ BIỆN
PHÁP THỤ PHẤN BỔ SUNG ĐẾN SỰ ĐẬU TRÁI
CỦA GIỐNG MÃNG CẦU XIÊM VÀ MÃNG
CẦU XIÊM THÁI TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

PHẠM DUY TÂN
MSSV: CH165822



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
GS. TS. TRẦN VĂN HÂU

AN GIANG, 12 NĂM 2019


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ “Khảo sát quá trình phát triển và biện pháp
thụ phấn bổ sung đến sự đậu trái của giống mãng cầu Xiêm và mãng cầu Xiêm
Thái tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ” do học viên Phạm Duy Tân mã số
học viên: CH165822 lớp Cao học Khoa học cây trồng - Khóa 3 thực hiện theo
sự hướng dẫn của Gs.Ts. Trần Văn Hâu. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên
cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo thơng qua ngày 29 tháng 12 năm
2019
Thư ký

TS. Đồn Thị Minh Nguyệt
Phản biện 1

Phản biện 2

PGS.TS. Lê Vĩnh Thúc

TS. Nguyễn Văn Minh
Cán bộ hướng dẫn

GS.TS. Trần Văn Hâu
Chủ tịch hội đồng


TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân
i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Đấng sinh thành suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của con.
Những người chị, người anh đã ủng hộ em cả về vật chất lẫn tinh thần.

Thành kính biết ơn
Thầy Trần Văn Hâu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tơi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành bài luận văn.

Chân thành biết ơn
Bạn Huỳnh Lê Anh Nhi và Nguyễn Thị Cẩm Giang tận tình giúp đỡ, hỗ
trợ tơi trong thời gian thực hiện đề tài.
Tồn thể q thầy cơ trường Đại Học An Giang đã tận tình dìu dắt,
truyền đạt kiến thức q báu cho tơi trong suốt thời gian theo học tại trường.

Thân gởi
Tất cả các bạn và anh (chị) lớp Cao học Khoa học Cây trồng K3 lời
chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.
An Giang, ngày 29 tháng 12 năm 2019
Người thực hiện

Phạm Duy Tân

ii



Phạm Duy Tân, 2019. “ Khảo sát quá trình phát triển và biện pháp thụ phấn bổ
sung đến sự đậu trái của giống mãng cầu Xiêm và mãng cầu Xiêm Thái tại
huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành
Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên, Trường
Đại học An Giang, cán bộ hướng Gs.Ts. TrầnVăn Hâu.

TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu: (i) Đánh giá đặc điểm khác nhau
của quá trình phát triển lá, ra hoa và trái của hai giống mãng cầu Xiêm và
mãng cầu Xiêm Thái có liên quan đến khả năng thụ phấn tự nhiên; (ii) Xác
định ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn bổ sung đến sự đậu trái của hai giống
mãng cầu Xiêm và mãng cầu Xiêm Thái. Đề tài gồm 3 nội dung: (a) Khảo sát
đặc điểm sinh học sự ra đọt, ra hoa và phát triển trái của hai giống mãng cầu
Xiêm và Xiêm Thái; (b) Khảo sát đặc điểm hình thái thực vật của lá, hoa và
trái mãng cầu Xiêm và Xiêm Thái (c) Ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn bổ
sung đến sự đậu trái của 2 giống mãng cầu Xiêm và Xiêm Thái. Kết quả cho
thấy: Kích thước cánh hoa, chiều rộng khối bao phấn, khối nướm của mãng
cầu Xiêm Thái lớn hơn mãng cầu Xiêm; Ở thời điểm chuẩn bị tung phấn, tất
cả cánh hoa của mãng cầu Xiêm Thái có màu xám đen và tóp lại; Mãng cầu
Xiêm Thái có tỷ lệ đậu trái cao hơn, tỷ lệ rụng trái non thấp hơn, tỷ lệ trái cân
đối cao hơn, kích thước trái và khối lượng trái cao hơn dẫn đến năng suất cao
hơn so với mãng cầu Xiêm; Thụ phấn bổ sung cho mãng cầu Xiêm và Xiêm
Thái bằng nguồn phấn của chính nó và nguồn phấn của cây khác cùng giống
có hiệu quả làm tăng năng suất cao gấp 2,01-2,52 lần so với đối chứng thụ
phấn tự nhiên.
Từ khóa: Hoa, lá, mãng cầu Xiêm, mãng cầu Xiêm Thái, năng suất, trái, thụ phấn

iii



Pham Duy Tan, 2019. “Investigation of development of leaves, flowers, fruits
and effect of additional pollination methods on fruit set of ‘Xiem’ and ‘Xiem
Thai’ annona in Co Do district, Can Tho city”. Master thesis of Crop Science,
Faculty of Agriculture and Natural Resource, An Giang University, supervised
by Prof. Dr. Tran Van Hau.

ABSTRACTS

Study was conducted to discriminate the different characteristics of
leaves, flowers and fruits of ‘Xiem’ and ‘Xiem Thai’ annona in their
development and determine effect of additional pollination methods on fruit
set of ‘Xiem’ and ‘Xiem Thai’ annona.This study included three parts, i.e.
investigation of biological characteristics of leaves, flowers and fruits
development of ‘Xiem’ and ‘Xiem Thai’ annona; discrimination plant
descriptors of ‘Xiem’ and ‘Xiem Thai’ annona; an experiment to indentify
effect of additional pollination methods on fruit set ‘Xiem’ and ‘Xiem Thai’
annon. Results showed that petal’s size, anther’s width and stigma’s size of
‘Xiem Thai’ annona were larger than ‘Xiem’ annona; at the pollens releasing
period, all petals of ‘Xiem Thai’ annona were shranked and turned to grayblack; ‘Xiem Thai’ annona had higher fruit set ratio, lower young fruit drop
ratio, higher proportion fruit ratio, higher fruit’s size and fruit’s weight leaded
to higher yields than ‘Xiem’ annona; additional pollination methods on ‘Xiem’
and ‘Xiem Thai’ annonabringed both to higher productivity from 2.01 to 2.52
times than natural pollination.
Keywords: flowering, fruits, leaves, pollination, Xiemannona, Xiem Thai
annona,yields

iv


LỜI CAM KẾT

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tơi. Các số
liệu trong cơng trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới
về khoa học của cơng trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
An Giang, ngày 29 tháng 12 năm 2019
Người thực hiện

Phạm Duy Tân

v


MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG
TRANG
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ......................................................... i
LỜI CẢM TẠ .......................................................................................... ii
TÓM LƯỢC . ......................................................................................... iii
LỜI CAM KẾT ........................................................................................v
MỤC LỤC .... ......................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................ xi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... xiii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .......................................................................1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................2
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................2
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ......................................................2
CHƯƠNG 2TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 3
2.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3
2.2 LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
2.2.1 Nguồn gốc mãng cầu Xiêm ............................................................. 3
2.2.2 Tình hình sản xuất mãng cầu Xiêm ................................................. 4
2.2.3 Giá trị sử dụng và dinh dưỡng ......................................................... 4
2.2.4 Đặc điểm hình thái thực vật của mãng cầu Xiêm ........................... 5
2.2.5 Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây mãng cầu Xiêm .7
2.2.6 Kỹ thuật trồng mãng cầu Xiêm ................................................................8
2.2.7 Phương pháp thụ phấn bổ sung cho mãng cầu Xiêm .............................10
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................12
3.1 PHƯƠNG TIỆN ....................................................................................12

vi


3.1.1 Thời gian và địa điểm.............................................................................12
3.1.2 Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm .............................................................12
3.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ GHIỆM ..................................13
3.2.1

3.2.2

3.2.3

3.3


Khảo sát hình thái thực vật của hoa, lá và trái mãng cầu Xiêm và mãng cầu
Xiêm Thái ..... .........................................................................................13
Nội dung 2: Khảo sát đặc điểm sinh học sự ra đọt, ra hoa và phát triển trái của
hai giống mãng cầu Xiêm và Xiêm Thái ...............................................18
Nội dung 3: Ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn bổ sung đến sự đậu trái của 2
giống MCX và MCXT ...........................................................................19
QUI TRÌNH CANH TÁC CÂY MCX VÀ MCXT TRONG THÍ NGHIỆM
...................... .........................................................................................24

3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................25
CHƯƠNG 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................26
4.1

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI THỰC VẬT CỦA HOA, LÁ VÀ TRÁI MÃNG
CẦU XIÊM VÀ XIÊM THÁI................................................................26

4.1.1 Đặc điểm hình thái của hoa ....................................................................26
4.1.2 Đặc điểm hình thái lá .............................................................................32
4.1.3 Đặc điểm hình thái của trái ....................................................................33
4.2

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SỰ RA HOA VÀ PHÁT TRIỂN TRÁI CỦA HAI
GIỐNG MÃNG CẦU XIÊM VÀ XIÊM THÁI ....................................34

4.2.1 Đặc điểm ra đọt ......................................................................................34
4.2.2 Quá trình ra hoa và nở hoa của mãng cầu Xiêm và Xiêm Thái ………36
4.2.3 Đặc điểm đậu trái và cho trái cân đối .....................................................40
4.2.4 Quá trình phát triển trái ..........................................................................42
4.2.5 Phẩm chất trái .........................................................................................46

4.3

4.3.1

4.3.2

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP THỤ PHẤN BỔ SUNG ĐẾN SỰ ĐẬU
TRÁI CỦA 2 GIỐNG MÃNG CẦU XIÊM VÀ XIÊM THÁI……….47
Ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn bổ sung đến sự đậu trái của mãng cầu Xiêm
...................... .........................................................................................47
Ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn bổ sung đến sự đậu trái của mãng cầu Xiêm
Thái............... .........................................................................................51

vii


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..............................................55
5.1 KẾT LUẬN .. .........................................................................................55
5.2 KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................56
PHỤ LỤC ..... .........................................................................................60

viii


DANH SÁCH BẢNG

STT

NỘI DUNG


TRANG

3.1

Mơ tả các đặc điểm hình thái hoa mãng cầu Xiêm thời điểm
nở cánh ngồi

16

3.2

Mơ tả các đặc điểm định tính của hoa mãng cầu Xiêm ở thời
điểm hoa chuẩn bị tung phấn

17

4.1

Đặc điểm các bộ phận của hoa mãng cầu Xiêm và Xiêm Thái
ở thời điểm nở cánh ngồi tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần
Thơ

26

4.2

Kích thước cánh của hoa mãng cầu Xiêm và Xiêm Thái ở thời
điểm hoa nở cánh ngoài tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ


29

4.3

Kích thước nướm và bao phấn của hoa mãng cầu Xiêm và
Xiêm Thái ở thời điểm hoa nở cánh ngoài tại huyện Cờ Đỏ,
thành phố Cần Thơ

29

4.4

Đặc điểm các bộ phận của hoa mãng cầu Xiêm và Xiêm Thái
ở thời điểm chuẩn bị tung phấn tại huyện Cờ Đỏ, thành phố
Cần Thơ

30

4.5

Kích thước trái, số hột và số gai/9 cm2 của trái mãng cầu Xiêm
và Xiêm Thái
Khối lượng trái (g), khối lượng vỏ (g), khối lượng hột (g) và tỷ
lệ ăn được (%) của trái mãng cầu Xiêm và Xiêm Thái

34

Đặc điểm cơi đọt mãng cầu Xiêm và Xiêm Thái tại huyện Cờ
Đỏ, thành phố Cần Thơ


35

4.6
4.7
4.8

Kích thước lá trưởng thành của mãng cầu Xiêm và Xiêm Thái
tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

34

35

4.9

Thời gian (ngày) các giai đoạn quá trình nở hoa ở mãng cầu
Xiêm và Xiêm Thái tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

37

4.10

Tỷ lệ đậu trái do thụ phấn tự nhiên (%) ở các thời điểm 7
ngày, 30 ngày và 90 NSKTP của mãng cầu Xiêm và Xiêm
Thái

40

4.11


Tỷ lệ rụng trái non (%) ở thời điểm 60 NSKĐT của mãng cầu
Xiêm và Xiêm Thái

41

4.12

Phẩm chất trái mãng cầu Xiêm và Xiêm Thái tại huyện Cờ
Đỏ, thành phố Cần Thơ

46

ix


4.13

Ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn bổ sung đến tỷ lệ đậu trái
(%), tỷ lệ rụng trái non (%), năng suất (kg/cây) và tỷ lệ trái
cân đối (%) của mãng cầu Xiêm

48

4.14

Ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn bổ sung đến đặc điểm
nông học của trái mãng cầu Xiêm

50


4.15

Ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn bổ sung đến phẩm chất trái
mãng cầu Xiêm

51

4.16

Ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn bổ sung đến tỷ lệ đậu trái
(%), tỷ lệ rụng trái non (%, năng suất (kg/cây) và tỷ lệ trái cân
đối (%) của mãng cầu Xiêm Thái

52

4.17

Ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn bổ sung đến năng suất
(kg/cây) và đặc điểm nông học của trái mãng cầu Xiêm Thái

53

4.18

Ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn bổ sung đến phẩm chất trái
mãng cầu Xiêm Thái

54

x



DANH SÁCH HÌNH
STT NỘI DUNG

TRANG

2.1

Hình thái bên ngồi và bên trong hoa mãng cầu Xiêm

6

3.1

13

3.7

Mơ tả theo khóa phân loại IPGRI (2008) (Annona muricata L.).
Hình dạng phiến lá
Mơ tả theo khóa phân loại IPGRI (2008) (Annona muricata L.).
Hình dạng cuống lá
Mơ tả theo khóa phân loại IPGRI (2008) (Annona muricata L.).
Hình dạng chóp lá
Mơ tả theo khóa phân loại IPGRI (2008) (Annona muricata L.).
Hình dạng rìa lá
Mơ tả theo khóa phân loại IPGRI (2008) (Annona muricata L.).
Hình dạng trái
Số liệu khí tượng thủy văn từ tháng 8/2017 đến tháng 12/2018

tại thành phố Cần Thơ.
Cách lấy phấn hoa mãng cầu Xiêm

4.1

Hoa mãng cầu Xiêm và Xiêm Thái ở thời điểm nở cánh ngoài

27

4.2

27

4.6

Mặt ngoài cánh hoa ngoài mãng cầu Xiêm ở thời điểm hoa nở
cánh ngoài
Mặt trong cánh hoa ngoài mãng cầu Xiêm ở thời điểm hoa nở
cánh ngoài
Mặt ngoài cánh hoa trong mãng cầu Xiêm ở thời điểm hoa nở
cánh ngoài
Mặt trong cánh hoa trong mãng cầu Xiêm ở thời điểm hoa nở
cánh ngoài
Khối bao phấn mãng cầu Xiêm ở thời điểm hoa nở cánh ngoài

4.7

Hoa mãng cầu Xiêm ở thời điểm nở cánh trong

28


4.8

Hoa mãng cầu Xiêm và mãng cầu Xiêm Thái ở thời điểm chuẩn
bị tung phấn
Mặt ngoài cánh hoa ngoài hoa mãng cầu Xiêm và mãng cầu
Xiêm Thái ở thời điểm chuẩn bị tung phấn
Mặt trong cánh hoa ngoài hoa mãng cầu Xiêm và mãng cầu
Xiêm Thái ở thời điểm chuẩn bị tung phấn
Mặt ngoài cánh hoa trong hoa mãng cầu Xiêm và mãng cầu
Xiêm Thái ở thời điểm chuẩn bị tung phấn
Mặt trong cánh hoa trong hoa mãng cầu Xiêm và mãng cầu
Xiêm Thái ở thời điểm chuẩn bị tung phấn

31

3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

4.3
4.4
4.5

4.9
4.10
4.11
4.12


xi

13
14
14

15
20
21

27
27
28
28

31
31
31
31


4.13
4.14

Khối nướm và khối bao phấn hoa mãng cầu Xiêm và mãng cầu 32
Xiêm Thái thời điểm chuẩn bị tung phấn
Hoa mãng cầu Xiêm và Xiêm Thái ở thời điểm tung phấn
32


4.16

Mặt trên và mặt dưới lá mãng cầu Xiêm và mặt trên và dưới lá 32
mãng cầu Xiêm Thái
Hình dạng cuống lá mãng cầu Xiêm và mãng cầu Xiêm Thái
33

4.17

Hình dạng chóp lá mãng cầu Xiêm và mãng cầu Xiêm Thái

33

4.18

Lá trưởng thành của mãng cầu Xiêm và mãng cầu Xiêm Thái

36

4.19

Sơ đồ thời gian nở hoa của mãng cầu Xiêm và Xiêm Thái

36

4.20

Các giai đoạn phát triển hoa mãng cầu Xiêm

38


4.21

Các giai đoạn phát triển hoa mãng cầu Xiêm Thái

39

4.22

Hoa đậu trái và hoa không đậu trái giai đoạn 7 NSKTP

40

4.23

Tỷ lệ trái cân đối của mãng cầu Xiêm Thái và mãng cầu Xiêm

41

4.24

Dạng trái mãng cầu Xiêm cân đối và khơng cân đối

42

4.25

Q trình phát triển khối lượng trái (gam) mãng cầu Xiêm và
Xiêm Thái
Quá trình phát triển chiều dài trái (mm) mãng cầu Xiêm và

Xiêm Thái
Quá trình phát triển chiều rộng trái (mm) mãng cầu Xiêm và
Xiêm Thái
Quá trình phát triển trái mãng cầu Xiêm và Xiêm Thái qua các
giai đoạn

42

4.15

4.26
4.27
4.28

xii

43
44
44; 45


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
IPGRI

International Plant Genetic Resources Institute

MCX

Mãng cầu Xiêm


MCXT

Mãng cầu Xiêm Thái

NSKNM

Ngày sau khi nhú mầm

NSKTP

Ngày sau khi thụ phấn

NSKĐT

Ngày sau khi đậu trái

TB

Trung bình

SD

Độ lệch chuẩn

TA

Hàm lượng acid tổng số

xiii



CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay cây mãng cầu Xiêm là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế
cao được nông dân nhiều vùng lựa chọn canh tác.Từ khi trồng thử nghiệm cây
mãng cầu Xiêm (ghép từ thân cây bình bát) có hiệu quả kinh tế cao, các ngành
chức năng, ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn vận động bà con
chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng mãng cầu Xiêm. Đến
nay, huyện Tân Phú Đơng đã có trên 500 ha mãng cầu Xiêm (gần 400 ha đang
cho trái) tập trung nhiều tại các xã Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh (Văn Minh,
2013). Nhiều năm qua, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bà con
nông dân xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ đã từng bước vươn lên khấm khá, ổn
định cuộc sống. Trong đó, cây mãng cầu được nhiều người lựa chọn làm cây
trồng chủ lực. Theo ông Lê Quang Năng, Chủ tịch Hội Nơng dân xã Thới
Hưng, tồn xã có 2.384 ha trồng cây ăn trái, trong đó có khoảng 223 ha trồng
mãng cầu (Hồng Vân, 2019). Từ năm 2017 đến nay, nhờ cách chăm sóc và
làm trái mãng cầu Xiêm khá bài bản mà vườn mãng cầu xiêm của ông Hận
nông dân xã Thới Hưng huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ có trái quanh năm,
đạt sản lượng từ 200 đến 220 tấn/năm. Với giá bán bình quân tại vườn từ
10.000 đến 15.000 đồng/kg mãng cầu Xiêm. sau khi trừ hết chi phí đầu tư ơng
Hận có lời từ 1,2 đến 1,5 tỷ đồng (Anh Thư, 2019).
Tuy nhiên, vấn đề thụ phấn cho hoa mãng cầu Xiêm là một trong những
trở ngại vì hoa trổ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện môi trường, tự thụ phấn
và thụ phấn tự nhiên bằng côn trùng ở mức thấp 2% (Gardiazabaland
Rosenberg, 1994) và quan trọng nhất là sự lệch pha giữa hoa đực và hoa cái
(Yamarte et al., 2004). Trước đây đã có những nghiên cứu: Nghiên cứu tăng
năng suất mãng cầu Xiêm bằng phương pháp thụ phấn bổ sung (Nguyễn Bảo
Vệ, 2003); Biện pháp tăng khả năng đậu trái mãng cầu Xiêm tại Kiên Lương,
Kiên Giang (Phan Hồng Điệp, 2010); đã đề ra một số giải pháp về thụ phấn bổ

sung và làm tăng khả năng đậu trái của cây mãng cầu Xiêm. Tuy nhiên tài
liệu nghiên cứu ở Việt nam về giống mãng cầu Xiêm vẫn cịn hạn chế. Giống
mãng cầu Xiêm Thái là giống có nguồn gốc từ Thái Lan không cần thụ phấn
mà tự ra hoa đậu trái quanh năm. So với mãng cầu Xiêm, mãng cầu Xiêm Thái
cho năng suất cao và liên tục hơn, chất lượng trái cũng ngon hơn (độ ngọt cao
hơn, ít hạt, trái ít bị lép,…) (Gia Nguyễn, 2016).
Vì vậy, đề tài “Khảo sát quá trình phát triển và biện pháp thụ phấn bổ
sung đến sự đậu trái của giống mãng cầu Xiêm và mãng cầu Xiêm Thái tại
huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ” được thực hiện.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá đặc điểm khác nhau của quá trình phát triển lá, ra hoa và trái
của hai giống mãng cầu Xiêm và mãng cầu Xiêm Thái có liên quan đến khả
năng thụ phấn tự nhiên.
Xác định ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn bổ sung đến sự đậu trái
của hai giống mãng cầu Xiêm và mãng cầu Xiêm Thái. Từ đó, làm cơ sở cho
các nghiên cứu về tăng khả năng thụ phấn và cải thiện năng suất.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Hai giống mãng cầu Xiêm và mãng cầu Xiêm Thái tại huyện Cờ Đỏ,
thành phố Cần Thơ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh học của quá trình phát triển lá,
ra hoa, trái và ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn bổ sung đến sự đậu trái của
hai giống mãng cầu xiêm và mãng cầu Xiêm Thái.

1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đánh giá đặc điểm hình thái và sinh học của quá trình phát triển lá, ra
hoa và trái của hai giống mãng cầu xiêm và mãng cầu Xiêm Thái.
Xác định ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn bổ sung đến sự đậu trái
của hai giống mãng cầu Xiêm và mãng cầu Xiêm Thái.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các số liệu khoa học về đặc
điểm hình thái và sinh học của quá trình phát triển lá, ra hoa và trái của hai
giống mãng cầu Xiêm và mãng cầu Xiêm Thái tại huyện Cờ Đỏ, thành phố
Cần Thơ.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các số liệu khoa học về ảnh
hưởng của biện pháp thụ phấn bổ sung đến sự đậu trái của hai giống mãng cầu
Xiêm và mãng cầu Xiêm Thái tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu
khoa học, phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu trên cây mãng
cầu Xiêm ở nước ta.

2


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cây mãng cầu Xiêm (Annona muricata L.) thuộc họ Annonaceae, có
nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nóng nhất ở Nam và Bắc Mỹ. Mãng cầu Xiêm
được phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới bao gồm Ấn
Độ, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Nigeria, Australia,… (Adewoleand
Caxton-Martin, 2006). Tại Việt Nam, cây mãng cầu xiêm chủ yếu được trồng

ở Nam Bộ và rãi rác ở Nam Trung Bộ. Mãng cầu Xiêm là thực phẩm quý nhờ
giàu chất khoáng: lân, canxi, các vitamin C, B1, B2,…có vị chua ngọt đặc
trưng (Love and Paull, 2011).
Ở thành phố Cần Thơ, mãng cầu Xiêm và mãng cầu Xiêm Thái đang
được trồng khá phổ biến với diện tích ngày càng tăng.Tuy nhiên, các cơng
trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cây cũng như là các giai đoạn phát
triển của lá, hoa và quá trình phát triển của trái vẫn chưa được cơng bố nhiều.
Vì vậy, đề tài “Khảo sát quá trình phát triển của lá, ra hoa, trái và ảnh hưởng
của biện pháp thụ phấn bổ sung đến sự đậu trái của hai giống mãng cầu Xiêm
và mãng cầu Xiêm Thái tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ”được thực hiện
nhằm mục tiêu:
- Đánh giá đặc điểm hình thái và sinh học của quá trình phát triển lá, ra
hoa và trái của hai giống mãng cầu Xiêm và mãng cầu Xiêm Thái.
- Xác định ảnh hưởng của biện pháp thụ phấn bổ sung đến sự đậu trái
của hai giống mãng cầu Xiêm và mãng cầu Xiêm Thái. Từ đó, làm cơ sở cho
các nghiên cứu về tăng khả năng thụ phấn và cải thiện năng suất.
2.2. LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nguồn gốc mãng cầu Xiêm

Họ Mãng cầu (Annonaceae) là họ lớn nhất trong bộ Mộc Lan
(Magnoliales), có 120 đến 135 chi và 2.000 đến 2.500 lồi. Trong đó, bốn lồi
quan trọng ở vùng nhiệt đới là mãng cầu Xiêm (Annona muricata L.), bình bát
(Annona reticulataL.), mãng cầu ta (Annona squamosa L.) và cây hoàng lan
hay ngọc lan tây (CanangaodorataLam.) (Heenkenda et al., 2011). Đặc biệt,
mãng cầu Xiêm cho trái lớn nhất (Janick and Paull, 2008). Mãng cầu Xiêm có
nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Mỹ La Tinh, sau đó được đem trồng ở một số
quốc gia nhiệt đới Châu Phi. Mãng cầu Xiêm được mô tả lần đầu tiên bởi nhà
sử học Tây Ban Nha Gonzalo Fernández năm 1526, nó có nguồn gốc ở Tây
Ấn và miền Trung và Nam Mỹ. Cây mãng cầu Xiêm được tìm thấy ở Bermuda
và Bahamas, cả tự nhiên và được trồng, từ mực nước biển đến độ cao 1.150 m

trên khắp Tây Ấn và từ Nam Mexico đến Peru và Argentina. Ngày nay, nó là
3


loại cây trồng phổ biến ở Trung Quốc, Úc và Đơng Nam Á trong đó có miền
Nam Việt Nam (Morton, 1987). Mãng cầu Xiêm hiện đang được trồng thương
mại khắp vùng nhiệt đới ở châu Mỹ và được tìm thấy ở Philippines, Ấn Độ,
Hawaii, và các hịn đảo Thái Bình Dương khác (Love and Paull, 2011).
2.2.2. Tình hình sản xuất mãng cầu Xiêm
2.2.2.1. Trên thế giới

Hằng năm, Úc sản xuất 30 tấn trái mãng cầu Xiêm làm nước ép để xuất
khẩu đi Philippines, Mỹ và Mexico. Vào năm 2007, diện tích trồng mãng cầu
Xiêm của Costa Rica là 154.836 ha phân bố tập trung ở tỉnh Linmon. Tỉnh
Linmon có độ cao 9-530m so với mặt biển, như vậy mãng cầu Xiêm thích
nghi với vùng đất thấp (Marcelo, 2007). Ở Hawaii, sản lượng mãng cầu Xiêm
có quanh năm với mật độ trồng 278 cây/ha, năng suất 43 kg/cây/năm (cây 4
năm tuổi), 83 kg/cây/năm (cây 6 năm tuổi), trung bình 54 kg/cây/năm tương
đương 15 tấn/ha (Janick and Paull, 2008).
2.2.2.2. Việt Nam

Hiện nay, mãng cầu Xiêm hình thành hai vùng trồng với diện tích lớn
là huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai với 300 ha cho năng suất 60 kg/cây/năm
(cây 5 năm tuổi) và huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang với vùng chuyên
canh mãng cầu Xiêm gần 400 ha, trong đó có trên 300 ha đang cho thu hoạch
ổn định với năng suất bình qn khoảng 17 tấn/ha và một số diện tích nhỏ
được trồng rãi rác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2015, diện tích chuyên
canh mãng cầu Xiêm huyện Tân Phú Đông đã tăng lên 650 ha và được sự hỗ
trợ của Viện cây ăn quả miền Nam tổ hợp tác trồng mãng cầu Xiêm xã Tân
Phú đã đạt chứng nhận VietGAP trên diện tích hơn 13 ha, với 25 hộ tham gia

(Minh Trí, 2015). Năm 2009, mãng cầu Xiêm giá bán cao nên một ha mãng
cầu Xiêm tháp bình bát ở Tân Phú Đông, Tiền Giang thu lợi nhuận 100 triệu
đồng (Minh Trí, 2009). So với mãng cầu Xiêm, mãng cầu Xiêm Thái cho năng
suất cao hơn và liên tục, chất lượng trái cũng ngon hơn (độ ngọt cao hơn, ít
hạt, trái ít bị lép…). Sản lượng trái tăng dần theo tuổi của cây, khi được 5 năm
tuổi, mỗi cây có thể cho 100kg trái/năm.
2.2.3. Giá trị sử dụng và dinh dưỡng

Phân tích thành phần hóa học đánh giá trên các phần khác nhau của cây
mãng cầu Xiêm đã cho thấy sự hiện diện của các hợp chất, bao gồm alkaloids
(ALKs) (Adewole and Caxton-Martins, 2006; De Souza et al., 2009),
megastigmanes (MGs) (Pélissier et al., 1994), flavonol triglycosides (FTGs)
(Kossouohet al., 2007), phenolics (PL)(Rupprecht et al., 1990), tinh dầu và
cyclopeptides (CPs) (Gyamfiet al., 2011). Sự hiện diện các khống chất chính

4


khác nhau như K, Ca, Na, Cu, Fe và Mg cho thấy tiêu thụ thường xuyên mãng
cầu Xiêm giúp cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người (Melot
et al., 2009).
Các cộng đồng bản xứ ở Châu Phi và Nam Mỹ sử dụng rộng rãi cây
này trong y học dân gian của họ. Mãng cầu Xiêm có tác dụng trong việc chống
ung thư, chống co giật, bảo vệ gan, giảm đau hạ huyết áp, kháng viêm và tăng
cường miễn dịch hiệu quả. Các nghiên cứu in vitro gần đây đã xác định cơ chế
hoạt động của chiết xuất ethylacetate của lá mãng cầu Xiêm chống lại tế bào
ung thư ruột (HT-29 và HCT-116) và các tế bào ung thư phổi (A-549)
(Moghadamtousi, 2014).Trái mãng cầu Xiêm được tiêu thụ rộng rãi dưới dạng
tươi và các bộ phận khác của cây cũng là nguồn gốc của sản phẩm công
nghiệp như đồ uống, rượu vang, thạch, mứt, bơ trái cây và nguyên chất (Gleye

et al., 1997; Pinto et al., 2005; Abbo et al., 2006; Heenkenda et al., 2011).
2.2.4. Đặc điểm hình thái thực vật của mãng cầu Xiêm
2.2.4.1. Thân và lá

Mãng cầu Xiêm thường có chiều cao 5-10 m và đường kính 15 cm;
thân thẳng có nhiều nhánh.Vỏ cây mịn, xám hoặc xám nâu, thô và nứt theo độ
tuổi; vỏ bên trong hồng nhạt (Orwa et al., 2009). Lá mọc xen kẽ, trơn, bóng,
mặt trên lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới; lá thon dài, hình elip, cuống lá
hẹp, dài từ 6-18 cm và rộng 3-7 cm, gân phụ 7-8 cặp. Lá mãng cầu Xiêm mọc
cách, hình mũi giáo nhọn, rụng lá theo mùa có khi là rụng tồn bộ hoặc là rụng
một phần nhất là trong mùa khô (Pinto et al., 2005)
2.2.4.2. Hoa và đặc tính trổ hoa

Hoa thường có màu xanh lá đến vàng xanh, mọc trên nách và có từ 1-2
hoa/nhánh. Cánh hoa ngắn (4-5 cm), hình tam giác màu vàng hơi xanh, trong
có 3 cánh mềm màu vàng nhạt (Morton, 1987). Hoa mãng cầu Xiêm gồm một
cuống hoa ngắn, bên dưới cuống hoa có 3 lá đài nhỏ màu xanh, cánh gồm 6
cánh xếp thành 2 vịng ngồi có 3 cánh to dày màu xanh lúc hoa còn nhỏ, khi
hoa trưởng thành và nở màu xanh chuyển dần sang màu vàng, 3 cánh hoa bên
trong nhỏ hơn mỏng hơn cũng có màu vàng, bên trong có cả nhị đực và nhụy
cái, nhị đực có rất nhiều tiểu nhị rời nhau, mang túi phấn và bên trong có
những hạt phấn, khi tiểu nhị trưởng thành bao phấn nứt ra và tung hạt phấn lên
nhụy cái, nhụy cái có rất nhiều nướm, nướm nhận hạt phấn tạo thành múi
mãng cầu sau này cho nên người ta gọi mãng cầu Xiêm là trái kép vì có nhiều
trái đơn là một múi (Nguyễn Bảo Vệ, 2003).
Thời gian để một nụ hoa có kích thước từ 2-5 mm đến lớn có 3 cánh
hoa ngoài nở ra mất từ 21-26 ngày. Ba đến bốn ngày sau, hoa mới bắt đầu nở

5



lúc này nhụy cái bắt đầu tươm mật và có thể thụ phấn. Ngược lại, nhị đực
chưa già và phải mất 3 ngày sau nhị đực mới già. Đây có thể là lý do tại sao
mãng cầu Xiêm cho hoa rất nhiều tỷ lệ đậu trái lại ít (Nguyễn Bảo Vệ, 2003).
Hoa mãng cầu Xiêm là hoa lưỡng tính. Theo Janick and Paull (2008), hoa bắt
đầu nở từ trưa đến 8 giờ tối, và hạt phấn tung từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng.
Hoa nở và hạt phấn tung khơng đồng nhất dẫn đến sự lệch pha. Do đó, khả
năng tự thụ phấn xảy rất thấp. Việc thụ phấn chéo có thể xảy ra sớm trong
buổi sáng bởi vì khi hoa nở sẽ tạo ra mùi hương thu hút côn trùng. Như vậy,
để tăng năng suất, việc thụ phấn bằng tay đã trở thành một kỹ thuật quan trọng
trong thực tiễn quản lý vườn (Pinto et al., 2005).

A

B
Hình 2.1: Hình thái bên ngồi (A) và bên trong hoa mãng cầu Xiêm (B)
(Orwa et al., 2009)

Theo Vũ Công Hậu (2006), mãng cầu Xiêm có trái phức hợp, hoa cũng
phức hợp, nhiều nhị cái gắn trên một cái trụ. Ở phía dưới, nhiều nhị đực có
bao phấn. Ngồi cùng là cánh hoa. Phần lớn hoa mãng cầu thuộc loại “cái chín
trước” (protogyne) ý nói nhụy chín trước và chỉ có thể thụ phấn trong thời
gian ngắn. Khi nhụy cái thụ phấn được thì bao phấn cùng hoa chưa nở. Hạt
phấn mãng cầu lớn nên khơng thể nhờ gió. Cơn trùng mơi giới có thể có ít
hoặc khơng có do đó đa số hoa rụng do không được thụ phấn hoặc thụ một
phần tạo trái nhỏ, ít múi, múi lép, trái dị dạng. Để tăng cường đậu trái và trái
to, ở Cuba và Ai Cập người ta thực hiện thụ phấn bổ sung cho cây mãng cầu
Xiêm. Ở điều kiện nhiệt độ cao trên 30°C và ẩm độ dưới 30% khả năng thụ
phấn của mãng cầu Xiêm xảy ra kém ngay cả với thụ phấn bằng tay. Ở nhiệt
độ thấp 25 °C và ẩm độ cao 80% sẽ cải thiện tốt sự thụ phấn (Janick andPaull,

2008).
2.2.4.3. Đặc điểm phát triển trái mãng cầu Xiêm

Hoa mãng cầu Xiêm thuộc loại cái chín trước, sau khi thụ phấn nó rơi
vào trạng thái nghỉ khoảng 6-15 tuần, thời gian để trái phát triển đầy đủ là
khoảng 15-21 tuần (Worrell, 1994). Trái mãng cầu Xiêm thuộc trái mọng kép;
dạng trái hình trứng, hình nón hoặc hình trái tim, có màu xanh đậm khi chưa
chín và hơi xanh nhẹ khi chín. Vỏ có nhiều gai mềm, cách nhau 0,5-1,3 cm.
Trái mãng cầu Xiêm có kích thước lớn nhất trong họ Annona, dài 20-30 cm và
nặng từ 0,9 đến 10 kg và trung bình là 4 kg (Pinto et al., 2005). Mãng cầu

6


Xiêm có trái kép vỏ ngồi nhẵn chỉ phân biệt được múi này với múi kia nhờ
gai cong mềm. Vì vậy, nó cịn có tên là “mãng cầu Gai” (Vũ Cơng Hậu,
2006). Thường có sự co thắt eo ở một bên của trái, vỏ trái không thẳng và gai
gần nhau hơn. Nguyên nhân là do bên trái không được thụ phấn. Sau khi thụ
phấn trái phát triển từ 16-24 tuần. Nhiệt độ dưới 13°C và ẩm độ thấp dưới
60% khi trái gần trưởng thành có thể làm trì hỗn sự trưởng thành của trái
(Janick and Paull,2008).
2.2.5. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây mãng cầu Xiêm
Chi Annona bao gồm hầu hết các loài, sống ở cả nhiệt đới và cận nhiệt đới,
mặc dù một vài loài cũng phát triển ở vùng khí hậu ơn hịa. Nhiều lồi phát
triển ở độ cao thấp và những loài khác với khả năng thích nghi độ cao rộng
cũng là lồi thích nghi nhất với sự thay đổi vĩ độ. Phạm vi vĩ độ tối ưu là từ
27º Bắc đến 22,5º Nam (Nakasone and Paull, 1998). Mãng cầu Xiêm là loài
nhiệt đới nhất trong chi Annona và được xem là loại cây trồng ở độ cao thấp
với khí hậu nóng ẩm. Theo Zayas (1966), mãng cầu Xiêm được trồng chủ yếu
ở độ cao thấp hơn 900 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, những vườn cây

ăn trái cho năng suất tốt được tìm thấy ở độ cao đến 1.100 m (Pinto and Silva,
1994).
Các vùng trồng tập trung phía bắc bao gồm Nam Florida (Mỹ), Culiacan,
Chiapas, Veracruz và Yucatán (Mexico), Cuba và phía Nam Trung Quốc,
trong khi đó cực nam là ở trung tâm Brazil (Pintoet al., 2005). Cây phát triển
mạnh ở vùng nhiệt đới ấm áp và ẩm ướt bên dưới 1000 m và rất dễ bị cảm
lạnh. Sương giá sẽ giết chết cây non, nhưng những cây già hơn cho thấy có thể
chịu đựng được. Việc đậu trái sẽ bị phá hủy và gián đoạn khi nhiệt độ giảm
xuống gần đóng băng. Thụ phấn kém là một vấn đề thường xuyên và xảy ra ở
nhiệt độ cao hơn (30 °C) và độ ẩm thấp (30% độ ẩm tương đối (RH), ngay cả
với bàn tay thụ phấn. Nhiệt độ thấp hơn (25 °C) và độ ẩm cao (80% RH) cải
thiện đáng kể sự thụ phấn (Janick and Paull, 2008). Theo Nakasone and Paull
(1998), 15-25 °C là phạm vi nhiệt độ tối thiểu cho sự tăng trưởng tốt, trong khi
Belotto and Manica (1994) cho rằng phạm vi nhiệt độ để phát triển là 18-29
°C. Mãng cầu Xiêm thích hợp sinh trưởng ở nhiệt độ từ 21 đến 30 °C, nó nhạy
cảm với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, đặc biệt nếu nhiệt độ xuống dưới
12 °C (Pinto and Silva, 1994). Mãng cầu Xiêm là cây ưa sáng và che bóng
cây sẽ làm giảm đáng kể việc sản xuất trái của cây (Villachica et al., 1996).
Mãng cầu Xiêm có khả năng thích ứng rộng trong một loạt các loại đất từ cát
đến đất sét pha thịt nếu đất có hệ thống thoát nước tốt. Hàm lượng nước cao
trong đất gây ra bệnh về rễ (Nakasone and Paull, 1998). Cây thường được

7


trồng trên đất có độ axit nhẹ với pH tối ưu ở mức 5 - 6,5. Nó cũng phát triển
trên đá vơi xốp ở phía nam Florida và Bahamas. Năng suất mãng cầu Xiêm sẽ
cao hơn và thích hợp hơn khi được trồng trên đất thoát nước tốt từ đất cát đến
đất cát pha thịt. Tưới nước là nguyên nhân chính gây rụng lá và thối rễ như
héo do vi khuẩn gây ra bởi Pseudomonas spp. Mãng cầu Xiêm không thể chịu

được nước đọng trong thời gian dài nhưng có thể chịu được điều kiện đất khô
(Janick and Paull, 2008).
2.2.6. Kỹ thuật trồng mãng cầu Xiêm
2.2.6.1. Thiết kế vườn

Khoảng cách cây khi trồng tạo không gian cho cây quang hợp và phát
triển hoặc cũng là nguyên do gây sâu bệnh hại cây. Mãng cầu Xiêm có thể
được trồng với khoảng cách từ 2,5 x 2,5 m đến 6 x 7,5 m theo ý của người
trồng (Orwa et al.,2009). Tuy nhiên, khoảng cách để cây phát triển tốt nhất 4
x 4 m đến 8 x 8 m (Torres and Sánchez, 1992; Pinto and Silva, 1996; Pinto
and Ramos, 1997).
Khi thiết kế vườn, hố được đào có kích thước rộng 30-50 cm, sâu 30-50
cm, tùy cây lớn nhỏ. Nếu trồng luôn bầu cây thì hố phải rộng hơn nhiều so với
kích thước của bầu để khơng ép rễ cây con. Sau đó, trả lại lớp đất mặt khi đặt
cây con và tưới nước ẩm ngay. Trồng theo kiểu nanh sấu hoặc theo hàng
(Pinto and Ramos, 1997).
2.2.6.2. Làm đất

Khu vực vườn cây phải được dọn sạch cây bụi và cỏ dại.Khoảng 4-6
tháng trước khi cày xới, nếu có điều kiện nên kiểm tra mẫu đất để xác định
yêu cầu và mức độ dinh dưỡng của đất (Nakasone and Paull, 1998).Với đất kết
cấu trung bình đến nhẹ, nên cày tới độ sâu tối đa của đất 30 cm và xới hai lần
và được thực hiện từ 1 đến 2 tháng trước mùa mưa, việc xới đất còn giúp phơi
ải hạt cỏ dại (Pinto and Ramos, 1997).
2.2.6.3. Bón phân

Lượng phân bón được áp dụng dựa trên phân tích đất và trên thể tích
hố, thường là 60 x 60 x 60 cm. Ở Venezuela, nên trộn 250 g trong 10-10-15
hoặc 10-15-15 phân bón với 5 kg phân chuồng (Araque, 1971). Đối với đất
chua của Cerrados, Andrade (2004) cho thấy lượng phân vơi và lượng phân

phân bón trên mỗi hố: 21,6 L phân chuồng bị hoặc 5,4 lít phân gia cầm; 216 g
vôi; 151 g P2O5 (367 g super lân); 1,0 g B; 0,5 g Cu; 1,0 g Mn; 0,05 g Mo và
5,0 g Zn. Nitơ và K, ở 20 g/cây, nên chia làm 3 lần bón xung quanh câymỗi
lần bón cách nhau khoảng 30 ngày (Andrade, 2004). Trong hố phân bón với vi

8


chất dinh dưỡng nó đã được khá phổ biến khi sử dụng 100 g/hố (Galrão,
2004).
Bón phân lót ban đầu bón mỗi hố 5-10 kg phân chuồng, 200-300 g vôi,
800 g super lân, sau 90 ngày làm chùng đọt bằng cách bón 60 g KCl và 100 g
đạm sulphat, cây trưởng thành bón 3 kg đạm sulphat với 660 g super lân, 500
g KCl chia làm 3 lần với lượng bón bằng nhau bón vào đầu, giữa và cuối mùa
mưa, bón xới quanh gốc. Vào thời kỳ cây có hoa và mang trái phun phân qua
lá đặc biệt là vi lượng, phun thêm Bo và Canxi vào lúc trổ hoa và bắt đầu đậu
trái giúp làm giảm trái bị chuyển màu nâu bên trong(Pinto et al., 2005).
2.2.6.4. Tỉa cành, tạo tán

Việc cắt tỉa cành và tạo tán hạn chế các hóa chất từ lá di chuyển trong
lúc ra hoa và mang trái, việc thụ phấn, thu hút côn trùng thụ phấn bằng cách
treo trái chín thối trong vườn, thụ phấn bằng tay đảm bảo sản xuất kinh doanh
có ý nghĩa về mặt năng suất cao và trái tốt hơn côn trùng thụ phấn, đậu trái
thấp trong điều kiện nóng ẩm (Pinto et al.,2005).
Khi trái phát triển cắt bỏ trái méo mó, nhỏ hoặc trái mọc chùm để đảm
bảo chất lượng trái và kích thước trái, dùng bao trái để ngăn ruồi đục trái hoặc
thuốc dẫn dụ côn trùng gây hại, khi thu hoạch dựa vào chỉ số màu trên da
chuyển vàng để thu hoạch và bảo quản trước khi bán. Năng suất mãng cầu
Xiêm cho trái bắt đầu sau 3 năm trồng khoảng 24 trái/cây, sau 7 năm tuổi tối
đa là 100 trái/cây (Southampton, 2006).

2.2.6.5. Thu hoạch

Mãng cầu Xiêm có tiềm năng lớn cho thị trường thương mại, đặc biệt
vì nó có liên quan đến các đặc tính chống ung thư. Mặc dù vậy nhưng trái cây
mãng cầu Xiêm có thể dễ dàng bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển đến các
thị trường ở xa, chủ yếu là do chín nhanh chóng khi thu hoạch. Điều này hạn
chế thời hạn sử dụng của trái. Những thay đổi chính liên quan đến sự chín của
mãng cầu Xiêm là: sự thay đổi màu da từ xanh thẫm sang xanh nhạt; sự mất
độ cứng của gai (Worrell et al., 1994); mất độ săn chắc bề mặt trái được kiểm
tra bởi nông dân bằng cách sử dụng ngón tay ấn vào trái trước khi thu hoạch.
Tuy nhiên, nếu thu hoạch trước khi trái chín sinh lý, trái sẽ khơng chín như
bình thường và thịt trái có thể trở nên đắng (Torres and Sanchez, 1992).
Mãng cầu Xiêm là loại trái có hơ hấp đỉnh (climaxteric) cao. Một khi
trái chín, trái rất dễ bị tổn thất sau thu hoạch, do q trình chín rất nhanh
chóng. Vì vậy, thời điểm thích hợp để thu hoạch trái là một tiêu chí quan trọng
cần tính đến để thời hạn sử dụng sau thu hoạch có thể được kéo dài trong một
thời gian lâu hơn khi được lưu trữ hoặc trưng bày. Việc xác định các giai đoạn

9


thu hoạch liên quan đến chất lượng hóa lý của trái thụ phấn đã được Lem et al.
(2017) nghiên cứu ở Malaysia. Những bông hoa mãng cầu được thụ phấn bằng
tay và được đánh dấu. Trái có dạng hình trứng hoặc thuôn dài được thu hoạch
trong các tuần 16, 17, 18, 19 và 20 sau khi hoa nở. Kết quả cho thấy thời gian
thu hoạch có ảnh hưởng đáng kể đến độ cứng và màu vỏ. Độ săn chắc của trái
đã giảm 26,8%, từ 76,64 xuống 56,11 N. Màu sắc thay đổi từ xanh sang xanh
nhạt trong thời gian thu hoạch. Tuy nhiên, thu hoạch từ tuần thứ 16 đến 20 sau
khi hoa nở không ảnh hưởng đáng kể đến các đặc tính hóa lý như tốc độ hơ
hấp, sản sinh ethylene, nồng độ chất rắn hòa tan, hàm lượng acid tổng số,

vitamin C và pH của những trái đã thụ phấn (Lem et al., 2017).
2.2.7. Phương pháp thụ phấn bổ sung cho mãng cầu Xiêm

Yếu tố tự nhiên giải quyết sự đậu trái của mãng cầu Xiêm còn bị giới
hạn, vì vậy để tăng khả năng đậu trái người ta thường dùng phương pháp thụ
phấn bổ sung bằng tay cho mãng cầu Xiêm, phương pháp này được nhiều
nước áp dụng và đạt được hiệu quả cao, phương pháp thụ phấn nhân tạo cho
mãng cầu Xiêm là phương pháp tối ưu giúp cho mãng cầu Xiêm cho trái nhiều
và trái phát triển đều đặn, thụ phấn nhân tạo cho hoa mãng cầu Xiêm khơng
khó, khơng lâu có thể thụ phấn cho hàng trăm hoa mỗi ngày và có thể thụ phấn
vào buổi sáng hoặc buổi chiều (Nguyễn Bảo Vệ,2003).
Việc thụ phấn bằng tay có hiệu quả trong việc nâng cao năng suất và
chất lượng quả mãng cầu Xiêm. Kết quả bắt đầu vào năm thứ 2, và cây 5 năm
tuổi cho ra 10-50 trái phụ thuộc vào hiệu quả thụ phấn và tình trạng dinh
dưỡng (Orwa et al., 2009).Thụ phấn bằng tay rất an toàn ở Ai Cập, nhưng ở
Ấn Độ ít nhất phải có một điều kiện nào đó, nó khơng thành cơng hồn tồn
bởi vì những hoa ban đầu khơng có phấn, cấu trúc của hoa và mùi thơm cho
thấy có thể thụ phấn bởi cơn trùng, trong một đợt quan sát ở Wester, người ta
khám phá ra rằng hoa của chúng biệt giao, khi hoa trưởng thành một chất dịch
nhày phủ lên trên nướm nhụy, nó hiện ra nhiều trong 24 giờ trước khi bao
phấn rơi (Noonan, 1953). Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao phải biết cách chọn
hoa nào để lấy phấn hoa nào cần thụ phấn để lấy trái (Nguyễn Bảo Vệ ,2003).
Theo Nguyễn Bảo Vệ (2003), phương pháp thụ phấn bổ sung bằng tay cho
mãng cầu Xiêm được thực hiện như sau:

(i) Hoa để lấy phấn: Chọn hoa có 3 cánh trong nở hơi lớn (nhị đực già
có màu đen nhạt, các tiểu nhị bắt đầu tách rời nhau). Hoa được cắt vào buổi
chiều, giữ trong hộp có nắp đậy. Sáng hơm sau, các nhị đực tách rời lẫn nhau
và tách rời khỏi đế hoa, bẻ bỏ tất cả các cánh hoa, rồi rủ nhẹ cho tất cả các tiểu
nhị rơi lên tờ giấy, dùng que ở đầu có quấn bơng gịn chà nhẹ trên tiểu nhị để


10


×