Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐỀ THI THỬ HSGQG 2020(XONG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.09 KB, 9 trang )

ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN HSGQG 2020
Câu 1.(1đ) Người ta nuôi cấy vi khuẩn E coli trong môi trường nuôi cấy thích hợp thu được các số liệu sau:
Thời gian (h)
Số tế bào

0
2. 102

1
2. 102

2
8,1. 102

3
3,1. 103

4
1,3. 104

10
5,2. 107

13
3,33. 109

14
3,33. 109

15
3,34. 109



17
1,7. 109

a) Vẽ đồ thị mơ tả q trình sinh trưởng và phát triển của VK E coli theo bảng số liệu trên?
b) Tính thời gian cần thiết cho 1 thế hệ của VK E coli trong pha sinh trưởng cấp số mũ.
Câu 1 (1 điểm)
Hình 1 minh họa cho cấu trúc của kênh vận chuyển ion K + trên màng sinh chất của 1 tế bào động vật.
Trong cấu trúc của kênh, loại axit amin nào phù hợp ở các vị trí: (1) bề mặt phía trong nơi K + đi qua; (2) phần
tiếp xúc với lõi kị nước của lớp phôtpholipit; (3) phần tiếp xúc với tế bào chất; (4) phần tiếp xúc với chất nền
ngoại bào? Hãy giải thích.

Hình 1
a)
- (1): Bề mặt lịng kênh K+ thường chứa các axit amin ưa nước, đặc biệt là các axit amin tích điện âm vì
những axit amin này có ái lực với ion K+ thơng qua các liên kết ion.
- (2): Cũng giống như phần lõi của lớp phôtpholipit kép, phần prôtêin nằm trong màng tế bào thường chứa
các axit amin có tính kị nước. Những axit amin này tương tác với các đuôi kị nước của phôtpholipit.
- (3) và (4): Hai vùng này đều là vùng tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước, do vậy ở các vùng này thường
chứa các axit amin ưa nước.
Câu 2 (1,0 điểm)
Trong tế bào, prôtêin được tổng hợp ở đâu? Sự tổng hợp prơtêin ribơxơm có gì khác so với sự tổng hợp các
prôtêin khác? Sau khi được tổng hợp, làm thế nào để prôtêin nhận biết được các vị trí sẽ tới?
Câu 3 (2,0 điểm)
a) Thực vật thích nghi với điều kiện sa mạc và các vùng có độ ẩm thấp được gọi là thực vật chịu hạn.
Những thực vật chịu hạn này có các phương thức thích nghi với điều kiện hạn như thế nào để đảm bảo cân
bằng giữa thoát hơi nước và hấp thụ nước?
b) Trong 1 thí nghiệm, thế nước của đất và sự sinh trưởng của cây trên đất được đo trong 8 ngày và thu
được kết quả thể hiện ở hình 2. Biết rằng, màu trắng và đen trên trục hoành tương ứng là ngày và đêm. Hãy
cho biết:

- Đồ thị nào thể hiện thế nước của đất? Đồ thị nào thể hiện thế nước trong lá? Giải thích.
- Thời điểm nào lá bắt đầu héo? Giải thích.

Hình 2


Câu 4 (1,0 điểm) Một nhà khoa học nghiên cứu cấu trúc mô của thực vật đã tiến hành cắt ngang 1 mẫu thực
vật và nhuộm màu tiêu bản. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở hình 3.
a) Hãy cho biết mẫu thực vật được sử dụng để tiến hành thí nghiệm là gì? Giải thích.
b) Xác định các loại tế bào 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Hình 3
Câu 5 (1,0 điểm)
Sơ đồ hình 4, hình 5 dưới đây minh họa 2 bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng đôi khi gặp ở trẻ sơ sinh.

Hình 4
Hình 5
a) Quan sát hình 4 và cho biết người bệnh (I) và (II) bị mắc bệnh gì?
b) Huyết áp của người bệnh (II) sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
c) Sơ đồ hình 5 ghi áp lực và thể tích tâm thu của người bình thường 1, 2 và người bị bệnh 3, 4. Người
bệnh (I), (II) có thể có sơ đồ ghi áp lực và thể tích tâm thu như trong hình khơng? Nếu có sẽ phù hợp với
hình nào? Giải thích.
Câu 6 (2,0 điểm)a) Ở người, hệ mao mạch thận vừa phải cần áp lực lớn để lọc, vừa phải tái hấp thu các chất
cần thiết cho cơ thể nên đòi hỏi áp lực thấp. Cấu trúc hệ mạch ở thận khắc phục mâu thuẫn trên như thế nào
để thực hiện đồng thời 2 chức năng đó?
b) Trong q trình hoạt động sống, cơ thể luôn tạo ra các sản phẩm làm biến đổi pH máu, sự biến đổi này
cần thường xuyên được điều chỉnh để duy trì ổn định pH máu. Phản ứng điều chỉnh pH máu có sự tham gia
tích cực và hiệu quả của thận. Hãy chứng minh nhận định trên?
Câu 7.(1,5 điểm)Wafarin là một loại thuốc chống đông máu ức chế sự tổng hợp phụ thuộc vitamin K của các
yếu tố đơng máu dạng hoạt tính sinh học phụ thuộc canxicũng như các yếu tố quy định protein. Sự đề kháng

với warfarin là một đặc điểm di truyền ở chuột được quy định bởi gen W nằm trên nhiễm sắc thể số 7. Chuột
đồng hợp tử mang alen kháng (WW) có giá trị thích nghi kém hơn một chút vì chúng bị thiếu hụt vitamin K
cịn cá thể dị hợp tử (Ww) thì khơng (chuột dị hợp tử vẫn có khả năng kháng warfarin). Trong một khu vực
nơi warfarin thường xuyên được sử dụng, chuột dị hợp tử có khả năng sống sót tốt nhất, do đó giá trị thích
nghi lần lượt của các kiểu gen Ww, WW, vàww là 1.0, 0.37, và 0.19.
a) Quần thể đang bị chi phối bởi hình thức chọn lọc nào? Giải thích.
b) Tính tần số alen của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền sau khi bị tác động bởi chọn lọc.
c) Dự đốn sự thay đổi có thể xảy ra nếu quần thể chuột khơng cịn tiếp xúc với thuốc và giải thích.
Câu 8: (1 điểm) Bệnh hóa xơ nang (cystic fibrosis) do một đột biến lặn CFtrên NST thường gây ra, là
nguyên nhân gây chết trước tuổi sinh sản đối với tất cả các trường hợp mắc bệnh. Ở một quần thể người
Châu Âu, người ta thống kê thấy trong mỗi 1 triệu người có khoảng 76800 người bình thường khỏe mạnh
mang gen bệnh. Số liệu gần đây cho thấy rằng thể dị hợp của bệnh này kém mẫn cảm với bệnh dịch hạch, 1
bệnh truyền nhiễm đã từng phổ biến ở châu Âu trên1trăm năm trước nhưng hầu như không gặp ngày nay.
a) Xác suất một cặp vợ chồng khỏe mạnh trong quần thể trên sinh con là trai không mắc bệnh này là bao
nhiêu? Nêu cách tính?
b) XĐ giá trị thích nghi (w) và hệ số chọn lọc (s) của các kiểu gen khác nhau quy định tính trạng bệnh này.


c) Theo quan điểm tiến hóa quần thể, có thể nhận định gì về tần số thể dị hợp ngày nay so với hơn một trăm
năm trước ở quần thể nói trên? Giải thích?
Câu 9 (1 điểm)
a) Ba điều kiện để một quần thể có thể tiến hóa dưới tác động của chọn lọc tự nhiên là gì?
b) Tại sao nói: “Trong sự hình thành các lồi, chọn lọc tự nhiên ưu tiên cho các cơ chế cách ly sinh sản trước
hợp tử, mà không phải các cơ chế cách ly sinh sản sau hợp tử”?
Câu 10 (2,0 điểm)
a) Bằng cách nào các đặc điểm cấu trúc của rARN có thể tham gia thực hiện chức năng của ribôxôm?
b) Tại sao trong cùng 1 cơ thể, sản phẩm của 1 gen ở 1 loại tế bào nhất định có thể hoạt hóa được các gen
khác nhau ở các tế bào khác nhau? Sản phẩm của gen này có chức năng gì?
Câu 11. (1,5 điểm)
Ở 1 lồi động vật, cho lai con cái thân bè, lông trắng, thẳng với con đực thân mảnh, lông đen, quăn tạo ra

F1 100% con thân mảnh, lông trắng, thẳng. Cho các con cái F 1 giao phối với các con đực thân bè, lông đen,
quăn thu được F2 bao gồm:
169 con thân mảnh, lông trắng, thẳng; 19 con thân mảnh, lông đen, thẳng;
301 con thân mảnh, lông đen, quăn;
21 con thân bè, lông trắng, quăn;
8 con thân mảnh, lông trắng, quăn;
172 con thân bè, lông đen, quăn;
6 con thân bè, lông đen, thẳng;
304 con thân bè, lông trắng, thẳng.
a) Xác định trật tự các gen và khoảng cách giữa chúng.
b) Tính tần số trao đổi chéo kép lí thuyết và hệ số trùng lặp (khơng có nhiễu).
Câu 12 (1,5 điểm)Cho một số con ruồi giấm cái thuần chủng, kiểu hình thân xám, cánh dài giao phối với ruồi
đực thân đen, cánh cụt được F1. Cho các con F1 giao phối với nhau được F2. Trong số ruồi giấm thu được ở F2
có: 203 con thân xám, cánh dài; 53 con thân đen, cánh cụt; 7 con thân xám, cánh cụt; 7 con thân đen, cánh
dài. Biết rằng, mỗi gen quy định 1 tính trạng và các gen nằm trên NST thường.
a) Tính tần số hốn vị gen.
b) Nếu chỉ căn cứ vào số lượng các cá thểở F 2 thu được trong thí nghiệm mà tính tần số hốn vị gen thì sai
số là bao nhiêu?
Câu 13 (2,0 điểm) a) Đôi khi trong tự nhiên các cá thể trong quần thể trùng nhau về ổ sinh thái, đặc biệt là ổ
sinh thái dinh dưỡng. Vậy trong những trường hợp nào mà các cá thể này ít xảy ra cạnh tranh?
b) Trên 1 cánh đồng có 4 loài cỏ cùng sinh sống. Để xem xét thành phần các lồi cỏ có bị thay đổi hay
khơng khi bón thêm 1 loại phân nhất định trên cánh đồng này thì cần phải bố trí các thí nghiệm như thế nào?
Giả sử kết quả thí nghiệm sau một thời gian dài bón phân mà số lượng lồi bị giảm đi thì ta có thể giải thích
như thế nào?
c) Nếu nói rằng trong tự nhiên “mối quan hệ khác lồi có lồi được lợi, lồi bị hại hoặc khơng được lợi
cũng khơng bị hại” thì có hồn tồn chính xác hay khơng? Giải thích.
Câu 14 (1,0 điểm) Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của loài A và B đến sự sinh trưởng và phát triển của loài C,
người ta thực hiện các thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1 (TN1): Loại bỏ cả 2 loài A và B ra khỏi khu vực lồi C sinh sống.
Thí nghiệm 2 (TN2): Chỉ loại bỏ loài A ra khỏi khu vực loài C sinh sống.

Thí nghiệm 3 (TN3): Chỉ loại bỏ lồi B ra khỏi khu vực lồi C sinh sống.
Thí nghiệm 4 (TN4-Đối chứng): Cả loài A và loài B sinh trưởng cùng trong khu vực loài C sinh sống. Sau
24 tháng theo dõi thí nghiệm, kết quả thu được như đồ thị sau:

Hãy giải thích kết quả thu được từ các thí nghiệm trên.
…………………….


HƯỚNG DẪN ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN HSGQG 2020
Câu 1.(1đ)
HD:
a)(0,5)

b) Nhận xét pha sinh trưởng cấp số mũ bắt đầu từ 1h(2. 102) đến 13 h(3,33. 109) và đạt cân bằng từ 13h đến
15 h sau đó suy vong.
Số lần phân chia trong một giờ hay hằng số tốc độ phân chia.
Thời gian cần cho một thế hệ - Thời gian thế hệ:
Trong đó Nt=3,33. 109 ; N0= 2.102; tính ra ta có: µ = 2 lần/h; g = 0,5h(0,5)
Câu 1 (1 điểm)
- (1): Bề mặt lòng kênh K+ thường chứa các axit amin ưa nước, đặc biệt là các axit amin tích điện âm vì
những axit amin này có ái lực với ion K+ thông qua các liên kết ion.
- (2): Cũng giống như phần lõi của lớp phôtpholipit kép, phần prôtêin nằm trong màng tế bào thường chứa
các axit amin có tính kị nước. Những axit amin này tương tác với các đuôi kị nước của phôtpholipit.
- (3) và (4): Hai vùng này đều là vùng tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước, do vậy ở các vùng này thường
chứa các axit amin ưa nước.
Câu 2 (1,5 điểm)
Trong tế bào, prôtêin được tổng hợp ở đâu? Sự tổng hợp prơtêin ribơxơm có gì khác so với sự tổng hợp các
prôtêin khác? Sau khi được tổng hợp, làm thế nào để prơtêin nhận biết được các vị trí sẽ tới?
Hướng dẫn chấm:
Nội dung

Điể
m
-Trong tế bào, prôtêin được tổng hợp ở các bào quan trong tế bào chất: ribôxôm, màng ngồi của 0,25
nhân, ti thể, lục lạp,...
- Prơtêin tham gia cấu trúc ribôxôm được tổng hợp ở tế bào chất, sau đó đi vào nhân rồi cuối cùng 0,25
lại đi ra tế bào chất.
- Ở tế bào nhân thực, prơtêin được tổng hợp tại tế bào chất sau đó được vận chuyển đến những nơi 0,25
khác nhau trong tế bào tùy theo nhu cầu của tế bào cũng như vai trị của từng loại prơtêin .
0,25
- Prơtêin được vận chuyển đến nơi mà nó thực hiện chức năng là nhờ có 1tín hiệu đặc biệt gọi là
tín hiệu dẫn.
0,25
- Tín hiệu dẫn là 1 đoạn các axit amin nằm ngay trên phân tử prơtêin, thường ở đầu N. Tín hiệu
này sẽ bị cắt bỏ khi prôtêin được vận chuyển đến đích.
0,25
- Các loại prơtêin khác nhau sẽ có tín hiệu dẫn khác nhau.
Câu 3 (2,0 điểm)
Hướng dẫn chấm:
Nội dung
Điểm
Thực vật chịu hạn có rất nhiều phương thức khác nhau để đảm bảo cân bằng giữa thoát hơi nước
và hấp thụ nước:
- Nhiều loài thực vật chịu hạn như thực vật sa mạc có chu trình sống ngắn, hồn thành chu trình 0,25
sống của mình trong mùa mưa khi nước về.
- Một số lồi cây như trúc đào có lớp cutin dày, biểu bì có nhiều lớp làm giảm sự mất nước qua
0,25
lớp cutin đồng thời lỗ khí nằm sâu trong các khoang được gọi là hốc có nhiều lơng nhỏ, các lơng
giúp cản trở dịng khơng khí làm giảm tốc độ thốt hơi nước và bảo vệ lỗ khí khơng bị nóng, khơ.
- Một số lồi thực vật chịu hạn khơng có lá trong suốt thời kì sinh trưởng giúp giảm cường độ
thốt hơi nước, chỉ khi có mưa nhiều thì lá non mọc ra để tăng cường độ quang hợp giúp cây tích 0,25

lũy chất hữu cơ cần cho sinh trưởng, sau đó khi đất khơ lá lại rụng đi. Một số lồi thực vật như
xương rồng, có lá biến thành gai giảm cường độ thoát hơi nước, khi đó thân của chúng chứa lục


lạp để tiến hành quang hợp.
- Một số loài thực vật khác thực hiện cố định CO 2 theo con đường CAM, lỗ khí khổng chỉ mở ra
vào ban đêm để hấp thụ CO2, vào ban ngày lỗ khí đóng lại để giảm cường độ thoát hơi nước.
- Đồ thị Q thể hiện thế nước trong đất, đồ thị P thể hiện thế nước trong cây.
- Vì đồ thị P có sự thay đổi thế nước giữa đêm và ngày, ban đêm thế nước cao do khơng có thốt
hơi nước, ban ngày thế nước thấp do q trình thốt hơi nước xảy ra mạnh.
- Tại thời điểm P trong đồ thị tương đương ngày số 6 thì lá bắt đầu héo.
- Vì thế nước trong đất giảm mạnh vào ngày thứ 6 làm cho cây không lấy được nước dẫn tới thế
nước trong cây giảm mạnh.
Câu 4 (1,0 điểm)
Hình 4
Hướng dẫn chấm:
Nội dung
a) - Mẫu thực vật được sử dụng là rễ của cây Hai lá mầm.
- Giải thích : cấu trúc xylem hình sao và phần phloem nằm ở phần lõm vào giữa các nhánh của
"sao" xylem đặc trưng cho rễ của cây Hai lá mầm.
b) - 1 là xylem sau.- 2 là phloem.
- 3 là tầng sinh mạch (còn non).- 4 là vỏ trụ.
- 5 là xylem trước.- 6 là nội bì. (Nếu đúng 3, 4 ý được 0,25, đúng 5, 6 ý được 0,5)
Câu 5 (1,0 điểm)
Hướng dẫn chấm:
Nội dung
a)
- Người bệnh I bị dị tật động mạch chủ bị chuyển sang tâm thất phải, động mạch phổi chuyển
sang tâm thất trái.
- Người bệnh II bị dị tật hẹp động mạch chủ

b)
- Người số II sẽ có huyết áp cao vì bị hẹp động mạch chủ ngay đoạn phía sau động mạch cảnh
nên áp lực máu tác động lên động mạch cảnh tăng cao  tăng lưu lượng máu lên đầu và chi trên.
- Do động mạch chủ bị hẹp nên lượng máu đi nuôi phần dưới của ở thể giảm trong đó có các
động mạch thận, huyết áp và lượng máu tới động mạch thận giảm sẽ kích thích phức hệ reninangiotensin-aldosteron làm tăng huyết áp để tăng lưu lượng máu tới thận.
c)
- Người số II sẽ có đồ thị ghi áp lực và thể tích tâm thu ứng với hình 3 vì hình 3 là đồ thị ghi áp
lực máu và thể tích tâm thu của người bị hẹp động mạch chủ.
- Hình 4 là đồ thị ghi áp lực máu và thể tích tâm thu của người bị hở van tim
Câu 6 (2,0 điểm)
Nội dung
a)
- Cấu tạo hệ mạch thận: Hệ mạch ở thận trải qua 2 lần mao mạch mới tập trung thành tĩnh mạch.
+ Động mạch đến thận chia nhiều mao mạch nhỏ đến các quản cầu malpighi.
+ Sau khi ra khỏi quản cầu chúng lại chia thành nhiều mao mạch nhỏ đến các ống thận để thực
hiện chức năng tái hấp thu các chất.
- Phù hợp với chức năng:
+ Do tiểu động mạch đến gấp khoảng 5 lần tiểu động mạch đi ở quản cầu nên áp lực lọc ở đây rất
lớn là cơ sở cho sự hình thành nước tiểu đầu.
+ Do được hình thành cấp 2 nên mao mạch bao quanh ống thận có áp lực rất nhỏ, hấp thu các chất
thuận lợi.
b)
- Thận giữ vai trò quan trọng trong điều chỉnh pH máu: Nếu pH máu tăng thận sẽ giảm bài tiết
H+, giảm hấp thu HCO3-, giảm bài tiết NH3 và ngược lại.
- Thận bài tiết H+: bình thường nước tiểu thải ra ngồi có độ pH = 4,5 với nồng độ H + tự do cao
gấp 800 lần huyết tương. Do trong ống thận có các hệ đệm phơtphat và hệ đệm axit hữu cơ, trong
đó chủ yếu nhất là hệ đệm phôtphat. Sự siêu lọc ở thận khi đào thải H2PO4- kéo theo ra ngoài H+.
- Thận tái hấp thu HCO3-: trong nước tiểu hầu như khơng có HCO 3-. Do hoạt động của enzim

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

Điểm
0,25
0,25
0,5

Điểm
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25


Sinh trưởn


cacboanhydraza ở ống lượn gần. Enzim này xúc tác hình thành H 2CO3 từ H2O và CO2, H2CO3 0,25
H+ + HCO3-, sau đó HCO3- được tái hấp thu trở lại.
- Tổng hợp và bài tiết NH3: quá trình khử amin diễn ra mạnh tại ống thận hình thành NH 3, sau đó
0,25
NH3 liên kết với H+ tạo thành NH4+, đây cũng là 1 cơ chế bài tiết H+ ở thận.
Câu 7.(1,5 điểm)
0 1
13
Thời gian (giờ)
a. Các cá thể có kiểu gen dị hợp tử có sức sống và khả năng sinh sản cao nhất (thể hiện ở giá trị thích nghi =
1,0) do đó chúng sẽ ngày càng gia tăng thành phần kiểu gen trong quần thể và các kiểu gen đồng hợp sẽ ngày
càng giảm → đây là kiểu chọn lọc cân bằng (ưu thế dị hợp tử).(0,25 điểm)
b.
- Hệ số chọn lọc của từng kiểu gen là: SWW = 1 – WWW = 1 – 0.37 = 0.63, SWw = 0 và Sww = 0.81(0,25 điểm)
- Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền cóSWW.p = Sww.q
- Tần số alen: pW = Sww/(Sww + SWW) = 0.81/(0.81 + 0.63) = 0.5625→qw = 1 ̶ 0.5625 = 0.4375(0,25 điểm)
c.
- Khi quần thể khơng cịn tiếp xúc với thuốc thì sự cân bằng di truyền cũng khơng cịn vì hệ số chọn lọc của
cả ba kiểu gen có xu hướng giảm dần (s → 0)(0,25 điểm)
- Lúc này các cá thể mang kiểu gen WW sẽ bị chọn lọc tự nhiên tác động mạnh nhất vì chúng kém thích nghi
hơn so với hai kiểu gen cịn lại (do thiếu hụt vitamin K)→ tần số kiểu gen WW giảm qua các thế hệ(0,25
điểm)
- Chọn lọc chống lại alen kháng wafarin làm tần số alen W giảm dần theo thời gian và hình thành nên quần
thể thích nghi với tần số alen w chiếm đại đa số(0,25 điểm)
Câu 8: mỗi ý 0,25đ

Câu 9 (1 điểm) a, 0,5đ; câu b: 0,5đ


Câu 10 (2,0 điểm)

a) Bằng cách nào các đặc điểm cấu trúc của rARN có thể tham gia thực hiện chức năng của ribôxôm?
b) Tại sao trong cùng 1 cơ thể, sản phẩm của 1 gen ở 1 loại tế bào nhất định có thể hoạt hóa được các gen
khác nhau ở các tế bào khác nhau? Sản phẩm của gen này có chức năng gì?
Hướng dẫn chấm:
Nội dung
Điểm
a)
- Cấu trúc và chức năng của ribôxôm dường như phụ thuộc vào các rARN nhiều hơn vào các
protein của ribôxôm. Do có cấu trúc mạch đơn, 1 phân tử ARN có thể liên kết hiđrơ với 0,25
chính nó hoặc với các phân tử ARN khác.
- Các phân tử ARN tạo ra bề mặt tiếp giáp giữa 2 tiểu phần ribơxơm; vì vậy, có thể giả thiết 0,25
chính liên kết ARN – ARN đã giữ các tiểu phần ribôxôm với nhau.
0,25
- Việc đính kết vào mARN của ribơxơm là do khả năng liên kết giữa rARN với mARN.
- Ngoài ra liên kết bổ sung trong nội phân tử ARN giúp duy trì cấu hình khơng gian của
0,25
ARN và các nhóm chức dọc phân tử của nó, điều này có thể cho phép rARN xúc tác phản
ứng hình thành liên kết peptit trong q trình dịch mã.
b)
- Sản phẩm của gen này có chức năng điều hòa hoạt động của các gen khác ở những tế bào 0,25
khác nhau. Ví dụ: như các yếu tố phiên mã.
- Sản phẩm của gen như yếu tố phiên mã, khi đi đến tế bào khác phải được liên kết với các 0,25
thụ thể thích hợp trên màng hoặc trong tế bào chất.
- Phức hợp yếu tố phiên mã sau đó kết hợp với promotor của gen cần được phiên mã giúp 0,25
ARN pôlimeraza liên kết và khởi đầu phiên mã.
- Các tế bào khác nhau có cùng thụ thể cho yếu tố phiên mã nhưng có bộ prơtêin khác nhau
0,25
tham gia vào q trình hoạt hóa gen nên các phức hợp yếu tố phiên mã – thụ thể - các prơtêin
khác có thể liên kết với các promotor của các gen khác nhau nên hoạt hóa các gen khác
nhau.

Câu 11. (1,5 điểm)
Nội dung

Điểm

a)
Từ P → F1 100% thân mảnh, lông trắng, thẳng. Xét sự phân li từng cặp tính trạng ở F2 ta có:
- Thân mảnh : thân bè = 1:1 → thân mảnh trội hoàn so với thân bè.
- Lông trắng : lông đen = 1:1 → lơng trắng trội hồn tồn so với lơng đen.
- Lông thẳng : lông quăn = 1:1 → lông thẳng trội hồn tồn so với lơng quăn.
- Quy ước gen: A quy định thân mảnh; a quy định thân bè.
B quy định lông trắng; b quy định lông đen.
D quy định lông thẳng; d quy định lông quăn.
- Xét chung 3 cặp gen: (1:1) × (1:1) × (1:1) ≠ tỉ lệ đề bài cho.
→ 3 cặp gen này nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng và di truyền liên kết khơng hồn tồn 0,25
(hốn vị gen).
* Xác định trật tự các gen:
- Ta có trao đổi chéo kép tạo ra: 6 thân bè, lông đen, thẳng: abD/abd và 8 thân mảnh, lơng
0,25
trắng, quăn ABd/abd. Mà cái F1 có kiểu gen aBD/Abd. Vậy gen (B,b) sẽ nằm ở giữa.
* Xác định khoảng cách giữa các gen:


- Khoảng cách giữa A và B = [(169+8+172+6)/1000] × 100% = 35,5% → 35,5cM.
- Khoảng cách giữa B và D = [(19+21+8+6)/1000] × 100% = 5,4% → 5,4cM.
(HS có thể tích khoảng cách giữa các gen từ đó suy ra trật tự các gen trên NST).
b)
- Tần số trao đổi chéo kép lí thuyết = 0,355 × 0,054 = 0,01917.
- Tần số trao đổi chéo kép thực tế = (8+6)/1000 = 0,014.
- Hệ số trùng lặp CC = 0,014/0,01917 = 0,7303.

Câu 12 (1,5 điểm)

0,25
0,25
0,25
0,25

Nội dung
- Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2:
+ Tính trạng màu thân: nghiêng về tỉ lệ 3 : 1
+ Tính trạng hình dạng cánh: nghiêng về tỉ lệ 3 : 1
 Kiểu hình thân xám, cánh dài là trội so với kiểu hình thân đen, cánh cụt, F1 dị hợp 2 cặp gen.
- Quy ước gen:
+ B quy định thân xám, b qui định thân đen.
+ D quy định cánh dài, d qui định cánh cụt.
- Kết quả ở F2 thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ khác tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1  2 cặp gen này cùng nằm trên
1 cặp NST thường và xảy ra hốn vị gen.
- Ta có tổng tỉ lệ kiểu hình ruồi giấm thân đen , cánh cụt + ruồi giấm thân đen, cánh dài = (53+7)/
(203+53+7+7) = 60/270 = 2/9 # 1/4 nên có hiện tượng 1 số ruồi giấm thân đen, cánh cụt đã bị chết ở
giai đoạn phôi.
Giả sử số ruồi giấm thân đen, cánh cụt bị chết là x, ta có:
(60+x)/(270+x) = 1/4  x = 10 (con)
Vậy theo lí thuyết ruồi giấm thân đen, cánh cụt có kiểu gen = 63/280 = 0,225 = 0,45×1/2
 Tần số hốn vị gen theo lí thuyết = (0,5-0,45)×2 = 0,1 =10%
b)Căn cứ vào các cá thể ở F2thu được trong thí nghiệm, ta có:
Tần số hốn vị gen = × 100 = 10,77%
Sai số: 10,77% - 10% = 0,77%
Câu 13 (2,0 điểm)
Nội dung
a)

- Do số lượng cá thể của quần thể luôn nằm dưới sức chứa của mơi trường.
- Do các cá thể có tiềm năng phân li 1 phần ổ sinh thái, từ đó tránh được sự cạnh tranh khi điều kiện
dinh dưỡng bị suy giảm bằng cách:
+ Chúng có sự khác nhau về hình thái phù hợp với cách khai thác các dạng thức ăn khác nhau, ví dụ
như sự khác biệt về kích thước thước mỏ giữa các cá thể trong quần thể.
+ Chúng có sự khác nhau về phổ thức ăn, ví dụ cá thể non hẹp thực hơn cá thể trưởng thành, thành
phần thức ăn của con đực và con cái là khác nhau, …
- Chúng có sự phân chia các vùng dinh dưỡng giữa các cá thể. Mỗi nhóm cá thể chỉ được hoạt động và
kiếm ăn trong 1 vùng dinh dưỡng nhất định trong 1 ổ sinh thái.
b)- Cần bố trí thí nghiệm như sau: Chia diện tích nghiên cứu thành 2 lơ có thành phần lồi và điều kiện
mơi trường như nhau, ngoại trừ ở 1 lơ được bón thêm phân (lơ thí nghiệm), cịn lơ kia khơng được bón
phân (lơ đối chứng).
- Nếu kết quả thí nghiệm cho thấy ở lơ đối chứng số lồi khơng thay đổi cịn ở lơ thực nghiệm có số
lượng lồi bị giảm đi thì có thể kết luận: Phân bón đã làm giảm khả năng sống sót của lồi bị mất đi.
Những lồi cịn lại có khả năng thích nghi tốt trong điều kiện được bón phân nên phát triển mạnh, dẫn
đến cạnh tranh loại trừ khiến một số loài bị chết.
c)Trong “quan hệ khác lồi có lồi sẽ được lợi, có lồi sẽ bị hại hoặc khơng lợi cũng khơng hại’ là
đúng nhưng chỉ mang tính cá thể, trong 1 khoảng thời gian và không gian nhất định. Xét trên quan
điểm tiến hóa, diễn ra trong thời gian dài, chịu tác động của q trình chọn lọc tự nhiên thì khơng hồn
tồn chính xác, vì:

Điể
m

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Điể
m
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25


- Các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể sinh vật hoặc với các cấp độ tổ chức sống trên mức cá thể
diễn ra trong thời gian dài, chịu tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên thì kết quả đều đưa đến sự 0,25
thích nghi và tiến hóa của sinh vật, đảm bảo cân bằng sinh thái và mơi trường ổn định.
- Các trị số có lợi hay có hại của từng cá thể cịn chịu nhiều tác động đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển cho cả hệ thống sống mà các cá thể đó là thành viên.
Câu 14 (1,0 điểm)
Nội dung
- Ở thí nghiệm 1, khi loại bỏ cả loài A và loài B thì sự phục hồi của quần thể C tăng với tốc độ lớn
nhất. Đồng thời, ở thí nghiệm đối chứng, sự phục hồi của quần thể C không diễn ra. Kết quả này
chứng tỏ sự có mặt của lồi A và B đã ức chế sự sinh trưởng và phát triển của lồi C.
- Ở thí nghiệm 2, khi loại bỏ 1 mình lồi A, quần thể C vẫn phát triển nhưng không mạnh như khi
loại bỏ cả 2 lồi. Mặt khác, ở thí nghiệm 3, khi loại bỏ lồi B thì sự sinh trưởng và phát triển của
lồi C bị ảnh hưởng rất lớn, sự phục hồi của quần thể lồi C gần như khơng diễn ra. Điều này có
thể khẳng định, lồi A là yếu tố sinh học ức chế sự sinh trưởng và phát triển của lồi C.
- Từ kết quả thí nghiệm 1 và 2, có thể nhận thấy lồi B khơng phải là yếu tố ức chế của loài C, tuy
nhiên khi loại bỏ lồi A, lồi B có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển số lượng cá thể tăng lên

tạo nên sự ức chế nhỏ lên sự sinh trưởng và phát triển của quần thể loài C.

Điể
m
0,5

0,25

0,25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×