Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Thực trạng hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.34 KB, 70 trang )

..

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
-------------

SVTH: TƠ BỘI NGỌC

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỈNH ĐỒNG THÁP – CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƢỜI

Chuyên ngành: Kế Toán Doanh Nghiệp

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long Xuyên, tháng 5 năm 2009


ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
-------------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỈNH ĐỒNG THÁP – CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƢỜI

Chuyên Ngành: Kế Toán Doanh Nghiệp


Sinh viên thực hiện: TÔ BỘI NGỌC
Lớp: DH6KT2. Mã số sinh viên: DKT 052207
Ngƣời hƣớng dẫn: Th.S: ĐỖ CƠNG BÌNH

Long Xuyên, tháng 5 năm 2009


LỜI CẢM ƠN
********
Để có đƣợc kết quả học tập nhƣ ngày hơm nay, trƣớc hết em xin gửi lịng biết ơn
và sự kính trọng đến cha mẹ mình vì đã cố gắng cho em đi học trong hoàn cảnh gia đình
khó khăn. Qua 4 năm học tập và rèn luyện trên giảng đƣờng Đại học, kết hợp với thời gian
thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp - chi nhánh
huyện Tháp Mƣời. Em đã học và tích lũy đƣợc nhiều kiến thức quí báu cho mình. Chun
đề tốt nghiệp này đƣợc hồn thành là sự kết hợp giữa lý thuyết đã học và thực tế trong thời
gian thực tập.
Và để có kiến thức hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp là nhờ sự giảng dạy tận tình
của q thầy cơ Trƣờng Đại Học An Giang, sự hƣớng dẫn tận tâm của Thạc sĩ Đỗ Cơng
Bình và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị cán bộ viên chức trong Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp - chi nhánh huyện Tháp Mƣời .
Xin chân thành cảm ơn:
- Quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trƣờng Đại Học An Giang.
- Thạc sĩ Đỗ Cơng Bình
- Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn tỉnh Đồng Tháp
- chi nhánh huyện Tháp Mƣời:
+ Ơng: Võ Văn Quốc: Giám đốc NHNo&PTNT huyện Tháp Mƣời.
+ Ông: Vũ Quang Vinh: Phó Giám đốc NHNo&PTNT huyện Tháp Mƣời
+ Ơng: Tơ Ngọc Sỹ: Trƣởng phịng Kế hoạch – Kinh doanh
+ Ơng: Bùi Văn Nhệ : Phó phịng Kế hoạch – Kinh doanh
Cùng tất cả anh chị Cán bộ tín dụng và cán bộ nhân viên các phòng ban trong

Ngân hàng đã giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành Chuyên
đề tốt nghiệp.
Sau cùng em kính chúc q thầy cơ Trƣờng Đại Học An Giang cùng các anh chị
trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi tỉnh Đồng Tháp - chi nhánh
huyện Tháp Mƣời dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công tác.
Sinh viên thực hiện
Tô Bội Ngọc


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU:................................................................................................................. 1
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................................ 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:......................................................................................... 2

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI: ................................................. 3
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Thƣơng mại: ................................................................... 3
1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thƣơng mại: ............................................................. 3
1.1.3. Các nghiệp vụ của Ngân hàng thƣơng mại ........................................................ 4
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG: ........................................................... 5
1.2.1. Khái niệm về tín dụng: ....................................................................................... 5
1.2.2. Bản chất tín dụng: .............................................................................................. 6
1.2.3. Vai trị của tín dụng Ngân hàng: ........................................................................ 6
1.2.4. Phân loại tín dụng:.............................................................................................. 7
1.3. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG:............................................................................................ 9
1.3.1 Giới thiệu chung về các hình thức bảo đảm tín dụng:......................................... 9
1.3.2. Các hình thức bảo đảm tín dụng: ....................................................................... 9

1.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG: ............................... 10
1.4.1. Tỷ lệ dƣ nợ trên nguồn vốn huy động: ............................................................. 10
1.4.2. Hệ số thu nợ ..................................................................................................... 11
1.4.3. Nợ xấu trên tổng dƣ nợ: ................................................................................... 11
1.4.4. Vịng quay vốn tín dụng: .................................................................................. 11

CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNN&PTNT. 12
HUYỆN THÁP MƢỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP ..................................................... 12
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNO&PTNT HUYỆN THÁP MƢỜI, TỈNH
ĐỒNG THÁP: ................................................................................................................ 12
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC - CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN ............... 13
2.2.1. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................. 13
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ............................................................... 14
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của NHNo huyện Tháp Mƣời: ................ 15
2.2.4. Các hoạt động kinh doanh chính: ..................................................................... 15


2.3. QUY ĐỊNH CHO VAY TẠI NHNO HUYỆN THÁP MƢỜI: ................................. 16
2.3.1. Đối tƣợng vay vốn:........................................................................................... 16
2.3.2. Các nguyên tắc: ................................................................................................ 16
2.3.3. Điều kiện vay vốn: ........................................................................................... 16
2.4. QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT HUYỆN THÁP MƢỜI
TỈNH ĐỒNG THÁP:...................................................................................................... 17
2.5. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT HUYỆN THÁP
MƢỜI QUA 3 NĂM (2006 – 2008): .............................................................................. 20
2.5.1. Tình hình huy động vốn: .................................................................................. 20
2.5.2. Tình hình sử dụng vốn: .................................................................................... 23
2.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh: ........................................................................ 25
2.6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
NHNO&PTNT HUYỆN THÁP MƢỜI VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG

NĂM 2009 ...................................................................................................................... 27
2.6.1. Thuận lợi: ......................................................................................................... 27
2.6.2. Khó khăn: ......................................................................................................... 29
2.6.3. Phƣơng hƣớng hoạt động trong năm 2009: ...................................................... 29

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NN&PTNT HUYỆN THÁP MƢỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP ...... 31
3.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNO HUYỆN THÁP MƢỜI 31
3.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT HUYỆN THÁP
MƢỜI : ........................................................................................................................... 33
3.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn tín dụng: ...................................... 33
3.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay: .......................................................................33
3.2.1.2. Phân tích doanh số thu nợ theo thời gian: ..................................................35
3.2.1.3. Phân tích dƣ nợ theo thời gian: ..................................................................37
3.2.1.4. Phân tích nợ quá hạn theo thời gian: ..........................................................39
3.2.2. Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế: ............................................ 41
3.2.2.1. Phân tích doanh số cho vay: .......................................................................41
3.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế ...........................................................43
3.2.2.3. Phân tích dƣ nợ: .........................................................................................46
3.2.2.4. Phân tích nợ quá hạn theo ngành kinh tế: ................................................. 48
3.3. PHÂN TÍCH TỶ LỆ DƢ NỢ TRÊN NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG QUA CÁC NĂM:
........................................................................................................................................ 50
3.4. PHÂN TÍCH HỆ SỐ THU NỢ QUA CÁC NĂM: ................................................... 50
3.5. PHÂN TÍCH TỶ LỆ NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƢ NỢ QUA CÁC NĂM: .............. 51
3.6. PHÂN TÍCH VỊNG QUAY VỐN TÍN DỤNG: ..................................................... 52

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT HUYỆN THÁP MƢỜI, TỈNH ĐỒNG
THÁP ....................................................................................................................... 53
4.1. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN: ...................................................... 53

4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG: ........................................ 54
4.2.1. Nâng cao kiểm tra kiểm soát nội bộ: ................................................................ 54


4.2.2. Nâng cao chất lƣợng thẩm định của cán bộ tín dụng ....................................... 55
4.3. TĂNG CƢỜNG THU HỒI NỢ XẤU, XỬ LÝ RỦI RO: ......................................... 56
4.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NỢ QUÁ HẠN: ................................................ 56

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 58
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 58
5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 58
5.2.1 Đối với NHNo & PTNT huyện Tháp Mƣời ..................................................... 59
5.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam ......................................................... 59
5.2.3. Đối với chính quyền địa phƣơng: ..................................................................... 59


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Bảng thống kê nguồn vốn huy động của các NHTM có trụ sở đóng trên
địa bàn đến 31/12/2008: ......................................................................................... 21
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn qua 3 năm: ...................................................... 21
Bảng 2.3 : Kết quả HĐKD 3 năm 2006 – 2008 ..................................................... 23
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2006 – 2008 ................. 25
Bảng 3.1 :Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo Tháp Mƣời:............................ 31
Bảng 3.2 : Doanh số cho vay theo thời gian .......................................................... 33
Bảng 3.3 : Doanh số thu nợ theo thời gian ............................................................. 35
Bảng 3.4: Dƣ nợ theo thời gian .............................................................................. 37
Bảng 3.5 : Nợ quá hạn theo thời gian ..................................................................... 39
Bảng 3.6 : Doanh số cho vay theo ngành kinh tế ................................................... 41
Bảng 3.7 : Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế ..................................................... 43
Bảng 3.8 : Dƣ nợ theo ngành kinh tế ..................................................................... 46

Bảng 3.9 : Nợ quá hạn theo ngành kinh tế ............................................................. 48
Bảng 3.10 : Tỉ lệ dƣ nợ trên nguồn vốn huy động ................................................. 50
Bảng 3.11 : Phân tích hệ số thu nợ ......................................................................... 50
Bảng 3.12. Tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ ........................................................................ 51
Bảng 3.13 : Vịng quay vốn tín dụng qua các năm ................................................ 52


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm ......................................... 27
Biểu đồ 3.1 : Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo Tháp Mƣời........................ 33
Biểu đồ 3.2 : Doanh số cho vay theo thời gian ...................................................... 35
Biểu đồ 3.3 : Doanh số thu nợ theo thời gian ......................................................... 37
Biểu đồ 3.4 : Dƣ nợ theo thời gian ......................................................................... 39
Biểu đồ 3.5 : Nợ quá hạn theo thời gian ................................................................ 41
Biểu đồ 3.6 : Doanh số cho vay theo ngành kinh tế ............................................... 43
Biểu đồ 3.7 : Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế ................................................. 45
Biểu đồ 3.8 : Dƣ nợ theo ngành kinh tế ................................................................. 47
Biểu đồ 3.9 : Nợ quá hạn theo ngành kinh tế ......................................................... 49

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tín dụng. ........................................................................................ 6
Sơ đồ 2.2: Quy trình xét duyệt cho vay trực tiếp tại NHNo Tháp Mƣời. .............. 17
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Tháp Mƣời: ....................... 13


DANH MỤC VIẾT TẮT
1. CBTD: Cán bộ tín dụng
2. CB-CNV: Cán bộ - Công nhân viên
3. DSCV: Doanh số cho vay
4. DSTN: Doanh số thu nợ

5. HĐTD: hợp đồng tín dụng
6. NQH: Nợ quá hạn
7. NHNo&PTNT Việt Nam: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
8. NHNo huyện Tháp Mƣời: Ngân Hàng Nông Nghiệp huyện Tháp Mƣời
9. NH: Ngân hàng
10. NHTM: Ngân hàng thƣơng mại
11. SXKD: Sản xuất kinh doanh


TĨM TẮT
Đề tài Thực trạng hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp – Chi nhánh huyện
Tháp Mười để thấy đƣợc quá trình tín dụng tại Ngân hàng, đồng thời thấy đƣợc hiệu quả
trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh qua 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008. Đây cũng
chính là thông tin cần thiết giúp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn huyện
Tháp Mƣời có thể hồn thiện hơn nữa quá trình cho vay, từ khâu thẩm định hồ sơ vay vốn
đến khâu giải ngân cho khách hàng và thanh lý hợp đồng tín dụng khi hết hạn. Từ đó giúp
ngƣời dân có đƣợc số vốn để thực hiện phƣơng án sản xuất kinh doanh, mang đến lợi
nhụân cho chính mình. Đây cũng là sự thành cơng của khách hàng và cũng là thành cơng
của chính Ngân hàng.
Đề tài tiến hành nghiên cứu hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện
Tháp Mƣời qua 3 năm (2006-2008) thông qua các số liệu thu thập đƣợc từ Chi nhánh, để
tiến hành phân tích các chỉ tiêu trong hoạt động cho vay cùng với những chỉ tiêu đánh giá
hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.
Từ các số liệu thu thập đƣợc, đề tài đã phân tích đƣợc các chỉ tiêu doanh số cho vay,
doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ quá hạn theo ngành kinh tế và theo thời hạn tín dụng, cùng với
các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nhƣ: tỷ lệ dƣ nợ trên nguồn vốn huy
động, hệ số thu nợ, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ, vịng quay vốn tín dụng. Từ đó đƣa ra các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Tháp
Mƣời.



Thực trạng hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp – Chi nhánh huyện Tháp Mƣời

PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm vừa qua, quá trình đổi mới cơ chế quản lí kinh tế từ kế hoạch hóa
tập trung sang cơ chế thị trƣờng có sự quản lí của nhà nƣớc bằng pháp luật. Chính vì thế
vấn đề nông nghiệp – nông thôn – nông dân luôn luôn là một vấn đề chiến lƣợc hàng đầu
đƣợc Đảng và Nhà Nƣớc quan tâm. Cùng với sự đổi mới của đất nƣớc, hoạt động của
ngành Ngân hàng cũng có những thay đổi đáng kể, cho thấy khả năng thích ứng cao với
xu hƣớng phát triển của cơ chế thị trƣờng.
Huyện Tháp Mƣời là một huyện vùng sâu của Tỉnh Đồng Tháp. Ngƣời dân chủ yếu
sống bằng nghề nông, công nghiệp chƣa có gì đáng kể, cơ sở hạ tầng ở nông thôn chƣa
đáp ứng đƣợc yêu cầu CNH – HĐH. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn ở mức thu
nhập thấp, thiếu vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy để nền
kinh tế huyện nhà phát triển đi lên thì vốn là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát
triển của huyện.
Để thực hiện đƣờng lối mở cửa của đất nƣớc nói chung, huyện Tháp Mƣời và tỉnh
Đồng Tháp nói riêng đã có bƣớc phát triển đáng kể, nền kinh tế địa phƣơng ngày càng ổn
định và đi lên. Trong đó phải kể đến sự đóng góp vơ cùng thiết thực của NHNo & PTNT
chi nhánh huyện Tháp Mƣời đã tập trung tồn bộ nhân và lực cho q trình xây dựng và
phát triển kinh tế – xã hội ở địa phƣơng thơng qua hoạt động tín dụng là chủ yếu. Song để
hoạt động tín dụng mà nhất là đối với cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn
đƣợc phát triển tốt hơn là điều mà tập thể cán bộ, nhân viên NHNo & PTNT chi nhánh
huyện Tháp Mƣời đặc biệt quan tâm.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, vai trị của NHNo & PTNT là rất to lớn trong sự phát
triển của huyện. Do đó nhằm tháo gỡ khó khăn trƣớc mắt để cho ngƣời dân có vốn đầu tƣ
sản xuất phát triển nơng nghiệp - nơng thơn, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và

nâng cao chất lƣợng tín dụng, góp phần hạn chế thấp nhất rủi ro khi cho vay trong hoạt
động kinh doanh của chi nhánh. Chính vì lí do trên tơi đã chọn đề tài “Thực trạng hoạt
động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Tháp Mười” từ đó giúp Chi nhánh hoạt động tốt hơn trong lĩnh vực
kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động cho vay.
2. MỤC TIÊU:
Trong hoạt động Ngân hàng, tín dụng là hoạt động chủ yếu, quan trọng và cũng gặp
nhiều rủi ro nhất. Do đó, việc tìm hiểu về hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
NN&PTNT huyện Tháp mƣời, tỉnh Đồng Tháp là điều cần thiết. Xuất phát từ cách nhìn
nhƣ vậy nên mục tiêu nghiên cứu đề tài của tơi là:
- Đánh giá sơ lƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NN&PTNT
huyện Tháp Mƣời, tỉnh Đồng Tháp qua 3 năm (2006-2008).

GVHD: Th.S: Đỗ Cơng Bình

Trang 1

SVTH: Tô Bội Ngọc


Thực trạng hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp – Chi nhánh huyện Tháp Mƣời
- Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT huyện Tháp Mƣời
tỉnh Đồng Tháp thông qua các chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ quá
hạn đối với từng đối tƣợng cụ thể, tỷ lệ dƣ nợ trên nguồn vốn huy động, hệ số thu nợ, tỷ lệ
nợ xấu trên tổng dƣ nợ, vịng quay vốn tín dụng.
- Đƣa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
NN&PTNT huyện Tháp Mƣời.
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài đƣợc nghiên cứu thông qua một số phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp thu thập số liệu từ các tài liệu có liên quan tại NH qua các năm

2006, 2007, 2008. Ngồi ra cịn thu thập đƣợc từ các anh chị, cán bộ tại NH.
- Phƣơng pháp so sánh tình hình thực tế
- Phƣơng pháp phân tích số liệu, đối chiếu, tính tốn số liệu
Từ đó, phân tích thực trạng hoạt động cho vay và các biện pháp nhằm nâng cao chất
lƣợng hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Tháp Mƣời
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đề tài tiến hành nghiên cứu hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT
huyện Tháp Mƣời qua 3 năm (2006-2008) thông qua các chỉ tiêu: doanh số cho vay,
doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ quá hạn, tỷ lệ dƣ nợ trên nguồn vốn huy động, hệ số thu nợ, tỷ
lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ, vịng quay vốn tín dụng. Từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm năng
cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
- Số liệu thu thập để phân tích đƣợc lấy qua các năm 2006 – 2008.
- Thời gian nghiên cứu đề tài đƣợc bắt đầu từ ngày 2/2/2009 đến 1/5/2009.

GVHD: Th.S: Đỗ Cơng Bình

Trang 2

SVTH: Tơ Bội Ngọc


Thực trạng hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp – Chi nhánh huyện Tháp Mƣời

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI:
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Thƣơng mại:
Ngân hàng thƣơng mại là loại NH giao dịch trực tiếp với các cơng ty, xí nghiệp, tổ

chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi tiết kiệm rồi sử dụng số vốn đó để cho
vay, chiết khấu, cung cấp các phƣơng tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ NH cho các đối
tƣợng nói trên.
1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thƣơng mại : có ba chức năng:
 Định chế tài chính trung gian
Đây là chức năng đặc trƣng và cơ bản nhất của NH thƣơng mại, có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Ngân hàng thƣơng mại với
vai trị trung gian của mình, nhận tiền từ ngƣời muốn cho vay, trả lãi cho họ theo thời gian
quy định và đem số tiền đó cho ngƣời muốn vay vay.
Để thực hiện đƣợc điều này, NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi
trong nền kinh tế; mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn của
khách hàng, giúp cho việc sản xuất kinh doanh đƣợc thuận lợi, qua đó nó thúc đẩy nền
kinh tế phát triển. Nhƣ vậy, với chức năng này, NHTM vừa là ngƣời đi vay vừa là ngƣời
cho vay và với số lãi suất chênh lệch có đƣợc, nó sẽ duy trì hoạt động kinh doanh của
mình.
Vai trị trung gian này càng trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổ phiếu
và trái phiếu. Vì NHTM làm trung gian giữa cơng ty và các nhà đầu tƣ; nó chuyển giao
mệnh lệnh trên thị trƣờng chứng khốn; đảm nhận việc mua trái phiếu cơng ty.
 Trung gian thanh tốn và quản lí các phương tiện thanh toán
NHTM là ngƣời thủ quỹ của khách hàng, bảo quản các khoản ký thác và thực hiện
các dịch vụ thánh toán theo sự ủy nhiệm của khách hàng. Khi khách hàng gởi tiền vào
Ngân hàng, họ sẽ đƣợc đảm bảo an toàn về tiền mặt và thuận lợi hơn trong việc chi trả các
khoản chi phí có giá trị lớn tại khắp mọi nơi. Vì trong khi làm trung gian thanh tốn, NH
tạo ra những cơng cụ lƣu thơng tín dụng và độc quyền quản lí các cơng cụ đó nhƣ: séc,
giấy chuyển ngân, thẻ thánh tốn. Nhờ vậy mà NHTM làm giảm bớt khối lƣợng tiền mặt
lƣu hành, tăng khối lƣợng thanh toán bằng chuyển khoản, làm giảm bớt nhiều chi phí cho
xã hội đặc biệt là chi phí lƣu thơng.

GVHD: Th.S: Đỗ Cơng Bình


Trang 3

SVTH: Tơ Bội Ngọc


Thực trạng hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp – Chi nhánh huyện Tháp Mƣời
 Cung ứng dịch vụ NH
Trong q trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, NH có những điều kiện
thuận lợi về kho quỹ, có hệ thống mạng lƣới rộng khắp, có quan hệ rộng với nhiều cơng
ty, doanh nghiệp, qua đó NH có thể làm tƣ vấn tài chính, đầu tƣ, giữ hộ giấy tờ chứng
khốn, làm đại lí phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp, để nhận hoa hồng
và phí dịch vụ. Đây là khoản thu nhập mà NH bỏ ra ít chi phí nhất.
1.1.3. Các nghiệp vụ của Ngân hàng thƣơng mại
 Nghiệp vụ huy động vốn – nghiệp vụ nợ
- Vốn tự có: là nguồn vốn khởi đầu và đƣợc bổ sung trong quá trình hoạt động tại
NH .Vốn tự có gồm:
+ Vốn điều lệ: Đây là vốn đƣợc tạo lập ban đầu khi mới thành lập NHTM và
đƣợc ghi vào điều lệ của NH.
+ Các quỹ của NH và lợi nhuận chƣa phân phối, cùng với các khoản khác thuộc
quyền sở hữu của NH.
- Vốn huy động: là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu (đơn vị, cá nhân) mà NH
đang tạm thời quản lí và sử dụng. Đây là nguồn vốn chủ yếu của NH, nó chiếm tỉ trọng
lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM. Các NH phải có trách nhiệm bảo tồn và bảo hiểm
vốn huy động cho khách hàng, để đảm bảo hoàn trả đầy đủ gốc và lãi khi đến hạn trả.
Nguồn vốn tiền gửi gồm có:
Tiền gửi có kỳ hạn, khơng có kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
Các nguồn vốn huy động khác.

- Nguồn vốn đi vay: Khi NH bị thiếu vốn hoặc là mất khả năng thanh tốn thì NHTM
tiến hành xin vay vốn để bổ sung cho nguồn vốn của mình. Gồm có:
Vay NH trung ƣơng
Vay của các NH và các tổ chức tín dụng khác
- Vốn ủy thác: là nguồn vốn tiếp nhận từ các nhà tài trợ của chính phủ, tổ chức tài
chính hoặc tƣ nhân để tài trợ theo các chƣơng trình dự án về phát triển kinh tế – xã hội.
 Nghiệp vụ sử dụng vốn – nghiệp vụ có
Đây là nghiệp vụ quan trọng nhất, quyết định khả năng tồn tại và hoạt động của
NHTM. Thực chất của nghiệp vụ này là chuyển hóa nguồn vốn có đƣợc trong nghiệp vụ
thuộc tài sản nợ để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế- xã hội dƣới các hình thức khác.
Đó là các nghiệp vụ:

GVHD: Th.S: Đỗ Cơng Bình

Trang 4

SVTH: Tơ Bội Ngọc


Thực trạng hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp – Chi nhánh huyện Tháp Mƣời
- Dự trữ: Một phần nguồn vốn, một số tiền đƣợc giữ lại để sẵn sàng đáp ứng các nhu
cầu thanh tốn. Về tính chất dự trữ của NH đƣợc chia làm hai loại:
+ Dự trữ sơ cấp : gồm các loại:
Tiền mặt, các khoản coi nhƣ tiền mặt
Tiền gửi tại NH nhà nƣớc
Tiền gửi tại các NH khác
+ Dự trữ thứ cấp: Tín phiếu kho bạc, hối phiếu đã chấp nhận, chứng từ có giá
ngắn hạn khác.
- Nghiệp vụ tín dụng: đây là nghiệp vụ chủ yếu, hoạt động chính của NH. Trong đó,

các NH đƣợc quyền sử dụng nguồn vốn cịn lại của mình sau khi để dành phần dự trữ, để
cấp tín dụng cho nền kinh tế. Nghiệp vụ này đƣợc thực hiện dƣới các hình thức sau:
+ Cho vay thơng thƣờng, bao gồm: cho vay có tài sản thế chấp, có tài sản cầm
cố, có bảo lãnh, tín chấp. Ngồi ra cịn có các hình thức tín dụng khác: Cho vay tiêu dùng,
cho vay trả góp, cho vay xây dựng nhà ở,…
+ Chiết khấu thƣơng phiếu
+ Bao thanh toán
+ Bảo lãnh NH
+ Cho thuê tài chính
- Nghiệp vụ đầu tư: trong nghiệp vụ này, NH sử dụng một phần nguồn vốn của mình
để đầu tƣ vừa là để sinh lời vốn, vừa là để phân tán rủi ro, gồm:
+ Hùn vốn mua cổ phần với các NH khác hoặc với các tổ chức tín dụng khác.
+ Đầu tƣ vào chứng khốn: NH có thể dùng vốn tự có hoặc là nguồn vốn ổn định
khác để đầu tƣ vào các loại chứng khoán khác nhau nhất là trái phiếu chính phủ.
- Tài sản cố định và tài sản có khác: bao gồm; nhà cửa, phƣơng tiện, hệ thống kho
tàng, công cụ lao động, các loại giấy tờ vật liệu in ấn và các tài sản khác.
 Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ Ngân hàng (nghiệp vụ trung gian)
- Dịch vụ thanh toán
- Dịch vụ thu chi hộ, mua bán hộ
- Dịch vụ bảo quản tài sản
- Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc, đá quý…
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG:
1.2.1. Khái niệm về tín dụng:
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân
hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể

GVHD: Th.S: Đỗ Cơng Bình

Trang 5


SVTH: Tơ Bội Ngọc


Thực trạng hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp – Chi nhánh huyện Tháp Mƣời
khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn
nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hồn trả vơ điều kiện vốn gốc và lãi
cho bên cho vay khi đến thời hạn thanh tốn.
Khái niệm tín dụng đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tín dụng.
Vốn, tài sản
Bên cho vay

Bên vay
Vốn + lãi
Theo thỏa thuận

1.2.2. Bản chất tín dụng:
Bản chất của tín dụng là giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả gồm các đặc trƣng:
- Tài sản trong quan hệ tín dụng NH bao gồm hai hình thức là cho vay và cho thuê.
- Xuất phát từ ngun tắc hồn trả, vì vậy ngƣời cho vay khi chuyển giao tài sản
cho ngƣời đi vay sử dụng phải có cơ sở đề tin rằng ngƣời đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây la
yếu tố hết sức cơ bản trong hoạt động tín dụng NH.
- Giá trị hồn trả thơng thƣờng phải lớn hơn giá trị lúc vay tức là ngƣời đi vay phải
trả thêm phần lãi ngồi vốn gốc.
- Trong quan hệ tín dụng NH, tiền vay đƣợc cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vơ
điều kiện.
1.2.3. Vai trị của tín dụng Ngân hàng:
Tín dụng NH là kênh đầu tƣ vốn rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế
đất nƣớc đi lên theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,

nó là địn bẩy thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế phù hợp với quá trình
CNH – HĐH đất nƣớc.
Nhƣ vậy, tín dụng trong nền kinh tế thị trƣờng có các vai trị sau:
- Tín dụng ngân hàng là cơng cụ thúc đẩy kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, tiết
kiệm đƣợc các khoản chi phí lƣu thơng trong xã hội.
- Tín dụng là cơng cụ điều tiết nền kinh tế thơng qua chính sách tiền tệ của Ngân
hàng Trung ương:
Với vai trị này, tín dụng là một trong những kênh chủ lực cung ứng tiền tệ cho
nền kinh tế đƣợc thực hiện thơng qua hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng của nhà

GVHD: Th.S: Đỗ Cơng Bình

Trang 6

SVTH: Tô Bội Ngọc


Thực trạng hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp – Chi nhánh huyện Tháp Mƣời
nƣớc cho phép hệ thống ngân hàng mở rộng hay thắt chặt tín dụng để đạt một tốc độ phát
triển kinh tế nhƣ ý muốn. Với chính sách tín dụng, nhà nƣớc có thể hình thành cơ cấu nền
kinh tế theo sự hoạch định.
- Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo việc làm và ổn định trật tự xã hội:
Tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ
ngày càng tăng, có thể thỏa mãn nhu cầu đời sống của ngƣời lao động. Mặt khác, do vốn
tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã
hội về tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất, rừng do đó có thể thu hút nhiều lực lƣợng
lao động của xã hội, để tạo ra lực lƣợng sản xuất mới, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Một
xã hội phát triển lành mạnh, đời sống đƣợc ổn định, ai cũng có việc làm,..đó là tiền đề
quan trọng để ổn định trật tự xã hội.

- Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế:
Tín dụng cịn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế
đối ngoại và mở rộng giao lƣu quốc tế. Nhờ đó, nó thúc đẩy, mở rộng và phát triển các
mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong quá
trình phát triển đi lên của mỗi nƣớc, làm cho các nƣớc có điều kiện xích lại gần nhau hơn
và cùng nhau phát triển.
1.2.4. Phân loại tín dụng:
Nghiệp vụ cho vay là khoản mục sinh lời chủ yếu của các NHTM. Ngày nay, các ngân
hàng kinh doanh với nhiều hình thức tổng hợp, vì thế tín dụng cũng có nhiều hình thức và
dựa vào căn cứ sau đây:
 Các loại tín dụng đƣợc cấp theo mục đích của tín dụng:
- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất
động sản nhƣ: nhà ở, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ.
- Cho vay sản xuất- kinh doanh công thương nghiệp: là loại cho vay ngắn hạn để bổ
sung vốn lƣu động theo yêu cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thƣơng
mại và dịch vụ.
- Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất nhƣ: phân
bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, chi phí mua con giống, lao động,
nhiên liệu trong nơng nghiệp
- Cho vay các định chế tài chính: bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, cơng ty
tài chính, cơng ty cho th tài chính, cơng ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các định chế tài
chính khác.
- Cho vay tiêu dùng cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhƣ: mua
sắm các vật dụng đắt tiền, các khoản cho vay để trang trải các chi phí thơng thƣờng trong
đời sống.
- Tín dụng thuê mua: là phƣơng thức tài trợ vốn, cho thuê tài sản trung và dài hạn mà
trong thời gian đó ngƣời cho thuê chuyển giao quyền sử dụng cho ngƣời đi th, ngƣời đi

GVHD: Th.S: Đỗ Cơng Bình


Trang 7

SVTH: Tô Bội Ngọc


Thực trạng hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp – Chi nhánh huyện Tháp Mƣời
th có trách nhiệm thanh tốn tiền thuê trong suốt thời gian thuê và có thể đƣợc quyền sở
hữu tài sản đó, hoặc đƣợc quyền mua tài sản thuê, hoặc đƣợc thuê tiếp theo các điều kiện
hai bên đã thỏa thuận.
 Các loại tín dụng cấp theo thời hạn tín dụng: gồm
- Tín dụng ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dƣới 12 tháng, đƣợc sử dụng để bù
đắp khoản thiếu hụt tạm thời về vốn lƣu động cho các doanh nghiệp và các nhu cầu tiêu
dùng ngắn hạn của cá nhân. Đối với các ngân hàng thƣơng mại thì tín dụng ngắn hạn
chiếm tỷ trọng cao nhất.
- Tín dụng trung hạn: Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam,
cho vay trung hạn có thời hạn từ 1 đến dƣới 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu đƣợc đầu
tƣ cho doanh nghiệp mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị kỹ thuật, công
nghệ, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mơ nhỏ, thời
gian thu hồi vốn nhanh; trong nông nghiệp chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tƣ vào các
đối tƣợng: máy cày, máy bơm nƣớc, máy bơm điện, xây dựng các vƣờn cây công nghiệp
nhƣ: chè, cà phê, điều …
- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm (trên 60 tháng). Loại tín
dụng này đƣợc cung cấp vốn cơ bản, cải tiến kỹ thuật và mở rộng sản xuất đối với các
cơng trình có qui mơ lớn, thời hạn hoàn vốn dài nhƣ: xây dựng nhà ở, xây dựng cơ sở hạ
tầng, các cơng trình giao thơng thủy lợi, các thiết bị, phƣơng tiện vận tải có quy mơ lớn,
xây dựng các xí nghiệp mới.
 Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:
Tín dụng đƣợc phân chia thành các loại:
- Tín dụng khơng có bảo đảm: Là loại cho vay khơng có tài sản thế chấp, cầm cố

hoặc khơng có sự bảo lãnh của ngƣời thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản
thân khách hàng, mức cho vay tối đa không đảm bảo của mỗi loại hình tổ chức tín dụng do
Ngân hàng Nhà nƣớc quy định trong từng thời kỳ. Khách hàng vay không bảo đảm phải
hội đủ các điều kiện sau:
+ Có tín nhiệm với tổ chức tín dụng cho vay trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ
đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi.
+ Có dự án đầu tƣ, hoặc phƣơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi có khả
năng hồn trả nợ, hoặc dự án, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với pháp luật.
+ Có khả năng tài chính để phục vụ việc trả nợ.
- Tín dụng có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo nhƣ: thế chấp,
cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của ngƣời thứ ba. Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để
ngân hàng có thêm nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.
 Dựa vào phƣơng thức hoàn trả nợ vay: bao gồm các loại tín dụng:
- Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ (hay cho vay một lần khi đáo hạn): là loại cho
vay thanh toán một lần theo thời hạn đã thỏa thuận.

GVHD: Th.S: Đỗ Cơng Bình

Trang 8

SVTH: Tô Bội Ngọc


Thực trạng hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp – Chi nhánh huyện Tháp Mƣời
- Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ: (cịn gọi là cho vay trả góp) là loại cho vay mà
khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ.
- Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng khơng có kỳ hạn cụ thể mà tùy khả năng tài chính
của mình, ngƣời đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
1.3. BẢO ĐẢM TÍN DỤNG:

Hoạt động tín dụng ngân hàng là một hoạt động chứa nhiều rủi ro, mặc dù quyết định
cho vay, Ngân hàng đã trải qua các khâu thu thập, xử lý, phân tích và thẩm định kỹ khả
năng trả nợ của khách hàng nhƣng cũng không thể nào loại bỏ đƣợc rủi ro tín dụng. Nhƣ
vậy, để đảm bảo tiền vay của ngân hàng có thể sử dụng hiệu quả, thì các ngân hàng đều có
hình thức bảo đảm tiền vay, đây là cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm
thiểu rủi ro tín dụng.
1.3.1 Giới thiệu chung về các hình thức bảo đảm tín dụng:
Bảo đảm tín dụng hay cịn gọi là bảo đảm tiền vay là việc bảo vệ quyền lợi của ngƣời
cho vay dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của ngƣời đi vay hoặc bảo
lãnh của bên thứ ba.
Nhìn chung, bất kỳ tài sản hoặc quyền về tài sản đƣợc phép giao dịch mà có khả năng
tạo ra lƣu chuyển tiền tệ đều có thể dùng làm bảo đảm. Tuy nhiên, nhìn từ góa độ của
ngƣời cho vay bảo đảm phải thể hiện đƣợc 3 đặc trƣng:
- Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ đƣợc bảo đảm.
- Tài sản đem bảo đảm phải có sẵn trên thị trƣờng tiêu thụ.
- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để ngƣời cho vay có quyền ƣu tiên về xử lý tài sản.
1.3.2. Các hình thức bảo đảm tín dụng:
Những hình thức bảo đảm tín dụng gồm có: thế chấp, cầm cố và bảo lãnh.
 Thế chấp tài sản:
Là việc bên đi vay dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị
quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay. Theo
quy định của pháp luật dân sự và luật đất đai, thế chấp tài sản có hai loại:
+ Thế chấp bất động sản:
Bất động sản là những tài sản không di dời đƣợc nhƣ: nhà ở, cơ sở sản xuất kinh
doanh và các tài sản khác gắn liền với nhà ở hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh. Ngồi ra,
cịn bao gồm cả hoa lợi, lợi tức, khoản tiền bảo hiểm và các quyền phát sinh từ bất động
sản thế chấp.
Tất cả các bất động sản thuộc sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp và cá nhân đều
đƣợc thế chấp để vay vốn. Khi thế chấp, Ngân hàng và khách hàng phải thỏa thuận định
giá tài sản thế chấp và ký kết hợp đồng thế chấp có chứng nhận của phịng Cơng chứng.


GVHD: Th.S: Đỗ Cơng Bình

Trang 9

SVTH: Tơ Bội Ngọc


Thực trạng hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp – Chi nhánh huyện Tháp Mƣời
+ Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
Nƣớc thống nhất quản lý. Nhà Nƣớc thực hiện việc giao đất hoặc cho thuê đất đối với cá
nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, xã hội,…Trong các chủ thể đƣợc giao
đất hoặc cho thuê đất, chỉ có cá nhân, hộ gia đình, và các tổ chức kinh tế mới có thể sử
dụng quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp, để vay vốn Ngân hàng.
 Cầm cố tài sản:
Là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho
vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu có tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì các
bên có thể thỏa thuận: bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho bên thứ ba giữ.
Tài sản cầm cố bao gồm các loại:
- Tài sản hữu hình nhƣ: xe gắn máy, thiết bị máy móc, hàng hóa, vàng bạc, tàu
biển,… và các loại tài sản khác.
- Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ.
- Giấy tờ có giá nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thƣơng phiếu.
- Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền thụ
trái và các quyền phát sinh từ tài sản khác.
- Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố.
 Bảo lãnh:
Là việc bên thứ ba (ngƣời nhận bảo lãnh) cam kết với bên cho vay sẽ thực hiện

nghĩa vụ thay cho bên đi vay (ngƣời đƣợc bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà ngƣời đƣợc bảo
lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Bảo lãnh có thể chia
thành hai loại chính: bảo lãnh bằng tài sản và bảo lãnh bằng tín chấp.
- Bảo lãnh bằng tài sản: là bên bảo lãnh phải có tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh. Việc bảo lãnh bằng tài sản có thể kèm theo biện pháp thế chấp hoặc cầm cố để thực
hiện nghĩa vụ hoặc khơng do tổ chức tín dụng và bên bảo lãnh thực hiện.
- Bảo lãnh bằng tín chấp là hình thức bảo lãnh chỉ dựa vào uy tín của ngƣời bảo
lãnh.
1.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG:
1.4.1. Tỷ lệ dƣ nợ trên nguồn vốn huy động: (DN/NVHD)
Dƣ nợ
DN/NVHD

=

x

100%

Nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết dƣ nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốn huy động
của ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao thì mức độ huy động của ngân hàng nagỳ càng mở
rộng, nhƣng nguồn vốn huy động chƣa có hiệu quả.

GVHD: Th.S: Đỗ Cơng Bình

Trang 10

SVTH: Tơ Bội Ngọc



Thực trạng hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp – Chi nhánh huyện Tháp Mƣời
1.4.2. Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này phản ánh Ngân hàng bỏ ra một đồng để đầu tƣ thì sẽ thu nợ đƣợc bao
nhiêu đồng, hệ số thu nợ càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả thu hồi vốn ở ngân hàng càng cao
Hệ số thu nợ

Doanh số thu nợ

x

=

100%

Doanh số cho vay

1.4.3. Nợ xấu trên tổng dƣ nợ:
Nợ
Nợ xấu/
xấu/ tổng
tổng dƣ
dƣ nợ

Nợ xấu
=

Tổng dƣ nợ


x

100%

Chỉ tiêu này phản ánh khoản nợ của khách hàng đã quá thời gian cho vay mà ngân
hàng chƣa thu đƣợc, nó càng thấp thì chất lƣợng tín dụng càng cao và ngƣợc lại. Chỉ tiêu
này dùng để đánh giá chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ những rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
1.4.4. Vịng quay vốn tín dụng:
Doanh số thu nợ
Vịng quay vốn tín dụng

=

Dƣ nợ bình qn

x

100%

Chỉ tiêu này phản ánh việc thu nợ trong tổng dƣ nợ bình quân của ngân hàng hay tốc
độ lƣu chuyển đồng vốn trong cho vay. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt, chứng tỏ cơng
tác thu nợ của ngân hàng có hiệu quả cao, đồng vốn lƣu chuyển mau thu hồi, rủi ro đƣợc
hạn chế cho việc kinh doanh của ngân hàng. Vịng quay càng nhanh càng tốt, đảm bảo an
tồn cho đầu tƣ.

GVHD: Th.S: Đỗ Cơng Bình

Trang 11

SVTH: Tơ Bội Ngọc



Thực trạng hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp – Chi nhánh huyện Tháp Mƣời

CHƢƠNG 2
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NHNN&PTNT
HUYỆN THÁP MƢỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT HUYỆN THÁP MƢỜI, TỈNH
ĐỒNG THÁP:
Quá trình hình thành và phát triển:
NHNo & PTNT Việt Nam với tên giao dịch là Agribank (VBARD) là một trong
những NHTM Nhà nƣớc lớn nhất Việt Nam. Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam trƣớc đây
là chi nhánh trực thuộc Nhà Nƣớc. Từ khi có pháp lệnh đƣa hệ thống Ngân Hàng Việt
Nam trở thành Ngân Hàng 2 cấp, theo quyết định của chủ tịch hội đồng bộ trƣởng, Ngân
hàng Nông NghiệpViệt Nam đƣợc hình thành với số vốn pháp định là 2.200 tỉ đồng Việt
Nam.
Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Huyện Tháp Mƣời là một trong 11 chi nhánh của
Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp thuộc Ngân hàng Nơng Nghiệp Việt Nam có trụ
sở đặt tại: Khóm 3 – Thị trấn Mỹ An – Huyện Tháp Mƣời – Tỉnh Đồng Tháp.
Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mƣời đƣợc thành lập từ đầu năm
1981 với tên gọi là chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp huyện Tháp Mƣời. Đến tháng 3
năm 1988 đổi tên thành Ngân hàng Nông Nghiệp huyện Tháp Mƣời. Năm 1990 là năm
đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình đổi mới của Ngân hàng, đó là pháp lệnh Ngân
hàng ra đời đã khẳng định là Ngân hàng 2 cấp, ngày 14/11/1990 chủ tịch HĐBT (nay là
Thủ Tƣớng Chính Phủ) ký quyết định số 400/CT thành lập NHNo thay thế NHPTNo theo
quyết định số 280/QĐ – NHNN là một NH chủ đạo, chủ lực trong thị trƣờng tài chính
nơng thơn.
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mƣời ngoài chức năng của một NHTM còn
đƣợc xác định thêm nhiệm vụ đầu tƣ phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc

mở rộng đầu tƣ vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản … góp phần thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Huyện Tháp Mƣời với tiềm năng to lớn về diện tích, giao thơng nơng thơn, kênh
rạch thủy lợi đƣợc Nhà Nƣớc tạo điều kiện trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội địa
phƣơng, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cƣờng
cơ cấu ngành nghề - lao động nhằm thực hiện từng bƣớc nâng cao đời sống nhân dân.
Trƣớc tình hình đó muốn phát triển kinh tế địa phƣơng một cách an tồn hiệu quả trƣớc
hết phải nói về vốn, làm thế nào để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp,
nông thôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngành các cấp và NHNo&PTNT huyện
đóng vai trị quan trọng trong việc điều hịa nguồn vốn của nơng thơn ngày nay.

GVHD: Th.S: Đỗ Cơng Bình

Trang 12

SVTH: Tơ Bội Ngọc


Thực trạng hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp – Chi nhánh huyện Tháp Mƣời
Từ năm 1991, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mƣời chính thức đầu tƣ trực
tiếp đến hộ nơng dân, với số vốn ban đầu ít ỏi, nguồn vốn huy động không đáng là bao, cơ
sở vật chất thiếu thốn nghèo nàn, với sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, sự hỗ trợ cấp ủy
chính quyền địa phƣơng và sự hỗ trợ không ngừng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp
Mƣời từng bƣớc hoàn thiện và phát triển.
Trong những năm gần đây lũ lụt xảy ra liên tục ảnh hƣởng đến đời sống và sản xuất
của ngƣời dân địa phƣơng. NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mƣời vẫn kiên trì bám
trụ với nông dân, thực hiện nhiều biện pháp để ngƣời dân khơi phục sản xuất vƣợt qua khó
khăn, nhất là giá cả nông sản bấp bênh, thiên tai dịch bệnh. Cùng với nguồn vốn ủy thác

của Chính Phủ, NH đã góp phần vào các cơng trình thủy lợi nội đồng, xây dựng đê bao
khép kín, cơ sở hạ tầng đƣờng điện trƣờng trạm, cầu lộ giao thông nông thôn tạo điều kiện
phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống ngƣời dân trong huyện, đồng thời góp phần
xóa đói giảm nghèo thực hiện chuyển đổi bức tranh kinh tế theo chiều hƣớng khởi sắc.
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC - CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC PHÕNG BAN
2.2.1. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Tháp Mƣời:
BAN GIÁM ĐỐC
Kiểm tra, kiểm
soát của hội sở

P. TÍN DỤNG

P. KẾ TỐN

P. HUY ĐỘNG VỐN

P. TỔ CHỨC

P. BẢO VỆ

P. TIẾP DÂN

P. GIAO DỊCH
PHÖ ĐIỀN

 Chức năng ban Giám đốc:
Ban Giám đốc: bao gồm 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc. Ban giám đốc phụ trách
trực tiếp quản lý các phòng ban, các tổ trong NH và phòng giao dịch xã Phú Điền, có trách
nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn của chi nhánh, chịu trách

nhiệm quyết định cho vay và thực hiện các công việc:
- Xem xét nội dung thẩm định do phịng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay
không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Ký HĐTD, hợp đồng bảo lãnh tiền vay, các hồ sơ do NH và khách hàng cùng lập.
- Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, chuyển
nợ quá hạn, thực hiện các chế tài tín dụng đối với khách hàng.

GVHD: Th.S: Đỗ Cơng Bình

Trang 13

SVTH: Tơ Bội Ngọc


Thực trạng hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp – Chi nhánh huyện Tháp Mƣời
- Đƣợc quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật hoặc nâng lƣơng
cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phịng ban
 Phịng tổ chức hành chính:
Làm tham mƣu cho ban Giám đốc để bố trí sắp xếp nhân sự các phịng ban. Ngồi ra
cịn có chức năng chăm lo đời sống, sức khỏe cho CB – CNV, chịu trách nhiệm bố trí sắp
xếp cán bộ nhân viên trực ban đảm bảo an ninh ngân hàng.
 Phòng tín dụng:
Trưởng phịng tín dụng chịu trách nhiệm về các công việc:
- Phân công CBTD phụ trách địa bàn, kiểm tra đôn đốc CBTD thực hiện đầy đủ
quy chế cho vay và hƣớng dẫn của ngân hàng.
- Kiểm soát nội dung thẩm định của CBTD, tiến hành tái thẩm định hồ sơ vay vốn,
gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và trình lên Ban Giám đốc ký duyệt.
Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ:

- Giao dịch trực tiếp với khách hàng, hƣớng dẫn, giúp đỡ khách hàng về các mặt
nhƣ: kiểm tra hồ sơ các thủ tục điều kiện vay vốn trình trƣởng phịng ký hồ sơ vay vốn.
- Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay sau
khi có quyết định của Giám đốc hoặc ngƣời có ủy quyền.
- Kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, tài sản bảo đảm nợ.
- Nhận hồ sơ và thẩm định các trƣờng hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ, điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất biện pháp xử lý khi
cần thiết. Sau đó lƣu trữ hồ sơ theo quy định.
- Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm.
- Lập kế hoạch và quyết toán kế hoạch kinh doanh q, năm gởi NH cấp trên.
 Phịng Kế tốn – Ngân quỹ:
- Kiểm tra danh mục hồ sơ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn.
- Hƣớng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền vay.
- Làm thủ tục giải ngân, thu nợ theo quyết định của Giám đốc.
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và nghiệp vụ thanh toán theo
quyết định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Làm dịch vụ chi tiền mặt, dịch vụ ký gởi tài sản, quản lý an toàn kho quỹ, bảo
quản kho thế chấp.
- Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, sao kê nợ đến hạn, quá hạn cung
cấp cho tín dụng theo quy định hiện hành về chế độ kế tốn.

GVHD: Th.S: Đỗ Cơng Bình

Trang 14

SVTH: Tơ Bội Ngọc


Thực trạng hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại
NHNo&PTNT tỉnh Đồng Tháp – Chi nhánh huyện Tháp Mƣời

- Lƣu giữ hồ sơ theo quy định.
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của NHNo&PTNT huyện Tháp Mƣời:
 Chức năng:
- Huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trên địa bàn dƣới nhiều hình thức, tiếp
chuyển nguồn vốn điều chuyển từ NH cấp trên.
- Cho vay phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa
phƣơng góp phần giúp ngƣời dân có vốn để đầu tƣ phát triển kinh tế, đời sống.
- Thông qua công tác huy động vốn và cho vay để tổ chức thanh toán trong nền kinh
tế quốc dân.
- Tổ chức hạch toán kinh tế, nhận khốn tài chính, đảm bảo thực hiện kinh doanh có
lãi và đảm bảo đời sống cán bộ cơng nhân viên trong NH.
 Nhiệm vụ:
- Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mƣời cần phải
phục vụ kịp thời chủ trƣơng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni của huyện. Vì vậy, NH
phải tăng cƣờng vốn huy động để cho vay.
- Không ngừng đổi mới công nghệ NH; đảm bảo kinh doanh có lãi, nâng cao thu
nhập cho CB – CNV NH.
- Thực hiện chủ trƣơng đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ mới trong cơ chế thị trƣờng hiện nay.
 Nội dung hoạt động:
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tháp Mƣời đƣợc xác định ngay từ đầu là một chi
nhánh đóng trên địa bàn huyện vùng sâu của Tỉnh. Vấn đề nông nghiệp nông thôn và nông
dân là một vấn đề chiến lƣợc hàng đầu luôn luôn đƣợc Đảng và Nhà Nƣớc quan tâm. Do
đó, NHNo huyện Tháp Mƣời ln ln xác định cho mình nhiệm vụ chiến lƣợc với
phƣơng châm “đi vay để cho vay” phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng.
2.2.4. Các hoạt động kinh doanh chính:
 Huy động vốn:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh
toán của tất cả các đơn vị tổ chức kinh tế, dân cƣ trong và ngoài tỉnh bằng tiền Việt Nam
và ngoại tệ.

- Phát hành các giấy tờ có giá nhƣ kỳ phiếu, trái phiếu.
 Hoạt động tín dụng:
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn để đáp ứng các yêu cầu vốn cho hoạt động sản
xuất - kinh doanh, dịch vụ và đời sống, thực hiện đầu tƣ vốn cho các dự án, phƣơng án
phát triển sản xuất.
- Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các loại chứng từ có giá.

GVHD: Th.S: Đỗ Cơng Bình

Trang 15

SVTH: Tô Bội Ngọc


×