Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Khảo sát câu đối hán văn trong đối liên tập được lưu trữ tại thư viện tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 78 trang )

..

LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
chúng tơi. Các kết quả nêu trong khóa luận này là trung thực và chưa
từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

1


LỜI CẢM ƠN
Lần đầu tiên, trong mỗi người chắc hẳn ai cũng sẽ trải qua lần đầu
tiên này và tôi cũng khơng ngoại lệ. Đây chính là lần đầu tiên tôi làm
nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những khó khăn, sai sót.
Nhưng nhờ nhận được sự giúp đỡ tận tình và ủng hộ của thầy cơ, gia
đình và bạn bè, tơi đã khắc phục được những khó khăn, nhược điểm của
bản thân để hồn thành khóa luận.
Trong q trình làm khóa luận, ngồi những nỗ lực tìm hiểu của
bản thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ từ nhiều phía. Và
hơn hết tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại
học An Giang và quý thầy cô trong bộ môn Ngữ văn (khoa Sư phạm) đã
trang bị cho tôi những hành trang tri thức và tạo điều kiện cho tôi học hỏi,
trau dồi kiến thức về lí luận và thực tiễn.
Đặc biệt tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Thầy Nguyễn Thanh Phong!
Thầy đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề
tài của mình, từ bước đầu chọn đề tài cũng như trong suốt quá trình thực
hiện, Thầy đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và góp ý kiến kịp thời cho tôi,
cung cấp cho tôi nhiều kiến thức quý báu,… để tơi hồn thành tốt khóa
luận tốt nghiệp của mình. Tơi cũng xin gửi lời tri ân của mình đến Thầy
Trương Chí Hùng và Cơ Nguyễn Thị Mỹ Linh đã dành thời gian quý báu
của mình để đọc, nhận xét và góp ý cho khóa luận của tơi.


Nhân tiện tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn Huỳnh Hoàng Nam
đã giúp tơi về mặt tinh thần, tình cảm và tài liệu để tơi hồn thành bài tập
cuối khóa này một cách trọn vẹn nhất.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt
đến tất cả quý thầy cô, bạn bè !
Long Xuyên, ngày 28 tháng 04 năm 2018
Người thực hiện

Trần Thị Kim Mành

2


MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………

7

1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………. 7
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………….

8

3. Tình hình nghiên cứu đề tài……………………………………………... 9
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………... 11
5. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………... 11

6. Đóng góp của đề tài………………………………………………………

12

PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………

13

Chương 1: Khái quát chung về liễn đối………………………………........ 13
1.1. Thuật ngữ “liễn đối”………………………………………………...

13

1.2. Nguồn gốc……………………………………………………………. 13
1.2.1. Câu đối ở Trung Quốc………………………………………….. 13
1.2.2. Câu đối ở Việt Nam……………………………………………... 14
1.3. Phân loại câu đối…………………………………………………….

15

1.3.1. Câu đối ở Trung Quốc………………………………………….. 15
1.3.2. Câu đối ở Việt Nam……………………………………………..

16

1.4. Cách trang trí và trình bày…………………………………………

19

1.4.1. Cách trình bày………………………………………………….


19

3


1.4.2.Cách trang trí……………………………………………………

20

1.5. Nguyên tắc của câu đối……………………………………………...

21

1.5.1. Đối ý và đối chữ………………………………………………....

21

1.5.2. Vế câu đối……………………………………………………….

21

1.5.3. Số chữ và các thể câu đối………………………………………

22

1.5.4. Luật bằng trắc…………………………………………………... 23
Chương 2: Câu đối trong Đối liên tập……………………………………..

25


2.1. Đôi nét về Đối liên tập……………………………………………..

25

2.1.1. Tiểu sử soạn giả Cao Vân Hân (1924 – 1999)…………………

25

2.1.2. Nguồn gốc của Đối liên tập…………………………………….. 25
2.2. Nội dung câu đối trong Đối liên tập………………………………...

26

2.2.1. Câu đối lễ nghi, phong tục……………………………………...

26

2.2.1.1. Câu đối mừng xuân (聯春)………………………………... 26
2.2.1.2. Câu đối mừng hôn nhân (婚姻 )………………………........

28

2.2.1.3. Câu đối mừng tân gia (新家)……………………………….. 31
2.2.1.4. Câu đối viếng ( 輓 )……………………………………….... 32
2.2.2.Câu đối về sinh hoạt, lao động……………………………..…… 33
2.2.2.1. Nhà kho (倉庫)…………………………………………….. 33
2.2.2.2. Thầy bói (卜師 )……………………………………………. 34
2.2.2.3. Làm ăn ( 生意 )…………………………………………….. 35
2.2.2.4. Câu đối trên cầu (橋 )……………………………………..... 36

2.2.2.5. Câu đối ở nhà thuốc (家醫)………………………………… 37

4


2.2.2.6. Câu đối trước sân nhà (家庭)……………...……………...... 38
2.2.2.7. Câu đối trên thuyền, bến sông…………………………....... 38
2.2.3. Câu đối ở những nơi thờ cúng…………………...…………….. 39
2.2.3.1. Câu đối ở Chùa (寺)…………………….………………..... 39
2.2.3.2. Câu đối ở Miếu (廟)………………….….…………………. 41
2.2.3.3. Câu đối ở Đình ( 亭 )……………………….………………. 42
2.2.3.4. Câu đối ở Từ đường ( 祠 堂 )………………….…………… 45
2.2.3.5. Câu đối ở nơi thờ Táo Quân ( 灶 君 )……………...……… 48
2.2.3.6. Câu đối ở nơi thờ Tổ sư – tổ nghề ( 祖 師 )……...………... 48
2.2.4. Câu đối gắn với địa danh ở Thốt Nốt…………………………... 50
2.2.4.1. “ Thuận Hưng” ( 順 興 )……………...……………………. 50
2.2.4.2. Trường học ( 場 學 )……………………….…….…………. 51
2.2.4.3. Hội quán ( 會 舘 )…………………………….….………… 52
2.2.4.4. Chùa - Tự ( 寺 )…………………………………..………… 52
2.2.5. Câu đối về văn hóa, giáo dục………………………..………….. 53
2.3. Nghệ thuật trong Đối liên tập………………………….……………

54

2.3.1. Thủ pháp đối……………………..……………………………..

54

2.3.2. Chơi chữ…………………………….…………………………... 57
2.3.3. Cường điệu……………………………..……………………….. 59

2.3.4. So sánh……………………………………..……………………

60

2.3.5. Phép “điệp”…………………………………..………………….

61

2.3.6. Sử dụng điển tích, điển cố………………….…………………..

62

5


2.4. Sự tồn tại của Đối liên tập trên địa bàn Thốt Nốt đầu thế kỉ XX...

63

2.4.1. Vai trò, ý nghĩa của liễn đối trong đời sống…………………..

63

2.4.2. Đối tượng sáng tạo, ghi chép và sử dụng……………………...

64

2.4.3. Câu đối trong nhận thức và kí ức cộng đồng………………....

65


PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………… 67
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………...

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………. 70
PHỤ LỤC……………………………………………………………………

6

71


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Liễn đối (hay còn gọi là liên đối) là những câu đối được viết trên
giấy, trên vải hoặc được khắc trên gỗ, cây trúc, trên cột. Hai vế câu đối
lúc nào cũng đối nhau từng từ, từng chữ và ý nghĩa của chúng ln liên
quan đến nhau và câu đối cũng chính là một trong những hình thức văn
chương đặc biệt của Trung Quốc. Những câu đối luôn làm tăng thêm sự
thú vị, cao nhã trong sinh hoạt văn hóa của người dân thời xưa kể cả ở
Trung Quốc và Việt Nam.
Do hoàn cảnh lịch sử, địa lí nên nền Hán học của Trung Hoa đã dễ
dàng ảnh hưởng và hội nhập vào nền văn hóa nước ta để tạo ra nền văn
học cổ điển, tổ tiên chúng ta ngày trước học chữ Hán để tiếp thu văn
minh Trung Hoa. Bất kể lối văn chương nào dù là thơ hay phú, văn tế
hay văn bia, cho đến thơ lục bát hay song thất lục bát thì đều phải có
hình thức đối, tức là phải có câu đối lẫn ở trong. Từ đó, cho thấy được
phần nào tầm quan trọng của câu đối trong các tác phẩm văn chương thời

xưa.
Mặt khác, liễn đối lại có một giá trị rất to lớn trong đời sống tinh
thần của người Trung Hoa và đã ảnh hưởng sâu rộng đến lối sinh hoạt
văn hóa, tinh thần của người Việt xưa. Nếu trông lên bàn thờ gia tiên nhà
nào đó có thể biết được tình trạng kinh tế nhà ấy thì trơng vào hồnh phi,
liễn đối có thể biết được gia thế và trình độ của chủ nhà hoặc có thể dựa
vào đó mà biết được tập qn, tín ngưỡng của một địa phương.
Mặc dù câu đối chỉ là những câu văn đi sóng đơi với nhau, tính
từng chữ chứ không đếm từng trang, từng tờ như những thể loại văn
chương khác, song cơng dụng của nó lại rất to lớn. Nó vừa cho thấy được
tập qn tín ngưỡng của một địa phương vừa cho thấy được giá trị văn
chương tiềm ẩn trong mỗi câu mỗi chữ. Xuất phát từ những mặt giá trị
đó mà hiện nay, người ta đang bắt đầu đẩy mạnh cơng tác sưu tầm, tìm
hiểu về hoành phi, liễn đối trên địa bàn các tỉnh để làm rõ nếp sống văn
hóa, tinh thần của người dân ở địa phương đó.
Và trong những năm gần đây, thực hiện Nghị định của Chính phủ
về việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,
thì việc bảo vệ kho tàng văn hóa Hán – Nơm cụ thể là tư liệu về hồnh
phi, liễn đối là hết sức cấp thiết. Đây chính là dấu hiệu của sự quan tâm
đến những nét văn hóa cổ xưa. Từ lâu, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm
tới việc sưu tầm bảo vệ sách vở, tư liệu Hán- Nôm, loại di vật dễ hư hỏng,
7


dễ mất mát, trong khi khơng cịn sản xuất ra được nữa. Chính vì lẽ đó
việc sưu tầm tư liệu hồnh phi, liễn đối cịn lưu lại trên cả nước nói
chung và một địa phương nào đó nói riêng là một việc làm rất quan trọng
và có ý nghĩa. Bởi lẽ việc khảo sát tư liệu về hoành phi, liễn đối trên địa
bàn nhất định cũng giống như ta đang đi vào tìm hiểu chính mảnh đất và
con người trên vùng đất đó.

Trong đề tài này, chúng tơi sẽ dẫn dắt mọi người tìm hiểu về mảnh
đất và con người ở Thốt Nốt đầu thế kỉ XX. Bởi may mắn thay là trong
tổng số 263 tài liệu Hán Nôm do một vài hộ dân tại Thốt Nốt quyên tặng
cho Thư viện tỉnh An Giang năm 2016, chúng tôi đã vô tình tìm thấy một
quyển Đối liên tập do Cao Đảnh Hưng (Cao Văn Hân) chép lại. Quyển
sách này gần như ghi lại một cách trọn vẹn những câu đối có thể được
tạo ra trong sinh hoạt văn hóa của người dân Nam Bộ xưa mà cụ thể là
địa bàn Thốt Nốt (An Giang xưa). Từ những câu đối mừng xuân treo ở
cửa nhà, đến những câu đối mừng hôn nhân bên nhà trai lẫn nhà gái, hay
đó cịn là những câu đối được treo ở những nơi thờ tự, công sở, trường
học,…Tất cả sẽ cho chúng ta thấy một diện mạo hoàn toàn mới mẻ
nhưng lại rất cổ của Thốt Nốt xưa.
Mặc dù từ trước đến giờ đã có khơng ít tài liệu viết về liễn đối, về
việc sưu tầm liễn đối trên nhiều địa phương khác nhau, nhưng chúng tơi
nhận thấy rằng việc tìm hiểu làm sáng rõ nguồn gốc, giá trị cũng như đặc
sắc về nội dung và nghệ thuật trong Đối liên tập là một việc làm cần thiết
và hữu ích.
Xuất phát từ những lí do trên cùng với một niềm say mê Hán văn,
yêu mến những giá trị cổ xưa và mong muốn làm sống lại chúng, chúng
tôi đã chọn việc Khảo sát câu đối Hán văn trong Đối liên tập được
lưu trữ tại Thư viện tỉnh An Giang làm đề tài nghiên cứu, mong rằng
đây sẽ là một tư liệu tham khảo hữu ích cho những ai u thích Hán Nơm, đặc biệt u thích liễn đối. Và chắc rằng, đây sẽ là một tư liệu
đáng xem của các nhà làm văn hóa khi nhìn lại bộ mặt văn hóa Thốt Nốt
xưa và nay.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các câu đối Hán văn trong Đối
liên tập được lưu trữ tại Thư viện tỉnh An Giang. Cụ thể trong đề tài này,
chúng tôi sẽ khảo sát về các mặt tự dạng, ý nghĩa, dụng điển, hình thức
kết cấu, nhịp điệu, hoàn cảnh lưu truyền… của các cặp câu đối Hán văn.


8


Phạm vi nghiên cứu là quyển Đối liên tập, tức một quyển sách cổ
được một hoặc một vài tác giả khuyết danh người huyện Thốt Nốt (xưa
thuộc tỉnh An Giang, nay thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ) tập hợp và
biên soạn. Quyển sách này cho thấy diện mạo đời sống của câu đối Hán
văn trong nửa đầu thế kỉ XX, thời điểm quyển sách được sưu tập và hoàn
thành.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khảo sát, tìm hiểu về câu đối vốn không phải là một vấn đề mới mẻ,
nó đã xuất hiện rất lâu trong các cơng trình nghiên cứu Hán Nơm. Đã có
rất nhiều luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ, các cơng trình nghiên cứu khoa học
của Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện đề tài này.
Trong mấy chục năm qua, các nhà nghiên cứu đã tốn rất nhiều cơng
sức và giấy mực cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về câu đối. Nhưng trên
thực tế, mỗi người lại tìm hiểu, nghiên cứu ở những góc độ, khía cạnh
khác nhau của câu đối. Sau đây, chúng tôi xin được giới thiệu một số tác
phẩm viết về câu đối:
Cuốn Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính, Mặc Lâm đã giới thiệu
một cách sơ lược nhất về câu đối. Phan Kế Bính đã xếp câu đối vào lối
văn vần, khác với thơ, phú, văn tế,…
Cuốn Câu đối Việt Nam của Tạ Phong Châu đã trình bày một cách
đầy đủ và hệ thống về câu đối ở Việt Nam. Cuốn sách này trình bày
những lý luận xung quanh câu đối, giới thiệu những câu đối nổi tiếng và
giai thoại về nó.
Cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, tuy khơng
nói nhiều về câu đối nhưng cũng có nhắc đến câu đối, phép đối trong số
rất nhiều các thể loại văn học khác.
Trong hai cuốn 3000 hoành phi câu đối Hán Nơm và 5000 hồnh

phi câu đối Hán Nôm do Trần Lê Sáng chủ biên; cuốn Từ điển văn học
(bộ mới) do Đỗ Đức Huy chủ biên cũng đã giới thiệu một cách sơ lược
về nội dung và nghệ thuật của câu đối.
Cuốn Câu đối trong văn hóa Việt Nam của Nguyễn Hồng Huy đã
trình bày một cách sâu sát hơn so với những cuốn sách kể trên về nguồn
gốc câu đối, tổng quan và thực trạng, nội dung của câu đối Việt Nam.
Ngoài ra, cuốn sách này cịn trình bày một phần khá đặc biệt, đúng như
tên gọi của nó về vấn đề địa vị của câu đối trong văn hóa Việt Nam.

9


Bên cạnh những cuốn sách đã được xuất bản, còn có những cơng
trình nghiên cứu khá cơng phu về câu đối đã được cơng bố như:
Hai cơng trình nghiên cứu cấp nhà nước Tổ chức bảo vệ và khai
thác văn hóa Hán – Nơm ở Huế: “Câu đối hồnh phi nội thành Huế” và
“Câu đối hoành phi ngoại thành Huế” của tác giả Trần Đại Vinh và
Đinh Thanh Hiếu thực hiện là hai cơng trình có sức khái qt và toàn
diện về hệ thống hoành phi câu đối của một vùng đất đã từng là kinh đơ.
Cơng trình nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
“Câu đối Hán- Nơm trong các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu nội
thành Hà Nội” của giảng viên Lê Anh Tuấn đã dành hẳn một chương để
trình bày về câu đối: quan niệm về câu đối, các hình thức câu đối, phân
loại, nội dung, nghệ thuật của câu đối và câu đối trong mối quan hệ với
các thể loại văn học cổ.
Cơng trình nghiên cứu khoa học “Sưu tầm, chú giải hồnh phi, liễn
đối Hán Nơm trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang” của
hai tác giả Trương Chí Hùng và Lê Thị Thoại cũng đã giới thiệu một
cách tương đối đầy đủ và khái quát hệ thống tư liệu Hán – Nơm (hồnh
phi, liễn đối) ở 18 cơ sở thờ tự tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Luận văn thạc sĩ Hán – Nôm – Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn năm 2007 của Trần Thanh Quỳnh “Nghiên cứu thể loại câu
đối qua khảo sát di tích lịch sử văn hóa Hà Nội” đã trình bày hầu như
tồn bộ những giới thuyết về câu đối. Và cơng trình nghiên cứu này được
xem là một sản phẩm của cơng tác khoa học có giá trị cao trong lĩnh vực
nghiên cứu Hán – Nơm.
Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Anh Nhân Trường Đại học
An Giang ở đề tài “Tìm hiểu hệ thống tư liệu Hán – Nôm ở thị xã Châu
Đốc, tỉnh An Giang”, tuy khơng nói nhiều về câu đối nhưng ở đề tài này
Lê Anh Nhân cũng đã nói đến quá trình du nhập và hình thành câu đối ở
Việt Nam.
Những tài liệu trên tuy nói về câu đối ở những mức độ, khía cạnh
khác nhau nhưng chung quy lại thì đều bàn đến những giá trị văn chương
và giá trị đời sống của thể loại câu đối. Từ những giới thuyết có tính gợi
ý đó, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài Khảo sát câu đối Hán văn
trong Đối liên tập lưu trữ tại Thư viện tỉnh An Giang và đề tài này sẽ
trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đó và phát hiện những vấn đề
mới chưa được làm rõ.

10


4. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể đạt được hiệu quả tối ưu khi nghiên cứu đề tài này, chúng
tôi đã chọn và vận dụng linh hoạt những phương pháp nghiên cứu sau
đây:
Phương pháp điều tra thực tế: chúng tôi sẽ tiến hành một
vài chuyến đi đến địa bàn Thốt Nốt (Cần Thơ), cụ thể là nhà của cụ Cao
Đảnh Hưng để thu thập thông tin về nguồn gốc ra đời cũng như giá trị
văn hóa của quyển Đối liên tập này.

Phương pháp lịch sử: khái quát sự du nhập, hình thành và
phát triển của hệ thống câu đối trong sinh hoạt văn hóa của người Việt
xưa.
Phương pháp phân loại: dùng để phân loại câu đối theo nội
dung và mục đích.
Phương pháp thống kê: được sử dụng để tiếp cận đối tượng
nghiên cứu theo hướng định lượng.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: dùng để phân tích làm rõ
đối tượng nghiên cứu, từ đó tổng hợp thành luận điểm khoa học.
Mỗi phương pháp đều có những mặt tích cực và hạn chế riêng của
chúng. Cho nên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã vận dụng linh
hoạt các phương pháp trên để hồn thành bài nghiên cứu của mình một
cách hiệu quả nhất.
5. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này của chúng tôi chủ yếu tập trung vào các mục tiêu sau:
Chúng tôi sẽ tiến hành phiên âm, dịch nghĩa, phân loại, sau đó đi
sâu vào việc phân tích để làm nổi bật lên giá trị nội dung cũng như nghệ
thuật của hệ thống câu đối trong Đối liên tập.
Thu thập tư liệu Hán Nôm về liễn đối đang tồn tại tại các địa
phương trên địa bàn Thốt Nốt (An Giang xưa).
Khảo sát hệ thống tư liệu Hán Nôm về liễn đối đã được công bố
và đặc biệt là quyển Đối liên tập vừa tìm thấy này, để từ đó khái qt
thành lý thuyết về quá trình tiếp nhận và sáng tạo câu đối của các nhà
Nho Nam Bộ xưa.
Bên cạnh đó, chúng tơi sẽ khảo sát đời sống văn hóa tinh thần của
xã hội trên địa bàn huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, nơi quyển Đối

11



liên tập này ra đời. Thơng qua đó, cơng trình muốn nhấn mạnh những giá
trị vô giá mà tư liệu Hán Nôm mang lại cho đời sống tinh thần của chúng
ta.
6. Đóng góp của đề tài
Khảo sát câu đối Hán văn trong Đối liên tập lưu trữ tại Thư
viện tỉnh An Giang chủ yếu làm công việc phiên âm, dịch nghĩa để làm
rõ nội dung và nghệ thuật của hệ thống câu đối trong tập liễn đối này dựa
trên những cơ sở lí luận của chun ngành Hán Nơm. Vì vậy, ở đề tài
hạn hẹp này chúng tôi chỉ mong muốn được góp một phần nhỏ cơng sức
của mình:
Đầu tiên, chúng tôi sẽ tiến hành phiên âm, dịch nghĩa hệ
thống câu đối trong Đối liên tập để giúp cho người tham khảo (người am
hiểu Hán văn và người không biết gì về Hán văn) có thể hiểu được ý
nghĩa của từng cặp câu đối được thể hiện trong đây. Từ đó người tham
khảo có thể hiểu được phần nào đời sống văn hóa và tư tưởng của người
xưa ở địa bàn Thốt Nốt đầu thế kỉ XX.
Thứ hai, chúng tôi đi sâu vào việc phân tích làm bật lên
những giá trị nội dung lẫn nghệ thuật của các cặp câu đối trong đây nhằm
giúp cho người đọc thấy được cái hay cái đặc sắc của quyển Đối liên tập
này. Đồng thời, chúng tôi cũng cho người đọc thấy được cái tài của cha
ông ta khi chọn lọc, sáng tạo ra những giá trị truyền thống này.
Thứ ba, giúp cho người tham khảo càng thêm yêu quý
những giá trị truyền thống của dân tộc và thúc đẩy họ đi làm công tác
khôi phục, bảo tồn các di sản dân tộc đang cịn sót lại tại địa phương
mình.

12


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Khái quát chung về liễn đối
1.2. Thuật ngữ “liễn đối”
Thuật ngữ “liễn” được hiểu là: “Những tấm trang trí chạm khắc
hoặc được sơn son thếp vàng, trước bàn thờ, bám dọc theo hai cột chính
và chạy dưới xà thượng” (theo Từ điển Bách Khoa).
Thuật ngữ “đối” được hiểu là: “Là biện pháp tu từ đặc biệt trong
văn chương Trung Quốc và Việt Nam, đặt từng cặp câu sóng đơi, mỗi từ
ở câu trước cân xứng với từ tương đương ở câu sau cả về ý nghĩa lẫn từ
loại; thường dùng trong thơ, phú, văn biền ngẫu và cả trong văn xuôi.
Thể văn được gọi là cân đối ứng dụng hoàn toàn biện pháp tu từ này”
(theo Từ điển Bách Khoa).
“Liễn” chỉ sự sóng đơi từng cặp một. “Đối” chỉ sự đối nhau về mặt
nội dung hay nghệ thuật, lưu ý “ đối” (對) ở đây có nghĩa là ngang nhau,
hợp nhau thành một đôi. “Liễn đối” dùng để chỉ những câu đối được viết,
chạm khắc hoặc được sơn son thếp vàng vào hai cột chính và chạy dưới
xà thượng.
1.2. Nguồn gốc
1.2.1. Câu đối ở Trung Quốc
Câu đối xét theo âm chữ Hán thì được gọi là doanh liên (楹聯),
chính là đối liên (對聯), cũng gọi là đối tử (對子), liên ngữ (聯語)
và được phân chia thành hai liên trên, dưới đối nhau mà thành. Suy cho
cùng thì nguồn gốc xa xưa nhất của câu đối được gọi là đào phù. Theo
truyền thuyết thời cổ đại, Đông Hải Độ Sóc Sơn có một cây đào rất lớn,
phía dưới có hai vị thần là Thần Đồ và Uất Lũy chuyên coi xét vạn quỷ,
gặp bọn quỷ xấu, hại người hai thần sẽ dùng dây lau để trói lại làm mồi
cho hổ ăn thịt. Thế là Hoàng Đế khi làm lễ xua quỷ đã lập tượng người
bằng gỗ đào lớn vẽ Thần Đồ, Uất Lũy và hình hổ ở trước cửa, đồng thời
treo cây lau để chế ngự hung ma.
Từ đào phù đề cập đến đối liên, theo ghi chép của người Tống, bắt
đầu từ Hậu Thục thời kì Ngũ đại cách đây khoảng 3000 năm, theo Tống

sử Thục thế gia (宋史蜀世家), câu đối đầu tiên được ghi lại do chính
chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào
năm 959.
Nguyên văn:
13


新年納餘慶
嘉節號長春
Phiên âm:
Tân niên nạp dư khánh
Gia tiết hiệu trường xuân
Dịch nghĩa:
Năm mới thừa chuyện vui
Tiết đẹp xuân còn mãi
Và câu đối đã được thai nghén từ đây, trải qua một thời gian dài tích lũy,
phát triển mà hình thành diện mạo như chúng ta biết đến hiện nay.
1.2.2. Câu đối ở Việt Nam
Ở Việt Nam, câu đối có tự bao giờ thì khơng thể xác định được một
cách chính xác, mà chỉ biết được liễn đối cùng với những bức hoành phi
đã du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XIII thông qua các cuộc giao tiếp
giữa vua quan nước ta và vua quan Trung Quốc.
Ngay từ đời Hán (206 tr. CN – 220), thì nước ta đã trở thành thuộc
địa của Trung Quốc. Cũng từ đó, người Trung Quốc đã đem ngôn ngữ,
phong tục tập quán của họ truyền bá trong nước ta. Chữ Hán cùng với
học thuyết của Khổng Tử đã chính thức truyền bá sang Việt Nam, khi
sang Việt Nam thì chữ Hán được gọi là chữ Nho. Đó là một thứ chữ mà
các nhà Nho dùng để truyền bá tư tưởng Khổng Mạnh.
Việc học Hán văn của người Việt trước kia cũng giống với người
Trung Hoa. Trước tiên họ bắt đầu học ngâm nga những câu văn trong

quyển “Tam tự kinh” sau đó là “Tứ tự kinh”, “Sơ học vấn tân”,… họ
ngâm nga như thế cốt là để nhớ mặt chữ, quen câu văn. Sau khi tập ngâm,
tập viết chữ tương đối vững thì người học mới đầu tập làm văn, trước khi
làm văn phải tập làm câu đối. Bất kể lối văn chương nào dù là thơ hay
phú, văn tế hay văn bia, cho đến thơ lục bát hay song thất lục bát cũng
không loại trừ được hình thức đối, tức là đều phải có câu đối lẫn ở trong.
Cũng từ đó mà câu đối đã xuất hiện một cách hiển nhiên trong văn
chương, sinh hoạt của người Việt và qua thời gian sáng tạo chúng ta đã
có một hệ thống câu đối như ngày nay. Ngoài các cặp câu đối bằng chữ
Hán, chúng ta cịn sáng tạo ra câu đối chữ Nơm và câu đối bằng chữ

14


Quốc ngữ được treo dán, trưng bày ở hầu khắp mọi nơi như: đình chùa,
miếu mạo, trường học,…
1.3. Phân loại câu đối
1.3.1. Câu đối ở Trung Quốc
Người Trung Quốc phân loại câu đối theo cách dùng và đặc điểm
nghệ thuật.
- Phân loại câu đối theo cách dùng gồm có:
+ Xuân liên: Câu đối xuân, chuyên dùng vào dịp tết, và được
gắn ở trước cửa.
+ Doanh liên: Câu đối dùng treo ở cột trụ, dùng trong nhà, cơ
quan, cung điện của vua và những nơi cổ kính.
+ Hạ liên: Những câu đối chúc mừng thường được dùng
để chúc thọ, chúc sinh nhật, hơn giá, mừng thăng quan tiến chức, mừng
có con, khai trương, khai nghiệp…
+ Vãn liên: Câu đối than vãn, dùng lúc tiếc thương cho ai đó
tử vong, gặp chuyện không lành.

+ Tặng liên: Dùng để tán thưởng, đề cao, có ý khuyến khích
người khác.
+ Trung đường liên: Những câu đối treo ở những khách
đường lớn, chỗ có nhiều người lưu ý và được phối hợp với bút hoạch
(thư pháp).
- Phân loại câu đối theo quan điểm nghệ thuật bao gồm:
+ Điệp tự liên: Câu đối có một chữ xuất hiện liên tục.
+ Phức tự liên: Câu đối có hai vế có chữ giống nhau nhưng
khơng xuất hiện một cách trùng phức liên tục.
+ Đỉnh châm liên: Chữ nằm phần đuôi của câu đầu được dùng
lại làm chữ đầu của câu sau.
+ Khảm tự liên: Bao gồm số, phương vị, tiết khí, niên hiệu, họ
người, nhân danh, vị danh, vật danh...
+ Xích (sách) tự liên: Mỗi thể hợp tự bên trong câu đối tách
thành bao nhiêu chữ đơn thể, có người phân ra tinh tế hơn nữa là mở chữ
ra, hợp chữ lại.

15


+ Âm vận liên: Bao gồm đồng âm dị tự, đồng tự dị âm cùng
với điệp vận.
+ Hài thú liên: Câu đối có ý nghĩa khơi hài, ẩn kín.
+ Vơ tình đối: Ý nghĩa vế trên dưới khơng tương quan với
nhau, chỉ chỉnh những chữ và từ. Phần lớn những câu đối này ít thấy ý vị
và được xếp chung với hài thú liên.
+ Hồi văn liên: Câu đối đọc xi (thuận độc) hay đọc ngược
(đảo độc) đều có ý tứ hoàn toàn như nhau.
1.3.2. Câu đối ở Việt Nam
Câu đối của Việt Nam được Dương Quảng Hàm phân loại theo ý

nghĩa và gồm các loại sau:
- Câu đối mừng: Câu đối được làm để tặng người khác trong
những dịp vui mừng như: Mừng thọ, mừng đám cưới, mừng tân gia - nhà
mới, mừng thi đỗ...
卲日歸家天賜福
良晨入宅地生財
Phiên âm

Cát nhật quy gia thiên tứ phúc
Lương thần nhập trạch địa sinh tài

Dịch nghĩa

Ngày tốt về nhà trời ban phước lành
Giờ tốt vào nhà đất sinh tài lộc
(Câu đối mừng tân gia trong Đối liên tập)

- Câu đối phúng: Câu đối làm để viếng người chết. Trong Đối
liên tập có câu đối của một người con dâu viếng cha, mẹ chồng:
不幸之而幸之君子惡有君子爱
其哀也亦哀也爲人親非為人情
Phiên âm

Bất hạnh chi, nhi hạnh chi; quân tử ác hữu quân tử ái
Kì ai dã, diệc ai dã; vị nhân thân phi vị nhân tình

Dịch nghĩa

Bất hạnh đấy, nhưng hạnh phúc đấy; quân tử xấu có
quân tử mến

Bi ai sao, thật bi ai sao; làm người thân thương khơng
hẳn vì tình

16


(Câu đối viếng trong Đối Liên tập)
- Câu đối tết: Câu đối làm để dán trước nhà, cửa, đền, chùa...
vào dịp Tết Nguyên đán.
福禄夀三星在户
天地人四海同春
Phiên âm

Phúc lộc thọ tam tinh tại hộ
Thiên địa nhân tứ hải đồng xuân

Dịch nghĩa

Phúc Lộc Thọ ba sao cùng chiếu ở cửa
Trời đất và người bốn biển cùng đón xuân
(Câu đối xuân trong Đối liên tập)

- Câu đối thờ: Là những câu đối tán tụng công đức tổ tiên hoặc
thần thánh làm để dán hoặc treo thờ, ví dụ như:
明農資飲食
教稼献杯盤
Phiên âm

Minh nơng tư ẩm thực
Giáo giá hiến bôi bàn


Dịch nghĩa

Làm nghề nông sáng suốt sẽ mang lại của cải, ấm no
cho dân
Vì ơn dạy dân trồng trọt mà hiến dâng phẩm vật
(Câu đối ca ngợi Thần nông trong Đối liên tập)

- Câu đối tự thuật: Là những câu đối kể ý chí, sự nghiệp của
mình và thường dán ở những chỗ ngồi chơi, ví dụ như câu đối tự thuật
của Nguyễn Công Trứ:
Chị em ơi ! ba mươi sáu tuổi rồi, khắp đông, tây, nam, bắc
bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tử xác
Trời đất nhẻ ! gắng một phen này nữa, sếp cung,kiếm, cầm
thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng phu kềnh
- Câu đối để tặng: câu đối làm ra để tặng người khác (gần với câu
đối mừng), ví như:
Nếp giầu quen thói kình khơi, con cháu nương nhờ vì ấm

17


Việc nước ra tay chuyên bát, bắc nam đâu đấy lại hàng
(Lê Thánh Tông, câu đối đề ở một hàng bán giầu (trầu) nước)
- Câu đối tức cảnh: Là những câu đối tả cảnh ngay trước mắt.
Giơ tay với thử trời cao thấp
Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài
(Hồ Xuân Hương, vịnh cảnh trượt chân, ngã xoạc cẳng)
- Câu đối chiết tự: (Chiết là bẻ gẫy, phân tách - Tự là chữ, ký tự)
là những câu do sự tách chữ Hán hoặc chữ Nôm ra từng nét hoặc từng

phần mà đặt thành câu.
Tự (字) là chữ, cất giằng đầu, chữ tử (子) là con, con ai con nấy?
Vu (于) là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh (丁) là đứa, đứa nào đứa
này?(1)
- Câu đối trào phúng: là những câu đối hàm ý chế giễu, châm
chích một người nào đó.
Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại.
Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thơi(2)
(Câu đối tặng một người chột mắt mới đỗ khoa thi võ)
- Câu đối tập cú: là những câu lấy chữ sẵn có ở trong sách vở
hoặc ở tục ngữ, ca dao.
Gái có chồng như rồng có vây, gái khơng chồng như cối xay
khơng ngõng.
Con có cha như nhà có nóc, con khơng cha như nịng nọc đứt
(3)

đi.

- Câu đối thách (đối hay đố): Nhiều người xưa còn nghĩ ra những
câu đối oái oăm, cầu kỳ rồi người ta tự đối lấy hoặc dùng để thách người
khác đối. Lối này thường sử dụng nghệ thuật chơi chữ, đồng âm dị
nghĩa…
Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già
Con cơng đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồng nó kềnh cổ lạ(4)

(1), (2), (3), (4)

Trích dẫn lại theo: Dương Quảng Hàm, Văn học Việt Nam, Nxb Trẻ 2005, tp. Hồ
Chí Minh, tr. 68,69


18


1.4. Cách trang trí và trình bày
1.4.1. Cách trình bày
Nhìn dưới góc độ ngơn ngữ và cách tổ chức của văn bản, nếu hoành
phi đã cho ta làm quen với các cụm từ, làm quen với mệnh đề thì liễn đối
sẽ cho chúng ta làm quen với câu hoặc văn bản. Số lượng chữ của liễn
đối thường nhiều hơn hoành phi và cách bố trí của chúng cũng hồn tồn
khác nhau, nếu hồnh phi được đặt theo chiều ngang thì liễn đối lại được
đặt theo chiều dọc. Có thể xem mơ hình minh họa dưới đây:

Hồnh phi
Liễn

Liễn

đối

đối

Các vế đối đi chung nhau thành từng cặp như thế và khi đọc, ta phải
đọc theo từng cặp và đúng trật tự từ phải sang trái. Dù bất cứ nơi đâu, cơ
sở thờ tự nào, khi ta đọc cũng phải theo nguyên tắc đó, tránh đọc nhầm,
ghép nhằm vế thì sẽ làm sai lệch đi ý nghĩa của chúng, sai tinh thần của
liễn đối.
Câu đối thường đi chung với hoành phi để tạo thành một chỉnh thể
thông báo thông tin đến người nhận. Đó khơng phải là sự giới thiệu cụ
thể, rõ ràng mà chỉ khái quát sơ lược rất ngắn gọn và hàm súc. Có thể
xem hình dưới đây:


Cổng chính đền An Sinh (An Sinh Từ) ở Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều

19


1.4.2.Cách trang trí
Ở phần này, chúng tơi tập trung chú ý khai thác ở ba cách thức thể
hiện của liễn đối như: chạm trổ, khắc, viết.
Đầu tiên, cách thức “chạm trổ” là một cách thể hiện rất cầu kỳ, tinh
vi, tỉ mỉ…và chắc hẳn là sẽ mất thời gian cho việc làm này rất nhiều.
Những chữ Hán đã được chạm trổ xong thì sẽ được sơn son thếp vàng rất
đẹp mắt, trang nhã. Phông nền của liễn đối thường được chọn là màu đỏ
và màu đen để nhằm làm nổi bật lên những nét chữ điêu luyện kia.
Thứ hai, “khắc” ở cách thức này thì thường là những câu đối sẽ
được khắc vào chất liệu gỗ. Chúng được khắc một cách rất công phu và
cầu kỳ… Sau khi chữ Hán đã được khắc thì sẽ được sơn màu vàng, đỏ có
khi là màu đen (rất ít). Phơng nền của liễn đối lúc này cũng là tông màu
vàng hoặc đen miễn làm sao nổi bật được nét chữ lên là được.
Thứ ba, “viết” đây là cách thể hiện phổ biến nhất cho tất cả các thể
loại của hệ thống tư liệu Hán – Nôm. Đa số các đôi liễn nét chữ được
viết đều theo lối chữ “Thảo” với những đường bút hết sức điêu luyện.
Đây là một loại chữ mang giá trị nghệ thuật rất cao, chính vậy mà nó địi
hỏi nghệ nhân phải có một trình độ rất cao trong nghề. Ngoài việc viết
những bức liễn đối bằng chữ Hán, chữ Nôm, ngày nay người ta cũng khá
chuộng cách viết các cặp liễn bằng chữ Quốc ngữ với những đường nét
của cách viết chữ thư pháp vừa mang nét cổ kính, trang nghiêm vừa gần
gũi, đời thường.
Ngồi những đường nét chữ viết hết sức cơng phu, những bức liễn
đối cịn được làm bật lên, được tôn vinh lên bởi sự trang trí với họa tiết,

hoa văn, biểu tượng xung quanh với những đường nét rất sắc sảo, uyển
chuyển. Có nhiều cặp liễn, hai bên được kết hợp với những họa tiết dây
đầy hoa lá để làm cho câu liễn thêm phần mềm mại. Cịn có những bức
được trang trí thêm với những hàng chữ Hán bên cạnh và những bài thơ
bằng chữ Hán (chữ nhỏ)…
Bên cạnh đó thì cũng có những bức liễn được trang trí rất giản dị
mới nhìn vào ta thấy toát lên một vẻ rất cổ điển với những họa tiết rất
đơn giản, thậm chí có những bức khơng trang trí gì hết mà vẫn cảm thấy
bắt mắt vì nét chữ rất tinh xảo.
Cách trang trí đối với liễn đối không phải là tùy ý muốn mà nó
thường theo nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của người dân. Như cách
trang trí muốn đề cập đến con vật thì người ta thường chọn bốn con vật

20


Tứ linh: long, lân, qui, phụng. Khi đề cập đến cây cối thì người ta nghĩ
đến bốn lồi cây tượng trưng cho sự cao sang: tùng, cúc, trúc, mai. Khi
nói đến thần linh thì thường có sự xuất hiện của những vị tiên… Tất cả
những sự kết hợp này đều phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ và đó là kết tinh
của văn hóa dân tộc.
Nói tóm lại, những bức liễn đối được trang trí và trình bày có cầu
kỳ, sắc sảo hay đơn sơ, mộc mạc thì chung quy lại nó cũng là đại diện
của cái đẹp chân chính, bất hủ gắn liền với văn hóa cộng đồng và đó
cũng là ước nguyện, khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm.
1.5. Nguyên tắc của câu đối
Từ ngay cái tên liễn đối thì người ta có thể hiểu được hai vế của nó
phải đối nhau, nhưng đối nhau khơng phải tùy ý mà cần phải có những
ngun tắc nghiêm nhặt chung của nó. Cũng giống như làm thơ (thơ cổ),
ta cũng phải chú ý đến niêm luật của nó. Có như thế thì câu đối mới được

gọi là chỉnh đối hay đối cân.
1.5.1. Đối ý và đối chữ
- Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành 2 câu sóng nhau.
- Đối chữ: phải xét 2 phương diện thanh và loại.
+ Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại.
+ Về loại: thực tự (hay chữ nặng như: trời, đất, cây...) phải đối
với thực tự; hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru...) phải đối với hư
tự; danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ; nếu vế đối
này có đặt chữ Nho thì vế kia cũng phải đặt chữ Nho... Ví dụ như câu đối
Trạng Quỳnh khi cịn nhỏ đối lại vế đối của ơng Tú Cát nêu ra:
Trời sinh ông Tú Cát
Đất nứt con bọ hung
( Theo truyện Trạng Quỳnh)
Về đối ý thì hai vế câu trên đã quá rõ ràng, còn về đối thanh,
chúng ta thấy “trời” là thanh bằng đối với “đất” là thanh trắc, “cát” thanh
trắc đối với “hung” thanh bằng; ở đây về từ loại thì “trời” và “đất” đều là
danh từ.
1.5.2. Vế câu đối
Một đối câu đối gồm hai câu đi song song nhau, mỗi câu là một vế.
Nếu câu ấy từ một người sáng tác thì gọi là vế trên và vế dưới. Nếu một
21


người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra và vế đối.
Khi một câu đối do một người làm ra cả hai vế, thì chữ cuối, vế trên,
câu bên phải (khi treo) là thanh trắc; còn chữ cuối, vế dưới, câu bên trái
là thanh bằng.
1.5.3. Số chữ và các thể câu đối
Số chữ trong câu đối không nhất định, theo số chữ và cách đặt câu
có thể chia câu đối ra làm các thể sau:

- Câu tiểu đối: là những câu 4 chữ trở xuống. Ví dụ như:
Cứu nhân độ thế
Khuyển thiện trừng dâm(6)
- Câu đối thơ: là những câu làm theo lối đặt câu của thể thơ ngũ
ngôn hoặc thất ngôn.
春來潜报柳
時至早開梅
Phiên âm

Xuân lai tiềm báo liễu
Thời chí tảo khai mai
(Câu đối xuân trong Đối liên tập)

- Câu đối phú: là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú,
gồm có:
+ Lối câu song quan: là những câu 6 đến 9 chữ, đặt thành một
đoạn liền. Ví như:
男女正則人倫立
夫婦和而家道成
Phiên
âm

Nam nữ chính tắc nhân luân lập
Phu phụ hòa nhi gia đạo thành
( Câu mừng hôn nhân trong Đối liên tập)

+ Lối câu cách cú: là những câu mà mỗi vế chia làm 2 đoạn,
một đoạn ngắn, một đoạn dài. Ví dụ như:
Mười năm bia đábảng vàng, / tiếc thay người ấy !
Trăm tuổi răng long đầu bạc, / khổ lắm con ơi !(7)

(6), (7)

Trích dẫn lại theo: Dương Quảng Hàm, Văn học Việt Nam, Nxb Trẻ 2005, tp. Hồ Chí Minh, tr. 64

22


+ Lối câu gối hạc hay hạc tất: là những câu mỗi vế có 3 đoạn
trở lên.ví như câu đối sau:
Trên quan dưới dân, / sao cho trên thuận dưới hịa, /
lắm kẻ u hơn nhiều người ghét
Ngồi làng trong họ, / q hồ ngồi êm trong ấm, /
một câu nhịn là chín câu lành(9)
1.5.4. Luật bằng trắc
Câu tiểu đối:
- Vế phải: trắc-trắc-trắc.
- Vế trái: bằng-bằng-bằng.
Ví dụ như:
Tơi

tơi

vơi

b

b

b


Bác bác
t

t

trứng(10)
t

Nếu khơng đối được như thế thì chữ cuối cùng của mỗi vế phài mang
thanh đối nhau.
Câu đối thơ: phải theo đúng luật bằng trắc của hai câu thực và câu
luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn. Luật bằng trắc trong thể ngũ
ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú dựa vào các chữ thứ 2-4-6-7:
Thiên

tâm

tùy

luật

chuyển

b

b

t

t


t

Nhân

sự

trục

thiên

Tân(11)

b

t

t

b

b

Câu đối phú: Chữ cuối mỗi vế và chữ cuối mỗi đoạn phải bằng đối
với trắc hoặc trắc đối với bằng. Khi mỗi vế đối có từ 2 đoạn trở lên thì
nếu chữ cuối vế là trắc, các chữ cuối các đoạn trên phải là bằng và ngược
lại. Nếu đoạn đầu hoặc đoạn dưới có đúng 7 chữ thì đoạn ấy thường theo
luật thơ thất ngơn. Ví dụ như:
(9), (10)


Trích dẫn lại theo: Dương Quảng Hàm, Văn học Việt Nam, Nxb Trẻ 2005, tp. Hồ Chí
Minh, tr. 65
(11)

Trích phần câu đối xuân trong Đối liên tập 1968

23


门迎貴客茶三盏
户接金朋酒二杯
Phiên âm

Môn nghênh quý khách trà tam bảo (t)
Hộ tiếp kim bằng tửu nhị bôi (b)
(Câu đối xuân trong Đối liên tập)

24


Chương 2: Câu đối trong Đối liên tập
2.1. Đôi nét về Đối liên tập
2.1.1. Tiểu sử soạn giả Cao Vân Hân (1924 – 1999)
Người cất công sưu tầm và sáng tác tất cả các câu đối trong quyển
Đối liên tập là ơng Cao Văn Hân, cịn có tên khác là Cao Đảnh Hưng
(đây cũng là tên hiệu thuốc bắc của ông tại chợ Thuận Hưng, Thốt Nốt,
Cần Thơ), còn dân cư sinh sống trong vùng quen gọi là Ông Trần Bì
(Ơng Năm Trần Bì) vì ơng là một thầy thuốc bắc nổi tiếng trong vùng.
Ông Cao Văn Hân quê ở làng Thới Long, quận Ơ Mơn, Cần Thơ.
Sinh ra trong gia đình truyền thống Nho học ở Cần Thơ, nhiều đời làm

nghề thuốc bắc mưu sinh. Lúc cịn nhỏ, ơng học chữ Nho ở nhà với cha
mình, lên mười mấy tuổi theo học chữ Nho và thuốc với ông Phạm Tôn
Long, một thầy đồ kiêm thầy thuốc nổi tiếng trong vùng. Lên 19 tuổi,
ông lấy bà Nguyễn Thị Kiết làm vợ, sinh được 7 người con, gồm 3 trai 4
gái.
Ông Cao Văn Hân vừa giỏi chữ Hán chữ Nôm, vừa giỏi văn
chương thơ phú. Sinh thời, ơng có dạy chữ Nho cho một số thanh niên
hiếu học trong làng, một số hiện nay đã qua đời, một số khác đã di cư
đến những nơi khác, khơng cịn rõ tung tích. Theo con gái ơng kể lại, ơng
có tài xuất khẩu thành thi, đi đâu làm gì cũng thường hay “tức cảnh sinh
tình”, sáng tác thành thơ ghi vào trong sánh vở, lâu lâu mang ra đọc cho
con cháu nghe. Làng trên xóm dưới xa gần ai cũng mến mộ tài văn
chương thơ phú của ông, thường đến nhờ ông đặt thơ giới thiệu thực đơn
đám tiệc, hoặc đặt câu đối, lời chúc mừng, văn tế. Bản thân ông đi dự
tiệc sinh nhật, mừng thọ, đám cưới đám hỏi, hoặc đám tang đều hay sáng
tác câu đối, thơ văn thù tặng, chúc mừng, phúng điếu. Tài liệu sách vở
ông để lại khá nhiều, tiếc là phần lớn đã bị mối mọt cắn phá hư hoại, giờ
chỉ cịn lại một số ít, trong đó có quyển Đối liên tập.(13)
2.1.2. Nguồn gốc của Đối liên tập
Đối liên tập là quyển sách chép tay bằng mực bút bi của ơng Cao
Văn Hân, hồn thành sớm nhất năm 1968. Quyển sách tập hợp một cách
phong phú các câu liễn đối lưu hành trên địa bàn Thuận Hưng và các xã
(13)

Tư liệu điền dã của thầy Nguyễn Thanh Phong tại Phường Thuận Hưng, Quận Thốt Nốt,
Tỉnh Cần Thơ, ngày 17/12/2017. Thông tin trên được Bà Cao Mỹ Dự, 72 tuổi, con gái lớn (sau
một người anh cả) của ông Cao Văn Hân, cũng là người phụ trách quản lý phủ thờ ông hiện
nay, cung cấp.

25



×