Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Đề tài tiểu luận: Nội dung của quy luật nhân quả trong Phật giáo nguyên thủy và ý nghĩa của nó trong đời sống con người.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.5 KB, 19 trang )

Học viên: Hà Bích Hảo

Pag

Lớp Triết 9-cao học k22

e

1

Mã học viên: k220428
Chuyên ngành: Quan hệ công chúng
Trường: Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Đề tài tiểu luận:
Nội dung của quy luật nhân quả trong Phật giáo nguyên thủy và ý
nghĩa của nó trong đời sống con người.
Lý do chọn đề tài.
Ngay từ thời sơ khai, con người đã có những tín ngưỡng-tơn giáo riêng
của cá nhân, những tín ngưỡng đó giúp con người nương tựa về mặt đời
sống tinh thần. Người theo thiên chúa sẽ luôn tin tưởng và một lịng thờ
kính Đức Je-su, người theo đạo Hindu sẽ tôn thờ thần Vishnu, người
theo đạo Phật sẽ học tập theo các giáo pháp mà đức Phật Thích Ca Mâu
Ni thuyết giảng và truyền lại… Tuy mỗi một tôn giáo tín ngưỡng khác
nhau thờ một vị giáo chủ riêng của mình, nhưng tất cả các tơn giáo đều
hướng tới giáo dục con người sống hành thiện, biết yêu thương đùm bọc
lẫn nhau, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho mỗi cá nhân trong xã hội.
Albert Einstein, một nhà bác học nổi tiếng của thế kỉ 20 từng nói: “khoa
học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng, tôn giáo mà khơng có khoa học thì
mù qng”[1]. Đúng như vậy, sự phát triển nhanh chóng và tốc độ vượt
bậc của xã hội lồi người về kinh tế, văn hóa, nhất là khoa học kĩ thuật
đã tạo ra một cuộc khủng hoảng xã hội, hệ cân bằng sinh thái, về văn


hóa, tâm lý, đạo đức… Cho nên tôn giáo về cốt lõi cơ bản chính là tình
u, lịng từ bi và mong muốn co người hướng tới một cuộc sống tốt đẹp
hơn, nhan ái hơn, và tôn giáo trở thành điểm tựa vững bền của sự phát
triển khoa học kĩ thuật trong bất cứ xã hội nào. Không ai khác con người
chính là cơ sở cho những phát minh tốt đẹp của khoa học ra đời. Bên
cạnh đó khoa học cũng phải là kim chỉ nam, là một “ngọn đuốc” để soi
Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo
Triết 9-K22


Pag
sáng cho tôn giáo không đi vào những
con đường mù qng, duy ý chí
và mê tín ; nếu khơng đảm nhiệm được
e2 những vai trị trên thì những phát
minh sáng tạo dù có vĩ đại đến đâu cũng trở thành vô nghĩa.

Phật giáo vừa là một tôn giáo, vừa mang tinh thần chính trị-xã hội và là
một trường phái triết học lâu đời có những ảnh hưởng to lớn, sâu sắc tới
lịch sử xã hội. Ngồi ra Phật giáo cịn chứa đựng những triết lý nhân
sinh quan về các quan điểm giáo dục lối sống của con người trong mọi
thời đại khác nhau, sự biến đổi đầy linh hoạt, mềm dẻo và phù hợp với
từng thời đại lịch sử. Đặc biệt là Phật giáo nguyên thủy, cái nôi của nền
Phật giáo Đại thừa hiện đại đã lấy con người và nhân cách sống của con
người làm trung tâm của lý luận phật giáo. Cho dù đã trải qua biết bao
thăng trầm, biến đổi cùng với sự đổi thay của lịch sử nhân loại thì Phật
giáo vẫn đại diện cho quan điểm nhân sinh mang tính nhân văn: “gieo
nhân nào-gặt quả ấy” giáo dục con người về quy luật vô thường của tạo
hóa, qua đó truyền bá một thơng điệp ý nghĩa về quy luật nhân quả để
con người chúng ta biết sống thiện lành, cách thực hành vận dụng quy

luật nhân quả vào đời sống thực tế của xã hội. Chính sứ mệnh cao cả đó
đã giúp Phật giáo ngày càng lớn mạnh, trở thành ngọn đèn chính pháp
thắp sáng và lưu truyền mãi mãi trong nhân loại.

Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo
Triết 9-K22


Pag
CHƯƠNG
I:

3
SỰ RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁOeNGUYÊN
THỦY VÀ QUY LUẬT
NHÂN QUẢ THEO GIÁO LÝ CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
1. Nguyên nhân sự ra đời của Phật giáo Nguyên Thủy
-

Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo Ấn Độ

Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết bán đảo Ấn Độ. Ấn Độ
có nền văn minh sơng Ấn (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn
năm. Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới:
Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh. Đất nước Ấn Độ
có một vị thế địa lý rất đặc biệt. Đó là lưng dựa vào dãy Hymalaya hùng
vĩ nhất thế giới, mặt nhìn ra Ấn Độ Dương biển cả mênh mơng, lại cịn
có 2 con sơng lớn là Ấn Hà và Hằng Hà như hai dòng sữa tươi ni một
bình ngun bao la và cũng là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp
định cư vào thời cổ đại. Chính ở chốn địa linh nhân kiệt đó nhiều vĩ

nhân ra đời như đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Thánh Mahatma Gandhi,
hiền triết Jiddu Krishnamurti, thi hào Rabindranath Tagore, v.v… và các
tôn giáo, trường phái triết học lớn và lâu đời nhất thế giới được hình
thành như Vệ Đà, Áo Nghĩa Thư, Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Kỳ Na Giáo,
Đạo Sikh, v.v…[2]
Vào thế kỷ thứ VI TCN, thời điểm này khắp trên thế giới có sự khủng
hoảng về niềm tin tơn giáo, lúc này thì trăm hoa đua nở xuất hiện nhiều
bậc triết gia, giáo chủ như: “Trung Hoa thì có Lão Tử, Khổng Tử, ở Hy
Lạp có Pythagoras, Parmanides…, Iran có Zathathu-sta, ở Ấn Độ có đức
Phật và 6 vị đạo sư lớn khác” … Những vị này đã đặt nền móng cho tư
tưởng triết học cả Đông lẫn Tây phương. Lúc này tôn giáo nào cũng đưa
ra những học thuyết thu phục lòng người nhằm mục đích níu kéo tín đồ
và cổ súy tơn giáo của mình. Đây là phát triển về triết học, tư tưởng tri
thức của nhân loại và lúc này con người phân vân khơng biết phải tin
theo tín ngưỡng tơn giáo nào cho đúng. Tôn giáo nào cũng đưa ra những
Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo
Triết 9-K22


Pag thủ, phải nên làm cái này không
triết lý bắt buộc con người phải tn
nên làm cái kia. Chính vì lý do đóe4
nên vì sao con người thời đại cần có
tơn giáo, con người cần đưa ra nền triết học mới để thay thế những tư
tưởng triết học cũ, được cho là lạc hậu, bảo thủ, phân biệt đẳng cấp, bóc
lộc nơ lệ…và khát khao đó đã sinh ra một nền triết học mới đáp ứng nhu
cầu cấp thiết của con người xã hội Ấn đương thời “Xã hội Ấn Độ cho ra
đời các dịng tư tưởng phi Bà-la-mơn, bao gồm Phật giáo được xem là
động lực chống đối hệ thống triết học Samshita và Brashma đang thống
trị, bảo thủ, lạc hậu như tín ngưỡng cúng tế sinh vật, sự bất công trong

xã hội, sự phân biệt chủng tộc, đẳng cấp, kỳ thị giới tính”[3]. Lúc này
phi Bà-la-mơn cho ra đời dòng tư tưởng triết học được cho là cởi mở,
vượt ra ngồi những gì mà Bà-la-mơn đã áp đặt thống trị từ nhiều năm
qua, nhưng cũng không đáp ứng nhu cầu của con người xã hội đương
thời.

Và sau thời gian này thì các trường phái phi Bà-la-mơn ra đời được chia
thành 3 nhóm chính. “Nhóm thứ nhất tin rằng mọi sự vật trong đời xảy
ra đều ngang ước muốn của đấng sáng tạo, thường đế, được gọi là Thần
Ý Luận. Nhóm thứ hai: Mọi việc đều do nghiệp quá khứ quyết định:
Định Mệnh Luận. Nhóm thứ ba: mọi việc xả ra đều do tình cờ: Ngẫu
Nhiên Luận”[4]. Ba nhóm này cho rằng mình tu tập thiền định có thể an
tịnh tâm hồn và họ còn quan niệm tu tập khổ hạnh ép xác nhằm chấm
dứt khổ đâu, chế ngự cấu uế nhằm để kiểm sốt tâm…trong khi đó đức
Phật đưa ra con đường trung đạo, ngài khơng khuyến khích con người tu
khổ hạnh ép xác và hưởng thọ dục lạc, ngài khuyên con người hãy từ bỏ
hai cực đoan này, ngài ví như sợi dây đàn nếu căn quá thì âm thanh hay
nhưng sẽ đứt, trùng quá thì âm thanh không hay. Cũng vậy hai chủ nghĩa
cực đoan tiêu cực khơng đưa con người đến an lạc giải thốt mà ngược
lại làm cho con người đâu khổ, chấp chặc để rồi đọa lạc trong luân hồi.
Do đó, ở đây chúng ta có thể khẳng định rằng: Đức Phật là một người
đại giác ngộ và ngài đi ngược chiều với phần đông các tôn giáo khác
trong hiện tại lúc bấy giờ, khi khai quang con đường trung đạo và truyền
bá giáo lý lấy nhân bản làm trung tâm, thay vì giáo điều lấy thần linh
Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo
Triết 9-K22


làm trụ cột. Ngài chú trọng hướngPag
nội và đặt con người làm trung tâm

nhằm vào sự giải thoát từng cá enhân,
5 giáo pháp phải được tự mình
chứng ngộ, con người có quyền làm chủ bản thân, khơng ai có quyền áp
đặt bất cứ điều gì hay thay đổi số phận.
Như vậy, ở đây con người khơng có quyền làm chủ bản thân mà
phải dựa vào thần thánh nếu muốn giải thốt cứu cánh trong tương lai thì
phải thực hành và tn thủ theo những quy định của Bà-la-mơn. Có thể
nói tổ chức xã hội theo hệ thống Bà-la-mơn do trí tuệ, kỹ năng lãnh đạo
quyền lực đã ổn định đời sống, nâng cao sản xuất, tạo một bước tiến dài,
một bước ngoặt mới trong lịch sử Ấn Độ cổ đại. Nhưng khi đất nước đã
lớn mạnh cơ sở hạ tầng đã phát triển cao thì cái kiến trúc thượng tầng đã
có dấu hiệu khơng kham nổi vai trị lãnh đạo của mình. Như thế sinh khí
của đất nước bấy giờ hầu như đã suy giảm. Các tế lễ, nghi thức tôn
giáo… sự lệ thuộc về thánh thần sinh hoạt hằng ngày của người dân vào
Bà-la-môn giáo quá nhiều, tất cả thành ra bó buộc, đơn điệu, buồn tẻ. Đã
đến lúc các quốc gia muốn tiến hơn nữa, phải đón nhận một tư tưởng
lãnh đạo khác, hoặc đã đến lúc Bà-la-môn giáo muốn tiếp tục đảm
nhiệm vai trò lãnh đạo, phải chuyển biến thành một hệ thống mới, thực
tiễn mang tính chất nhân bản nhân văn hơn và vị ấy không ai ngoài đức
Phật.
-

Cuộc đời và thân thế của Đức Phật Thích Ca

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha), người khai sáng
ra Phật Giáo, sinh vào năm 624 trước công nguyên tại Thành Phố Lâm
Tỳ Ni (Lumbini) mà ngày nay là nước Nepal, phía bắc Ấn Độ. Ngài
nguyên là Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha) của dòng họ Cồ Đàm
(Gautama) thuộc nước Ca Tỳ La Vệ (Capilavastu). Phụ vương của Thái
Tử là Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và mẫu hậu là Hồng Hậu Maya.

Năm 16 tuổi Thái Tử kết hơn với Công Chúa Da Du Đà La (Yasodhara).
Năm 29 tuổi Thái Tử vào Hy Mã Lạp Sơn để xuất gia tầm đạo tìm con
đường giải thốt khổ đau cho mình và chúng sinh. Trải qua 6 năm tầm
sư học đạo, nhưng Thái Tử Sĩ Đạt Ta vẫn không thỏa mãn với những
Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo
Triết 9-K22


Pag vị đạo sư mà Ngài theo học. Cuối
giáo thuyết và pháp mơn tu của những
cùng vì tu theo khổ hạnh ép xác, Ngài
e6 đã kiệt sức và ngã quỵ bên dịng
sơng Ni Liên Thiền (Nairanjana) và nhờ bác sữa của nữ thí chủ Tu Xà
Đa (Sujata) mà Ngài hồi phục. Sau Đó Thái Tử quyết định từ bỏ lối tu
khổ hạnh và bắt đầu pháp môn riêng của Ngài. Ngài đến dưới gốc cây
Bồ Đề (Bodhi Tree) ngồi thiền định. Sau 49 ngày đêm thiền tọa, cuối
cùng Thái Tử đã đạt được sự giác ngộ hoàn toàn và trở thành vị Phật có
tên là Phật Thích Ca Mâu Ni, vào năm Ngài 35 tuổi. Sau khi giác ngộ,
đức Phật đến Vườn Lộc Uyển gặp lại 5 người bạn đồng tu lúc trước và
dạy cho họ pháp môn giác ngộ mà Ngài đã thành tựu để họ được chứng
đạo. Bài pháp đầu tiên mà đức Phật giảng -- cũng gọi là chuyển Pháp
luân tức lăn bánh xe Chánh Pháp -- cho 5 anh em Kiều Trần Như nghe
và tu tập là Tứ Diệu Đế, bốn chân lý mầu nhiệm (Khổ, Tập, Diệt và Đạo
Đế). Và đó cũng là lần đầu tiên đức Phật thiết lập Tăng Đồn với 3 ngơi
báu là Tam Bảo: Phật, Pháp và Tăng. Đức Phật đã tuần tự đi bộ khắp lưu
vực Sông Hằng để giảng dạy về pháp mơn giác ngộ và giải thốt từ đó
cho đến khi Ngài nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi tức là vào năm 544 trước
cơng ngun[5].

Như thế, ngồi các vị Thần đầy quyền năng được chấp nhận theo truyền

thống tín ngưỡng, chưa có một con người lịch sử nào cao cả mà gần gũi
với mọi người. Người ấy là đấng đại giác ngộ chân lý có khả năng đặt lại
vấn đề để giải quyết và từ đó giải quyết mọi thắc mắc, hoài nghi của tư
tưởng lúc bấy giờ. Vị ấy không phải là đấng sáng tạo, không độc quyền
giữ chân lý, khơng mang lại cái gì mới lạ với thực tại, không đặt thêm tư
tưởng, học thuyết. Vị ấy chỉ dung nạp, giáo hóa, hịa hợp các đệ tử của
mình bằng giáo lý chân thực để từ đó con người tự tìm ra chân lý của tu
tập và đạt tới sự giác ngộ hoàn[6]. Vị ấy bắt đầu bằng thực tại, thực hiện
và thành tựu trong thực tại bằng một sự việc rất thực là cứu khổ, giải
thoát cho con người. Đó là tơn giáo thật sự mà con người đương thời
đang tìm kiếm lúc bấy giờ và trở thành tôn giáo được lưu truyền mãi mãi
không bao giờ mai một.

Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo
Triết 9-K22


Pagvà lịch sử phát triển, người ta chia
Dựa vào nội dung giáo nghĩa
Phật Giáo ra làm 3 truyền thống: eNguyên
Thủy, Tiểu Thừa Bộ Phái và
7
Đại Thừa. Nguyên Thủy Phật Giáo là thời kỳ đức Phật còn tại thế hàng
đệ tử Phật nương oai đức và lời dạy trực tiếp của đức Phật làm kim chỉ
nam cho sự tu tập, thời kỳ này nội dung giáo nghĩa của Phật vẫn còn ở
dạng thức truyền khẩu, nghĩa là học thuộc lòng chứ chưa viết thành văn
tự[7]. Tiểu Thừa Bộ Phái là thời kỳ sau khi đức Phật nhập Niết Bàn
khoảng 100 năm với sự giải thích dị biệt về giới luật và giáo nghĩa đưa
tới sự phân chia làm nhiều bộ phái -- có ít nhất trên 20 bộ phái được biết
tới – trong thời kỳ này, những lời dạy của đức Phật đã được kết tập và

viết thành văn tự trong 4 bộ Nikaya hay 5 bộ Kinh A Hàm mà sau này
được dịch sang Hán văn. Phật Giáo Đại Thừa bắt đầu với phong trào vận
động để đưa đạo Phật phổ cập vào xã hội với bộ phái Đại Chúng Bộ
thuộc thành phần đại đa số và cấp tiến. Tuy nhiên, Phật Giáo Đại Thừa
được khởi phát rõ rệt vào khoảng 600 năm sau Phật nhập diệt từc đầu
công nguyên nhờ cuộc vận động của chư Bồ Tát Mã Minh (Asvaghosa),
Long Thọ (Nagarjuna), Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu)
với sự xuất hiện của Kinh Điển Đại Thừa và các bộ Luận xiển dương
Đại Thừa như các bộ Kinh Bát Nhã, Pháp Hoa, Duy Ma Cật, v.v…, và
các bộ Luận Đại Thừa Khởi Tín, Trung Luận, Đại Trí Độ Luận, Duy
Thức,[7] v.v…

2. Quy luật nhân quả của Phật giáo nguyên thủy
Theo các nhà duy vật siêu hình coi nguyên nhân là đối tượng sinh
ra đối tượng khác, còn kết quả là đối tượng được sinh ra. Vậy nguyên
nhân không nằm trong chính đối tượng mà nằm trong đối tượng khác,
tức là bên ngồi nó. Dĩ nhiên, có ngun nhân bên ngồi nhưng nó
khơng xác định bản chất của đối tượng. Bản chất của đối tượng do các
nguyên nhân bên trong xác định.
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân là sự tương tác
giữa các đối tượng hay các yếu tố cấu thành đối tượng. Còn kết quả là sự
biến đổi của các đối tượng, hay các yếu tố tương tác lẫn nhau. Nguyên
Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo
Triết 9-K22


Pag chiều của đối tượng này tới đối
nhân không phải là sự tác động một
tượng khác, mà là sự tương tác của
ít nhất hai đối tượng. Ăngghen viết:

e8
“Tất cả những q trình tự nhiên đều có hai mặt: Chúng đều dựa vào sự
quan hệ ít nhất cảu hai bộ phận đang tác động, là tác động và phản động.
[8]”

Từ chủ nghĩa duy vật biện chứng, đạo Phật nguyên thủy đã nhận ra một
quy luật nhân-quả rất tất yếu và thực tế trong đời sống. Mọi biến đổi của
vạn vật trong vũ trụ này đều nằm trong một quy luật chung và quy luật
này là sự giải tỏa mọi sự ưu tư, thắc mắc cho tất cả những điều kiện hiện
sinh trong cuộc sống của chúng ta. Vì thấy chúng sinh còn đang lặn hụp
trong vòng mê muội, Đức Phật đã răn giảng, phát huy luật nhân quả để
chỉ cho chúng ta hiểu rõ từ căn cơ, ngọn nguồn sự tuần hoàn, biến dịch
của vạn vật và vũ trụ. Vậy thế nào là nhân quả theo triết lý nhà Phật?
Nhân là nguyên nhân, còn quả là kết quả. Nhân là cái mầm, Quả là cái
trái mà phát sinh ra bởi từ cái mầm. Bởi thế, Nhân và Quả gắn liền với
nhau như hình với bóng. Hay có nhân là có quả và ngược lại nếu có quả
thì phải có nhân. Vì có sự tương đồng giữa nhân và quả, nên chúng ta
thấy rằng nhân như thế nào thì quả như thế ấy. Nếu ta gieo đậu thì chúng
ta sẽ gặt đậu, cịn nếu ta trồng xồi thì chắc chắn ta sẽ được xồi, chứ
khơng bao giờ chúng ta trồng mía mà đạt được khoai. Nói một cách
khác, nhân và quả bao giờ cũng cùng một loại với nhau, nhưng hể nhân
đổi thì quả cũng đổi theo. Bây giờ chúng ta tự hỏi là hạt lúa tự nó có thể
sinh ra cây lúa khơng? Lý do hạt lúa có thể phát triển để trở thánh cây
lúa là vì hạt lúa được sự cấp dưỡng và hấp thụ bởi những điều kiện
chung quanh như khơng khí, ánh sáng, đất nước...chứ tự nó khơng thể
phát triển thành cây lúa được. Điều này cho thấy một nhân khơng thể
nào sinh ra quả nếu khơng có sự giúp đỡ của nhiều nhân khác. Do đó
mọi sự vật trong vũ trụ này đều là sự tổ hợp của nhiều nhân duyên. Khi
ta gọi một vật là nhân, có nghĩa là nó chưa biến chuyển hình thành ra cái
quả cịn một vật mà ta gọi là quả thì nó đã biến chuyển hình thành ra

trạng thái mà ta mong muốn. Do đó, chính trong cái nhân hiện tại đã có
hàm chứa cái quả tương lai, và cũng trong cái quả hiện tại đã có hình
Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo
Triết 9-K22


Pag thì sự biến chuyển từ nhân đến quả
bóng của nhân quá khứ. Nếu như vậy
mau chậm như thế nào?
e9

Đây là một điểm tối quan trọng khi nói đến luật nhân quả bởi vì sự biến
chuyển từ nhân đến quả có khi nhanh khi chậm, khơng bao giờ diễn biến
trong cùng một thời gian đồng nhất. Có khi từ nhân đến quả cách nhau
như một cái chớp mắt. Chẳng hạn như khi ta đưa tay nhéo người kế bên
(nhân), thì họ la làng ngay (quả). Có khi từ nhân đến quả cách nhau mấy
tháng, như khi ta gieo lúa (nhân) cho đến mùa gặt (quả) thì phải trải qua
bốn năm tháng. Có khi địi hỏi đến một vài năm, hay dài hơn nữa. Như
khi ta lo thủ tục đi định cư đồn tụ gia đình (nhân) cho đến khi họ đến
Hoa Kỳ (quả) phải mất khoảng từ hai, ba hoặc năm, sáu năm. Có khi địi
hỏi đến vài trăm năm thì nhân quả mới xuất hiện.
Tuy mỗi nguyên nhân đều tất yếu sinh ra kết quả xác định, chắc chắn
gắn với kết quả nhưng khơng có nghĩa là mỗi kết quả đều do một
nguyên nhân sinh ra. Cùng một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân
khác nhau, từng trong số các nguyên nhân ở các điều kiện tương ứng
đều có khả năng sinh ra kết quả đó liên hệ với nó một cách tất yếu. Vì
thế, trong q trình nhận thức bất kì ngun nhân nào cũng có thể giải
thích cho kết quả. Tuy nhiên, có những kết quả lại do nhiều nguyên nhân
cùng tác động gây nên. Vậy nhân quả ảnh hưởng về tư tưởng và hành
động của cuộc sống chúng ta như thế nào? Lý do mà triết lý Đạo Phật

quá cao chân thực bởi vì Đức Phật đã tìm ra nguồn gốc của sự đau khổ
rồi tìm phương pháp tận diệt nỗi đau khổ này. Sau đó Ngài cho ta thấy
đâu là lẽ sống chân thật, một hạnh phúc viên mãn, và cuối cùng là dùng
phương pháp nào để đạt đến sự hạnh phúc thật sự này. Trong những
nguyên nhân chính tạo ra sự đau khổ và mang lại trong Tâm ta rất nhiều
điều phiền não, đó chính là tam độc (Tham, Sân, si) đóng một vai trò tối
quan trọng trong việc tạo tác những Nhân xấu. Những nhân xấu nấy đã
đưa cái thân Tứ đại của chúng ta đến những hậu quả vô cùng thê thảm,
mà trong đó bao gồm hi vọng và niềm tin thốt ra khỏi cái vịng ln hồi
luẩn quẩn[9]. Do đó chúng ta càng tạo nhiều nhân tốt thì tương lai chúng
ta sẽ gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp. Đó chính là cứu cánh cho cuộc sống
Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo
Triết 9-K22


Pagtại cũng như vun trồng bồi đắp cho
hiện tại của chúng ta được an vui tự
mảnh vườn công đức được đơm hoa
kết trái.
e1

Khi đã hiểu luật nhân quả thì chúng
0ta biết rằng cuộc đời của chúng ta là
do nghiệp nhân của mình tạo ra. Chính mình là người thợ tự xây dựng
cuộc đời của mình, chính mình là kẻ sáng tạo ra cái ta, thì mình phải cố
gắng làm điều tốt, càng nhiều thì càng phúc lợi. Đó là những cái nhân
quý báu để đem lại những cái quả tốt đẹp về sau. Có người lại than phiền
rằng: tại sao lại có người cả đời ăn hiền ở lành mà lúc nào cũng gặp tồn
cảnh đắng cay, đau khổ cịn kẻ gian ác thì tại sao lại được sung sướng
giàu sang? Như chúng ta đã biết, thời gian biến chuyển từ nhân đến quả

có khi nhanh khi chậm. Có cái nhân dẫn đến quả ngay cũng có cái nhân
từ đời này đến đời sau mới thành quả. Theo thuyết sách của Đức Phật có
nói tới luật nhân-quả ba đời, trong đó có viết “muốn biết nhân đời trước
hãy xem quả đời này, muốn biết quả đời sau hãy nhìn nhân đời này”
[10]chính vì tế chúng ta có thể một phần nào trả lời được những lý do vì
sao trong hiện tại chúng ta lại có cuộc sống vơ cùng hạnh phúc hay tận
cùng đau khổ khơng thơi. Ví như ở kiếp trước họ đã tạo quá nhiều nhân
xấu, nên kiếp này họ phải chịu quả đã tạo tác từ kiếp trước. Còn những
kẻ gian ác kia, mặc dầu hiện tại họ có phần sung sướng, bởi vì tiền kiếp
họ là người tốt, nhưng với những ác nghiệp hoặc nhân xấu mà họ đang
tạo ra, họ cũng sẽ nhanh chóng phải trả những nhân xấu ác đã gây nên
khi phước báo của quả tốt trong quá khứ đã hết. Như một cách khác
chúng ta có thể liên hệ với cuộc sống hiện tại, chúng ta đi vay ngân hàng
quá nhiều mà khơng thể trả hết thì chúng ta bắt buộc phải trả lãi hàng
tháng cho tới khi có thể trả hết cả lãi lẫn gốc cho ngân hàng. Người có
nhiều tiền đi gửi vào ngân hàng, họ càng gửi vào thì số lãi của họ nhận
về càng lớn. Số lãi ấy khơng dùng hết họ có thể gửi lại và cho người
khác vay… thì nhân và quả cũng giống như người đi vay-gửi ngân hàng
vậy.
Như chúng ta đã biết, thời gian biến chuyển từ nhân đến có nhanh chậm.
Có nhân dẫn đến cũng có nhân từ đời này đến đời sau thành Vậy kiếp
trước họ tạo nhiều nhân xấu, nên kiếp nầy họ phải chịu báo Còn... an vui
Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo
Triết 9-K22


Pag công đức đơm hoa kết trái, ta phải
tự vun trồng bồi đắp cho mảnh vườn
cố gắng làm điều tốt, nhiều phúc lợi.
e1


Như trong “Kinh Tư”[11] đức Phật1dạy:
“Nếu kẻ nào cố ý tạo Nghiệp, ta nói rằng kẻ ấy phải thọ quả báo, hoặc
thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc phải thọ vào đời sau. Nếu tạo Nghiệp
mà không cố ý, ta nói rằng người ấy chắc chắn khơng phải thọ quả báo”.

Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo
Triết 9-K22


Pag quả theo giáo lý nhà Phật trong
Như vậy chúng ta thấy quy luật nhân
quãng thời gian Đức phật còn tại ethế
1 là giáo dục con người hiểu vì sao
lại có sự khác nhau trong cuộc sống hiện tại của từng cá nhân. Và chỉ ra
2
cho tất cả mọi người thấy rằng: mọi thứ diễn ra trong cuộc sống của con
người đều được tạo nên bởi quy luật nhân quả, chúng ta gieo nhân nào
sẽ gặt lại quả đó tương xứng với cái nhân mà chúng ta đã gieo trước đó.
Tất cả mọi sự vật hiện tượng đều xoay xung quanh quy luật ngun
nhân-kết quả, và khơng nằm ngồi quy luật ấy.CHƯƠNG II:

Ứng dụng và ý nghĩa của luật nhân quả trong cuộc sống hiện nay
1.

Ứng dụng trong đời sống hiện tại:

Quy luật nguyên nhân-kết quả tồn tại và nó được ứng dụng trong
bất cứ xã hội nào, bất cứ đất nước, quốc gia nào. Chúng ta luôn cho rằng
sự phân biệt giai cấp xã hội, phân chia giàu nghèo chỉ sảy ra ở các nước

nghèo, các nước đang phát triển hay những điều này chỉ tồn tại trong xã
hội trung đại, nền chính trị tư bản chủ nghĩa… Nhưng thật ra, sự bất
bình đẳng về giai cấp và xã hội không chỉ giới hạn ở xã hội cổ đại hay
của riêng đất nước Ấn Độ của ngày xưa mà ở ngày nay và ở đâu cũng
có. Nhưng khơng phải vì sự bất bình đẳng này mà phủ nhận mối quan hệ
nhân và quả, khơng có kết quả của việc làm thiện hay ác... vì những chủ
trương như vậy sẽ khơng ích lợi gì cho đời sống cá nhân lẫn tập thể.
Chúng ta thử làm cuộc điều tra về những tệ nạn xã hội, kết quả sẽ cho
chúng ta thấy, người cố ý làm những hành vi phạm pháp luật, phi đạo
đức là những người không tin nhân quả nghiệp báo, khơng phải là những
người có đạo đức và có một thái độ sống văn minh. Do vậy, chúng ta cần
lưu ý vấn đề này, để ngăn chặn kịp thời những hành vi phi đạo đức.
Thái độ chủ quan và thành kiến là nguyên nhân sinh ra mọi hận thù, là
yếu tố vơ hình và tất yếu dẫn đến sự nghèo khổ cho đời sống cá nhân, là
nguyên nhân của mọi xấu xa và khổ đau. Sự xuất hiện của bất cứ hiện
tượng nào, bao giờ nó cũng có nguyên nhân tất yếu của nó, khơng có
một vấn đề gì xuất hiện mà khơng có ngun nhân. Yếu tố dẫn đến sự
xuất hiện của một sự kiện đôi khi rất phức tạp, nhất là những hiện tượng
Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo
Triết 9-K22


Pagcó nghĩa là sự xuất hiện của sự vật
thuộc về tâm lý, nói như thế khơng
khơng có ngun nhân. Yếu tố dẫn
đến sự xuất hiện của sự vật đôi khi
e1
chúng ta thấy dường như giống nhau, nhưng trên thực tế chúng khơng
3
giống nhau, sự khác nhau đó chính là yếu tố tất yếu dẫn đến kết quả

không giống nhau của vấn đề. Như vậy, chúng ta không nên căn cứ vào
sự hiểu biết giới hạn của mình mà đưa ra quyết định sai lầm, đánh đồng
mọi vấn đề, điều đó có tác hại khơng ít cho cá nhân và xã hội. Ví như,
hạt thóc hạt sạn trong cơm là cái mà khơng ai ưa thích, nhưng chúng ta
khơng vì ghét hạt thóc hạt sạn mà chúng ta lại từ chối khơng ăn cơm.
Người trí khi thấy hạt thóc hạt sạn trong cơm, lấy chúng quăng đi rồi ăn
cơm, nhưng kẻ ngu vì ghét sạn thóc lại từ chối ngay cả việc ăn cơm.

Trong hiện tại thời mạt Pháp có rất nhiều người nói rằng: Nếu giải thích
theo quy luật nhân-quả của nhà Phật ghi lại, thì luật nhân quả trong Phật
giáo không công bằng, lý do là trước đây người ấy đã làm việc ác, như
giết hại nhiều sinh mạng của chúng sinh, nói dối, nói hai lời... theo sự
cơng bằng của luật nhân quả, thì lẽ ra phải hồn trả tất cả những nghiệp
ác mà người ấy đã tạo ra, phải chịu những đau khổ, chịu nghiệp báo khi
kết thúc cuộc sống hoặc khi được tái sinh lại làm người… nhưng tại sao
cả chuỗi thời gian dài trong quá khứ tạo các nghiệp ác, nhưng chỉ trong
giây phút lâm chung có chánh kiến lại được sinh vào cõi lành, phải
chăng là sự thiếu công bằng? Để giải đáp vấn đề này, chúng ta cần lưu ý
đến hai khía cạnh khác nhau về luật nhân quả: Nhân quả theo nghĩa vật
lý và nhân quả theo nghĩa tâm lý. Nhân quả theo nghĩa vật lý là luật
nhân quả vận hành mang ý nghĩa vật chất, mang tính hình thức khơng
phải là tinh thần, như hạt đậu rơi vào lòng đất, sau một thời gian hạt đậu
nẩy mầm và trưởng thành cây đậu. Ở đây hạt đậu là nhân, cây đậu là kết
quả trưởng thành của hạt đậu, nhưng hạt đậu và cây đậu khơng ý thức về
sự trưởng thành của mình, tức khơng có ý thức về vui hay buồn. Do vậy,
chúng ta gọi mối quan hệ nhân quả này là mối quan hệ nhân quả mang
tính vật lý. Mối quan hệ nhân quả theo nghĩa tâm lý là mối quan hệ nhân
quả của tâm thức của con người, tức là sự phân tích về nguồn gốc,
nguyên nhân phát sinh mọi khổ đau và hạnh phúc của con người.
Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo

Triết 9-K22


+Nguyên nhân sản sinh ra kết quảPag

e1
Nguyên nhân là cái sinh ra kết
quả, nên ngun nhân ln ln có
trước kết quả, được sản sinh ra trước
4 kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện
sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Tuy nhiên không
phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ
nhân quả. Cái phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ kế tiếp nhau về
mặt thời gian là ở chỗ: giữa ngun nhân và kết quả cịn có mối quan hệ
sản sinh, quan hệ trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả.

Nguyên nhân sinh ra kết quả như thế nào? Nguyên nhân sinh ra kết
quả rất phức tạp, bới vì nó cịn phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hồn
cảnh khác nhau. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Mặt
khác, một nguyên nhân trong những điều kiện khác nhau cũng có thể
sinh ra những kết quả khác nhau. Nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và
tác động cùng chiều trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng
chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn.
Ngược lại nếu những nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng
khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng
của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả. Do vậy trong
hoạt động thực tiễn cần phải phân tích vai trị của từng loại ngun nhân,
để có thể chủ động tạo ra điều kiện thuận lợi cho những nguyên nhân
quy định sự xuất hiện của kết quả (mà con người mong muốn) phát huy
tác dụng.

Căn cứ vào tính chất và vai trị của ngun nhân đối với sự hình
thành kết quả, có thể phân các nguyên nhân ra thành: nguyên nhân chủ
yếu và nguyên nhân thứ yếu; nguyên nhân bên trong và nguyên nhân
bên ngoài; nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
+ Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có
ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân, Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra
theo hai hướng: Thúc đấy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích
cực), hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực).
Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo
Triết 9-K22


Ví dụ: Bạn chăm chỉ làm việc, nênPag
kết quả bạn được cấp trên thưởng và
được thăng chức (kết quả tích cực)e1
bạn có động lực để tiếp tục cố gắng
hơn (kết quả tích cực tác động tích cực vào nguyên nhân). Nhưng cũng
5
kết quả được thưởng và được thăng chức, ngay sau đó bạn lười biếng và
liên tục phạm lỗi lầm vì “ngủ quên trên chiến thắng”. ngay lập tức bạn
sẽ bị diều chuyển công tác, giáng chức và hạ lương. Khi bị giáng chức,
hạ lương bạn thấy mọi người thật bất công đối với bạn, bạn càng trở nên
bi lụy và chống đối hơn (kết quả tích cực nhưng tác động tiêu cực trở lại
nguyên nhân).
+ Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau
Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ
này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và
ngược lại. Vì vậy, Ph.Ăng-ghen nhận xét rằng: Nguyên nhân và kết quả
là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được

áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Nhưng một khi chúng
ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó
với tồn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một
mối quan hệ về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó ngun
nhân và kết quả ln thay đổi vị trí cho nhau. Chuỗi nhân quả là vơ
cùng, khơng có bắt đầu và khơng có kết thúc. Một hiện tượng nào đấy
được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ
xác định cụ thể.
2.

Các ví dụ ứng dụng quy luật nhân-quả vào đời sống con người

hiện trạng thất nghiệp của rất nhiều sinh viên đại học mới ra trường hiện
nay.
Hiện tại có rất nhiều sinh viên của các trường đại học sau khi ra trường
bị thất nghiệp hoặc khơng có việc làm theo đúng ngành học của bẩn
thân, một số khác chấp nhận cất tấm bằng đại học để đi làm công nhân ở
các khu cơng nghiệp vì lý do lương q thấp khơng đủ trang trải cho
cuộc sống.
Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo
Triết 9-K22


+ Nguyên nhân: Có một số ngànhPag
học trong thời gian gần đây nổi lên
như một ngành hot: kế toán, kĩ sư,e1
du lịch, quản lý nhà hàng khách sạn,
sư phạm, nông nghiệp… Vì lý do đó nên có rất nhiều các bạn học sinh
6
đã nộp đơn và thi tuyển vào các ngành này. Sau một thời gian thị trường

việc làm của các ngành trên đã đi đến bão hịa, vì thế nên nhu cầu tuyển
thêm hay tuyển mới những lao động trong các lĩnh vực này cũng thu hẹp
lại.
+ Kết quả: Tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lẹ sinh viên ra trường khơng tìm được
việc làm phù hợp với ngành học của mình rất cao. Cách đây khơng lâu
có rất nhiều trường hợp sinh viên ra trường đã chấp nhận về quê làm
nông nghiệp hoặc đi làm công nhân được phản ảnh trên đài báo. Chính
vì tỉ lệ ra trường khơng tìm việc làm nên các em học sinh khóa sau đã
tìm những ngành học khác được mọi người tư vấn là sắp hot hay đang
mới nổi để nộp hồ sơ thi vào. Điều đó làm cho tỉ lệ thất nghiệp ngành
mới có chiều hướng gia tăng sau một vài năm bão hịa lực lượng lao
động.
-

Quy luật nhân-quả trong phát triển nơng nghiệp không bền vững.

Khi giá hồ tiêu trong Đắc Nông tăng cao, đã có rất nhiều vùng chuyên
canh các loại nông sản khác như sắn, ca cao, cà phê, keo,… nhanh chóng
được phá bỏ để trồng hồ tiêu. Điều đó làm cho sản lượng hồ tiêu nhanh
chóng tăng vọt, từ đó làm giá thành thu mua của hồ tiêu bị mất giá, làm
cho rất nhiều hộ trồng cây phải điêu đứng. Có rất nhiều hộ trồng hồ tiêu
phải ngay lập tức phá bỏ cây hồ tiêu để trồng một loại cây khác phù hợp
và có giá thành cao phù hợp. Chính vì sự chạy theo thị trường như thế đã
gây ra rất nhiều hệ lụy không lường được cho ngành nơng nghiệp nước
nhà. Quy luật chặt-trồng, trồng-chặt cứ xoay vịng luẩn quẩn mãi nếu
khơng có sự phân bổ nong nghiệp một cách hợp lý giữa các vùng khác
nhau.
3.
Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân – kết
quả

Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo
Triết 9-K22


Mối liên hệ nhân quả có tính Pag
khách quan và tính phổ biến, nghĩa là
khơng có sự vật, hiện tượng nào etrong
1 thế giới vật chất lại khơng có
ngun nhân. Nhưng khơng phải con người có thể nhận thức ngay được
7
mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra
nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để
giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm ngun nhân phải tìm
trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại
trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc
con người, tách rời với thế giới hiện thực.
Vì ngun nhân ln ln có trước kết quả nên muốn tìm ngun
nhân của một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những
mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện. Một kết quả có thể
do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những ngun nhân này có vai trị khác
nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn
chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản,
nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân chủ quan,
nguyên nhân khách quan,…Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác
động của các ngun nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện
cho ngun nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt
động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.
Kết quả tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực
tiễn chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo
điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhàm đạt mục đích.


Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo
Triết 9-K22


Phụ lục

Pag

Lý do chọn đề tài

e

1
1
Chương I: Sự ra đời của Phật giáo8nguyên thủy và quy luật nhân quả
theo giáo lý của Phật giáo nguyên thủy.

3

1. Nguyên nhân sự ra đời của Phật giáo Nguyên Thủy

3

-

3

Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo Ấn Độ


- Cuộc

đời và thân thế của Đức Phật Thích Ca
2. Quy luật nhân quả của Phật giáo nguyên thủy

5
7

Chương II: Ứng dụng và ý nghĩa của luật nhân quả trong cuộc sống
hiện nay
12
1.Ứng dụng trong đời sống hiện tại.

12

+ Nguyên nhân sản sinh ra kết quả

13

+ Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân

14

+ Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau

15

2.Các ví dụ ứng dụng quy luật nhân-quả vào đời sống con người

15


3.Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả
16

Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo
Triết 9-K22


Danh mục tài liệu tham khảo

Pag

e1
[1] Xem “Tôn giáo và vai trị đối với
khoa học hiện đại”, Nhà xuất bản
Chính T
9

[2], [3], [4] Ấn Độ cổ đại và tôn giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo
[5] Nhận thức Phật giáo, Nhà xuất bản Sự Thật
[6] Đường xưa mấy trắng, Nhà xuất bản Hồng Đức.
[7] “Ấn Độ Phật học tư tưởng khái luận” (Đài Bắc, NXB Thiên Hoa,
1993, trang.13)
[8] Xem “Kinh Tạp A Hàm”, kinh số 271.
[9] Kinh nhân quả báo ứng ba đời, Nhà xuất bản Tôn giáo.
[10] Phùng Hữu Lan, “ Trung Quốc triết học giản sử” NXB Lãm Đăng,
1993
[11] Xem “Kinh Trung Bộ”, kinh số 21,389.

Đề tài tiểu luận-Hà Bích Hảo

Triết 9-K22



×