MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN DOANH
THU,CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG
TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH TÚ
3.1. Một số nhận xét về công tác hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết
quả kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Tú:
3.1.1. Nhận xét chung:
Qua chăng đường hình thành và phát triển, Công ty TNHH đầu tư và xây
dựng Thành Tú đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, trong môi trường
mang tính cạnh trạnh ngày càng gay gắt không chỉ trong nội bộ nền kinh tế mà
trong phạm vi khu vực và toàn thế giới, công ty đã gặp không ít khó khăn. Sự đào
thải là kết quả tất yếu đối với những doanh nghiệp không thích nghi được với cơ
chế thị trường. Nhận thức được vấn đề trên, ban lãnh đạo công ty đã đưa ra những
giải pháp mang tính sống còn nhằm khắc phục những khó khăn trước mắt và vươn
lên hoà nhập với nền kinh tế thị trường. Cụ thể, Công ty đã tăng cường đầu tư
phương tiện, trang thiết bị thi công hiện đại để trang bị cho các tổ thi công nhằm cơ
giới hoá, giảm nhẹ thi công thủ công. Kết quả đó là sự phát triển mạnh mẽ của
Công ty. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những bước đi khởi đầu vững chắc cho những
cơ hội và những thách thức trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Trong quá trình hình thành và phát triển của công ty, công tác quản lý nói
chung và công tác kế toán nói riêng luôn được củng cố và hoàn thiện, đáp ứng kịp
thời các yêu cầu về quản lý và hạch toán. Công ty đã xây dựng được một bộ máy
quản lý chặt chẽ, lựa chọn những cán bộ có chuyên môn giỏi, có tinh thần trách
nhiệm cao với lòng say mê nghề nghiệp. Đồng thời công ty cũng xây dựng một bộ
phận kế toán tương đối hoàn chỉnh với một đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ
chuyên môn và được phân công rõ ràng và không ngừng trưởng thành về từng mặt.
Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Tú đã lựa chọn hình thức “Chứng
từ ghi sổ” trong hạch toán là rất phù hợp đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của
Công ty, thuận tiện cho lao động kế toán. Bên cạnh đó, Công ty đã sử dụng hệ
thống chứng từ khá đầy đủ, chặt chẽ theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.
Hệ thống sổ sách kế toán được công ty thiết kế và vận dụng chi tiết, có thể phản
ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đang tồn tại và trong tương lai. Các
chứng từ được lưu trữ có hệ thống giúp công việc kiểm tra, đối chiếu thuận lợi.
Chứng từ gốc về chi phí, doanh thu được kiểm tra chặt chẽ để tiến hành phân loại
theo loại hình thức kinh doanh làm cơ sở cho việc xác định kết quả kinh doanh và
lập báo cáo tài chính.
Công ty đã đăng ký sử dụng hệ thống chứng từ theo quy định và sử dụng
phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán. Phương pháp này phù hợp với
Công ty có nhiều nghiệp vụ phát sinh, hàng tồn kho biến động nhiều. Do đặc điểm
sản xuất kinh doanh cho nên một số tài khoản Công ty không sử dụng như TK
113,611, 631 … là đương nhiên.
3.1.2. Ưu điểm:
Bộ máy kê toán được tổ chức gọn nhẹm, hợp lý, khoa học phù hợp quy mô
sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ của Công ty.
Thứ nhất, Công tác kế toán doanh thu bán hàng của Công ty đã vận dụng
một cách linh hoạt chế độ doanh nghiệp để đưa ra hệ thống sổ sách ghi chép phù
hợp với đặc thù của công ty.
Ví dụ: Kế toán trưởng đã tự xây dựng một số đặc thù tạo điều kiện theo dõi
đầy đủ, có hệ thống, rất tiện lợi cho quá trình phản ánh vào sổ chi tiết, lập chứng từ
ghi sổ, vào sổ cái ứng với mỗi tài khoản liên quan.
Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra của Công ty được mở ra
theo dõi theo trình tự thời gian các nghiệp vụ bán hàng phát sinh, từng đối tượng
khách hàng, phản ánh doanh thu, số thuế phải nộp đồng thời cả hình thức thanh
toán của khách hàng. Vì vậy kế toán có thể theo dõi rất đầy đủ làm căn cứ để phản
ánh trên sổ chi tiết bán hàng sổ chi tiết TK 111, TK 131, TK 112…
Thứ 2, Công tác hạch toán DTBH và XĐKQKD được coi trọng và giao cho
nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng đảm bảo. Việc quản lý và lưu
trữ các chứng từ gốc rất được coi trọng vì đây là cơ sở pháp lý cho việc ghi chép
các sổ kế toán và tài liệu quan trọng khi Ban giám đốc và Thanh tra tài chính cần
đến. Kế toán doanh thu và xác định kết quả luôn đảm bảo hạch toán doanh thu bán
hàng đầy đủ, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo dõi tình hình tiêu thụ cũng như tình
hình thanh toán của doanh nghiệp.
Thứ 3, Công ty hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thương xuyên đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có thể xác định số
lượng nhập - xuất - tồn ở bất cứ thời điểm nào. Hầu hết các nghiệp vụ nhập xuất
các hàng hoá được kế toán định khoản đầy đủ, chính xác theo chế độ. Số liệu kế
toán được ghi chép rõ ràng, trung thực, chính xác tinh hình hiện có, tăng giảm hàng
hoá trong ỳ. Công việc đối chiếu giữa kế toán và thủ kho đảm bảo tính cân đối,
chính xác về số lượng và trị giá hàng hoá.
Thứ tư, kế toán doanh thu đã hạch toán chi phí bán hàng chi tiết theo từng
yếu tố chi phi nên phần nào đáp ứng được yêu câu quản lý chi phí ngoài sản xuất
của xí nghiệp.
Thứ năm, trong quan hệ thanh toán với khách hàng, kế toán doanh thu đã
theo dõi được chi tiết các khoản phải thu cũng như tình hình thanh toán của từng
khách hàng, từ đó giúp cho ban lãnh đạo có quyết định phù hợp để đẩy nhanh tiến
độ thu hồi vốn, hạn chế các khoản nợ khó đòi.
Qua phân tích tình hình chung công tác hạch toán doanh thu, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh tại Công ty có thể thấy rằng: Công tác kế toán doanh thu,
chi phí và xác định kết quả kinh doanh được tiến hành khá nề nếp, đảm bảo tuân
thủ theo chế độ kế toán phù hợp với yêu cầu Công ty.
3.1.3. Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm cơ bản trên, công tác hạch toán doanh thu, chi phí
và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và xây dụng Thành Tú
vẫn còn một số hạn chế cần phải hoàn thiện nhằm phát huy đầy đủ vai trò của công
tác hạch toán phần hành này trong yêu cầu của công tác quản lý. Những hạn chế
trong hạch toán phần hành này được thể hiện trên một số mặt cụ thể sau:
- Một là, kế toán hàng hoá đã theo dõi từng chủng loại sản phẩm cho đến
khi xuất tiêu thụ. Nhưng khi xác định doanh thu và phân bổ chi phí lại xác định
chung cho tất cả các hàng hoá tiêu thụ. Do đó chưa đánh giá đúng mức, mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố tới doanh thu bán hàng và xác định kết quả sản xuất
kinh doanh từng mặt hàng.
- Hai là, kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu: Kế toán chưa
lập các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Như
vậy, khi các nghiệp vụ giảm trừ doanh thu phát sinh thì kế toán sẽ khó khăn trong
việc định khoản, ghi sổ và cách tính doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.
- Ba là, kế toán các khoản phải thu khách hàng: Khách hàng của công ty
rất đa dạng và số lượng khách hàng mua chịu chiếm tỷ cao. Do đó mức độ rủi ro
của các khoản phải thu khó đòi là rất lớn. Tuy nhiên, Công ty lại không lập dự
phòng phải thu khó đòi,Việc không dự phòng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình
hình tài chính của công ty vì nếu các khoản phải thu không đòi được mà không có
nguồn bù đắp từ dự phòng thì công ty không có khả năng thu hồi vốn và gặp nhiều
khó khăn về tài chính.
- Bốn là, chi phí bán hàng không được phân bổ cho từng loại hàng bán ra.
Như vậy việc tính toán kết quả và lập kế hoạch sản xuất sẽ không được chính xác.
- Năm là, các khoản thu nhập như đánh giá lại tài sản, thanh lý tài sản cố
định được hạch toán vào TK 515. Các khoản chi phí nằm ngoài chi phí hoạt động
sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính thì vẫn được hạch toán chung vào
TK635. Như vậy, không đúng với chế độ kế toán hiện hành.
Những hạn chế trên đã làm giảm ý nghĩa, vai trò của công tác hạch toán
doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh nói riêng cũng như công tác
hạch toán kế toán nói chung tại công ty. Bởi nó không tạo đủ các điều kiện đảm
bảo cho việc hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh một cách
chính xác nhất theo yêu cầu của cơ chế thị trường.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh.
3.2.1. Về vấn đề công tác hạch toán doanh thu:
Như thực trạng ở trên đã nêu, kế toán không lập các khoản giảm trừ doanh
thu: Giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Theo tôi kế toán nên lập tài khoản,
các tờ kê và sổ chi tiết và sổ cái cho các tài khoản này. Nó sẽ tạo điều kiện thuận
lợi trong việc ghi sổ kế toán đối với các nghiệp vụ này khi phát sinh. Đông thời nó
còn có tác dụng giúp cho nhà quản trị theo dõi cụ thể các khoản giảm trừ doanh thu
theo từng đối tượng khách hàng cũng như thời gian cụ thể để từ đó đưa ra các
quyết định kinh doanh phù hợp với từng điều kiện, giai đoạn cụ thể.
Hàng bán bị trả lại được hạch toán trên tài khoản 531 (theo tài khoản mà Bộ
tài chính ban hành).
Phương pháp hạch toán:
- Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hoá bị trả lại,hạch toán trị giá
vốn của hàng bán bị trả lại:
Nợ TK154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK 156 – Hàng hoá
Có Tk 632 – Giá vốn hàng bán.
- Thanh toán với người mua hàng về số tiền hàng bị trả lại:
o Đối với hàng hoá, sản phẩm chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111,112,131.
o Đối với hàng hoá, sản phẩm thuộc diện không chịu thuế GTGT hoặc
chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với
người mua về hàng bán bị trả lại.
Nợ TK 531 – Hàng hoá bị trả lại
Có TK 111, 112, 131
- Các chi phí liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có).
Nợ TK 641
Có TK 111, 112
Có TK 141
Có TK 334
Cuối kỳ, kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại để xác định doanh thu trong
kỳ:
Nợ TK 511.
Có TK 531
Căn cứ vào số lượng và đơn giá của hàng hoá bị khách hàng trả lại, kế toán
ghi doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bảng kê và sổ chi tiết hàng bán bị trả lại
với mẫu như sau:
Biểu 15: Tờ kê hàng bán bị trả lại
Tháng … năm …
Chøng tõ
DiÔn gi¶i
Doanh
thu
ThuÕ
GTGT
Tæng céng
SH NT