Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

LÝ LUẬN CƠ BẢN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC ĐƠN VỊ SẢN SUẤT XUẤT KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.76 KB, 22 trang )

Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
LÝ LUẬN CƠ BẢN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC ĐƠN VỊ SẢN SUẤT
XUẤT KHẨU
I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG ĐƠN VỊ SẢN XUẤT & XUẤT
KHẨU
1. Khái niệm, bản chất của chi phí sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết theo định hướng XHCN,
các đơn vị phải thực sự cạnh tranh quyết liệt trong công tác sản xuất, tổ chức
phân công hợp lý nhằm đảm bảo hạch toán kinh tế có lãi đảm bảo thu nhập
cho người lao động và các nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước. Trước sự
cạnh tranh gay gắt, các đơn vị muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh
doanh phải có hiệu quả, thu nhập phải bù đắp được chi phí. Một đơn vị dù lớn
hay nhỏ, dù sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực nào thì quá trình sản xuất kinh
doanh đó nhất thiết phải có sự kết hợp hài hoàn của ba yếu tố cơ bản là:
- Tư liệu sản xuất
- Đối tượng tham gia sản xuất
- Thời gian tham gia sản xuất
Các yếu tố về tư liệu sản xuất thông qua khoản khấu hao TSCĐ, đối
tượng tham gia sản xuất thông qua các khoản chi phí về các loại nguyên vật
liệu sử dụng trong quá trình sản xuất (biểu hiện cụ thể là hao phí về lao động
vật hoá). Dưới sự tác động có mục đích của sức lao động biểu hiện qua các
khoản lương được thanh toán, các khoản trích theo quy định thống nhất như :
BHXH, BHYT, CĐ (hao phí về lao động sống). Qua quá trình biến đổi sẽ tạo
ra các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ… Để đo lường hao phí mà doanh nghiệp đã
NguyÔn ViÕt Cêng Líp KT 1 K34–
1
1
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
bỏ ra trong từng thời kỳ trực tiếp phục vụ sản xuất là bao nhiêu nhằm tổng


hợp, cung cấp thông tin đảm bảo thống nhất tức là tôn trọng nguyên tắc nhất
quán thì mọi chi phí sản xuất cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo
tiền tệ. Vậy chi phí sản xuất được biểu hiện bằng tiền của cả toàn bộ
những hao phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành hoạt động
sản xuất của mình trong một thời gian nhất định. Thực chất chi phí sản xuất là
sự biến đổi vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào giá thành sản
phẩm. Do đó, chỉ được tính vào chi phí sản xuất của kỳ hạch toán
những chi phí có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ, chứ
không thống nhất phải tất cả các khoản chi ra trong kỳ.
2. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.
Trong đơn vị sản xuất kinh doanh thì chi phí sản xuất bao gồm nhiều
loại có nội dung kinh tế và công dụng khác nhau nên yêu cầu quản lý đối với
từng loại chi phí cũng khác nhau. Việc quản lý chi phí không chỉ dựa vào số
liệu phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất mà còn phải căn cứ vào số liệu cụ thể
của từng loại chi phí riêng biệt nhằm phục vụ cho yêu cầu kiểm tra và phân
tích chi phí phát sinh theo từng thời kỳ(đối với Công ty sản xuất bao bì và
hàng xuất khẩu). Do đó phân loại chi phí sản xuất là một yêu cầu tất yếu để
hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Việc phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học và thống nhất không
những có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm mà còn là cơ sở cho việc kiểm tra, phân tích chi
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, phát huy hơn nữa vai trò của kế toán đối
với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện
nay.
NguyÔn ViÕt Cêng Líp KT 1 K34–
2
2
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
Trong Công Ty Sản Xuất Bao Bì Và Hàng Xuất Khẩu , việc phân loại
chi phí theo những tiêu thức sau:

2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế.
Theo cách này người ta sắp xếp các chi phí sản xuất có nội dung, tính
chất kinh doanh vào cùng một nhóm, không phân biệt chi phí có phát sinh từ
lĩnh vực hoạt động sản xuất nào ở đâu mà tuỳ vào mục đích và công dụng của
loại chi phí sản xuất đó.
Toàn bộ chi phí được chia thành những yếu tố sau:
- Yếu tố chi phí nguyên vật liêu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên
liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu
thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt
động sản xuất trong kỳ.
- Yếu tố chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ chi phí tiền lương, tiền
công, phụ cấp và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp
sản xuất và của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất…
- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao
tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp như các loại
máy móc, nhà xưởng...
- Yếu tố dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp
đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như: tiền điện, tiền
nước…phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Yếu tố chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí đã kể
trên.
NguyÔn ViÕt Cêng Líp KT 1 K34–
3
3
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
Bằng cách phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức này mà kế toán có
cơ sở lập thuyết minh báo cáo tài chính. Đồng thời còn là căn cứ để lập dự
toán chi phí sản xuất và phân loại tình hình dự toán chi phí sản xuất.
2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí.

Tác dụng của cách làm là căn cứ để tính giá thành sản phẩm theo các khoản
mục và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm.
- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí của các vật liệu
chính (gỗ, hoá chất,…), vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển (ngâm
tẩm,sấy…), bán thành phẩm…cần thiết để tạo nên sản phẩm .
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền công,
phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất kể cả công nhân phụ…Chi phí
nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT,
KPCĐ theo tỷ lệ qui định tính trên tiền lương phải trả. Khoản này được
tính vào chi phí sản xuất chung.
- Khoản mục chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt
động sản xuất chung ở các phân xưởng sản xuất và các chi phí ngoài
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất
chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công
cụ, dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ
mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng
chịu chi phí.
Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng chịu chi phí sản xuất
được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
NguyÔn ViÕt Cêng Líp KT 1 K34–
4
4
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trưc tiếp đến hoạt động
sản xuất kinh doanh như một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động và hoàn
thành có kế hạch toán, quy nạp trực tiếp vào lao vụ đó.
- Chi phí gián tiếp: là các chi phí liên quan đến nhiều hoạt động có thể
tập hợp , quy nạp cho từng đối tượng chịu chi phí bằng phương pháp phân bổ
gián tiếp.

2.1.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng sản
phẩm.
Chia thành ba loại chi phí là: chi phí khả biến; chi phí bất biến; chi phí
hỗn hợp.
- Chi phí khả biến ( biến phí ): là chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự
thay đổi của mức độ hoạt động. Khối lượng (hay mức độ) hoạt động có
thể là số lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động, doanh thu
bán hàng thực hiện… sự biến động của chi phí trong mối quan hệ với
khối lượng hoạt động có thể xảy ra 3 trường hợp sau tương ứng với 3
loại chi phí khả biến.
+/ Trường hợp 1: Tổng chi phí khả biến quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với
khối lượng hoạt động thực hiện, còn chi phí trung bình của một đơn vị khối
lượng hoạt động thì không thay đổi. Biến phí trường hợp này gọi là biến phí
tỷ lệ.
Phân loại chi phí này có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí khấu hao theo sản lượng…
+/ Trường hợp 2: Toàn bộ chi phí khả biến tăng nhanh hơn tốc độ tăng
khối lượng hoạt động, vì vậy chi phí trung bình một đơn vị khối lượng hoạt
động cũng tăng lên.
NguyÔn ViÕt Cêng Líp KT 1 K34–
5
5
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
Trường hợp này có thể giải thích như sau: khi cường độ lao động vượt
quá mức bình thường, hiệu lực của các yếu tố sản xuất sẽ giảm đi (ví dụ như
xuất hiện nhiều sản phẩm hỏng hơn) hoặc có sự tăng thêm tiếp tục khối lượng
sản phẩm.
+/ Trường hợp 3: Toàn bộ chi phí khả biến tăng chậm hơn khối lượng
hoạt động, do đó chi phí trung bình của một đơn vị khối lượng hoạt động
giảm xuống.

Trường hợp này có thể giải thích là: Trong khi tăng khối lượng hoạt
động đã tạo lên các điều kiện để có thể sử dụng hiệu quả hơn các yếu tố
của quá
trình sản xuất (ví dụ: giảm được hao hụt của vật liệu và phế liệu, khả năng sử
dụng có hiệu quả công suất máy móc thiết bị khi trả lương theo sản phẩm và
phát huy tối đa kinh nghiệm của người lao động).
Thuộc loại chi phí này có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân
công trực tiếp, giá vốn hàng mua về để bán.
- Chi phí bất biến ( định phí ): Là các chi phí mà tổng số không thay đổi
khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện.
Trong quản trị doanh nghiệp cần phân biệt các định phí sau:
+/ Định phí tuyệt đối: Là các chi phí mà tổng số lượng thay đổi khi có sự
thay đổi khối lượng hoạt động, còn chi phí trung bình của đơn vị khối
lượng hoạt động thì giảm đi.
Ví dụ: chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, tiền lương
trả theo thời gian…
+/ Định phí tương đối: trường hợp trừ lượng ( khả năng) của các yếu tố
sản xuất tiềm tàng được khai thác hết, muốn tăng được khối lượng hoạt động
phải bổ sung, đầu tư khả năng tiềm tàng mới.
NguyÔn ViÕt Cêng Líp KT 1 K34–
6
6
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
+/ Định phí bắt buộc: Là định phí không thể thay đổi được nhanh chóng vì
chúng thường liên quan đến TSCĐ và cấu trúc tổ chức cơ bản của doanh
nghiệp. Định phí này không thể tuỳ tiện cắt giảm vì nó ảnh hưởng tới quá
trình sinh lời và mục đích lâu dài của doanh nghiệp .
+/ Định phí tuỳ ý: Là định phí có thể thay đổi nhanh chóng bằng các
quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp, kế hoạch của định phí này thường
ngắn, thường là một năm. Chi phí này có thể cắt giảm trong trường hợp đặc

biệt, cần thiết.
Ví dụ: Định phí tuỳ ý như chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, chi phí nghiên
cứu phát triển…
- Chi phí hỗn hợp: Là chi phí mà bản thân nó gồm các yếu tố định phí
và biến phí mức độ hoạt động nhất định. Chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc
điểm
của định phí, nếu quá mức độ nó thể hiện là đặc tính của biến phí.
3. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
3.1. Khái niệm và chức năng của giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
- Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí
về lao động sống, lao động vật hoá và chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra có
liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ hoàn thành.
- Chức năng: Giá thành sản phẩm sản xuất là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là điều kiện quan
trọng để doanh nghiệp tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, hoàn thành
nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
Do tính chất quan trọng như vậy, nên chỉ tiêu giá thành luôn được xem
là chỉ tiêu cần xác định một cách chính xác, trung thực để giúp các nhà quản
NguyÔn ViÕt Cêng Líp KT 1 K34–
7
7
Chuyªn §Ò Tèt NghiÖp
lý doanh nghiệp cũng như giúp Nhà nước xem xét, đánh giá, kiểm tra và đề
xuất các biện pháp thích ứng với hoạt động kinh doanh, trong từng giai đoạn
cụ thể. Để có căn cứ xem xét tính chất quan trọng của chỉ tiêu giá thành trong
công tác quản lý kinh doanh cần nêu ra những chức năng vốn có của chỉ tiêu
giá thành đối với hoạt động quản lý thì tất cả các nhà quản lý đều thống nhất
trên một số chức năng sau:
+/ Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Giá thành sản phẩm biểu hiện
những hao phí vật chất mà các doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm.

Những hao phí vật chất này cần được bù đắp một cách đầy đủ, kịp thời đảm
bảo yêu cầu tái sản xuất.
+/ Chức năng lập giá: Giá cả là biểu hiện giá trị sản phẩm, chứa đựng
trong đó nội dung bù đắp hao phí vật chất dùng để sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm nên việc lấy giá thành làm căn cứ lập giá là một yêu cầu khách quan
vốn có trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá và được biểu hiện đầy đủ trong
nền kinh tế thị trường. Phải loại bỏ khỏi giá thành những hao phí bất hợp lý
và đưa ra các định mức hao phí trong giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất tích
cực khi sử dụng giá thành làm căn cứ lập giá.
+/ Chức năng đòn bẩy kinh doanh: Cùng với các phạm trù kinh tế khác
như giá cả, chất lượng, thuế…giá thành sản phẩm đã trở thành đòn bầy kinh
tế quan trọng bởi doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp cao hay thấp phụ
thuộc trực tiếp vào giá thành sản phẩm. Hạ thấp giá thành, nâng cao chất
lương sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng cường doanh thu, tạo tính tích
cực để tái sản xuất và mở rộng sản xuất. Bằng các phương pháp cải tiến, tổ
chức sản xuất, quản lý, hoàn thiện công nghệ kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản
xuất là hướng cơ bản để các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điều
kiện kinh tế cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy rõ nét và tích cực công tác hạch
toán kinh tế nội bộ.
NguyÔn ViÕt Cêng Líp KT 1 K34–
8
8

×