Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại công ty du lịch an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 98 trang )

Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

..

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Trong xã hội bất kỳ ngành nghề lĩnh vực nào từ sản xuất, thương mại hay
dịch vụ muốn tồn tại và phát triển đều phải có yếu tố lao động hoặc là lao
động chân tay hoặc là lao động trí óc. Lao động chính là điều kiện đầu tiên, là
yếu tố có tính chất quyết định nhằm biến đổi các vật thể tự nhiên thành những
vật phẩm cần thiết để thoả mãn nhu cầu của xã hội. Xã hội càng phát triển thì
địi hỏi người lao động càng phải tiến bộ phát triển cao hơn, từ đó càng biểu
hiện rõ tính quan trọng, cần thiết của lao động.
Và để cho người lao động có thể tồn tại, bù đắp được những hao phí mà
họ đã bỏ ra nhằm tái sản xuất sức lao động thì cần phải có yếu tố tiền lương.
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động nó được xác định
theo hai cơ sở chủ yếu là số lượng và chất lượng lao động.
Bên cạnh chức năng đảm bảo cuộc sống cho người lao động, tiền lương
còn được sử dụng để khuyến khích tinh thần, thúc đẩy người lao động làm
việc tốt hơn, hăng hái tích cực hơn.
Ngồi ra tiền lương cũng được xtơi là một bộ phận chi phí cấu thành nên
giá trị các loại sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, qua đó sẽ ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh hay lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng doanh
nghiệp lại không thể giảm, tiết kiệm được chi phí lương trả cho người lao
động, mà phải biết cách sử dụng có hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm chi
phí, tăng năng suất qua đó tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, góp
phần tăng tích lũy cho đơn vị và sẽ tác động trở lại làm cho thu nhập của
người lao động tăng lên, đời sống được cải thiện hơn.
Ngày nay, các doanh nghiệp đã thấy được những ảnh hưởng to lớn của
tiền lương đối với người lao động, đối với doanh nghiệp và cách sử dụng nó
một cách hợp lý hay chưa hay chỉ biết tìm cách giảm chi phí lương trả cho


người lao động để từ đó giảm chi phí của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận. Đó
vẫn đang là vấn đề nóng bỏng chưa được giải quyết đúng đắn thỏa đáng.
Với vấn đề cấp thiết trên là một sinh viên chuyên ngành kinh tế, bằng
những kiến thức đã học ở trường và ngoài xã hội, tơi muốn trình bày những
quan điểm của mình về nó thơng qua tình hình thực tế, đặc biệt tại cơng ty Du
Lịch An Giang, một doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động kinh doanh trên cả 2
lĩnh vực vừa sản xuất vừa làm dịch vụ. Mục đích chọn đề tài là để tìm hiểu
xtơi Cơng ty đã xây dựng được hệ thống lương hợp lý chưa, có kích thích
được người lao động làm việc tốt khơng và có thể làm cho người lao động gắn
bó với Cơng ty khơng. Đồng thời đề tài cũng tìm hiểu xtơi chi phí lương ảnh
GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 1

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

hưởng như thế nào trong tổng chi phí của hoạt động sản xuất và hoạt động
dịch vụ, để từ đó có thể tìm ra được những giải pháp tốt hơn cho vấn đề tiền
lương ở Cơng ty. Vì vậy tơi chọn đề tài nghiên cứu: “ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH LAO ĐỘNG VÀ KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG TẠI CƠNG TY DU
LỊCH AN GIANG”.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :

Luận văn tập trung nghiên cứu về một số vấn đề sau :
− Tình hình lao động tại Cơng ty.
− Cách tính lương và hình thức trả lương tại Công ty.
− Sự biến động quỹ lương ở Công ty.

Sau khi đánh giá những vấn đề này, đề tài sẽ đưa ra một số biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tiền lương ở Công ty, qua đó nâng cao
năng suất của người lao động đồng thời tăng lợi nhuận cho Công ty.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề tiền lương, về các khoản trích, về
cách hạch tốn, về chi phí lương tại Cơng ty. Tuy nhiên nghiên cứu chủ yếu tại
Công ty chứ không đi sâu, cụ thể ở các nhà máy chế biến, ở các đơn vị du lịch
trực thuộc do các đơn vị trực thuộc này ở xa và ở các nơi khác nhau, tuy nhiên
vẫn theo sự chỉ đạo của Công ty. Đồng thời đề tài cũng đi vào phân tích tình
hình lao động và một số quy định về lao động tiền lương ở Công ty.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

1. Nguồn số liệu được thu thập từ:
Những số liệu trong đề tài này được thu thập từ phịng Kế tốn – Tài vụ
và phịng Tổ chức- Hành chính của Cơng ty.
− Bảng lương, quỹ tiền lương.
− Bảng phân phối tiền lương.
− Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh, bảng Cân đối kế toán.
− Sổ chi tiết các tài khoản.
− Sổ Cái.
− Danh sách về lao động
− Các nội qui, chính sách về lao động và tiền lương ở Công ty.

GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 2

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà



Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

2. Phương pháp phân tích:
− Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp thống kê, tổng hợp, đánh
giá, phân tích số liệu các năm và các tháng trong năm. Năm được chọn phân
tích là năm 2003.
− Kết hợp với phương pháp so sánh, thay thế liên hoàn các số liệu
giữa kế hoạch và thực hiện ở Công ty
− Đồng thời sử dụng những kiến thức học được tại trường và thu thập
qua việc đọc sách, báo, qua các cuộc hội thảo của doanh nghiệp, xtơi diễn đàn
doanh nghiệp trên truyền hình. Ngồi ra còn tham khảo ý kiến của một số cán
bộ liên quan đến đề tài trong cơ quan. Từ đó tạo cho bản thân có được phương
pháp nghiên cứu cơng tác kế toán của cơ quan một cách hợp lý.

GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 3

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
WX
I. KHÁI QUÁT VỀ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG :
1. Khái niệm về lao động và tiền lương :

1.1. Khái niệm về lao động :

Lao động là hoạt động bằng chân tay hay trí óc có mục đích của con
người nhằm biến đổi các vật thể trong tự nhiên để sản xuất sản phẩm có ích
phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của con người. Lao động là điều
kiện đầu tiên cần thiết và vĩnh viễn cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
1.2. Khái niệm, ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương:
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà
người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá
trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động. Mặt khác, tiền lương là bộ phận
cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra.
Trong trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao
động như khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí mất sức hay tử
tuất… sẽ được hưởng khoản trợ cấp nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống,
đó là khoản trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH).
Nhằm xã hội hóa việc khám chữa bệnh, người lao động còn được
hưởng chế độ khám chữa bệnh khơng mất tiền bao gồm các khoản chi về viện
phí, thuốc men… khi bị ốm đau. Điều kiện để người lao động được khám chữa
bệnh không mất tiền là họ phải có thẻ bảo hiểm y tế. Thẻ bảo hiểm y tế được
mua từ tiền trích Bảo hiểm y tế (BHYT).
Ngoài ra để phục vụ cho hoạt động của tổ chức Cơng đồn doanh
nghiệp phải trích lập quỹ kinh phí cơng đồn. Quỹ kinh phí cơng đồn được
hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả và được
tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Tăng cường quản lý lao động, cải tiến và hồn thiện việc phân bổ và sử
dụng có hiệu quả lực lượng lao động, cải tiến và hoàn thiện chế độ tiền lương,
chế độ sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn được
xtơi là một phương tiện hữu hiệu để kích thích người lao động gắn bó với hoạt
động sản xuất kinh doanh, rèn luyện tay nghề, nâng cao năng suất lao động.
1.3. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Để thực hiện chức năng của kế tốn trong việc điều hành quản lý hoạt
động của doanh nghiệp, kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cần thực

hiện những nhiệm vụ sau đây:
GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 4

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại cơng ty Du Lịch An Giang

• Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách trung thực, chính
xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất
lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động.
• Tính tốn chính xác, kịp thời, đúng chính sách, chế độ các khoản tiền
lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.
• Tính tốn và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền
lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh
doanh.
2. Một số nội dung của tiền lương :

2.1. Chế độ tiền lương - Phụ cấp - Tiền thưởng - Phúc lợi :
2.1.1. Chế độ trả lương :
Lương bổng và đãi ngộ

Tài chính

Trực tiếp
-Lương cơng
nhật
-Lương tháng

-Hoa hồng
-Tiền thưởng

Phi tài chính

Gián tiếp
-Bảo hiểm
-Trợ cấp XH
-Phúc lợi
• Về hưu
• An ninh
XH
• Đền bù
• Dịch vụ
-Vắng mặt
được trả lương
• Nghỉ hè
• Nghỉ lễ
• Ốm đau

Cơng việc
-Nhiệm vụ
thích thú
-Phấn đấu
-Trách nhiệm
-Cơ hội được
cấp trên nhận
biết
-Cảm giác
hồn thành

cơng tác
-Cơ hội thăng
tiến

Mơi
trường
cơng tác
-Chính sách
hợp lý
-Kiểm tra khéo
léo
-Đồng nghiệp
hợp tính
-Biểu tượng
địa vị phù hợp
-Điều kiện làm
việc thoải mái
-Giờ uyển
chuyển
-Tuần lễ làm
việc dồn lại
-Chia xẻ công
việc

2. 1.2. Tiền lương cơ bản:
Tiền lương cơ bản là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các
nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, về độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao
động trong những điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề công
việc. Khái niệm tiền lương cơ bản được sử dụng rộng rãi đối với những người
GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh


Trang 5

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

làm việc trong khu vực doanh nghiệp quốc doanh hoặc trong khu vực hành
chánh sự nghiệp ở Việt Nam và được xác định theo thang, bảng lương của
Nhà Nước. Để được xếp vào một bậc nhất định trong hệ thống thang, bảng
lương, người lao động phải có trình độ lành nghề, kiến thức, kinh nghiệm làm
việc nhất định. Trong thực tế, người lao động trong khu vực nhà nước thường
coi lương cơ bản như một thước đo chủ yếu về trình độ lành nghề và thâm
niên nghề nghiệp. Họ rất tự hào về mức lương cơ bản cao, muốn được tăng
lương cơ bản, mặc dù, lương cơ bản chỉ có thể chiếm một phần nhỏ trong tổng
thu nhập từ công việc.
2.1. 3. Phụ cấp lương:
Phụ cấp lương là tiền cơng lao động ngồi tiền lương cơ bản. Nó bổ
sung cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc
trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chưa được tính
đến khi xác định lương cơ bản. Tiền phụ cấp có ý nghĩa kích thích người lao
động thực hiện tốt công việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn
bình thường.
2.1. 4. Tiền thưởng:
Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối
với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện cơng việc tốt hơn, thường có
rất nhiều loại. Trong thực tế doanh nghiệp có thể áp dụng một số hoặc tất cả
các loại thưởng sau đây:
• Thưởng tiết kiệm: áp dụng khi người lao động sử dụng tiết kiệm các

loại vật tư, nguyên liệu, có tác dụng giảm giá thành sản phẩm dịch vụ mà vẫn
bảo đảm được chất lượng theo yêu cầu.
• Thưởng sáng kiến: áp dụng khi người lao động có các sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật, tìm ra các phương pháp làm việc mới, v. v… có tác dụng nâng
cao năng suất lao động, giảm giá thành, hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ.
• Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp:
áp dụng khi doanh nghiệp làm ăn có lời, người lao động trong doanh nghiệp sẽ
chia một phần tiền lời dưới dạng tiền thưởng.
• Thưởng bảo đảm ngày công: áp dụng khi người lao động làm việc với
số ngày công vượt mức quy định của doanh nghiệp.
2.1. 5. Phúc lợi:
Các loại phúc lợi mà người lao động được hưởng rất đa dạng và phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy định của Chính phủ, tập quán trong
nhân dân, mức độ phát triển kinh tế, khả năng tài chính và các yếu tố, hồn
GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 6

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

cảnh cụ thể của doanh nghiệp. Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp
đến đời sống của người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung
thành, gắn bó với doanh nghiệp. Dù ở cương vị cao hay thấp, hoàn thành tốt
cơng việc hay chỉ ở mức độ bình thường, có trình độ lành nghề cao hay thấp,
đã là nhân viên trong doanh nghiệp thì đều được hưởng phúc lợi. Phúc lợi của
doanh nghiệp gồm có:

- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế .
- Hưu trí .
- Nghỉ phép .
- Nghỉ lễ .
- Ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ…
Ngày nay, khi đời sống của người lao động được cải thiện rõ rệt, trình
độ chun mơn của người lao động được nâng cao, người lao động đi làm
không chỉ mong muốn các yếu tố vật chất như lương cơ bản, thưởng, trợ cấp,
phúc lợi mà cịn muốn có được những cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp,
được thực hiện những cơng việc có tính thách thức, thú vị, v. v…
2.2. Quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương tính theo số cơng nhân viên của
doanh nghiệp do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương, bao gồm các
khoản sau:
• Tiền lương tính theo thời gian.
• Tiền lương tính theo sản phẩm.
• Tiền lương cơng nhật, lương khốn.
• Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, thêm ca.
• Phụ cấp trách nhiệm….
Ngồi ra trong quỹ tiền lương còn gồm cả khoản tiền chi trợ cấp bảo
hiểm xã hội cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động (BHXH trả thay lương).
Quỹ tiền lương trong DN cần quản lý và kiểm tra một cách chặt chẽ đảm
bảo việc sử dụng quỹ tiền lương một cách hợp lý và có hiệu quả. Quỹ tiền
lương thực tế phải được thường xuyên đối chiếu với quỹ lương kế hoạch trong
mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ
đó nhằm phát hiện kịp thời các khoản tiền lương không hợp lý, kịp thời đề ra
những biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, đảm bảo thực hiện
nguyên tắc phân phối theo lao động, thực hiện nguyên tắc mức tăng năng suất
lao động bình quân nhanh hơn mức tăng tiền lương bình qn góp phần hạ

thấp chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy xã hội.
GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 7

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

2.3. Tiền lương chính và tiền lương phụ:
Trong kế tốn và phân tích kinh tế tiền lương của công nhân trong doanh
nghiệp được chia thành 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ.
2.3.1.Tiền lương chính :
Tiền lương chính là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian
công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo
cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo lương như phụ cấp trách nhiệm, phụ
cấp khu vực, phụ cấp thâm niên…
2.3.2. Tiền lương phụ :
Tiền lương phụ là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian cơng
nhân viên thực hiện nhiệm vụ khác ngồi nhiệm vụ chính của họ và thời gian
cơng nhân viên nghỉ theo chế độ được hưởng lương như đi nghỉ phép, nghỉ vì
ngừng sản xuất, đi học, đi họp…
2.3.3. Ý nghĩa :
Việc phân chia tiền lương chính, tiền lương phụ có ý nghĩa quan trọng
trong cơng tác kế tốn tiền lương và phân tích khoản mục chi phí tiền lương và
giá thành sản phẩm. Trong cơng tác kế tốn, tiền lương chính của cơng nhân
sản xuất thường được hạch tốn trực tiếp vào chi phí sản xuất cho từng loại
sản phẩm vì tiền lương chính của cơng nhân sản xuất có quan hệ trực tiếp với
khối lượng sản phẩm sản xuất ra, có quan hệ với năng suất lao động.

Tiền lương phụ của cơng nhân trực tiếp sản xuất khơng gắn bó với việc
chế tạo sản phẩm cũng như không quan hệ đến năng suất lao động cho nên
tiền lương phụ được phân bổ một cách gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại
sản phẩm.
2.4. Tính lương:
Để phản ánh các khoản tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp BHXH phải trả
cho từng cơng nhân viên, kế tốn sử dụng các chứng từ sau:
- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL).
Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương,
phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao
động làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh đồng thời là căn cứ để
thống kê về lao động tiền lương.
Việc trả lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp thường được tiến
hành 2 lần trong tháng, lần đầu doanh nghiệp tạm ứng lương cho công nhân
viên theo tỷ lệ nhất định căn cứ vào lương cấp bậc. Sau khi tính lương và các
khoản phải trả khác cho công nhân viên trong tháng doanh nghiệp tiến hành
GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 8

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại cơng ty Du Lịch An Giang

thanh tốn số tiền cơng nhân viên cịn được lĩnh trong tháng đó sau khi trừ các
khoản khấu trừ vào lương như BHYT, BHXH và các khoản khác.
2.5.Trích trước tiền lương nghỉ phép cho cơng nhân sản xuất :
• Đối với cơng nhân viên nghỉ phép hàng năm, theo chế độ quy định thì
cơng nhân trong thời gian nghỉ phép đó vẫn được hưởng lương đầy đủ như

thời gian đi làm việc.
• Tiền lương nghỉ phép phải được tính vào chi phí sản xuất một cách
hợp lý vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
• Nếu doanh nghiệp khơng bố trí được cho cơng nhân nghỉ phép đều
đặn trong năm (có tháng cơng nhân tập trung nghỉ nhiều, có tháng nghỉ ít hoặc
khơng nghỉ), thì để đảm bảo cho giá thành khơng bị đột biến, tiền lương nghỉ
phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thơng qua phương pháp
trích trước theo kế hoạch.
Số trích trước theo KH
tiền lương nghỉ phép
của CNSX trong tháng
Tỷ lệ trích trước
theo KH tiền lương
=
nghỉ phép của
CNSX

Tỷ lệ trích trước theo
Số tiền lương chính
= phải trả cho CNSX x KH tiền lương nghỉ
trong tháng
phép của CNSX
Tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả cho
CNSX theo kế hoạch trong năm
Tổng số tiền lương chính phải trả cho
CNSX theo kế hoạch trong năm

3. Cách tính lương và các hình thức tiền lương :
3.1. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương:
Dưới chế độ Chủ nghĩa xã hội dù thực hiện bất kỳ chế độ tiền lương nào,

muốn phát huy đầy đủ tác dụng đòn bẩy kinh tế của nó đối với sản xuất và đời
sống phải thực hiện đầy đủ những nguyên tắc sau:
- Trả lương bằng nhau cho lao động như nhau.
- Bảo đảm tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải nhanh hơn tốc
độ tăng bình qn tiền lương trong tồn đơn vị và trong kỳ kế hoạch.
- Bảo đảm thu nhập tiền lương hợp lý giữa các ngành nghề khác nhau
trong nền kinh tế.
- Khuyến khích bằng lợi ích vật chất kết hợp với giáo dục chính trị tư
tưởng cho người lao động.

GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 9

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại cơng ty Du Lịch An Giang

3.2 Các hình thức tiền lương:
Tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối
theo lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động vì nó có ý nghĩa
rất to lớn trong việc động viên, khuyến khích người lao động phát huy tinh
thần dân chủ ở cơ sở, thúc đẩy họ hăng say lao động sáng tạo, nâng cao năng
suất lao động nhằm tạo ra nhiều của cải cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội.
Hiện nay, việc tính trả lương cho người lao động được tiến hành theo hai
hình thức chủ yếu: hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương
theo sản phẩm.
3.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian:

Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động
theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương theo quy định của
Nhà Nước.
Công thức tính lương theo thời gian:
• Lương tháng: đã được quy định cho từng bậc lương trong bảng
lương, thường áp dụng cho nhân viên làm công việc quản lý hành chính,
quản lý kinh tế.
× [ Hệ số lương

Mức lương tháng = Mức lương cơ bản

+ ΣHSPC]

• Lương ngày: căn cứ vào số ngày làm việc thực tế trong tháng và mức
lương một ngày để tính trả lương.

Mức lương ngày

=

Mức lương tháng
22 (hoặc 26)

• Lương giờ: căn cứ vào mức lương ngày chia cho 8 giờ và số giờ làm
việc thực tế, áp dụng để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm.
Hình thức tiền lương tính theo thời gian có nhiều hạn chế vì tiền lương
tính trả cho người lao động chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối theo
lao động vì chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, do đó chưa
phát huy đầy đủ chức năng đòn bẫy kinh tế của tiền lương trong việc kích
thích sự phát triển của sản xuất, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người

lao động.

GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 10

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

3. 2. 2. Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm:
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động
theo kết quả lao động - khối lượng sản phẩm, cơng việc và lao vụ đã hồn
thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá
tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, cơng việc lao vụ đó.
Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp (không hạn chế)
Tiền lương được
lãnh trong tháng

=

Số lượng (KL) SP
cơng việc hồn thành

¯

Đơn giá tiền
lương


Theo cách tính này tiền lương được lãnh căn cứ vào số lượng sản phẩm
hoặc khối lượng cơng việc hồn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế
khối lượng sản phẩm, công việc là hụt hay vượt mức quy định.
• Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng là tiền lương tính theo sản
phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp
quy định như thưởng chất lượng sản phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm chất lượng
cao, thưởng tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu…
• Tiền lương khốn theo khối lượng cơng việc hay từng cơng việc tính
cho từng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán.
Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc
hoặc từng cơng việc cần phải được hồn thành trong một thời gian nhất định.
à Chia lương theo cấp bậc tiền lương và thời gian lao động thực tế của
từng người lao động trong tập thể đó. Các bước tiến hành như sau:
Tiền lương chia cho từng người:
Tiền lương được
lãnh từng người

Hệ số chia
lương

=

Tiền lương theo cấp bậc và thời
Hệ số chia
x
gian làm việc của từng người
lương

Tổng tiền lương thực tế được lãnh của tập thể
=


Tổng tiền lương theo cấp bậc và thời gian làm
việc của các công nhân trong tập thể

à Chia lương theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc thực tế của
từng người lao động kết hợp với việc bình cơng chấm điểm của từng người lao
động trong tập thể đó. Các bước tiến hành như sau:
GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 11

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

+ Xác định tiền lương tính theo cấp bậc cơng việc và thời gian làm việc
cho từng người:
Tiền lương theo
=
cấp bậc công việc

Thời gian thực tế
Đơn giá tiền lương
x
làm việc
theo cấp bậc

+ Xác định chênh lệch giữa tiền lương thực lãnh của tập thể với tổng
tiền lương tính theo cấp bậc cơng việc và thời gian làm việc của tập thể là

phần lương do tăng năng suất lao động, chia theo số điểm được bình của từng
cơng nhân trong tập thể:
Tiền lương
năng suất của
từng người

=

Tổng tiền lương do tăng năng
suất của tập thể
Tổng số điểm được bình của tập
thể

x

Số điểm được
bình của từng
người

+ Xác định tiền lương được lãnh của từng người là số tổng cộng phần
lương tính theo cấp bậc cơng việc và thời gian làm việc với phần lương được
lĩnh do tăng năng suất lao động.
à Chia lương theo bình cơng chấm điểm hàng ngày cho từng người lao
động trong tập thể đó.
Tùy thuộc vào tính chất cơng việc được phân công cho từng người lao
động trong tập thể lao động có phù hợp giữa cấp bậc kỹ thuật cơng nhân với
cấp bậc công việc được giao; lao động giản đơn hay lao động có yêu cầu kỹ
thuật cao … để lựa chọn phương án chia lương cho thích hợp nhằm động viên,
khuyến khích và tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết năng lực lao
động của mình.

Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức có nhiều ưu điểm,
đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động làm cho người lao động quan
tâm đến số lượng và chất lượng lao động của mình. Tiền lương tính theo sản
phẩm phát huy đầy đủ vai trò đòn bẫy kinh tế, kích thích sản xuất phát triển,
thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội.
4.Phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng đến sản xuất :

4.1. Ý nghĩa :
• Để tiến hành sản xuất phải có đầy đủ ba yếu tố: sức lao động, đối
tượng lao động, tư liệu lao động. Trong ba yếu tố trên thì sức lao động là yếu

GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 12

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

tố cơ bản nhất, với tính năng động chủ quan và sức sáng tạo sẵn có, nó có ý
nghĩa quyết định trên một mức độ lớn tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất.
• Yếu tố lao động tác động đến sản xuất tổng hợp ở cả hai mặt của nó
là: số lượng và chất lượng mà cụ thể là số lượng lao động và trình độ sử dụng
lao động (năng suất lao động).
Sự tác động nàycó thể biểu hiện bằng cơng thức:
Giá trị
Số lao động
Năng suất bình
=

×
sản xuất
bình qn
qn một lao động.
Phân tích ảnh hưởng của yếu tố lao động đến sản xuất là đánh giá ảnh
hưởng cả hai mặt số lượng và chất lượng nêu trên đến sản xuất và điều này có
ý nghĩa rất quan trọng bởi vì:
+ Qua phân tích mới đánh giá được tình hình biến động về số lượng lao
động của xí nghiệp, tình hình bố trí lao động, từ đó có biện pháp sử dụng hợp
lý tiết kiệm sức lao động.
+ Qua phân tích mới có biện pháp, sử dụng hợp lý sức lao động và tăng
năng suất lao động.
4.2.Phân tích tình hình lao động về mặt số lượng :
4.2.1.Phân tích tình hình tăng, giảm cơng nhân sản xuất:
Công nhân sản xuất là người trực tiếp làm ra sản phẩm, trực tiếp phục vụ
sản xuất, sự biến động của lực lượng này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản
xuất của xí nghiệp.
Nội dung, trình tự phân tích:
+ So sánh số cơng nhân giữa thực tế và kế hoạch để đánh giá tình hình
tuyển dụng và đào tạo, thấy được mức độ đảm bảo sức lao động.
+ Nếu dừng lại ở phép so sánh này thì khơng thấy được tình hình quản
lý và sử dụng số cơng nhân. Bởi vì có trường hợp xí nghiệp khơng đảm bảo
được số công nhân cho sản xuất, nhưng kết quả sản xuất không giảm hoặc
giảm với tốc độ nhỏ hơn, điều này chứng tỏ xí nghiệp tổ chức quản lý, sử dụng
tốt số công nhân nên năng suất lao động tăng lên, và ngược lại. Vì thế phải so
sánh số công nhân thực tế với kế hoạch đã điều chỉnh theo tỉ lệ hoàn thành kế
hoạch giá trị sản xuất để đánh giá tình hình quản lý sử dụng cơng nhân.
Cụ thể:
Số
cơng

Số cơng
Số cơng
Tỉ lệ hồn thành
nhân (giảm) = nhân
nhân kế × kế hoạch giá trị

tương đối
thực tế
hoạch
sản xuất
GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 13

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

+ Nếu số lượng công nhân tăng chứng tỏ việc quản lý công nhân không
tốt.
+ Nếu số công nhân giảm chứng tỏ việc tổ chức quản lý và sử dụng công
nhân tốt.
+ Sau khi đánh giá tình hình biến động về số cơng nhân, cần xác định rõ
ảnh hưởng của tình hình tuyển dụng, đào tạo và tình hình quản lý, sử dụng
cơng nhân tức là năng suất lao động đến giá trị tổng sản lượng để thấy rõ kết
quả sản xuất do nguyên nhân nào ảnh hưởng chủ yếu.
+ Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp thay thế liên hồn hoặc
phương pháp số chênh lệch.
Ta có:

Giá trị
Số lượng
=
x
sản xuất
cơng nhân

Năng suất lao động bình
qn của cơng nhân

+Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng công nhân.
( Số CN thực tế

− Số CN kế hoạch)

× Năng suất lao động kế hoạch

+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động
.Số CN thực tế

x ( NS lao động thực tế

− NS lao động kế hoạch)

- Ví dụ: Căn cứ vào tài liệu sau đây phân tích tình hình biến động về công
nhân sản xuất.
Chỉ tiêu
1. Giá trị sản xuất (1.000đ)
2. Số cơng nhân bình qn.
3. Năng suất lao động bình

qn một công nhân
(1.000đ)

Kế hoạch

Thực tế

Chênh lệch

90.000
90
1.000

117.000
100
1.170

+27.000
+10
+170

+Xét về số tuyệt đối công nhân tăng lên 10 người, mức độ đảm bảo
sức lao động cho sản xuất như vậy là tốt.
GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 14

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà



Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

+ Xét về số biến động tương đối, ta có:
Số cơng nhân
117.000
tăng
(giảm) = (100) − 90 ×
× 100% = − 17
90.000
tương đối
Như vậy tình hình quản lý, sử dụng lao động có nhiều biểu hiện tốt. Để
thấy rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến giá trị sản xuất tăng 27.000, ta đi sâu tìm
ra mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng công nhân và năng suất lao động
đến giá trị sản xuất.
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng công nhân:
( 100 - 90 ) x 1.000 = + 10.000
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động:
100 x ( 1170 – 1000 ) = + 17.000
Như vậy giá trị sản xuất tăng lên 27.000 do sự đóng góp của năng
suất lao động nhiều hơn.
4.2.2.Phân tích tình hình biến động các loại lao động khác.
¾ Phân tích tình hình biến động các loại lao động khác là đáng giá,
xtôi xét tình hình tăng giảm: nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế,
hành chính, học nghề trong lao động thuộc ngành sản xuất chính, lao động
thuộc khu vực sản xuất khác và lao động khu vực phi sản xuất.
¾ Khi phân tích cần dùng các chỉ tiêu sau:
1.
Tỷ lệ nhân viên kỹ thuật so
Số nhân viên kỹ thuật
=

* 100%
với nhân viên sản xuất
Số công nhân sản xuất
Chỉ tiêu này có thể nói rõ lực lượng kỹ thuật của xí nghiệp mạnh hay
yếu. Nếu chỉ tiêu này tăng lên đánh giá là tích cực bởi vì lực lượng kỹ thuật
nâng cao ta điều kiện nâng cao khối lượng, chất lượng của sản xuất, ngược lại
chỉ tiêu này giảm là biểu hiện không tốt.
2.
Số NV quản lý KT
Tỷ lệ giữa nhân viên quản lý kinh
=
tế so với công nhân sản xuất
Số cơng nhân sản xuất

× 100%

3.
Tỷ lệ giữa NV quản lý hành
Số NV quản lý hành chánh
× 100%
=
chánh so với NV sản xuất.
Số công nhân sản xuất
Hai chỉ tiêu (2), (3) có thể cho thấy hiệu suất cơng tác của bộ phận
quản lý xí nghiệp. Nếu chỉ tiêu này giảm thì đánh giá tích cực bởi xí nghiệp
tiết kiệm chi phí quản lý v.v…
GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 15


SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

4.
Tổng số nhân viên
Tỷ lệ tổng số nhân viên
× 100%
=
với cơng nhân sản xuất.
Số công nhân sản xuất
( Tổng số nhân viên bao gồm: nhân viên kỹ thuật, quản lý hành
chánh,quản lý kinh tế).
II. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TỐN :
1.Tổ chức hạch tốn trong lao động :

1.1.Hạch toán số lượng lao động :
a.Phân loại theo thời gian cơng tác:
• Lao động trong danh sách thuộc về biên chế của đơn vị hoặc những
lao động dài hạn.
• Lao động ngồi danh sách là những lao động theo tính chất thời vụ
hoặc lao động hợp đồng dưới một năm làm cơ sở cho việc đào tạo xây dựng
các chính sách về lao động, tiền lương, tính lương trả cho người lao động.
b. Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ của người lao động:
• Lao động phục vụ cho q trình sản xuất kinh doanh chính, phụ, lao
động trực tiếp, lao động gián tiếp.
• Lao động phục vụ bán hàng.
• Lao động phục vụ quản lý doanh nghiệp.
1.2. Hạch toán thời gian lao động :

Thực hiện chủ yếu thơng qua bảng chấm cơng, phiếu thanh tốn làm đêm
thêm giờ, bảng phụ cấp theo dõi thời gian phục vụ.
• Hàng ngày, người phụ trách từng bộ phận hoặc người ủy quyền căn cứ
vào thời gian làm việc thực tế của người lao động ở bộ phận mình để thực hiện
bảng chấm cơng.
• Cuối tháng, người được ủy quyền và phụ trách ở từng bộ phận ký xác
nhận kèm theo chứng từ gốc ở trên chuyển cho kế toán trưởng đơn vị kiểm tra
ký duyệt làm cơ sở để ghi ra chấm cơng tính lương và các khoản trả khác cho
người lao động, các chứng từ này được lưu tại phịng kế tốn đơn vị.
1.3. Hạch tốn về kết quả lao động:
Chứng từ sử dụng hợp đồng làm khoán, phiếu giao nhận cơng việc, phiếu
xác nhận cơng việc hồn thành.
Hàng ngày, căn cứ phiếu giao nhận công việc hoặc lệnh sản xuất, tổ
trưởng hoặc ngườiphụ trách phân công công việc cho từng người, trong đó xác
định rõ nội dung công việc, chất lượng công việc, thời gian công việc hồn
thành. Cuối ngày hoặc khi cơng việc hồn thành đã được bộ phận kỹ thuật
GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 16

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

kiểm tra chất lượng, ghi số lượng công việc trên vào phiếu xác nhận cơng việc
hồn thành.
Căn cứ vào phiếu xác nhận cơng việc đã được người phụ trách kiểm tra
xác nhận được chuyển cho nhân viên hạch tốn phân xưởng để tính lương trả
cho người lao động và làm cơ sở để trả lương và phân bổ vào chi phí.

2.Kế tốn tổng hợp tiền lương :

2.1.Chứng từ sử dụng :
ƒ
Bảng chấm công : phản ánh ngày công thực tế của từng người
lao động trong mỗi bộ phận.
ƒ
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng cơng việc hồn thành
ƒ
Phiếu báo làm thêm giờ.
ƒ
Hợp đồng giao khóan.
2.2. Tài khoản sử dụng :
TK 334: Phải trả cơng nhân viên.
NỢ
334

-Các khoản đã trả, đã ứng cho công - Các khoản phải trả cho công
nhân viên
nhân viên
- Các khoản khấu trừ vào lương công ( tiền lương, tiền thưởng và các
nhân viên.
khoản khác )
- Các khoản còn phải trả cơng
nhân viên cịn lại cuối kì.
2.3. Định khoản kế tốn :
− Hàng tháng, tính tiền lương, tiền cơng và những khoản phụ cấp theo
quy định phải trả cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 622 – Lương công nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 627 – Lương công nhân quản lý sản xuất

Nợ TK 641 – Lương nhân viên bán hàng
Nợ TK 642 – Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp
Có TK 334 - Tổng số lương phải trả
− Tính tiền thưởng phải trả cho cơng nhân viên, ghi:
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311)
Có TK 334 - Phải trả cơng nhân viên
− Tính số BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn…) phải trả cho CNV, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 17

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

− Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trừ vào lương của công nhân viên, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp
− Tính thuế thu nhập của CNV, người lao động phải nộp Nhà nước, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3388)
− Khi thanh toán tiền lương, BHXH và các khoản phải trả khác cho
CNV:
Nợ TK 334 - Phải trả cơng nhân viên
Có TK 111 - Tiền mặt, hoặc
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

SƠ ĐỒ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 334

TK 141, 138, 338

TK 622, 627, 641,
642, 241

TK 334

(4) Các khoản khấu trừ
vào lương

(1) Tiền lương, tiền công

phụ cấp ăn giữa ca…
tính cho các đối tượng chi
phí SXKD

TK 111

(5) Ứng trước & thanh toán
các khoản cho CNV

TK 338 (3383)
(2) BHXH phải trả thay

lương

TK 333 (3338)
(6) Tính thuế thu nhập CNV

phải nộp Nhà Nước

TK 431 (4311)
(3) Tiền lương phải trả từ

quỹ khen thưởng

3. Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương :

3.1. Chứng từ sử dụng :
ƒ Phiếu nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội.
3.2. Tài khoản sử dụng :
Kế toán sử dụng tài khoản 338 “ phải trả, phải nộp khác “ phản ánh tình
hình lập và phân phối quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn.
Tài khoản 338 có các tài khoản cấp 2 như sau : tài sản thừa chờ xử lý
(TK 3381), kinh phí cơng đồn (TK 3382 ), bảo hiểm xã hội (TK 3383), bảo

GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 18

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

hiểm y tế (TK 3384), doanh thu nhận trước (TK 3387), phải trả-phải nộp khác
(TK 3388).
NỢ
TK 338


Xử lý tài sản thừa; BHXH phải trả Trị giá tài sản thừa chưa xác đinh
công nhân viên; các khoản kinh phí nguyên nhân; trị giá tài sản thừa đã
cơng đồn tại đơn vị; các khoản xác định nguyên nhân phải trả cho
BHXH, BHYT, KHCĐ đã nộp; kết các cá nhân đơn vị khác; trích
chuyển doanh thu nhận trước cho BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi
phí hoạt động sản xuất kinh doanh,
từng kế toán; các khoản đã trả khác.
khấu trừ vào lương công nhân;
doanh thu nhận trước; các khoản
phải trả khác.
3.3. Định khoản kế tốn
Hàng tháng trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định, ghi:
Nợ TK 622 : 19% × lương cơng nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 627 : 19% × lương nhân viên quản lý phân xưởng
Nợ TK 641 : 19% × lương nhân viên bán hàng
Nợ TK 642 : 19% × lương nhân viên quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 334 : 6% × tổng lương phải trả
Có TK 338 : 25% × tổng lương
_ Nộp BHXH, BHYT và KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384)
Có TK 111, 112
_ Chi bảo hiểm xã hội và kinh phí cơng đồn tại đơn vị, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383)
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
_Số bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)


GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 19

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

SƠ ĐỒ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 338
TK 334

TK 338

(4) BHXH phải trả thay lương
cho CNV

TK 622, 627, 641,
642, 241

(1) Trích BHXH, BHYT,
KPCĐ tính vào chi phí
SXKD

TK 334

TK 111, 112

(5) Nộp (chi) BHXH,
(2) Khấu trừ lương tiền

BHYT, KPCĐ theo quy định nộp hộ BHXH, BHYT, cho
TK 431 (4311)
(3) Nhập khoản hoàn trả của
cơ quan BHXH về khoản DN
đã chi

III. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHI PHÍ LƯƠNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP :
1. So sánh chi phí lương giữa doanh nghiệp thương mại với doanh nghiệp sản
xuất:

1. 1. Doanh nghiệp thương mại: chi phí lương bao gồm chi phí nhân
viên bán hàng và chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp
• Chi phí nhân viên bán hàng (tài khoản 6411) gồm tiền lương và các
khoản trích theo lương của nhân viên bảo quản, đóng gói vận chuyển, bốc vác,
bán hàng….
• Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp (tài khoản 6421) gồm tiền
lương và các khoản trích theo lương của ban giám đốc, nhân viên ở các phòng
ban của doanh nghiệp.
1. 2. Doanh nghiệp sản xuất: Chi phí lương bao gồm
• Khi tính giá thành sản phẩm (tài khoản 622 và tài khoản 627)
+ Chi phí nhân cơng trực tiếp sản xuất (TK622) gồm tất cả những
khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện cơng việc sản xuất
như:tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản trích theo lương như bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đoàn
GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 20

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà



Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại cơng ty Du Lịch An Giang

+ Chi phí nhân viên phân xưởng (TK627) gồm chi phí tiền lương, các
khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương…Phải trả cho nhân viên phân
xưởng.
• Khi tiêu thụ sản phẩm sử dụng tài khoản 6411 là chi phí nhân viên
bán hàng gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bảo
quản, đóng gói, vận chuyển, bốc vác, bán hàng….
• Quản lý doanh nghiệp sử dụng tài khoản 6421 là chi phí nhân viên
quản lý gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của ban giám đốc, nhân
viên ở các phịng ban của doanh nghiệp.
2. Phân tích chi phí tiền lương:

Phân tích chi phí tiền lương là phân tích tổng quỹ lương mà mục đích là
nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng lao động (năng suất lao động) song song
với việc quan tâm đến thu nhập của người lao động (tiền lương bình qn).
Hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Yếu tố tiền lương bình quân
vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của yếu tố tăng năng suất lao động và
ngược lại.
Ta có cơng thức tính quỹ tiền lương và năng suất lao động như sau:
Quỹ tiền
=
lương

Doanh thu
Năng suất lao động bình quân

Năng suất lao động

bình qn

=

×

Tiền lương
bình qn

Doanh thu
Số lao động bình qn

• Năng suất lao động nói lên chất lượng hoạt động của người lao động.
Vì vậy sự biến động của nhân tố năng suất lao động sẽ tác động đến quỹ tiền
lương.
• Nhân tố tiền lương bình qn phản ảnh thu nhập của người lao động và
là vấn đề luôn được ban lãnh đạo quan tâm đến.
• Nhân tố doanh thu, khi doanh thu tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến
tiền lương.
z Tóm lại, chi phí lương chiếm một phần chi phí khơng nhỏ trong
tổng chi phí của doanh nghiệp nhưng lại là chi phí khơng thể thiếu được, vì
vậy doanh nghiệp phải biết sử dụng nó một cách có hiệu quả để kích thích tình
hình làm việc hăng say của người lao động, từ đó tăng năng suất giảm được
chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được tăng lên và sẽ tác động trở lại đối
với người lao động như tăng lương, tăng những chế độ phụ cấp ưu đãi.
GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 21

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà



Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

CHƯƠNG II GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY DU LỊCH AN
GIANG
WX
1.Lịch sử hình thành :

An Giang là tỉnh đầu nguồn Đồng Bằng Sông Cửu Long, được thiên
nhiên ưu đãi, khí hậu ơn hịa, đồng ruộng phì nhiêu. Bên cạnh là tỉnh có sản
lượng lương thực cao nhất nước, An Giang cịn có một khả năng tiềm tàng về
du lịch rất lớn với nhiều di tích lịch sử văn hố, nhiều lăng tẩm của các vị chức
sắc có cơng, có hệ thống rừng phịng hộ sinh thái, nhiều đồi núi vẽ nên một
bức tranh phong cảnh về thiên nhiên rất hữu tình và hấp dẫn như: khu di tích
lịch sử Đồi Tức Dụp, Núi Sam, Núi Cấm, Cột Dây Thép và đặc biệt là quê
hương của Bác Tôn. Tất cả những thuận lợi trên là điều kiện tốt cho du lịch
An Giang phát triển.
Ngành Du Lịch được Tỉnh công nhận là một ngành quan trọng, góp phần
phát triển nền kinh tế cho Tỉnh nói riêng và cho Nước nhà nói chung. Cho nên
ngành Du Lịch An Giang ra đời rất sớm ( ngày 12/6/1978 ) so với các tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long với số lượng là 40 cán bộ công nhân viên được
điều động từ các ngành nghề khác như: ngành công an, bộ đội, xuất nhập
khẩu… và một nhà khách tiếp quản.
Qua quá trình phát triển đến cuối năm 1986, tồn Cơng Ty có hơn 350
cán bộ cơng nhân viên. Cũng trong thời điểm cuối năm 1986 với chủ trương
sắp xếp lại các ngành nghề, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang quyết định sát
nhập Công Ty Du Lịch và Công Ty Khách Sạn Ăn Uống thành Công Ty Du
Lịch An Giang với số lượng cán bộ công nhân viên là 650 người, với hệ
thống khách sạn nhà hàng liên hoàn như Khách Sạn Long Xuyên, Cửu Long,

An Giang, Sông Hậu, Miền Tây, Bình Minh …và đội xe du lịch đưa đón
khách. Hoạt động của Cơng Ty thời gian này cịn mang nặng tính kế hoạch
hóa, bao cấp, bộ máy cồng kềnh, biên chế gián tiếp lớn, khách sạn nhà hàng
xuống cấp, trang thiết bị cũ kỹ … kết quả hoạt động kinh doanh chưa phản ánh
một cách đầy đủ và chính xác.
Trước thực trạng trên, đầu năm 1989 Đảng Ủy, Ban Giám Đốc Cơng
Ty có nhiều đề án nhằm nâng cấp hệ thống khách sạn nhà hàng, thay đổi hệ
thống trang thiết bị, nhất là hệ thống xe đưa đón khách, cải tiến, sắp xếp lại
nhân sự trẻ và mạnh dạn trong công việc, giảm bộ máy gián tiếp. Công ty cơ
bản cải tạo được Khách Sạn Nhà Hàng Cửu Long, trang thiết bị mới bằng
nguồn vốn liên doanh với đơn vị nhà hàng, cải tạo nhà hàng Miền Tây thành
GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 22

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

Trung Tâm Thương Mại, sửa chữa nâng cấp Nhà Hàng Khách Sạn Long
Xuyên, Bình Minh … giải tán một số đầu mối kinh doanh kém hiệu quả, tiếp
tục sát nhập thêm một số cơ sở, thu gọn đầu mối.
Để phù hợp với điều kiện quản lý, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cải
tiến tổ chức Doanh Nghiệp Nhà Nước và phát triển Du lịch. Do đó Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh ra quyết định số 498/QĐ.UB ngày 15/11/1995 sát nhập Công
Ty Du Lịch An Giang và Công Ty Thương Mại và Đầu Tư Phát Triển Miền
Núi thành “Công Ty Du Lịch và Phát Triển Miền Núi An Giang” tên giao dịch
là “ANGIANG TOURMOUNDIMEX CO.”
Ngày 22/03/2001 theo quyết định số 366/QĐ-UB-TC đổi tên lại là

“Công ty Du Lịch An Giang”
Tên tiếng Anh : Tourism company of An Giang province
Tên giao dịch : AN GIANG TOURIMEX COMPANY
Trụ sở chính của Cơng Ty đặt tại : số 17 đường Nguyễn Văn Cưng,
phường Mỹ Long, thành phố Long xuyên, tỉnh An Giang.
Điện thoại : 076841036 Fax : 076841648.
Nguồn vốn của Công ty :
ƒ Nguồn vốn kinh doanh : 26.575.503.042
ƒ Vốn ngân sách :
22.489.129.914
ƒ Vốn tự bổ sung :
4.086.373.128
2.Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty :

Do đặc điểm hoạt động của Công ty mới, nên lĩnh vực kinh doanh rất
đa dạng như:
¾ Kinh doanh dịch vụ du lịch:
• Khách sạn, nhà hàng.
• Khu vui chơi, giải trí du lịch .
• Lưu hành quốc tế.
• Lưu hành nội địa.
• Cho thuê các loại vận chuyển du lch.
ã i lý vộ mỏy bay quc t, quc ni.
ắ Xuất nhập khẩu trực tiếp và ủy thác:
• Xuất khẩu: Hàng nơng sản,hàng tiểu thủ cơng nghiệp.
• Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, phân bón, vật
liệu xây dựng,hàng tiêu dùng.
• Kinh doanh tổng hợp, các dịch vụ kinh doanh.

GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh


Trang 23

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại công ty Du Lịch An Giang

Công Ty hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh du lịch và các dịch
vụ du lịch, phát triển cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu khách du lịch trong toàn
Tỉnh. Đầu tư sản xuất, chế biến và kinh doanh lương thực-nông sản.
∗ Chức năng:
Công Ty kinh doanh các dịch vụ và du lịch thương mại nhằm phát triển
tiềm năng du lịch đúng theo mục tiêu của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang
và hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
∗ Nhiệm vụ và quyền hạn:
Cơng Ty có quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh và quản lý tài
chính như sau:
• Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu
và nhiệm vụ của Nhà Nước giao.
• Kinh doanh những ngành nghề phù hợp, mở rộng quy mô kinh
doanh theo khả năng của Công ty và nhu cầu thị trường, kinh doanh những
ngành nghề khác nếu được cơ quan Nhà Nước cho phép bổ sung.
• Xây dựng và áp dụng các định mức lao động, vật tư, đơn giá tiền
lương trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức giá của Nhà Nước.
• Được quyền tuyển chọn, thuê mướn, sắp xếp lao động, đào tạo lao
động, lựa chọn phương thức trả lương, thưởng và các quyền khác của người sử
dụng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao Động và các quy định khác của
pháp luật..
• Được sử dụng vốn và các quỹ của Cơng Ty để phục vụ kịp thời các

nhu cầu kinh doanh theo ngun tắc bảo tồn, có hồn trả.
• Được sử dụng lợi nhuận còn lại sau khi đã làm đủ nghĩa vụ đối với
Nhà Nước.
• Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định
của Nhà Nước.
• Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng luật lao
động và các văn bản pháp lý hướng dẫn thi hành luật lao động.
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy trong hệ thống công ty Du Lịch An Giang.

GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trang 24

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà


Phân tích tình hình lao động và kế tốn tiền lương tại cơng ty Du Lịch An Giang

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

P.Tổ
Chức
Hành Chánh

P.Kế Toán
Tài vụ

P.Kế hoạch

Nghiệp vụ

P.Xuất Nhập
Khẩu

Sơ đồ tổ chức của Công Ty:

Các
Khách Sạn

GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Các Khu
Du Lịch

Trang 25

TT Dịch Vụ
Du Lịch

XN Chế Biến
Nông Sản XK

SVTH : Đoàn Thị Hương Hà

P. Đầu Tư
Xây Dựng



×