Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.69 KB, 16 trang )

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU
HÌNH TẠI CÔNG TY VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG
3.1 - Đánh giá khái quát tình hình kế toán Tài sản cố định hữu hình tại
công ty Vật tư vận tải xi măng:
3.1.1 - Ưu điểm:
Sau những năm tổ chức lại bộ máy hoạt động kinh doanh và áp dụng CĐKT
mới, Công ty VTVTXM đã thực hiện tương đối tốt công tác kế toán. Xét riêng
về hạch toán TSCĐ hữu hình, công ty đã đạt được một số ưu điểm sau:
Thứ nhất: Công ty tổ chức hợp lý mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân
tán, phù hợp với địa bàn hoạt động rộng lớn. Do đó, các hoạt động SXKD của
từng chi nhánh đều được kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp kịp thời.
Thứ hai: Lao động kế toán được phân công tương đối hợp lý. Mỗi kế toán
theo dõi một phần hành riêng phù hợp với năng lực của mình. Do đó, các cán bộ
có điều kiện đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, nâng cao trình độ và tiệp cận những
tiến bộ mới, hỗ trợ cho công tác kế toán của công ty.
Thứ ba: Công ty đã sử dụng chương trình kế toán máy tự thiết lập vào một
số phần hành kế toán và một số chương trình thông dụng khác. Vì vậy, công
việc ghi chép được đơn giản hoá, giúp kế toán kiểm tra nhanh hơn trên từng
phần việc cụ thể, tổng hợp một số bảng biểu có liên quan.
Thứ tư: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh đầy đủ và tương
đối chính xác về bản chất trên cơ sở các chứng từ có liên quan. Kế toán thu thập
và lập tương đối đầy đủ các chứng từ, sắp xếp theo hồ sơ riêng để tiện theo dõi
và quản lý.
Thứ năm: Kế toán ghi phiếu hạch toán cho mỗi nghiệp vụ phát sinh rồi mới
ghi sổ kế toán. Cuối kỳ, các phiếu này được kế toán tổng hợp kiểm tra lại một
lần để nắm được toán bộ các hoạt động ở chi nhánh và kịp thời điều chỉnh khi
cần thiết.
Có thể nói, những nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ kế toán đã góp
phần không nhỏ vào quá trình hạch toán tại đơn vị. Tuy nhiên, bên cạnh những
ưu điểm đó, hạch toán TSCĐ hữu hình vẫn còn tồn tại một số điểm cần hoàn
thiện.


3.1.2- Nhược điểm:
Hạch toán TSCĐ hữu hình tại công ty còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất: Kế toán TSCĐ không lập thẻ TSCĐ. Như vậy, công ty chưa thực
hiện đầy đủ chế độ kế toán hiện hành, mặt khác, gây ảnh hưởng tới quá trình
hạch toán chi tiết TSCĐ.
Thứ hai: Sổ chi tiết TSCĐ công ty sử dụng hiện nay chỉ theo dõi biến động
tăng giảm về nguyên giá TSCĐ hữu hình, khó theo dõi toàn diện những biến
động trên từng TSCĐ hữu hình qua nhiều năm sử dụng, chẳng hạn như: sự thay
đổi về mức khấu hao và nguyên giá. Điều đó ảnh hưởng tới công tác quản lý và
sử dụng TSCĐ.
Thứ ba: Công ty không lập bảng tính & phân bổ khấu hao tháng. Do đó, đôi
khi, kế toán công ty quên không trích khấu hao một số TSCĐ hữu hình mới đưa
vào sử dụng trong năm, làm cho việc phản ánh chi phí khấu hao thiếu chính xác.
Hơn nữa, kế toán khó kiểm tra, xem xét lại mức trích khấu hao ở mỗi chi nhánh
trong từng kỳ kinh doanh (tháng, quý, năm...).
Thứ tư: Xét về công tác theo dõi hao mòn TSCĐ: công ty vẫn trích khấu hao
một số TSCĐ không thuộc đối tượng trích khấu hao theo quy định hiện hành.
Đồng thời, một số trường hợp sử dụng tỷ lệ khấu hao chưa hợp lý giữa những
TSCĐ hữu hình cũ, làm chậm tốc độ thu hồi vốn.
Thứ năm: Một số nghiệp vụ sửa chữa nâng cấp TSCĐ được đánh đồng với
nghiệp vụ sửa chữa lớn.
Thứ sáu: Những TSCĐ phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh như:
máy móc thiết bị và phương tiện vận tải chưa đáp ứng đủ và kịp thời cho nhiệm
vụ cung ứng vận tải của công ty. Nhiều TSCĐ hữu hình cũ ảnh hưởng lớn tới
năng suất lao động, an toàn lao động và làm giảm khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Đứng trước những tồn tại đó, công ty cần quan tâm tới các giải pháp nhằm
hoàn thiện hạch toán TSCĐ hữu hình tại đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý, sử dụng TSCĐ.
3.2- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình

tại công ty vật tư vận tải xi măng:
TSCĐ hữu hình là phương tiện cơ bản để sản xuất ra của cải vật chất, cung
cấp dịch vụ cho đời sống xã hội và đem lại nguồn thu nhập cho các doanh
nghiệp. Hướng tới phát huy vai trò quan trọng đó, Công ty VTVTXM luôn quan
tâm đến công tác quản lý, sử dụng TSCĐ hữu hình nói chung và hạch toán
TSCĐ hữu hình nói riêng. Vì vậy, hoàn thiện hạch toán TSCĐ hữu hình không
chỉ dừng lại ở việc thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành mà phải áp dụng
linh hoạt phù hợp với đặc trưng kinh doanh riêng của đơn vị. Trước những tồn
tại kể trên, em mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hạch toán
TSCĐ hữu hình tại Công ty VTVTXM.
3.2.1. Hoàn thiện điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình.
Tìm hiểu những nét cơ bản về hạch toán TSCĐ hữu hình ở nước ngoài cũng
như chuẩn mực kế toán quốc tế, chúng ta đều nhận thấy, việc quy định quá chi
tiết về giá trị và thời gian sử dụng TSCĐ ở nước ta đã gây khó khăn cho công
tác hạch toán.
Chẳng hạn, một tài sản thoả mãn tiêu chuẩn TSCĐ (theo quyết định 206), có
giá trị 10 triệu đồng được coi là TSCĐ trong xí nghiệp sản xuất nhỏ, nhưng với
công ty dầu khí lớn, người ta chỉ coi tài sản đó như một công cụ dụng cụ.
Với các loại hình doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp ngày càng đa dạng,
cũng như sự biến động thường xuyên của giá cả thị trường, việc đặt ra giới hạn
quá cụ thể như vậy lại trở nên không phù hợp.
Bộ Tài Chính nên đặt ra quy định để mọi quy mô doanh nghiệp đều áp dụng
được. Bộ Tài Chính có thể quy định về giá trị TSCĐ theo một tỷ lệ cố định tính
trên tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Quy định vừa cụ thể, vừa rõ
ràng giúp cho công tác kiểm tra, kiểm soát đạt hiệu quả; vừa tạo điều kiện thuận
lợi cho việc hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới.
3.2.2. Lập thẻ TSCĐ:
Thẻ TSCĐ vừa là chứng từ bắt buộc, vừa là phương tiện theo dõi chi tiết
từng TSCĐ hữu hình. Các thông tin cụ thể của TSCĐ đều được phản ánh trên
thẻ này như: nơi sản xuất, năm sử dụng, những thay đổi về nguyên giá, tỷ lệ hao

mòn hàng năm cũng như giá trị còn lại của tài sản đó. Ngoài ra, thẻ TSCĐ còn
ghi chép chi tiết các phụ tùng, dụng cụ kèm theo.
Thực tế, công ty không lập thẻ TSCĐ. Do đó, kế toán không theo dõi được
tính năng, công suất hoạt động và hiện trạng kỹ thuật của tài sản. Điều này dẫn
tới việc kế toán không điều chỉnh tỷ lệ hao mòn tương ứng với khả năng đóng
góp của TSCĐ vào SXKD, cũng như mục tiêu kinh doanh của đơn vị và cơ bản
không tránh được hao mòn vô hình ở TSCĐ.
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các TSCĐ cũ trở nên
lạc hậu và hoạt động kém hiệu quả so với các sản phẩm mới tương ứng trên thị
trường, đặc biệt là những TSCĐ có hàm lượng chất xám cao. Như vậy, nếu lập
thẻ TSCĐ, công ty sẽ thực hiện đầy đủ CĐKT hiện hành và đánh giá được tổng
quát về cả giá trị lẫn hiện vật của tài sản. Từ đó, kế toán điều chỉnh hợp lý tỷ lệ
hao mòn và đưa ra kế hoạch sử dụng tài sản một cách hiệu quả.
Vì vậy, kế toán phải lập thẻ TSCĐ cho từng TSCĐ theo quy định hiện hành
(Mẫu số 02-TSCĐ trong quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT).
3.3.3 - Lập lại sổ chi tiết theo dõi TSCĐ hữu hình:
Theo quy định hiện hành của Bộ Tài Chính, sổ chi tiết theo dõi TSCĐ gồm
có sổ chi tiết tài sản theo đơn vị sử dụng và sổ TSCĐ. Kế toán sẽ theo dõi TSCĐ
một cách hệ thống theo từng loại TSCĐ và từng đơn vị sử dụng. Các sổ này
phản ánh được những biến động về nguyên giá, giá trị hao mòn tính đến khi
giảm TSCĐ.
Thực tế tại công ty VTVTXM, sổ chi tiết theo dõi TSCĐ không được lập
theo mẫu của BTC. Sổ chi tiết đó chỉ theo dõi được biến động về nguyên giá.
Cùng với việc không lập thẻ TSCĐ, kế toán rất khó theo dõi được tổng quát tình
hình sử dụng từng TSCĐ trong suốt năm tài chính. Khi muốn xem xét cụ thể, kế
toán lại phải xem xét trên hàng loạt các bảng: bảng khấu hao năm, bảng tổng
hợp tình hình tăng giảm TSCĐ năm,... Hơn nữa, sổ chi tiết TSCĐ hiện công ty
sử dụng có kết cấu không khác gì sổ cái TK 211.
Vì vậy, theo em, Công ty VTVTXM có thể áp dụng mẫu sổ của BTC hoặc
lập theo mẫu sau đây:

SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. NĂM N
CT Tên
tài
sản
Nguyê
n giá
HMLK
tính đến
01/01/N
GTCL
tính đến
01/01/N
MKH
năm
N
GTCL
tính đến
31/12/N
SH NT
...
Tăng:
...
Giảm:
...
Cộng: XX XX XX XX XX
3.3.4 - Hoàn thiện kế toán TSCĐ tăng do XDCB:
Theo quy định, chi phí liên quan đến TSCĐ hình thành từ đầu tư XDCB tập
hợp vào TK 241(2412) và chi tiết theo từng công trình. Khi hoàn thành bàn giao,
kế toán tập hợp một lần toàn bộ chi phí này để ghi tăng nguyên giá TSCĐ.
Tuy nhiên, ở Công ty VTVTXM, các chi phí phát sinh không được tập hợp

một lần, mà tập hợp nhiều lần để ghi tăng nguyên giá. Các chi phí đầu tư ban
đầu được tập hợp vào TK 241(2412) rồi kết chuyển sang TK 211, còn chi phí
chính cho công trình lại được tập hợp ngay vào TK 211. Cách hạch toán này dẫn
đến hiện tượng: đôi khi, kế toán không tập hợp đầy đủ chi phí đầu tư cho TSCĐ
nên việc xác định nguyên giá có thể không chính xác.
Ví dụ: Năm 2003, đoàn XL 02 sau khi hoàn thành XDCB, kế toán kết chuyển
chi phí ban đầu (như: hội họp, mở thầu, xét thầu, thẩm định dự án,...) vào TK
211 (tháng 4/2003). Chi phí đóng tàu được ghi ngay vào nguyên giá (tháng
4/2003). Riêng chi phí thiết kế được kết chuyển vào tháng 5/2003. Cách ghi tăng
tài sản như vậy có thể hiểu là hai TSCĐ hữu hình khác nhau được đưa vào sử
dụng hoặc người ta lắp thêm một số bộ phận vào đoàn xà lan này làm tăng
nguyên giá của nó. Song, đáng chú ý hơn là nguyên giá một TSCĐ được ghi vào
hai tháng khác nhau. Nếu hạch toán theo đúng nguyên tắc, mức khấu hao của
đoàn xà lan này trong tháng 5 và tháng 6 phải khác nhau. Thực chất, đoàn XL 02
không có sự thay đổi về nguyên giá (nguyên giá của một TSCĐ chỉ thay đổi
trong ba trường hợp: nâng cấp, tháo dỡ một hay một số bộ phận, đánh giá lại).
Tuy nhiên, mức khấu hao thực tế được trích cho tài sản này trong hai tháng 5 và
tháng 6 lại giống nhau.
Vì vậy, kế toán nên tập hợp toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá
trình đầu tư XDCB vào TK 241(2412) rồi tổng hợp một lần để ghi tăng nguyên
giá TSCĐ hữu hình đó:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình.
Có TK 2412: Giá trị thực tế công trình.
3.3.5- Lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo tháng:
Bảng tính và phân bổ khấu hao theo tháng là cơ sở cho việc tính giá thành
thực tế của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, bảng này còn phản
ánh chênh lệch mức khấu hao giữa hai tháng liền kề, giúp kế toán tính toán dễ
dàng kiểm tra, điều chỉnh lại mức trích khấu hao vào cuối mỗi kỳ.
Tuy nhiên, thực tế tại công ty, hàng tháng, kế toán không lập bảng tính và
phân bổ khấu hao TSCĐ mà chỉ lập theo năm. Vì thế, nhiều trường hợp, kế toán

bỏ sót nghiệp vụ biến động tài sản trong năm nhất là những tháng phát sinh
nhiều nghiệp vụ. Điều này làm cho kế toán không phản ánh chính xác chi phí
khấu hao. Hơn nữa, trong thị trường cạnh tranh hiện nay, bảng tính này càng trở
nên quan trọng khi các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng muốn theo
dõi, phân tích, đánh giá, và kiểm soát chi phí khấu hao trong giá trị từng mặt
hàng kinh doanh ở từng bộ phận sử dụng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra được
quyết định đúng đắn, kịp thời để đạt được kết quả tối đa.
Vì vậy, hàng tháng kế toán nên lập bảng tính và phân bổ khấu hao theo mẫu:
S
T
T
Chỉ tiêu
Tỉ lệ
KH
(thời
gian
sử
dụng)
Nơi sử
dụng
Toàn DN
TK 627
TK
641
TK
642
TK
241
TK
142

TK
335
NG Số
KH
PX
I
PX
II
...
1
2
3
4
Số khấu hao
trích tháng
trước:
Số khấu hao
tăng trong
tháng:
Số khấu hao
giảm trong
tháng:
Số khấu hao
phải trích trong
tháng này:

Người ghi sổ
(Kí, họ tên)
Ngày tháng năm
Kế toán trưởng

(Kí, họ tên)
3.3.6 - Hoàn thiện hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình:
Trước những tồn tại về hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình tại Công ty
VTVTXM, em xin đưa ra một số biện pháp hoàn thiện:
* Điều chỉnh tỷ lệ khấu hao hợp lý hơn:
Thứ nhất, mức khấu hao một số TSCĐ hữu hình của công ty hiện nay chưa
hợp lý.
Ví dụ, Văn phòng công ty mua 02 chiếc điều hoà, một chiếc bắt đầu sử dụng
năm 1998 - khấu hao 12 năm, một chiếc bắt đầu sử dụng năm 2000 - khấu hao 5

×