Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BTHK pháp luật cộng đồng ASEAN: Bình luận cơ hội và thách thức đối với Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.59 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
NỘI DUNG............................................................................................1
I. Cơ hội đối với Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 trong bối
cảnh đại dịch Covid-19...........................................................................1
1. Nâng cao vị thế, uy tín, cũng như năng lực ASEAN trên trường quốc
tế.......................................................................................................... 1
2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác song phương giữa ASEAN với các
nước lớn............................................................................................... 3
II. Thách thức đối với Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 trong
bối cảnh đại dịch Covid-19.....................................................................4
1. Nhiều hoạt động của ASEAN bị trì hỗn hoặc bị hủy do tác động
của dịch bệnh.......................................................................................4
2. Cần đề ra những phương án phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch..4
3. Nguồn lực hạn hẹp và bị chi phối do phải đồng thời ứng phó với
dịch bệnh.............................................................................................. 5
4. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa các nước ASEAN
và sự hợp tác giữa ASEAN các nước khác trong khu vực.....................6
KẾT LUẬN............................................................................................6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................


PHỤ LỤC.................................................................................................


MỞ ĐẦU
Năm 2020, Việt Nam vinh dự đảm nhiệm những trọng trách lớn ở
cả tầm khu vực và quốc tế, trong đó nổi bật là vai trị Chủ tịch ASEAN,
đây là cơ hội để Việt Nam đóng góp thực chất và nhiều hơn nữa vào phát
triển Cộng đồng ASEAN hài hòa, tự cường, sáng tạo, gắn kết, bản sắc,
trách nhiệm và có khả năng thích ứng cao. Tuy nhiên, với sự xuất hiện


của đại dịch Covid 19, chỉ sau hơn 3 tháng dịch bệnh đã tàn phá gây
thiệt hại nặng nề khơng chỉ tới sức khỏe, tính mạng con người mà cịn cả
kinh tế, xã hội, dự đốn các tác động tiêu cực của Covid 19 sẽ vượt xa
mức độ của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, hay khủng
hoảng tài chính tồn cầu giai đoạn 2008 – 2009, những thách thức như
vậy đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực vượt khó, dẫn dắt ASEAN vượt qua
khó khăn của dịch bệnh. Để tìm hiểu về vấn đề này, em xin trình bày về
vấn đề số 05: “Bình luận cơ hội và thách thức đối với Việt Nam với vai
trò Chủ tịch ASEAN 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.
NỘI DUNG
I. Cơ hội đối với Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 trong
bối cảnh đại dịch Covid-19

1


1. Nâng cao vị thế, uy tín, cũng như năng lực ASEAN trên trường
quốc tế
Trọng trách kép Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường
trực HĐBA/LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021 là những hoạt động ngoại giao
quan trọng để Việt Nam thể hiện và nâng cao vị thế, uy tín, cũng như
năng lực trên trường quốc tế. Lựa chọn chủ đề cho Năm ASEAN 2020 là
“Gắn kết và chủ động thích ứng”, Việt Nam mong muốn khẳng định
đồn kết có ý nghĩa quyết định với sự vững bền của ASEAN. Một Cộng
đồng ASEAN gắn kết và phát triển mới có thể thích ứng hiệu quả với
các yếu tố tác động bên ngồi và ngược lại, chủ động thích ứng sẽ giúp
ASEAN gắn kết chặt chẽ, nhờ đó tăng cường sức mạnh tổng thể. Chủ đề
này có tính tiếp nối từ các chủ đề của ASEAN năm 2019 là “Tăng cường
đối tác vì sự bền vững” và năm 2018 là “Tự cường và Sáng tạo”. Chủ đề
cũng đã nhận được sự hưởng ứng cao của các nước thành viên ASEAN

và sự đồng tình, ủng hộ của các nước đối tác của ASEAN. Để thực hiện
hóa chủ đề gắn kết và chủ động thích ứng, Việt Nam xác định 5 ưu tiên
lớn sẽ thúc đẩy trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN năm 2020: Phát huy vai
trị và đóng góp tích cực của ASEAN vào cơng cuộc duy trì mơi trường
hịa bình an ninh và ổn định ở khu vực; Thúc đẩy liên kết và kết nối khu
vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dung các cơ hội của cách mạng
công nghiệp 4.0; Thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN; Đẩy

2


mạnh quan hệ đối tác vì hịa bình và phát triển bền vững; Nâng cao năng
lực thích ứng và hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN.1
Với vai trò Chủ tịch luân phiên, Việt Nam thể hiện rõ vai trò ngoại
giao tích cực để nâng cao vị thế của ASEAN. Việt Nam cũng sẽ nỗ lực
vận động tất cả các quốc gia thành viên cùng tham gia bảo vệ và duy trì
lợi ích tại khu vực; đưa ra các ý tưởng, xây dựng kế hoạch và mang lại
động lực cho các nước ASEAN trong việc đối phó với những thách thức
và tình huống khó khăn mà họ gặp phải. Đồng thời, Việt Nam sẽ có cơ
hội thuận lợi để thể hiện vai trị lãnh đạo của mình trên phạm vi tồn
cầu, giúp mở rộng và khẳng định vai trị trung tâm của ASEAN trên
trường quốc tế. Điển hình, với sự xuất hiện cả đại dịch Covid-19 vào đầu
năm 2020, Việt Nam đã kịp thời chuyển trọng tâm của ASEAN sang: tập
trung hợp tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, điều chỉnh chương
trình, hoạt động cả năm; chủ động thay đổi hình thức các cuộc họp từ
trực tiếp sang trực tuyến; phối hợp tổ chức và tham dự nhiều cuộc họp
quan trọng trong nội khối ASEAN cũng như với các đối tác Mỹ, Trung
Quốc, EU…; hỗ trợ trang thiết bị y tế, kit xét nghiệm cho tất cả các nước
ASEAN cũng như các đối tác lớn... đạt được nhiều kết quả quan trọng,
đặc biệt là từng bước xây dựng một kế hoạch tổng thể để phục hồi

ASEAN thời hậu Covid-19.

1 Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, />
3


Tuy rằng Covid-19 gây nhiều khó khăn, thách thức cho năm Chủ
tịch ASEAN của Việt Nam nhưng trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn phát
huy tốt vai trị Chủ tịch và có những bước đi đúng hướng, dựa trên chủ
đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng”, giúp đẩy mạnh đồn kết và thống
nhất khối, duy trì mơi trường hồ bình, an ninh khu vực.
2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác song phương giữa ASEAN với
các nước lớn
Vị trí Chủ tịch ASEAN cũng là cơ hội để Việt Nam tăng cường
quan hệ song phương với nước lớn; huy động nguồn lực phát triển đất
nước. ASEAN đã thiết lập Quan hệ Đối thoại với 9 nước, 1 tổ chức khu
vực (EU) và 1 tổ chức quốc tế (LHQ). Ngoài ra, ASEAN còn lập nhiều
quan hệ đối tác ở các mức độ thấp hơn nhưng thực chất, như Đối tác
theo lĩnh vực với Pakistan, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Điển; Đối tác phát
triển với Đức; hợp tác với các tổ chức như Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB), Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Hội đồng Hợp tác
Vùng Vịnh (GCC), MERCOSUR, Tổ chức Hợp tác Kinh tế (ECO)..; và
đang xem xét gần 30 đề nghị thiết lập quan hệ của các nước và tổ chức
trong và ngoài khu vực.
Đến nay, ASEAN đã hình thành các khn khổ đối tác chiến lược
với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand và
Nga; đối tác toàn diện với EU; đối tác tăng cường với Canada kèm theo
các chương trình, Kế hoạch hành động cụ thể. Trong các cơ chế hợp tác
do ASEAN chủ trì, ASEAN+1 là khn khổ chính để Hiệp hội tranh thủ
4



sự ủng hộ chính trị, sự hỗ trợ về nguồn lực và kinh nghiệm của các đối
tác cho mục tiêu an ninh và phát triển của ASEAN, trước hết là phát
triển Cộng đồng và hội nhập khu vực. Đây sẽ là dịp quan trọng để Việt
Nam thể hiện vai trò Chủ tịch, điều phối quan hệ đối thoại của ASEAN,
cũng như tranh thủ thúc đẩy tiếp xúc, hợp tác song phương với các đối
tác cả trong và ngoài ASEAN, trong đó có tất cả các nước lớn. Đây là cơ
hội lớn để đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, huy động nguồn
lực phát triển và tăng cường hợp tác xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật,
khoa học - công nghệ phục vụ phát triển đất nước.
Bên cạnh những sự hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội,
ngay từ khi dịch bệnh mới bùng phát, các cơ chế ứng phó dịch bệnh
khẩn cấp của khu vực ASEAN và với các Đối tác Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc (ASEAN+3) đã được khởi động. Các Bộ trưởng Ngoại
giao ASEAN và Trung Quốc đã ra Tuyên bố của Hội nghị về Covid-19
ngày 20/02/2020. Hai Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và
ASEAN+3(Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) được tổ chức dưới
hình thức trực tuyến để thích ứng với tình hình dịch bệnh và là biện pháp
cần thiết, được xem là cơ hội để ASEAN thể hiện những nỗ lực vượt ra
ngồi dịch Covid-19. Qua đó, ASEAN khẳng định cam kết và quyết tâm
mạnh mẽ của ASEAN và các nước ASEAN+3 trong ngăn ngừa và loại
bỏ các nguy cơ

5


của dịch bệnh đối với cuộc sống người dân, ổn định tình hình kinh
tế-xã hội các quốc gia thành viên.2
II. Thách thức đối với Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020

trong bối cảnh đại dịch Covid-19
1. Nhiều hoạt động của ASEAN bị trì hỗn hoặc bị hủy do tác động
của dịch bệnh
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Việt Nam đã gặp rất nhiều
thách thức khi thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN. Cụ thể, hoạt động của
ASEAN bị ảnh hưởng rất nhiều khi 299 hoạt động bị hoãn, huỷ hoặc
phải chuyển đổi cách làm. Để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, đảm
bảo sự an toàn, nhiều chuyến bay bị hủy bỏ, không thể tập trung đơng
người, do đó rất nhiều Hội nghị đã khơng được tổ chức hay phải đổi
sang hình thức họp trực tuyến. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc
thực hiện kế hoạch đã đề ra cho năm 2020.
Tuy nhiên, trước khi dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến toàn
thế giới, những tháng đầu năm 2020, Việt Nam vẫn kịp thời tổ chức một
loạt sự kiện, cuộc họp quan trọng như Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại
giao ASEAN (AMM Retreat), Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN (ADMM), Hội nghị hẹp Bộ trưởng Kinh tế (AEM)… tạo nền
móng cho cả năm 2020.
2 Lê Văn Toan, Chủ tịch ASEAN 2020: Thời cơ, thách thức mới trong bối cảnh mới, />
6


2. Cần đề ra những phương án phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch
Thực tế, dù phải tập trung khá nhiều nguồn lực cho việc ứng phó
với dịch bệnh, nhưng ASEAN dưới sự điều phối của Việt Nam vẫn tiếp
tục triển khai những kế hoạch, sáng kiến đề ra ngay từ đầu năm để thực
hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN thịnh vượng cũng như đẩy
mạnh quan hệ hợp tác với các nước. Vì vậy, ngồi việc xử lý vấn đề cấp
bách nhất của ASEAN hiện nay là kiểm soát dịch Covid-19 và phục hồi
kinh tế - xã hội sau đại dịch.
Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế và sự ổn

định tài chính khu vực ASEAN, là yếu tố dẫn tới tăng trưởng âm của
ASEAN trong năm 2020. Những gián đoạn do đại dịch gây ra đã cho
thấy tầm quan trọng của việc đảm bảo khả năng chống chịu của nền kinh
tế khu vực của chúng ta trước các cú sốc. Các chuyên gia đánh giá các
nền kinh tế trong khu vực đểu chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid19: kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng âm trong Quý 1/2020 do các
thị trường đầu ra của ngành sản xuất Trung Quốc như Mỹ, EU đang chịu
ảnh hưởng của dịch bệnh, theo đó, OECD nhận định các đối tác có quan
hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc như Hàn Quốc, Australia và
Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. CNBC cho rằng suy giảm sản xuất
tại Trung Quốc sẽ ảnh hưởng các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương,
trong đó có Việt Nam, Xinh-ga-po và Hàn Quốc.
ASEAN chịu tác động lớn khi hoạt động giao thương, du lịch với
Trung Quốc, Mỹ, EU bị gián đoạn. Điển hình, ngành du lịch Việt Nam
7


có khả năng sẽ thiệt hại nặng do lượng du khách quốc tế giảm đột ngột.
Hoạt động sản xuất công nghiệp, bán lẻ và xuất khẩu cũng sẽ chậm lại.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực sẽ giảm đáng kể do nhu cầu
rút vốn của các quỹ đầu tư nước ngoài trong bối cảnh lo ngại về dịch
bệnh và suy thối tồn cầu vẫn tiếp diễn. 3
3. Nguồn lực hạn hẹp và bị chi phối do phải đồng thời ứng phó với
dịch bệnh
Việt Nam đảm nhận vai trị Chủ tịch ASEAN trong bối cảnh cũng
phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trước hết là nguồn lực của đất nước
còn hạn hẹp, nhất là việc đồng thời đảm nhiệm vai trị Ủy viên khơng
thường trực HĐBA/LHQ. Bên cạnh đó, còn bị chi phối sự xuất hiện của
dịch bệnh xuất hiện trong nhiều tháng liền. Do đó, vấn đề đặt ra là cần
phải tối ưu hóa các nguồn lực, đồng thời cần huy động nguồn lực tồn
dân, trong đó nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của các doanh nghiệp tư

nhân tham gia hỗ trợ triển khai nhiệm vụ đối ngoại quốc gia.
4. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa các nước
ASEAN và sự hợp tác giữa ASEAN các nước khác trong khu vực
Thực tế, ASEAN còn nhiều chia rẽ, còn nhiều bất cập, vấn đề nội
bộ. Lâu nay, thách thức lớn nhất đối với tất cả các chủ tịch ASEAN luôn
là làm sao tập hợp được đồn kết, nhất trí, ủng hộ các ưu tiên, trọng tâm
mà nước Chủ tịch thúc đẩy; đồng thời làm sao các tác động của tình hình
3 BTG Trung ương, Covid - 19 - Những tác động, hệ luỵ và giải pháp ứng phó,
/>
8


khu vực và thế giới không làm cho ASEAN bị suy yếu. Đây cũng là một
trong những thách thức lớn mà Việt Nam cần phải xem xét và đề ra
những phương án, kế hoạch thúc đẩy sự hợp tác, đoàn kết giữa các nước
trong khu vực.
Một thách thức lớn khác là xu thế đơn phương, chính trị cường
quyền đang nổi trội, có lúc lấn át xu thế đa phương. Một mặt, đối thoại
và hợp tác vẫn là xu thế chung trong quan hệ giữa các nước, sự phát
triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, gia tăng kết nối giữa các
quốc gia và khu vực sẽ tạo tiền đề cho châu Á - Thái Bình Dương tiếp
tục phát triển năng động, là động lực chính cho phát triển tồn cầu. Mặt
khác, những yếu tố tiêu cực như cạnh tranh nước lớn, nhất là giữa Mỹ và
Trung Quốc, tình trạng coi thường luật lệ, lạm dụng sức mạnh trong
quan hệ quốc tế vẫn cịn phổ biến, thậm chí gia tăng. Các yếu tố này tác
động trực tiếp tới tâm lý của các nước trong khu vực, trong đó có các
nước thành viên ASEAN.
Đồng thời, nhiều vấn đề mang tính quốc tế như Biển Đông,
Rakhine-Myanimar, bán đảo Triều Tiên… chưa được giải quyết triệt để,
sự khác biệt trong lợi ích của các nước sẽ tiếp tục là những vấn đề nổi

lên, ảnh hưởng đến việc điều phối, chèo lái quan điểm, lập trường của
ASEAN.
KẾT LUẬN

9


Đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN vào thời điểm khu vực và thế
giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có trong nhiều
thập kỷ gần đây, Việt Nam đã gặp khơng ít thử thách từ đầu năm 2020
đến nay. Tuy nhiên, bằng nỗ lực, sự linh hoạt, tinh thần trách nhiệm và
quyết tâm hoàn thành trọng trách, Việt Nam đã thể hiện được vai trò
điều phối cũng như thúc đẩy các chương trình nghị sự, hoạt động chung
của ASEAN để ứng phó với dịch bệnh, góp phần phát triển Cộng đồng
ASEAN đồn kết, vững mạnh, tiếp tục phát huy vị thế ở khu vực và
trường quốc tế.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Vì một ASEAN gắn kết và chủ động
thích ứng, />2. BTG Trung ương, Covid - 19 - Những tác động, hệ luỵ và giải
pháp

ứng

phó,


/>3. Lê Văn Toan, Chủ tịch ASEAN 2020: Thời cơ, thách thức mới
trong bối cảnh mới, />4. Quang Đào, Việt Nam phát huy tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020,
mặc cho những thách thức từ Covid-19, />5. Nguyễn Minh Phong, Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Dấu ấn nỗ lực
gắn kết và chủ động thích ứng, />

PHỤ LỤC
* Một số thành tựu mà Việt Nam đạt được khi đảm nhiệm vai trò
chủ tịch ASEAN 2020
Đảm nhận Năm Chủ tịch ASEAN 2020 với chủ đề “ASEAN gắn
kết và chủ động thích ứng” trong bối cảnh đó địi hỏi những kỹ năng và
sáng tạo mới chưa từng có tiền lệ của ASEAN và cả thế giới.
Thực hiện tốt trách nhiệm của Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã tổ
chức thành cơng dưới hình thức trực tuyến và bán trực tuyến tất cả các
cuộc họp Cấp cao 36 và 37, cùng hơn 30 cuộc họp trực tuyến cấp bộ
trưởng và tương đương; các cuộc họp tham vấn (SOM) ASEAN VIỆT
NAM 2020 và Hội nghị đặc biệt của các quan chức cao cấp (SOM); Hội
nghị Nhóm Đặc trách cấp cao về Hội nhập kinh tế ASEAN lần thứ 37;
Các cuộc họp quan chức cấp cao ASEAN, Cuộc họp tham vấn và các
cuộc họp liên quan; Hội nghị trực tuyến của Nhóm công tác liên ngành


trực thuộc Hội đồng Điều phối ASEAN về Ứng phó các tình huống y tế
cơng cộng khẩn cấp; Hội nghị trực tuyến liên ngành giữa các quan chức
cao cấp ASEAN-Mỹ nhằm thúc đẩy phối hợp và hợp tác trong ứng phó
với dịch bệnh Covid-19; Hội nghị trù bị Quan chức cao cấp ASEAN;
Hội nghị Quan chức cao cấp về Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN lần
thứ 28; Hội nghị Nhóm Công tác trực thuộc Hội đồng Điều phối
ASEAN về ứng phó các tình huống y tế cơng cộng khẩn cấp lần thứ 2;
Hội nghị Tham vấn chung ASEAN; Hội nghị trù bị Quan chức cao cấp
ASEAN…

Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã không chỉ tổ
chức thành công các cuộc họp nội, ngoại khối, mà Việt Nam còn có
nhiều sáng kiến, cùng các nước ASEAN và đối tác kiểm soát dịch
Covid-19, triển khai Kế hoạch phục hồi tổng thể, trong đó tạo thuận lợi
cho việc đi lại của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà đầu tư để bảo đảm
hoạt động của các chuỗi cung ứng, phân phối không bị gián đoạn, phục
hồi sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, hỗ trợ các
doanh nghiệp khó khăn. Duy trì, phát triển tinh thần hợp tác ASEAN;
Chủ động dẫn dắt sự hợp tác nội khối về chống dịch Covid-19 theo đúng
tinh thần “gắn kết, chủ động và thích ứng”, góp phần ký kết RCEP…
Việt Nam cam kết hợp tác cùng các quốc gia thành viên ASEAN
và các nước đối tác của ASEAN để tiếp tục có những chương trình hỗ
trợ thiết thực cho doanh nghiệp trong khu vực, đặc biệt là trong những


lĩnh vực chuyển đổi số; môi trường, xã hội và quản trị (ESG); công nghệ
và tương lai việc làm trong khu vực; phát triển bền vững và bao trùm.
Cùng nhau nỗ lực thực hiện mục tiêu chung đặt người dân và doanh
nghiệp vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Đồng thời, tranh thủ các cơ
hội mới do sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng, luồng vốn đầu tư toàn
cầu hướng vào khu vực ASEAN.4

4 Nguyễn Minh Phong, Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Dấu ấn nỗ lực gắn kết và chủ động thích ứng,
/>


×