Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Câu hỏi an toàn giao thông nghị định 100

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.33 KB, 5 trang )

Thơng tin chung
Mỗi ngày có 25 người VN bước ra khỏi nhà và không bào giờ quay trở về, cùng với đó là hàng
chục gia đình tan nát vì tai nạn giao thơng, hàng trăm người đau xé lịng vì mất đi người thân yêu.
Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông hàng đầu thế giới. Từ lâu,
tai nạn giao thông đã trở thành một vấn nạn tại Việt Nam, tạo gánh nặng rất lớn cho xã hội. Chính vị
vậy mỗi người dân chúng ta khi tham gia giao thông cần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa giao
thơng để góp phần xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp, an toàn, hạnh phúc.
- Từ ngày 1/7/2009, Luật giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 có
hiệu lực thi hành, thay thế Luật Giao thơng đường bộ ngày 29/6/2001. gồm 8 chương với 89 điều. Luật
giao thông đường bộ quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao
thông đường bộ. Luật giao thông đường bộ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thơng
đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP)
gồm 5 Chương, 86 Điều, có có hiệu lực từ 01/01/2020.
Một số quy định cần biết khi tham gia giao thông
Địa điểm không được lùi xe
Điều 16 Luật giao thông đường bộ quy định, không được lùi xe tại các địa điểm sau:
Ở khu vực cấm dừng
Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường
Nơi đường bộ giao nhau
Nơi đường bộ giao với đường sắt
Nơi tầm nhìn bị che khuất
Trong hầm đường bộ
Đường cao tốc.
Dừng, đỗ xe không cách lề đường phố quá 0,25m
Tại Điều 19 Luật Giao thông đường bộ về đỗ xe trên đường phố được quy định như sau: Phải cho xe
dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được
cách lề đường, hè phố quá 0,25m; trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ơ tơ
đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m.


Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường
điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.
Vượt xe phải báo hiệu bằng đèn hoặc cịi
Tại Điều 14 quy định, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc cịi; trong đơ thị và khu đông dân
cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; khi xe
điện đang chạy giữa đường; khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái
được.
Xe máy chỉ được chở 2 người trong các trường hợp sau
Tại Điều 30 Luật Giao thông đường bộ quy định: Người điều khiển xe máy chỉ được chở một người,
trong 03 trường hợp sau thì được chở 02 người:
Chở người bệnh đi cấp cứu;
Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Chở trẻ em dưới 14 tuổi.
Người đủ 16 tuổi chỉ được lái xe máy dung tích xi-lanh dưới 50 cm3
Điều 60 quy định về độ tuổi của người điều khiển xe máy, ô tô như sau:
– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh dưới 50 cm3
– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên; xe ơ tơ tải có trọng tải
dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi
– Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi
– Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi


– Tuổi tối đa của người lái ô tô trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Tốc độ cho phép của các loại xe
Tại khoản 1 Điều 12 Luật Giao thông đường bộ quy đinh người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ
xe chạy trên đường. Điều 6, Điều 7, Thông tư 91/2015/TT-BGTVT hướng dẫn cụ thể về quy định này
như sau:
– Trong khu vực đông dân cư: tốc độ tối đa cho phép của các phương tiện (trừ xe máy chuyên dùng, xe
gắn máy) là 60km/h nếu là đường đơi; 50km/h nếu là đường hai chiều khơng có dải phân cách; đường

một chiều có một làn.
– Ngồi khu vực đông dân cư: tốc độ tối đa cho phép của các phương tiện là 90km/h nếu là ô tô con, ô
tô đến 30 chỗ; 80km/h nếu là ô tô trên 30 chỗ nếu là đường đôi; nếu là đường hai chiều khơng có dải
phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, tốc độ tương ứng của các loại xe là 80km/h và
70km/h…
Khoảng cách an toàn giữa các xe
Thông tư 91/2015/TT-BGTVT hướng dẫn về quy định người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn
đối với xe chạy liền trước xe của mình như sau:
– Khi mặt đường khô ráo, nếu tốc độ chạy xe dưới 60km/h thì khoảng cách tối thiểu là 35m; nếu
80km/h thì khoảng cách là 55m, nếu 100km/h thì là 70m, 120km/h là 100m.
– Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường quanh co, đèo dốc…, người lái xe phải
điều chỉnh khoảng cách theo biển báo trên đường.
Quy định về việc cấm người đi bộ và phương tiện thô sơ đi vào đường cao tốc
Tại Điều 26 Luật giao thông đường bộ 2008 cấm người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy
kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h đi vào đường cao tốc, trừ người, phương
tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Quy định đối với xe ô tô khi đi đường cao tốc
Khi đi vào đường cao tốc, người lái xe phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang
chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe.
Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường
giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên
mặt đường.
* Nhóm 1
Câu 1: Hệ thống báo hiệu đường bộ được quy định như thế nào?
A. gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thơng, tín hiệu đèn giao thơng, biển báo hiệu.
B. gồm tín hiệu đèn giao thơng, biển báo hiệu.
C. gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thơng, tín hiệu đèn giao thơng, biển báo hiệu, vạch kẻ
đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ.

D. gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thơng, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ
đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
Đáp án: D -Theo Điều 10 Luật giao thơng đường bộ năm 2008 thì hệ thống báo hiệu đường bộ
bao gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thơng, tín hiệu đèn giao thơng, biển báo hiệu, vạch kẻ
đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
Câu 2: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt
vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
a.Từ 100.000 đến 200.000 đồng
b.Từ 200.000 đến 300.000 đồng
c.Từ 300.000 đến 400.000 đồng
d.Từ 400.000 đến 500.000 đồng
Đáp B (Điểm i, k (trừ chở trẻ em dưới 6 tuổi-ng đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm
pháp luật) Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Câu 3: Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt ci phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường
bộ và đường sắt có hiệu lực pháp lí từ ngày tháng năm nào?


A. 31/12/2019
B. 1/1/2019
C. 1/1/2020
D. 1/7/2020
Đáp án C. Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt
được Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019 và có hiệu lực chỉ sau đó 02 ngày, tức ngày 01/01/2020.
Câu 4: Hành vi buông cả hai tay khi điều khiển xe, dùng chân điều khiển xe, nằm trên yên xe điều
khiển xe sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
A. Phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.
c. Phạt tiền từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng.
D. Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng.
Đáp án: D. (theo điểm a khoản 8, điều 6 của NĐ 100).

Câu 5: Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, người đủ bao nhiêu tuổi trở lên được lái xe mô
tô hai bánh, xe mơ tơ ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương
tự?
Người đủ 18 tuổi trở lên
Đáp án (điểm b, khoản 1, điều 60 Luật GTĐB 2008)
* Nhóm 2
Câu 1: Hành vi vi phạm nào sau đây của người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, xe thơ
sơ thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 80.000 đến 100.000?
a. Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi khơng đúng phần đường quy định;
b. Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;
c. Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
d. Tất cả các đáp án trên
Đáp án d (Khoản 1 (a,b,d) điều 8 Nghị định 100/2019)
Câu 2: luật giao thông đường bộ 2008 có hiệu lực khi nào?
A. Từ 1/1/2008.
B. Từ 1/7/2008.
C. Từ 1/1/2009
D. Từ ngày 1/7/2009.
Đáp án: D
Câu 3: Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các loại giấy tờ
gì?
a. Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi
trường theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
b. Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định
của Luật Giao thông đường bộ.
c. Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
d. Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới
Đáp án d (điều 58, Luật GTĐB 2008)

Câu 4: Hành vi nào sau đây bị xử phạt 100.000 đến 200.000 đồng khi người điều khiển xe mô tô, gắn
máy vi phạm?
A. Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường
chính.(200-300)
B. khơng có báo hiệu xin vượt trước khi vượt.
C. điều khiển xe lạng lách, đánh võng (6-8tr)
D. Sử dụng nồng độ cồn khi điều khiển xe. (2-3tr)
Đáp án: B. theo điểm b khoản 1 điều 6 NĐ 100/2019
Câu 5: Học sinh lớp 10 có được sử dụng xe máy điện không?


Đáp án: khơng, vì theo khoản 18 luật giao thơng đường bộ quy định xe máy điện là xe cơ giới, được
xem như là xe gắn máy có động cơ 50 phân khối. Tức là chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới được
quyền sử dụng, vận hành và tham gia giao thơng.
* Nhóm 3:
Câu 1: Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi nào sau đây:
A. Đi xe dàn hàng ngang; Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
B. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; sử dụng xe để kéo, đẩy xe
khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
C. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh; hành vi khác gây mất trật tự, an
tồn giao thơng.
D. Tất cả các hành vi trên
Đáp án: d (khoản 3, điều, 30 Luật GTĐB 2008)
Câu 2: Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường
bộ và đường sắt có mấy chương, mấy điều?
A. 7 chương, 86 điều
B. 6 chương, 68 điều
C. 5 chương, 86 điều
D. 8 chương, 68 điều
Đáp án C

Câu 3: Người điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp điện kéo, đẩy xe khác, vật khác
bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 80.000 đến 100.000 đồng
B. Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng
C. Phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 đồng
D. Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng
Đáp án: B - theo điểm c khoản 2 điều 8 NĐ9100/2019.
Câu 4: Hành vi nào sau đây bị xử phạt 300.000 đến 400.000 đồng theo NĐ 100/2019
A. Điều khiển xe khơng có giấy đăng kí xe.
B. Điều khiển xe khơng có đèn tín hiệu hoặc có nhưng khơng có tác dụng. (100-200)
C. Điều khiển xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.(800-1000)
D. ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn, dầu nhờn hoặc các chất gây trơn trên đường bộ (6-8tr)
Đáp án A (điểm a, khoản 2, điều 17 Nđ 100\2019)
Câu 5: Người đi xe đạp sử dụng các chất kích thích có nồng độ cồn có bị phạt hành chính khơng?
Đáp án: có bị phạt 80-100k nồng độ cồn không vượt quá 50mg/100mg máu và 0,25mg/1 lít khí thở
(điểm q, khoản 1, điều 8 ND9100\2019 cao nhất lên đến 400-600 (80mg\100mg máu, 0,4mg\1l khí
thở)
*Nhóm 4
Câu 1: Hành vi đi xe đạp nào dưới đây vi phạm quy tắc giao thông đường bộ?
A. người điều khiển đi vào phần đường, làn đường dành cho xe đạp, xe thơ sơ và đi về phía bên phải
theo chiều đi của mình.
B. Điều khiển xe đạp/xe đạp điện bằng hai tay, đặt hai chân vào bàn đạp và tay đặt vào phanh.
C. Người được chở trên xe sử dụng ô (dù)
D. Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Đáp án: C –khoản 1 điều 11 – NĐ 100
Câu 2: Luật giao thơng đường bộ 2008 có mấy chương, mấy điều?
A. 7 chương, 68 điều
B. 6 chương, 86 điều
C. 5 chương, 98 điều
D. 8 chương, 89 điều

Đáp án D
Câu 3: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thơng
thì sẽ bị phạt tiền với mức nào sau đây?
a. 400.000 đồng đến 600.000 đồng


b. 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng
c. 600.000 đồng đến 800.000 đồng
d. 300.000 đồng đến 500.000 đồng
Đáp án: B theo điểm e khoản 4, điều 6 ND9100\2019
Câu 4: Hãy cho biết vận tốc thiết kế lớn nhất dành cho xe đạp điện là bao nhiêu?
A. 25 km/h
B. 30 km/h
C. 35 km/h
D. 40 km/h
Đáp án: D
Câu 5: Học sinh lớp 11 sử dụng xe gắn máy có dung tích xilanh từ 50cm3 trở xuống có cần giấy phép
lái xe khơng?
Đáp án: khơng - Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tơ hai bánh, xe mơ tơ ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50
cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ơ tơ tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ơ tơ
chở người đến 9 chỗ ngồi;”



×