Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGARI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.56 KB, 9 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẬP
HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CHẾ
TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM – HUNGARI
3.1. Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong
thời gian tới:
3.1.1.Phương hướng, mục tiêu sản xuất kinh doanh:
Trong những năm tới, Công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari
phải phấn đấu đạt được mức tăng trưởng theo yêu cầu của bộ công nghiệp,
Tổng công ty, và nghị quyết đại hội Đảng bộ khối công nghiệp Hà Nội. Đồng
thời phấn đấu giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở đầu tư
thiết bị và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-
2000, đảm bảo các mục tiêu xã hội, lao động tiền lương theo tiến trình cải cách
hành chính của Đảng và nhà nước. Vì vậy mục tiêu sản xuất kinh doanh của
Công ty trong những năm tới như sau :
• Năm 2002 :
- Doanh thu phấn đấu đạt 58.700 triệu đồng tăng 16% so với năm 2001.
- Động cơ các loại 32.000 chiếc tăng 12,3% so với thực hiện năm 2001.
- Ba lát các loại 400.000 chiếc tăng 13% so với thực hiện năm 2001.
• Năm 2003 :
- Doanh thu phấn đấu đạt 68.679 triệu đồng tăng 17% so với năm 2002
- Động cơ các loại 36.160 chiếc tăng 13% so với thực hiện năm 2002.
- Ba lát các loại 450.000 chiếc tăng 12,5% so với thực hiện năm 2002.
• Năm 2004:
- Doanh thu phấn đấu đạt 81.041 triệu đồng tăng 18% so với năm 2003.
- Động cơ các loại 40.000 chiếc tăng 10,6% so với thực hiện năm 2003.
- Ba lát các loại 500.000 chiếc tăng 11% so với thực hiện năm 2003.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước.
- Phấn đấu có mức lợi nhuận và thu nhập bình quan năm sau cao hơn năm
trước.
3.1.2. Phương hướng mục tiêu đối với công tác quản lý chi phí :
Quản lý chi phí là vấn đề rất quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất.


Quản lý chi phí chặt chẽ thì sẽ tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản
phẩm và ngược lại quản lý chi phí lỏng lẻo sẽ làm tăng chi phí tăng giá thành
sản phẩm. Vì vậy, hàng năm công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari đã
đề ra những mục tiêu đối với công tác quản lý chi phí như sau :
- Kiểm xoát chặt chẽ qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm. Phấn đấu giảm
8% tỷ lệ sản phẩm không phù hợp loại không khắc phục được đối với chi tiết
gang.
- Kiểm xoát chặt chẽ vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm, tổ chức thanh
quyết toán kịp thời vật tư bán thành phẩm khi sản xuất, nhập kho hoặc giao
cho khách.
- Kiểm xoát chặt chẽ các nhà cung ứng thông qua giá cả, chất lượng, đánh
giá nhà cung ứng dựa trên khả năng cung cấp phù hợp với yêu cầu của Công
ty. Có biện pháp giảm 22% tỷ lệ sản phẩm không phù hợp loại không khắc
phục được đối với chi tiết gang.
3.2. M ột số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty chế tạo máy điện Việt Nam
– Hungari:
3.2.1. Một số giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm phụ thuộc trực tiếp vào chi phí sản xuất. Chi phí sản
xuất tăng thì giá thành tăng, chi phí sản xuất giảm thì giá thành hạ. Do vậy để
hạ giá thành sản phẩm thì chúng ta cần tìm ra những giải pháp làm giảm chi
phí sản xuất. Qua tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty chế tạo
máy điện Việt Nam – Hungari em xin đưa ra một số giải pháp nhằm tiết kiệm
chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm như sau :
3.2.1.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh :
Chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp có được định hướng
hoạt động cơ bản trong dài hạn, trên cơ sở nghiên cứu dự báo biến động của
môi trường và thị trường, nhận biết được cơ hội và thách thức của nó, tác
động tới hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó nắm bắt được nhu cầu của thị
trường cần loại sản phẩm nào và phải tiến hành nghiên cứu sản xuất loại sản

phẩm mà thị trường cần, thị trường khan hiếm, chứ không phải sản xuất loại
sản phẩm mà mình có. Đối với sản phẩm động cơ điện của Công ty thì nhu cầu
của thị trường cũng có tính chất mùa vụ, cho nên cần phải nắm bắt nhu cầu đó
để có thể sản xuất và tung ra thị trường kịp thời loại sản phẩm thị trường cần.
Chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ được khối lượng
sản phẩm lớn mà lại giảm được hàng tồn đọng trong kho cho nên chi phí sản
xuất giảm, giá thành hạ
3.2.1.2. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn lực:
• Về nguồn vốn:
- Sử dụng linh hoạt các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, chưa sử dụng.
- Tổ chức tốt công tác giao dịch để tránh các khoản nợ đến hạn và quá hạn
chưa đòi được.
- Cân đối bố trí hài hoà nguyên vật liệu giữa 3 khâu dự trữ, sản xuất và lưu
thông, không để mức dự trữ ở các khâu quá lớn, gây ứ đọng vốn hoặc ít qua
thì không đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
- Tích cực huy động vốn nhàn dỗi của cán bộ công nhân viên, giảm bớt vốn
vay ngân hàng sẽ tiết kiệm được chi phí hạ giá thành sản phẩm.
• Về máy móc thiết bị :
Tăng hệ số khai thác máy móc thiết bị để giảm chi phí cố định trên một sản
phẩm thì sẽ tiết kiệm được chi phí hạ giá thành sản phẩm.
• Về lao động :
Công ty nên sử dụng đúng người đúng nghề để họ có thể phát huy năng lực,
chuyên môn nghiệp vụ của mình
3.2.1.3. Đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất :
Công ty phải tích cực đầu tư thêm máy móc thiết bị mới, hiện đại vào sản
xuất để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng để có thể cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại trên thị trường.
3.2.1.4. Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh :
- Bố trí sắp xếp cơ cấu tổ chức cho thật hợp lý sẽ giúp cho bộ máy của

doanh nghiệp đỡ cồng kềnh hơn.
- Thường xuyên tiến hành công tác giáo dục và đào tạo để mọi thành viên
trong Công ty đều có khả năng hoàn thành công việc của mình với hiệu quả
cao nhất.
- Xây dựng lại các định mức kinh tế kỹ thuật nhằm giảm chi phí nguyên vật
liệu trong quá trình sản xuất.
- Tổ chức tốt công tác thu mua nguyên vật liệu, mua đúng, đủ số lượng,
chủng loại, chất lượng và thời gian theo yêu cầu của sản xuất. Không nên mua
nhiều gây ứ đọng vốn và tốn thêm chi phí lưu kho, bảo quản.
- Có hình thức thưởng phạt công minh để khuyến khích động viên tinh
thần, cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
lao động.
- Tăng cường công tác kỷ luật sản xuất, áp dụng và duy trì một cách có
hiệu quả hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000.
3.2.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
3.2.2.1. Sổ kế toán:
Như trên đã trình bày, hệ thống sổ kế toán của công ty đã có sự vận dụng
tương đối linh hoạt. Tuy nhiên việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất bằng sơ
đồ tài khoản chữ T trên bảng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh chưa phản
ánh được quá trình tập hợp chi phí của từng khoản mục gây khó khăn cho
việc đối chiếu xem xét. Mặt khác, nó chưa đảm bảo đúng hình thức kế toán
mà công ty đang sử dụng. Theo em để thuận tiện hơn cho công tác hạch toán,
cũng như việc đối chiếu kiểm tra, Công ty nên tập hợp chi phí sản xuất vào
nhật ký chứng từ số 7.
3.2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Hiện tại, Công ty không mở tài khoản cấp hai cho TK 627 để theo dõi
từng yếu tố chi phí thuộc chi phí sản xuất chung. Theo em, Công ty nên mở
TK cấp 2 của TK 627 như sau :
TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng

TK 6272 – Chi phí Vật liệu
TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định
TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền
Việc tổ chức tài khoản cấp 2 như vậy giúp cho kế toán theo dõi được từng
yếu tố chi phí. Qua đó, ta thấy được hiệu quả sử dụng của từng loại chi phí.
3.2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang :
Hiện tại, ở Công ty sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm cả nguyên vật liệu
xuất kho dùng vào sản xuất nhưng trong kỳ sử dụng không hết. Theo em
quan niệm như vậy là không đúng. Nguyên vật liệu đã xuất nhưng trong kỳ
sử dụng không hết Công ty có thể nhập lại kho hoặc để lại ỏ phân xưởng sang
kỳ sau sử dụng tiếp nhưng kế toán phải hạch toán ghi giảm chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp trong kỳ. Việc quan niệm sản phẩm dở dang như vậy sẽ dẫn
đến chỉ tiêu hàng tồn kho có thể bị phản ánh thấp hơn thực tế, ngược lại chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang có thể bị phản ánh cao hơn thực tế. Theo
em, để khắc phục kế toán nên xác định giá trị của số nguyên vật liệu này để
hạch toán giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nợ TK 152
Có TK 621
3.2.2.4. Phương pháp tính giá thành :
Công ty tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ và phân bổ giá thành thực tế
cho từng loại sản phẩm theo giá bán buôn. Giá bán buôn của Công ty được xây
dựng trên cơ sở định mức, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

×