Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY HÓA CHẤT MỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.7 KB, 38 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY HÓA
CHẤT MỎ - TKV
2.1. ĐẶC ĐIỂM TSCĐ VÀ CÁC QUY ĐỊNH QUẢN LÍ TSCĐ.
2.1.1. Đặc điểm TSCĐ.
Khái niệm TSCĐ.

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách liên tục và có hiệu
quả thì doanh nghiệp phải có đủ các yếu tố sản xuất là tư liệu lao động, đối
tượng lao động và sức lao động. Trong tư liệu lao động thì TSCĐ có một vai trò
rất lớn.
TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem
lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp.
Theo quy định mới nhất số 206/2003/QĐ/BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài
chính mọi tư liệu lao động là là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập hoặc là
một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực
hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kì một bộ phận nào
trong đó thì cả hệ thống không hoạt động được, TSCĐ phải có đủ 4 tiêu chuẩn
sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó.
- Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách tin cậy
- Có thời gian hữu dụng từ một năm trở lên
- Có giá trị từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều tài sản riêng lẻ liên kết với nhau trong
đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ
phận nào đó cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó
mà do yêu cầu quản lí, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lí riêng từng bộ phận
tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn của
TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập.
Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn trên được coi là một công
cụ lao động nhỏ, được tính toán và phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của


doanh nghiệp.
Đặc điểm của TSCĐ.
- Về mặt hiện vật: TSCĐ hữu hình tham gia vào nhiều chu kì sản xuất với
hình thái vật chất ban đầu giữ nguyên cho đến khi bị loại khỏi quá trình sản
xuất. Còn các TSCĐ vô hình cũng bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng do
tiến bộ khoa học kĩ thuật.
- Về mặt giá trị: giá trị TSCĐ được biểu hiện dưới 2 hình thái
+ Một bộ phận giá trị tồn tại dưới hình thái ban đầu gắn với hiện vật TSCĐ.
Bộ phận giá trị này bị hao mòn dần hay giá trị sử dụng của TSCĐ bị giảm dần.
+ Một bộ phận giá trị chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm dịch
vụ mới tạo ra (giá trị hao mòn). Khi sản phẩm được tiêu thụ thì bộ phận này
được chuyển thành vốn tiền tệ. Bộ phận giá trị này tăng theo thời gian sử dụng
TSCĐ
Xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ nói trên việc sử dụng, bảo quản, hạch toán
đòi hỏi phải hết sức hợp lí.
Phân loại TSCĐ:
* Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện:
Đơn vị: đồng
Loại TSCĐ Nguyên giá Giá trị hao
mòn
Giá trị còn lại
I. TSCĐ hữu hình 217.927.795.89
8
148.372.049.574 69.555.746.324
1. Nhà cửa, vật kiến
trúc
83.238.126.344 59.886.253.548 23.351.842.796
2. Máy móc, thiết bị 22.953.423.102 14.025.477.700 8.927.945.402
3. Phương tiện vận
tải

105.345.360.41
0
70.503.602.276 34.842.758.134
4. Thiết bị dụng cụ
quản lí
6.390.886.042 3.956.716.050 2.434.169.992
II. TSCĐ vô hình 275.622.544 115.307.320 160.315.224
Tổng cộng 218.203.418.44
2
148.487.356.89
4
69.716.064.548
Biểu 3. TSCĐ phân theo hình thái biểu hiện
* Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành:
Đơn vị: đồng
Loại TSCĐ Nguyên giá Giá trị hao
mòn
Giá trị còn lại
1. Ngân sách Nhà nước 63.166.232.992 56.077.572.346 7.088.660.646
2. Nguồn tự bổ sung 43.173.376.766 32.688.010.482 10.485.366.284
3. Nguồn vốn vay 110.531.380.906 59.434.021.564 51.097.359.342
4. Nguồn vốn khác 1.332.427.778 287.752.502 1.044.675.276
Tổng cộng 218.203.418.44
2
148.487.356.89
4
69.716.061.548
Biểu 4. TSCĐ phân theo nguồn hình thành
2.1.2. Các chính sách quản lí TSCĐ hiện nay.
* Vai trò của TSCĐ:

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với
nhau để tạo dựng cho doanh nghiệp mình một chỗ đứng vững chắc trên thương
trường được khẳng định thông qua chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp mình
tạo ra. Muốn đạt được điều này doanh nghiệp cần phải có máy móc trang thiết
bị phù hợp, quy trình công nghệ sản xuất chế biến phải đáp ứng được yêu cầu
của sản xuất. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế nói
chung và của từng doanh nghiệp nói riêng TSCĐ là cơ sở vật chất có ý nghĩa
quan trọng để tăng năng suất lao động, phát triển nền kinh tế quốc dân nói
chung và đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Bên
cạnh đó TSCĐ còn thể hiện chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở
vật chất kĩ thuật của mỗi doanh nghiệp. Chính vì thế cần phải chú trọng quản lí
và sử dụng có hiệu quả TSCĐ.
* Chính vì vai trò quan trọng của TSCĐ như vậy nên nếu doanh nghiệp tổ
chức quản lí và sử dụng TSCĐ có hiệu quả sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho doanh
nghiệp, ngược lại sẽ gây thất thoát, lãng phí và giảm năng lực sản xuất. Do vậy
quản lí TSCĐ phải đạt được những yêu cầu sau:
- Người quản lí phải nắm chắc, theo dõi được toàn bộ từ khi mua về đến khi
chuyển nhượng thanh lí hoặc bị hư hỏng. Doanh nghiệp phải mở sổ theo dõi
TSCĐ về mặt hiện vật và có phương pháp xác định chính xác giá trị của TSCĐ.
- Xác lập đối tượng ghi TSCĐ: đối tượng ghi TSCĐ là những tài sản có kết
cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với
nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kì
một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được và thỏa
mãn tiêu chuẩn của TSCĐ.
- Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng: do TSCĐ sẽ tồn tại
lâu dài trong doanh nghiệp cho nên TSCĐ phải được phân loại, thống kê, đánh
số và có thẻ riêng được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được
phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
- Mỗi TSCĐ phải được quản lí theo 3 chỉ tiêu giá trị là: nguyên giá, giá trị
hao mòn và giá trị còn lại.

- Xây dựng quy chế quản lí TSCĐ như: xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm
của tập thể và cá nhân trong việc bảo quản, sử dụng TSCĐ.
- Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lí đối với những TSCĐ đã khấu
hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ bình
thường.
- Định kì vào cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê
TSCĐ. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm
nguyên nhân và có biện pháp xử lí.
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Số dư đầu kì 69.650.407.055 79.484.142.880 92.173.905.078
2. Số tăng trong kì 10.565.353.006 14.113.546.920 19.685.151.527
3. Số giảm trong kì 731.617.181 1.423.784.722 757.347.384
4. Số dư cuối kì 79.484.142.880 92.173.905.078 109.101.709.221
Biểu 5. Tình hình TSCĐ tại Công ty
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TĂNG GIẢM TSCĐ.
Chứng từ sử dụng:
Căn cứ pháp lí để kế toán hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chính là
các chứng từ kế toán. Theo đó căn cứ vào chứng từ sau kế toán hạch toán các
nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ.
- Chứng từ tăng giảm: là các quyết định tăng giảm của chủ sở hữu.
- Chứng từ TSCĐ:
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Thẻ TSCĐ
+ Biên bản thanh lí TSCĐ
+ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ
Ngoài các chứng từ trên còn có thêm một số chứng từ khác tùy theo từng
trường hợp như: Biên bản đấu thầu, Hợp đồng kinh tế, Biên bản nghiệm thu,
Hóa đơn GTGT, Biên bản đấu giá, Biên bản thanh lí hợp đồng kinh tế…
- Chứng từ khấu hao TSCĐ: là các bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.

Quá trình luân chuyển chứng từ:
Chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ ra các quyết định tăng, giảm hay đánh giá
lại TSCĐ khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư đổi mới, thanh lí, nhượng bán
hoặc các nghiệp vụ khác có liên quan đến TSCĐ. Lúc này doanh nghiệp phải
lập Hội đồng giao nhận (trong trường hợp đầu tư mua sắm TSCĐ), Hội đồng
thanh lí, Hội đồng nhượng bán (trong trường hợp thanh lí, nhượng bán TSCĐ)
hoặc Hội đồng kiểm nghiệm các công trình sửa chữa lớn…Các Hội đồng này có
trách nhiệm nghiệm thu, giao nhận TSCĐ và lập Biên bản giao nhận tùy theo
trường hợp cụ thể. Với trường hợp mua sắm, đầu tư TSCĐ thì lúc này kế toán
tiến hành lập thẻ TSCĐ, ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, tính và phân bổ khấu hao,
lập kế hoạch và theo dõi quá trình sửa chữa TSCĐ. Còn trong trường hợp
nhượng bán, thanh lí TSCĐ thì kế toán tiến hành hủy thẻ TSCĐ, ghi sổ chi tiết,
sổ tổng hợp. Khâu cuối cùng là bảo quản lưu chứng từ đúng như quy định.
Sơ đồ 2.1. Quy trình tổ chức chứng từ kế toán.
Hội đồng giao nhận
Kế toán TSCĐ
Quyết định tăng, giảm TSCĐ
Giao nhận TSCĐ và lập Biên bản
Lập (hủy) thẻ TSCĐ, ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp
Nghiệp vụ TSCĐ
Lưu hồ sơ kế toán
Chủ sở hữu
Tài khoản sử dụng:
* TK 211 “TSCĐ hữu hình”: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình
tăng giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Bên nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ hữu hình theo nguyên giá
Bên có: nguyên giá TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp giảm trong kì
Số dư bên nợ: nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có của doanh nghiệp
TK 211 được chi tiết thành các tài khoản:
TK 2112 “nhà cửa, vật kiến trúc”

TK 2113 “máy móc, thiết bị”
TK 2114 “phương tiện vận tải, truyền dẫn”
TK 2115 “thiết bị, dụng cụ quản lí”
TK 2116 “cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm”
TK 2118 “TSCĐ hữu hình khác”
* TK 212 “TSCĐ thuê tài chính”: dùng để phản ánh tình hình biến động của
TSCĐ hữu hình, vô hình thuê ngoài theo nguyên giá.
Bên nợ: nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng trong kì
Bên có: nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm trong kì
Số dư bên nợ: nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có
Trường hợp thuê TSCĐ dưới hình thức thuê hoạt động kế toán sử dụng TK
001 “TS thuê ngoài”. Kết cấu TK này như sau:
Bên nợ: nguyên giá TSCĐ thuê ngoài tăng trong kì
Bên có: nguyên giá TSCĐ thuê ngoài giảm trong kì
Số dư bên nợ: nguyên giá TSCĐ thuê ngoài hiện có
* TK 213 “TSCĐ vô hình”: dùng để phản ánh tình hình biến động TSCĐ vô
hình của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Bên nợ: nguyên giá TSCĐ vô hình tăng trong kì
Bên có: nguyên giá TSCĐ vô hình giảm trong kì
Số dư bên nợ: nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có của doanh nghiệp
TK 213 được chi tiết thành các TK:
TK 2131 “quyền sử dụng đất”
TK 2132 “quyền phát hành”
TK 2133 “bản quyền, bằng sáng chế”
TK 2134 “nhãn hiệu hàng hóa”
TK 2135 “phần mềm máy vi tính”
TK 2136 “giấy phép và giấy phép nhượng quyền”
TK 2138 “TSCĐ vô hình khác”
* TK 214 “hao mòn TSCĐ”: dùng để phản ánh tình hình biến động của
TSCĐ theo giá trị hao mòn.

Bên nợ: giá trị hao mòn của TSCĐ giảm trong kì
Bên có: giá trị hao mòn của TSCĐ tăng trong kì
Số dư bên có: giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có
TK 214 được chi tiết thành các TK:
TK 2141 “hao mòn TSCĐ hữu hình”
TK 2142 “hao mòn TSCĐ thuê tài chính”
TK 2143 “hao mòn TSCĐ vô hình”
2.2.1. Kế toán tăng giảm TSCĐ trên hệ thống chứng từ kế toán.
A- Kế toán tăng TSCĐ:
TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn chuyên dùng.
Nợ TK 241: chi phí mua sắm, xây dựng
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 141…
- Khi công tác xây dựng, lắp đặt triển khai hoàn thành:
Nợ TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ hình thành đưa vào sử dụng
Nợ TK 155: giá trị sản phẩm thu được
Nợ TK 138: khoản chi sai yêu cầu bồi thường
Có TK 241: tổng chi phí mua sắm
- Đối với những TSCĐ mua sắm đưa vào sử dụng không qua lắp đặt:
Nợ TK 211: theo nguyên giá
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331: giá thanh toán cho người bán
- Nếu TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh được mua sắm xây dựng bằng
nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi:
Nợ TK 414: TSCĐ được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển
Nợ TK 441: TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư XDCB
Nợ TK 431: TSCĐ được đầu tư bằng quỹ phúc lợi
Có TK 411: ghi tăng nguồn vốn kinh doanh
- Trường hợp TSCĐ được mua sắm bằng quỹ phúc lợi phục vụ cho hoạt
động văn hóa, phúc lợi:

Nợ TK 4312: quỹ phúc lợi
Có TK 4313: quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
- Trường hợp TSCĐ được mua sắm xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư XDCB,
kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án sử dụng vào hoạt động sự nghiệp hoặc hoạt
động dự án:
Nợ TK 441: TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư XDCB
Nợ TK 161: TSCĐ được đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp. kinh
phí dự án
Có TK 466: nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
- Trường hợp TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn khấu hao thì kế toán chỉ
ghi đơn vào bên có TK 009 “nguồn vốn khấu hao”
TSCĐ tăng do mua sắm, xây dựng, triển khai bằng nguồn vốn vay dài hạn.
- Trường hợp doanh nghiệp nhận tiền vay dài hạn để thanh toán tiền mua
TSCĐ:
Nợ TK 211, 213: phần tính vào nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 133: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Có TK 341: nhận nợ với người cho vay dài hạn
- Trường hợp doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục đưa TSCĐ vào sử dụng
nhưng chưa thanh toán cho người bán TSCĐ hoặc người nhận thầu XDCB:
Nợ TK 211, 213: phần tính vào nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 133: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Có TK 331: số tiền nợ người bán TSCĐ
Có TK 241: chi phí XDCB được tính vào giá trị của công trình
Khi nhận tiền vay dài hạn doanh nghiệp phải tiến hành trả nợ cho người bán
TSCĐ hoặc người nhận thầu XDCB:
Nợ TK 331
Có TK 341
TSCĐ tăng mà doanh nghiệp không phải trả tiền.
Ghi tăng nguyên giá:
Nợ TK 211, 213

Có TK 711: giá trị TSCĐ được biếu tặng
Có TK 411: Nhà nước cấp hoặc bên liên doanh góp vốn
Có TK 128, 222: giá thỏa thuận TSCĐ khi thu hồi vốn góp Ldoanh
Có TK 111, 112, 331…: phí tổn trước khi sử dụng mà doanh nghiệp
phải chịu
TSCĐ tăng do nhận TSCĐ thuê tài chính.
- Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài
chính trước khi nhận tài sản thuê kế toán ghi:
Nợ TK 142: chi phí trả trước
Có TK 111, 112
- Khi nhận TSCĐ thuê tài chính:
Nợ TK 212: phần tính vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Nợ TK 138: thuế GTGT được khấu trừ nằm trong nợ gốc
Có TK 342: giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc
giá trị hợp lí của tài sản thuê
- Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi
nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính:
Nợ TK 212: tính vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Có TK 142: chi phí trả trước
hoặc Có TK 111, 112
TSCĐ thừa.
Khi kiểm kê phát hiện TSCĐ thừa thì doanh nghiệp phải tìm nguyên nhân
để xử lí, ghi sổ phù hợp với từng nguyên nhân
- Nếu TSCĐ thừa là do để ngoài sổ kế toán thì căn cứ vào hồ sơ ban đầu để
ghi tăng TSCĐ. Riêng mức khấu hao của TSCĐ trong thời gian quên ghi sổ thì
tập hợp vào chi phí quản lí doanh nghiệp
Nợ TK 642
Có TK 214
- Nếu TSCĐ thừa không phát hiện được nguyên nhân:
Nợ TK 211: nguyên giá

Có TK 214: giá trị hao mòn
Có TK 3381: giá trị còn lại
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ hạch toán biến động TSCĐ
(Doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ)
TK 111,112 TK 211, 212, 213
Giá mua và phí tổn của TSCĐ không qua lắp đặt

B- Kế toán giảm TSCĐ:
Giảm giá trị còn lại của TSCĐ do khấu hao TSCĐ:
Nợ TK 627: khấu hao TSCĐ ở các bộ phận sản xuất
Nợ TK 641: khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lí doanh nghiệp
Có TK 214: ghi tăng giá trị hao mòn của TSCĐ
Nhượng bán thanh lí TSCĐ:
- Kế toán ghi giảm các chỉ tiêu giá trị của TSCĐ và chuyển giá trị còn lại vào
chi phí khác:
Nợ TK 811: giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 214: giá trị hao mòn của TSCĐ
Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ
- Phản ánh thu nhập từ hoạt động nhượng bán, thanh lí:
Nợ TK 111, 112, 131: theo giá thanh toán
Nợ TK 152: phế liệu nhập kho
Nợ TK 138: tiền bồi thường phải thu
Có TK 711: ghi thu nhập khác
Có TK 3331: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Nếu trong trường hợp nhượng bán thanh lí doanh nghiệp phải chi ra một số
khoản như: chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài…
Nợ TK 811: chi phí khác
Nợ TK 133: thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Có TK 111, 112, 331…: yếu tố chi phí khác

Góp vốn liên doanh bằng TSCĐ .
Nợ TK 128, 222: theo giá thỏa thuận
Nợ TK 214: theo giá trị hao mòn
Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ
Nợ/Có TK 412: chênh lệch do tăng (giảm) TSCĐ
Thanh toán vốn cho chủ sở hữu bằng TSCĐ .
Nợ TK 411: ghi theo giá thỏa thuận
Nợ TK 214: ghi theo số khấu hao lũy kế
Có TK 211, 213: ghi theo nguyên giá
Nợ/Có TK 412: chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ
Trả TSCĐ thuê tài chính .
- Khấu hao TSCĐ thuê vào chi phí kinh doanh của từng kì hạch toán
Nợ TK 627, 641, 642…
Có TK 2142: khấu hao TSCĐ thuê tài chính
- Cuối năm kế toán xác định số phải trả về nợ gốc do thuê tài chính
Nợ TK 315
Có TK 342
- Khi thanh toán gốc và lãi cho công ty tài chính:
Nợ TK 315: thanh toán gốc đến hạn trả
Nợ TK 635: lãi thuê tài chính
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trù không nằm trong nợ gốc
Nợ TK 627, 641, 642: thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Có TK 111, 112
- Khi trả TSCĐ thuê tài chính:
Nợ TK 2142: giá trị hao mòn
Có TK 212: nguyên giá TSCĐ
Hạch toán TSCĐ thiếu.
Nợ TK 1381
Nợ TK 1388
Nợ TK 214

Có TK 211
Trường hợp TSCĐ thiếu chờ xử lí, khi có quyết định xử lí của cấp có thẩm
quyền:
Nợ TK 1388: yêu cầu bồi thường
Nợ TK 632: tính vào giá vốn của doanh nghiệp
Có TK 1388: giá trị còn lại của TSCĐ thiếu được xử lí
Hoạt động thuê tài chính: theo Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 4/11/2003
hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mức kế toán.
* Khái niệm về thuê tài chính: Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê
có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản
cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
* Hạch toán TSCĐ thuê tài chính:
- Tài khoản sử dụng: TK 212 “TSCĐ thuê tài chính” dùng để phản ánh giá
trị hiện có và tình hình biến động toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của đơn vị
Bên nợ: phản ánh nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng
Bên có: phản ánh nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho
bên thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp
Dư nợ: nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có
- Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài
chính:
Nợ TK 142
Có TK 111, 112
- Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính:
Nợ TK 342: nợ dài hạn
Nợ TK 244: kí quỹ, kí cược dài hạn
Có TK 111, 112
- Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua chưa
có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê:
Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính (giá chưa thuế GTGT)
Có TK 342: nợ dài hạn

Có TK 315: nợ dài hạn đến hạn trả
- Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi
nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính:
Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính
Có TK 142: chi phí trả trước
hoặc Có TK 111, 112: số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê
phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính
Cuối niên độ kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc
thuê tài chính đến hạn trả, trong niên độ kế toán tiếp theo ghi:
Nợ TK 342: nợ dài hạn
Có TK 315: nợ dài hạn đến hạn trả
- Trường hợp TSCĐ thuê tài chính sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương
pháp khấu trừ thuế:
+ Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê:
Nợ TK 635: chi phí tài chính
Nợ TK 315: nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112
+ Khi nhận được tiền hóa đơn thanh toán tiền thuê tài chính nhưng doanh
nghiệp chưa trả tiền ngay:
Nợ TK 635: chi phí tài chính
Nợ TK 623, 627, 641, 642
Có TK 315
- Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có
thuế GTGT mà bên cho thuê phải trả khi mua TSCĐ để cho thuê:
+ Khi nhận TSCĐ thuê tài chính bên đi thuê nhận nợ cả số thuế GTGT do
bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê phải hoàn lại cho
bên cho thuê:
Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính

Nợ TK 138: phải thu khác
Có TK 315: nợ dài hạn đến hạn trả
Có TK 342: nợ dài hạn
+ Chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài
chính:
Nợ TK 212: TSCĐ thuê tài chính
Có TK 142: chi phí trả trước
Có TK 111, 112: chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hoạt động thuê
tài chính khi nhận tài sản thuê tài chính
+ Cuối niên độ kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ
gốc thuê tài chính đến hạn trả, trong niên độ kế toán tiếp theo ghi:
Nợ TK 342: nợ dài hạn
Có TK 315: nợ dài hạn đến hạn trả
+ Khi chi tiền trả nợ gốc và tiền lãi thuê tài sản cho đơn vị cho thuê:
Nợ TK 635: chi phí tài chính
Nợ TK 315: nợ dài hạn đến hạn trả
Có TK 111, 112…
+ Căn cứ vào hóa đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT phải
thanh toán cho bên cho thuê trong kì:
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Nợ TK 627, 641, 642: thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hạch
toán vào chi phí sản xuất kinh doanh
Có TK 138: phải thu khác
+ Khi nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản nhưng doanh nghiệp
chưa trả tiền ngay:
Nợ TK635: chi phí tài chính
Có TK 315: nợ dài hạn đến hạn trả
+ Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên thuê tài sản:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112

+ Định kì kế toán tính trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản
xuất kinh doanh hoặc vốn hóa vào giá trị tài sản dở dang
Nợ TK 623, 627, 641, 642
Có TK 214
đồng thời Nợ TK 009: nguồn vốn khấu hao TSCĐ
+ Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên
cho thuê:
Nợ TK 214
Có TK 212
- Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết
một phần giá trị tài sản sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu
tài sản kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc
sở hữu của doanh nghiệp.
+ Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sản tài sản thuộc sở hữu:
Nợ TK 211
Có TK 212
+ Số tiền trả khi mua lại TSCĐ thuê tài chính
Nợ TK 211
Có TK 111, 112
+ Đồng thời chuyển giá trị hao mòn:
Nợ TK 2142
Có TK 2141
Việc ghi nhận thuê tài sản là thuê hoạt động đối với doanh nghiệp thuê.
Thuê tài sản là thuê hoạt động thì doanh nghiệp thuê không phản ánh giá trị tài
sản đi thuê trên bảng CĐKT của doanh nghiệp, mà chỉ phản ánh chi phí tiền
thuê hoạt động vào chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp đường thẳng
cho suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán tiền
thuê.
Kế toán TSCĐ thuê hoạt động:
- Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt

động
Nợ TK 327
Nợ TK 142
Có TK 111, 112, 331
- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu
trừ thuế
+ Trường hợp thu tiền cho thuê hoạt động theo định kì:
Khi phát hành hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản:
Nợ TK 331: phải thu khách hàng
Có TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Khi thu được tiền:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
+ Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kì:
Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều

Nợ TK 111, 112: tổng số tiền nhận trước
Có TK 3387: doanh thu chưa thực hiện
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Định kì tính và kết chuyển doanh thu của kì kế toán:
Nợ TK 3387
Có TK 511
Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cho thuê tài sản không thực hiện
tiếp được hoặc thời gian thực hiện ngắn hơn thời gian đã thu tiền trước (nếu có):
Nợ TK 3387
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112
- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực
tiếp

+ Trường hợp thu tiền thuê họat động theo định kì:
Khi phát hành hóa đơn dịch vụ cho thuê tài sản:
Nợ TK 131
Có TK 511
Khi thu được tiền:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
+ Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kì:
Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê hoạt động cho nhiều năm:
Nợ TK 111, 112: tổng số tiền trả trước
Có TK 3387: doanh thu chưa thực hiện
Định kì tính và kết chuyển doanh thu của kì kế toán:
Nợ TK 3387
Có TK 511
Cuối kì kế toán tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực
tiếp:
Nợ TK 511
Có TK 3331
Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê tài
sản không được thực hiện:
Nợ TK 3387
Có TK 111, 112
- Định kì tính và trích khấu hao cho thuê hoạt động vào chi phí sản xuất
kinh doanh
Nợ TK 627
Có TK 214
đồng thời Nợ TK 009: nguồn vốn khấu hao
- Định kì phân bổ số chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt
động (nếu phân bổ dần) phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê họoạt
động:

Nợ TK 627: chi phí sản xuất chung
Có TK 142: chi phí trả trước
Có TK 242: chi phí trả trước dài hạn
2.2.2. Kế toán tăng giảm TSCĐ trên hệ thống sổ kế toán chi tiết, tổng hợp.
2.2.2.1. Kế toán tăng TSCĐ trên hệ thống sổ kế toán tổng hợp..
Các phòng ban trong Công ty khi có nhu cầu trang bị mới TSCĐ phải lập
kế hoạch về nhu cầu mua sắm, đầu tư trình lên Giám đốc Công ty, việc mua sắm
tùy từng trường hợp cụ thể mà cần phải trình lên cả Tổng Công tty Than theo
phân cấp quản lí của Công ty. Sau khi có sự đồng ý của Tổng Công ty Than về
việc đầu tư TSCĐ cho Công ty Hóa chất mỏ Giám đốc Công ty sẽ giao nhiệm
vụ cho tổ tư vấn về giá đảm nhiệm việc lựa chọn nhà cung cấp (việc lựa chọn
này thường theo phương thức chào hàng cạnh tranh). Sau khi nhận được lời
chào hàng tổ tư vấn phải tổ chức ra một cuộc họp để quyết định lựa chọn nhà
cung cấp và phải có tờ trình, biên bản họp tổ tư vấn về giá của Công ty gửi lên
Giám đốc Công ty mới có quyết định chính thức về việc mua TSCĐ. Khi hợp
đồng kí kết các bên tiến hành bàn giao TSCĐ và lập biên bản bàn giao TSCĐ,
Biên bản thanh lí hợp đồng, bên mua làm thủ tục thanh toán.
Từ các chứng từ có liên quan (như Biên bản bàn giao TSCĐ, các hóa đơn
phản ánh giá mua, tập hợp chi phí phát sinh…) kế toán tiến hành ghi sổ và lập
thẻ TSCĐ.
Để trình bày về phần hạch toán tăng TSCĐ tôi xin lấy ví dụ nghiệp vụ mua
sắm 05 máy bơm hút nước hố nổ hiệu Legra xảy ra vào tháng 02 năm 2008.

×