Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG NÔNG LÂM NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.27 KB, 26 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương
Mại
TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG
HOÁ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG NÔNG LÂM
NGHIỆP .
I. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CỦA
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG NÔNG LÂM NGHIỆP
I.Đặc điểm sản xuất và quản lý:
1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Trụ sở chính của Công ty: 1004 Láng Thượng Đống Đa Hà Nội là một doanh
nghiệp nhà nước thuộc Sở nông nghiệp Hà Nội. Tiền thân của Công ty là Xí
nghiệp giống thiết kế trồng rừng được thành lập tháng 12/1984 và năm 1985 được
đổi tên thành Công ty dịch vụ lâm nghiệp với hoạt động chủ yếu là kinh doanh
trong nước và gia công hàng xuất khẩu, uỷ thác xuất khẩu qua các Tổng Công ty.
Đến năm 1992 sau khi đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong việc làm gỗ xuất
khẩu doanh nghiệp đã đổi tên thành Công ty kinh doanh nông lâm sản xuất nhập
khẩu Hà Nội theo quyết định số 252/QĐ-VB cấp ngày 20/10/1992 của UBND
Thành Phố Hà Nội. Đến năm 2000 doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng quy mô hoạt
động và đã đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp-
Hà nội.
Hoạt động kinh doanh chính của Công ty hiện nay là thu mua, chế biến các
mặt hàng nông lâm sản để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Công ty được Bộ lâm
nghiệp cấp giấy phép chế biến gỗ và lâm sản số 3258/GBCNP ngày 22/11/1994
và Bộ Thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp số
2051019 ngày 07/01/1993.
1.2 Chức năng , nhiệm vụ của Công ty
a. Chức năng:
Là một doanh nghiệp lớn thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà
Nội, Công ty XNK và xây dựng Nông lâm nghiệp được giao quyền tự chủ trong
kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng, tự hạch toán kinh doanh và đảm bảo kinh doanh
có hiệu quả. Với chức năng chính là trực tiếp xuất nhập khẩu hay xuất nhập khẩu


uỷ thác các mặt hàng giống cây trồng, cây ăn quả, cây bóng mát, cây cảnh để
H Thà ị Thanh Hậu -1- Lớp K7E
1
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương
Mại
phục hồi môi sinh, môi trường, thi công các công trình xây dựng dân dụng, công
nghiệp, thuỷ lợi, tư vấn xây dựng các dự án về lâm nghiệp, môi sinh, môi trường
và liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước...
b. Nhiệm vụ của Công ty:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh
doanh.
- Tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc, đơn vị liên doanh áp dụng các
biện pháp nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, cải
thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
- Tiếp cận và mở rộng thị trường, nghiên cứu nhu cầu thị trường, ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng ăng lực cạnh
tranh.
- Tuân thủ các chính sách, chế độ và luật pháp của Nhà nước có liên quan
đến xuât nhập khẩu. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng
mua bán và các văn bản mà Công ty đã ký kết.
- Quản lý và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Công ty theo quy chế hiệnhành
của Nhà nước.
1.3. Cơ chế sản xuất kinh doanh:
Mọi hoạt động kinh doanh đều được thực hiện theo cơ chế khoán kinh
doanh áp dụng nội bộ trong Công ty.
Mục đích khoán là tạo môi trường pháp lý cần thiết để các đơn vị chủ
động, đưa ra các biện pháp tích cực, thích ứng với cơ chế thị trường, giải quyết
tốt nhất những vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh, nhằm hoàn thành
vượt mức các chỉ tiêu kinh tế và xã hội của Công ty.
Ý nghĩa của khoán là từng bước sắp xếp lại tổ chức và lao động hợp lý,

quản lý sản xuất kinh doanh bằng cơ chế định hướng. Thông qua việc kiểm soát
bằng cơ chế phát triển kinh doanh, tận dụng triệt để trí tuệ, tài năng, nguồn vốn và
sở trường của từng bộ phận để tăng lợi nhuận của Công ty, tăng thu nhập cho cán
bộ công nhân viên toàn Công ty.
Nguyên tắc khoán là đơn vị nhận khoán vay vốn Công ty theo khế ước , có
hoàn trả gốc và lãi, tự chịu trách nhiệm về giá cả, tự cân đối các khoản chi phí,
H Thà ị Thanh Hậu -2- Lớp K7E
2
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương
Mại
tiền lương và nộp lãi về Công ty theo quy định, chấp hành mọi quy định về tài
chính và pháp luật của Nhà nước. Phân phối thu nhập theo lao động: người làm
có hiệu quả hưởng nhiều, người làm hiệu quả ít hưởng ít, không làm không
hưởng, chấp nhận sự chênh lệch về thu nhập giữa các bộ phận, giữa các cá nhân
với nhau.
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
- Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, điều hành trực tiếp tới tất cả các
phòng ban, chịu trách nhiệm trước luật pháp và Bộ Thương mại về các hoạt động,
hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty. Giám đốc quản lý điều hành Công ty theo
Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật lao động, nội quy lao động, hợp đồng lao
động và quy chế khoán.
- Hai Phó Giám đốc: Là người phụ tá giúp việc cho Giám đốc và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về phần việc của mình khi được Giám đốc uỷ nhiệm.
- Phòng kỹ thuật lâm sinh: Nghiên cứu, phân tích, phát hiện chính xác từng
mặt hàng được làm từ nguyên liệu gì. Xây dựng mẫu thiết kế sao cho phù hợp với
chức năng nhiệm vụ, từ đó đưa ra những yêu cầu, từng loại vật liệu cho sản phẩm.
Chịu trách nhiệm về gieo trồng cây xanh, thực hiện thiết kế các dự án xây dựng
- Phòng kinh doanh XNK: Tổ chức nắm bắt thị trường trong và ngoài nước,
quan hệ với các cơ quan chức năng trong nghành. Dựa trên cơ sở thực tế của
Công ty để dự kiến kế hoạch lưu chuyển hàng hoá trong năm. Trực tiếp tạo nguồn

hàng và thực hiện các thương vụ mua bán, đại lý uỷ thác, xuất nhập khẩu hàng
hoá theo phương án được giám đốc duyệt. Giao dịc và làm thủ tục mua bán với
khách hàng
- Phòng kế toán tài vụ: Chịu trách nhiệm về quản lý tiền tệ vốn
của Công ty, lập chứng từ ghi sổ, tính giá, báo cáo hoạt động tài chính đối với
các cơ quan Nhà nước.
- Phòng tổ chức hành chính: Chức năng chính làquản lý hành chính, văn
thư, lưu trữ tài liệu hồ sơ chung. Duy trì thời gian làm việc, giữ vệ sinh, bảo đảm
môi trường Công ty sạch đẹp văn minh...
Sơ đồ bộ máy quản lý
của Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp- Hà Nội
H Thà ị Thanh Hậu -3- Lớp K7E
3
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương
Mại
Về lực lượng lao động hiện tại tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty
là 230 người ( có một số CNV nghỉ không lương ). Số nhân viên có trình độ đại
học trở lên là 48 người. Trong đó trực tiếp tham gia sản xuất là 143 – 160 người.
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Tổ chức khoa học và hợp lý bộ máy quản lý tài chính kế toán tại Công ty là điều
kiện cần thiết để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đảm bảo việc quản lý tiền vốn
và tài sản được tiến hành chặt chẽ, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, phát huy đầy đủ
vai trò hạch toán kế toán trong quản lý hoạt động kinh doanh và tài chính doanh nghiệp.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, quy mô hoạt động
cũng như trình độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính và khả năng trình độ của nhân viên
kế toán, Công ty tiến hành tổ chức bộ máy kế toán đảm bảo nguyên tắc:
- Thực hiện đúng quy định, điều lệ tổ chức công tác ké toán Nhà nước và quản lý
vĩ mô.
- Phù hợp với chính sách, chế độ, yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh
doanh của các đơn vị.

- Gọn nhẹ tiết kiệm hiệu quả.
• Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty theo mô hình kế toán tập trung
H Thà ị Thanh Hậu -4- Lớp K7E
Giám đốc Công ty
Phó Giám đốc Công ty
Phòng Kỹ thuật
Lâm sinh
XN Đồ mộc
Bao bì XK
XN Thiết kế
trồng rừng
XN
chuyển gỗ
XN Lâm
nghiệp
XN Giống Lâm
nghiệp
Phòng Tổ chức
H nh chínhà
Phòng T i và ụ Kế
toán
Phòng Kinh doanh
XNK
4
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương
Mại
Số nhân viên kế toán của phòng kế toán Công ty có tổng số: 08 người
* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
- Kế toán trưởng: Trưởng phòng kế toán tài chính chịu trách nhiệm điều hành
chung công tác tổ chức kế toán của Công ty và các đơn vị trực thuộc. là người trực tiếp

thông tin kế toán lên giám đốc và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chịu trách nhiệm
về các thông số, số liệu báo cáo giúp giám đốc lập các phương án tự chủ tài chính.
- 02 Phó phòng kế toán phụ trách tài chính và phó phòng phụ trách kế toán cùng
với kế toán trưởng chịu trách nhiệm điều hành chung công tác tổ chức kế toán của
Công
ty và của các đơn vị trực thuộc, theo dõi tình hình tài chính của Công ty đồng
thời chịu trách nhiệm các khoản kế toán hàng hoá.
- Kế toán tổng hợp: Là người có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu số phát sinh của
tất cả các tài khoản vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Định kỳ lập bảng cân đối kế
toán, bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối công nợ, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh quý, kết quả kinh doanh 6 tháng, cả năm, thuyết minh báo cáo tài chính.
- Kế toán hàng hoá: Là người phụ trách hạch toán nghiệp vụ xuất nhập khảu
hàng hoá theo từng thương vụ của một phòng kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể, chịu
trách nhiệm theo dõi lượng hàng nhập, xuất tồn kho và thanh toán tiền hàng.
H Thà ị Thanh Hậu -5- Lớp K7E
Trưởng phòng kế toán
Phó phòng kế toán – t i chínhà
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán ngân
h ng v TSCà à Đ
Kế toán thanh
toán đối ngoại
Kế toán
h ng hoáà
5
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương
Mại
- Kế toán thanh toán: Là người có nhiệm vụ nắm chắc các nguyên tắc chế độ tài
chính và kế toán hiện hành để tính toán và giải quyết các vấn đề thanh toán của Công ty

về thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc.
- Kế toán ngân hàng và TSCĐ: Là người có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ các tài
khoản tiền gửi ngân hàng và hoạt động tiền gửi, rút tiền của Công ty. Thực hiện tính
khấu hao TSCĐ, quản lý TSCĐ về mua mới, thanh lý, nhượng bán... tình hình trích nộp
khấu hao TSCĐ.
- Thủ quỹ : Quản lý, giám sát lượng tiền xuất nhập quỹ và tiền gửi ngân hàng.
Kiểm tra, giám sát tình hình thu chi khi có phiếu thu – phiếu chi do kế toán thanh
toán lập.
2.1 Hình thức kế toán áp dụng:
Hiện Công ty sử dụng các công cụ hạch toán kế toán, lập các báo cáo tài chính
theo quy định của Bộ tài chính. Do vậy Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường
xuyên trong hạch toán hàng tồn kho và hình thức sổ sách kế toán “ Chứng từ ghi sổ”.
Trình tự ghi sổ chung:
- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán
lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,
sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ
ghi sổ được dùng để ghi vào sổ kế toán chi tiết.
- Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính số phát sinh nợ, tổng số phát sinh
có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối tài khoản.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ sổ ké toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có
của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số
tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư nợ và tổng số dư có của tài
khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng số dư của từng tài khoản
tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
Kỳ kế toán bắt đầu từ 01/01/ N đến 31/12/ N
H Thà ị Thanh Hậu -6- Lớp K7E
6

Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ kế toán chitiết
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương
Mại
H Thà ị Thanh Hậu -7- Lớp K7E
7
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương
Mại
1. Kế toán hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu và xây
dựng Nông lâm nghiệp.
a. Đặc điểm hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty .
Công ty XNK và XD Nông Lâm Nghiệp là một trong những Công ty xuất nhập khẩu
có tổng doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng năm tương đối lớn. Trong hoạt
động nhập khẩu hiện có hai hình thức : Nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác.
Mặt hàng nhập khẩu của Công ty rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu vẫn
là giống cây trồng và gỗ.
Khi hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình nhập khẩu kế toán
Công ty sử dụng tỷ giá thực tế. Đó là tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Chênh lệch tỷ giá phát sinh của các tài khoản tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng ngoại tệ, ngoại tệ ký quỹ được xử lý vào ngày cuối của niên độ
kế toán. Trong thương vụ nhập khẩu kho có chênh lệch tỷ giá phát sinh, kế toán thường
phản ánh ngay vào TK 413 “Chênh lệch tỷ giá”.

Về đồng tiền thanh toán ngoại, Công ty thường sử dụng các ngoại tệ mạnh như
USD, EURO... để thanh toán trước, thanh toán ngay hay thanh toán sau cho người xuất
khẩu.
Về phương thức thanh toán Công ty thường sử dụng phương thức thanh toán
chuyển tiền bằng điện, thư đối với khách hàng quen thuộc ngoài ra còn thanh toán bằng
hối phiếu hay séc, thư tín dụng.
Đối với giá cả hàng hoá nhập khẩu Công ty thường nhập theo điều kiện CIF (giá
mua + cước phí vận tải ngoài nước + bảo hiểm quốc tế của hàng hoá nhập khẩu) hay
điều kiện CFR (gồn giá mua + cước phí vận tải ngoài nước), nhưng điều kiện cơ sở giao
hàng hay được sử dụng nhất là điều kiện CIF.
Hiện tại Công ty áp dụng cơ chế khoán kinh doanh theo từng phương án của
phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và các đơn vị khác. Đối với phương thức thanh toán
bằng thư tín dụng thì trình tự của một nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp được tiến hành
như sau:
+ Trước hết phòng kinh doanh lập phương án kinh doanh hàng nhập khẩu.
Trong đó phải nêu rõ được các thông tin cần thiết về khách hàng ngoại và khách hàng
H Thà ị Thanh Hậu -8- Lớp K7E
8
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương
Mại
nội, hàng hoá nhập khẩu và hiệu qủa kinh doanh. Sau khi trình giám đốc và giám đốc
duyệt thực hiện theo cơ chế khoán, phương án kinh doanh hàng nhập khẩu được gửi
xuống phòng kế toán, kế toán trưởng ký và chuyển cho một kế toán hàng hoá theo dõi
trực tiếp phòng kinh doanh đó.
+ Giám đốc uỷ quyền bằng văn bản cho trưởng phòng hoặc một cán bộ nghiệp
vụ của phòng kinh doanh đứng ra đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại
thương.
+ Trưởng phòng kinh doanh trình bản cam kết sử dụng vốn của Công ty hay
vốn của Công ty vay ngân hàng vào đúng mục đích kinh doanh để giám đốc và kế toán
trưởng duyệt.

+ Cùng ngày Giám đốc ký giấy uỷ quyền, trưởng phòng hoặc cán bộ nghiệp vụ
đàm phán, ký kết chính thức hợp đồng ngoại thương. Nếu hàng nhập khẩu thuộc phạm
vi hạn ngạch nhập khẩu của Công ty phải xin giấy phép xuất nhập khẩu.
+ Đồng thời kế toán thanh toán đối ngoại viết một giấy cam kết gửi đến ngân
hàng để mở L/C với tổng trị giá như trong hợp đồng ngoại thương. Thường Công ty xin
ký quỹ 10% và cam kết hoàn trả 90% còn lại đúng hạn.
+ Để thanh toán tiền ký quỹ mở L/C và chi phí phát sinh trong quá trình nhập
khẩu, nộp thuế qua ngân hàng kế toán viết uỷ nhiệm chi cho từng làn thanh toán hoặc
nếu đã đồng ý với mọi chi phí phát sinh kế toán có thể uỷ quyền cho ngân hàng tự động
thanh toán mà không cần phải có uỷ nhiệm chi.
+ Khi ngân hàng chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của Công ty để mở L/C thì
ngân hàng sẽ mở một sổ phụ để theo dõi. Định kỳ ngân hàng gửi sổ phụ cho Công ty
dưới dạng sổ hạch toán chi tiết để Công ty theo dõi sự thay đổi của các tài khoản tiền
gửi.
+ Sau khi mở L/C ngân hàng gửi cho Công ty một bản copy L/C và gửi bản
chính L/C đến người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng
nào đó ở nước ngoài mà L/C cho phép. Bộ chứng từ này thường gồm: Hoá đơn thương
mại, Vận tải đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ , giấy chứng
nhận số lượng, phẩm chất, bảng kê chi tiết...
Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ. Nếu hoàn toàn phù hợp thì ngân hàng thông
báo cho Công ty. trong vòng 07 ngày (tính từ ngày bộ chứng từ được gửi đến ngân hàng
ngoại thương) Công ty phải chấp nhận thanh toán. Nếu chứng từ không phù hợp, ngân
H Thà ị Thanh Hậu -9- Lớp K7E
9
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương
Mại
hàng sẽ thông báo cho Công ty biết tất cả các lỗi của bộ chứng từ, yêu cầu Công ty chọn
chấp nhận thah toán (từng phần hoặc toàn bộ) hay không chấp nhận thanh toán. Nếu
Công ty từ chối thanh toán thì ngân hàng gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất
khẩu. Nếu Công ty chấp nhận thanh toán thì ngân hàng sẽ giao toàn bộ chứng từ cho

Công ty để đi nhận hàng.
Khi nhận được giấy báo hàng về đến địa điểm giao hàng, Công ty chuẩn bị mọi
điều kiện, phương tiện đi nhận hàng, bộ phận nghiệp vụ nhập khẩu mang bộ chứng từ
đi nhận hàng, làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng, điền vào tờ khai hàng hoá nhập
khẩu và phụ lục kèm theo tờ khai hàng hoá nhập khẩu.
Trường hợp phát sinh hàng thừa thiếu,hàng hoá sai quy cách, kém phẩm chất
Công ty có thể nhờ một trong những Công ty giám định như Vinacontrol để giám định
hàng hoá nhập khẩu. Vinacontrol sẽ lập biên bản giám định chứng nhận tình trạng của
hàng hoá và ký nhận, sau đó sẽ Fax cho bên xuất khẩu để hai bên cùng giả quyết.
Tiếp đó chi cục quản cảng gửi cho Công ty giấy thông báo thuế, thu chênh lệch
giá yêu cầu Công ty nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt.
Công ty sẽ uỷ nhiệm chi hay uỷ quyền cho ngân hàng nộp thuế .
Mọi chi phí phát sinh trong qúa trình nhập hàng tuỳ vào việc thanh toán bằng tiền mặt
hay tiền gửi ngân hàng mà kế toán sẽ lập chứng từ phù hợp. Nếu thanh toán bằng tiền
mặt, kế toán lập phiếu chi để thủ quỹ chi tiền. Nếu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
kế toán sẽ viết uỷ nhiệm chi hoặc uỷ quyền trực tiếp cho ngân hàng. Khi ngân hàng
thanh toán xong sẽ gửi sổ phụ cho Công ty dưới dạng sổ hạch toán chi tiết có kèm theo
giấy báo nợ của từng lần thanh toán. Khi ngân hàng thu thủ tục phí, bưu phí, điện phí
thanh toán ngân hàng cũng gửi giấy báo nợ cho Công ty cùng sổ phụ như trên.
Khi hàng hoá được vận chuyển về kho của Công ty, kế toán hàng hoá sẽ viết
phiếu nhập kho.
Đặc điểm nghiệp vụ tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty:Công ty XNK và XD
NLN tiêu thụ hàng nhập khẩu theo phương thức bán buôn vận chuyển thẳng.
b. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá
• Chứng từ sử dụng .
Bộ chứng từ hàng hoá sử dụng trong nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác
gồm:
- Hoá đơn thương mại.
H Thà ị Thanh Hậu -10- Lớp K7E
10

×