Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1(LANDRACE x YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC (final version)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.75 KB, 100 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI
===***===

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
F1(LANDRACE x YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC
NUÔI TẠI TRANG TRẠI ÔNG
NGUYỄN VĂN PHÁT – BA VÌ – HÀ NỘI THUỘC CƠNG TY
CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM


HÀ NỘI - 2021

2


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI
===***===

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI
F1(LANDRACE x YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC
NUÔI TẠI TRANG TRẠI ÔNG
NGUYỄN VĂN PHÁT – BA VÌ – HÀ NỘI THUỘC CƠNG TY
CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM


Người thực hiện

: AAA BBB CCC

Lớp

: K62CNTYC

Khóa

: 62

Ngành
Người

: CHĂN NI THÚ Y

dẫn
Bộ mơn

hướng

: TS NGUYỄN VĂN VĂN
: CHĂN NUÔI CHUYÊN KHOA


HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả thực hiện trong bài khóa
luận này là hồn toàn trung thực và chưa được sử dụng đ ể bảo v ệ trong
một khóa luận nào.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc th ực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong khóa lu ận đ ều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2021
Sinh viên
NGUYỄN VĂN VĂN


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài này trước hết tơi xin chân thành cảm ơn
tồn thể các thầy, cô trong Khoa Chăn Nuôi – Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam đã trang bị cho tôi những kiến thức chuyên ngành bổ ích và q báu
trong suốt q trình học tập vừa qua.
Đặc biệt, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và lịng thành kính
đến thầy Nguyễn Văn Văn – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp
đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành khố luận tốt nghiệp.
Kỹ sư Văn Văn Văn, cùng các cô chú anh chị em công nhân trong
công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đã tận tình giúp đ ỡ, ch ỉ b ảo tơi
trong suốt q trình thực tập, tạo điều kiện để tơi thu thập thơng tin, số
liệu chính xác, phục vụ chun đề có hiệu quả nhất.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã giúp đ ỡ,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình học tập và hồn thành
đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do kiến th ức cũng nh ư kinh
nghiệm thực tế của bản thân còn chưa nhiều nên báo cáo cịn nhiều thi ếu
xót. Vì vậy tơi rất mong được sự quan tâm, chỉ bảo, đóng góp của th ầy cô,
bạn bè.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2021
Sinh viên
NGUYỄN VĂN VĂN


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FSH
LH
GnRH
PL
NLTĐ
L
Y
LxY
cs
min
max

: Follicle Stimulating hormone
: Luteinizing hormone
: Gonadotropine Releasing Hormone
: Prolactin
: Năng lượng trao đổi
: Landrace
: Yorkshire
: Lợn lai giữa Landrace và Yorkshire

: Cộng sự
: Tối thiểu
: Tối đa


TRÍCH YẾU KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Nguyễn Văn Văn
Mã sinh viên: 676907
Tên đề tài: “Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái F1 (Landrace x
Yorkshire) phối với đực Duroc nuôi tại trang trại ông Nguyễn Văn Văn – Ba
Vì – Hà Nội thuộc Cơng ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam”.
Ngành: Chăn nuôi
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá được khả năng sinh sản của lợn nái F1 (Landrace x
Yorkshire) khi phối với lợn đực Duroc.
- Xác định lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 kg lợn con cai sữa.
- Khảo sát được tình hình dịch bệnh trên đàn lợn tại trại.
Phương pháp nghiên cứu: nắm được quy trình chăm sóc, xác định các chỉ
tiêu, xử lý số liệu.
Kết quả và kết luận: Trên cơ sở kết quả của q trình nghiên cứu, tơi xin
đưa ra kết quả như sau:
- Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của đàn lợn nái lai F1 (Landrace x
Yorkshire):
Tuổi động dục lần đầu: 198,31 ngày; tuổi phối lần đầu: 240,31 ngày;
tuổi đẻ lần đầu: 352,41 ngày; thời gian mang thai: 115,33 ngày; th ời gian
cai sữa: 23,76 ngày; khoảng cách lứa đẻ: 145,34 ngày; số l ứa/nái/năm: 2,51
lứa.
- Một số chỉ tiêu năng suất sinh sản:
Số con sơ sinh/ổ: 12,76 con; số con sơ sinh sống/ổ: 12,40 con; t ỷ lệ

sơ sinh sống/ổ: 97,33%; số con cai sữa/ổ: 12,11 con; tỷ lệ nuôi sống/ ổ:
97,63%; khối lượng sơ sinh/ổ: 19,89 kg; khối lượng cai s ữa/ ổ: 70,33 kg.
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn con cai sữa của đàn lợn nái là: 5,75 kg/kg.


PHẦN MỞ ĐẦU

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong năm 2019, ngành chăn nuôi lợn đã phải đối mặt v ới bệnh Dịch

tả lợn châu Phi (ASF) xuất hiện và lan rộng. Sau khi ổ dịch đ ầu tiên đ ược
phát hiện tại miền Bắc từ tháng 2, đến tháng 9 dịch đã lan r ộng kh ắp c ả
63 tỉnh, thành phố. Theo Tổng cục Thống kê, tổng đàn l ợn c ả n ước đã s ụt
giảm mạnh, do đó sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng trong năm 2019
cũng giảm sâu so với năm 2018. Tháng 12/2019 đã buộc ph ải tiêu h ủy
38.172 con, giảm 97% so với tháng 5/2019 (tháng cao điểm buộc ph ải tiêu
hủy 1,27 triệu con lợn); tháng 1/2020 buộc phải tiêu h ủy 12.037 con
(giảm 99% so với tháng 5/2019).
Năm 2020 là một năm đầy thách thức với ngành chăn nuôi nh ưng
đồng thời đây cũng chính là cơ hội để th ực hiện tái c ơ cấu triệt đ ể ngành
này. Năm 2020 ngành chăn ni có rất nhiều thuận lợi, đó là Dịch t ả l ợn
Châu Phi đang từng bước được khống chế. Được sự quan tâm của nhà
nước và những chính sách phát triển hỗ trợ trong ngành chăn nuôi. Qua đó
nhiều Cơng ty, trang trại chăn ni đã từng bước thiết lập tái đàn nh ằm
phục vụ sản xuất, cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên th ị tr ường
hiện nay.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi, chất lượng con
giống là tiền đề quan trọng, vì vậy chất lượng của đàn nái sinh sản có ảnh

hưởng đến năng suất, quyết định đến số lượng con giống sản xuất. Hiện
nay giống lợn Landrace và Yorkshire đóng vai trị chủ yếu trong khâu sản
xuất lợn ni thịt ở nước ta. Việc đánh giá năng xuất sinh sản là vấn đề
cấp thiết đối với người làm công tác chọn giống và nhân giống vật nuôi.


Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được thì cịn gặp khơng ít khó khăn, đặc
biệt là về kỹ thuật, tình hình dịch bệnh của đàn l ợn nái.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, nhằm nâng cao kiến th ức cũng
như góp phần đẩy mạnh cơng tác chăn nuôi lợn, tôi đã tiến hành th ực hiện
đề tài:
“Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái F1 ( Landrace x
Yorkshire) phối với lợn đực Duroc nuôi tại trại gia công Nguyễn Danh
Lộc xã Vật Lại – huyện Ba Vì – Tp Hà Nội thuộc cơng ty c ổ ph ần chăn
ni CP Việt Nam”.
2.

MỤC ĐÍCH – U CẦU NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích
-

Đánh giá được khả năng sinh sản của lợn nái F1 (Landrace x

Yorkshire) khi phối với lợn đực Duroc.
-

Xác định lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 kg lợn con cai sữa.

-


Khảo sát được tình hình dịch bệnh trên đàn lợn tại trại.

2.2. Yêu cầu của đề tài
-

Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu.

-

Nắm được quy trình ni dưỡng chăm sóc và phịng bệnh cho đàn

lợn tại trại.
2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Những số liệu này có thể dùng làm tài li ệu tham
khảo trong giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực chăn nuôi lợn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả theo dõi là cơ sở đánh giá đúng th ực tr ạng
của đàn lợn tại trại, từ đó có định hướng đúng đắn trong việc xác định
công thức lai phù hợp tại trại và phát triển rộng tại Ba Vì.


Phần I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC GIỐNG LỢN
1.1.1 Giống lợn Landrace
Nguồn gốc: Giống lợn Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch, được ni
phổ biến ở các nước châu Âu từ năm 1990. Năm 1970, giống lợn này đ ược
nhập vào Việt Nam qua Cuba. Giống lợn Landrace được chọn là m ột trong
những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn Việt Nam.
Đặc điểm ngoại hình: Lợn có lơng, da trắng tuyền, tai to mềm, cụp che

lấp mặt, đầu dài, thanh. Thân dài, mơng nở, mình thon, trơng ngang gi ống
hình cái nêm hoặc quả thủy lôi. Lưng hơi vồng lên, m ặt l ưng ph ẳng. L ợn
Landrace có 12 – 14 vú, 4 chân hơi yếu.
Khả năng sinh trưởng: Giống lợn Landrace có khả năng thích nghi
cao, khả năng sinh trưởng tốt. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) giống l ợn
Landrace là giống lợn có năng suất cao. Tốc độ sinh tr ưởng nhanh, tiêu t ốn
thức ăn/kg tăng khối lượng từ 2,7 – 3,01 kg. Tăng khối lượng bình
quân/ngày từ 700 – 800 g, tỷ lệ thịt nạc đạt từ 55 – 56%. Khi trưởng thành
con đực nặng 300 – 320 kg, con cái nặng 220 – 250 kg (Vũ Đình Tơn, 2009).
Khả năng sinh sản: Lợn Landrace có khả năng sinh sản tốt và khả
năng ni con khéo. Theo Vũ Đình Tơn (2009), lợn Landrace có tu ổi ph ối
giống lần đầu 310 ngày, số con đẻ ra trên lứa từ 9 – 11 con, khối lượng sơ
sinh từ 1,3 – 1,4 kg/con, khối lượng lúc 70 ngày tuổi đạt 16 – 18 kg/con.
Lợn đực có thể đưa vào sử dụng lúc 8 tháng tuổi, lượng tinh d ịch khai thác
đạt 270 ml/lần.
Khả năng thích nghi: Thích nghi kém hơn Yorkshire, thích nghi kém
trong điều kiện nóng bức, dễ bị stress.


1.1.2. Giống lợn Yorkshire (Đại Bạch – Yorkshire Large White)
Nguồn gốc: Giống lợn Yorkshire có nguồn gốc từ vùng Yorkshire của
nước Anh vào thế kỉ XIX. Lợn Yorkshire được nhập vào Việt Nam t ừ Liên Xô
cũ năm 1964, tới năm 1978 được nhập về từ Cu Ba, sau này đ ược nh ập t ừ
một số quốc gia khác như Anh, Pháp, Nhật Bản, Mỹ .
Đặc điểm ngoại hình: Giống lợn này có tồn thân màu trắng, hơi có
ánh vàng, mặt hơi thô, mõm hơi cong lên, tai to vừa phải và dựng đ ứng (Vũ
Đình Tơn, 2009).
Khả năng sinh trưởng: Lợn Yorkshire có tốc độ sinh trưởng nhanh,
khả năng thích nghi rộng rãi. Lợn có khối lượng lớn, con đ ực tr ưởng thành
nặng từ 350 – 380 kg, dài thân 170 – 185 cm. Con cái trưởng thành nặng từ

250 – 280 kg, khối lượng lúc 60 ngày tuổi đạt 16 – 20 kg/con (Võ Tr ọng
Hốt và cs, 2000). Lợn vỗ béo đạt 100 kg lúc khoảng 5 – 6 tháng tuổi. Lợn
Yorkshire cho tỷ lệ nạc đạt 52 – 55 % theo trích dẫn của Vũ Đình Tơn (2009).
Khả năng sinh sản: Lợn cái thành thục về tính lúc 6 tháng tuổi và có
thể phối giống lần đầu vào khoảng 240 – 206 ngày, số con đẻ ra trên lứa
cao từ 11 – 13 con, số lứa/nái/năm là 2,0 – 2,2. Khối lượng sơ sinh/con
dao động từ 1,3 – 1,4 kg/con. Lợn đực khai thác tinh lúc 8 tháng tuổi, lượng
tinh trung bình khai thác được là 232 ml/lần (Vũ Đình Tơn, 2009).
Khả năng thích nghi: Thích nghi cao, chịu kham khổ, ít bị stress.
1.1.3. Đặc điểm của lợn lai F1 (Landrace x Yorkshire)
Đây là con lai giữa đực Landrace với cái Yorkshire. Trong đó con b ố
được chọn theo hướng tăng trọng và tỉ lệ nạc cao, con m ẹ đ ược chọn theo
hướng sinh sản tốt.
Đặc điểm ngoại hình: Tồn thân to, tai to bình thường hơi nghiêng
(khơng sụp xuống mặt, cũng khơng dựng đứng) có thân hình dài địn, chân


cao vừa vững chắc, mông vai nở vừa, dáng làm mẹ tốt, bầu vú phát tri ển
tốt và có số vú lớn hơn 13 núm, nuôi con khéo.
Khả năng sinh trưởng, sinh sản: Nhóm nái lai LxY nâng cao được số
con sơ sinh sống/ổ: 0,24 – 0,62 con/ổ; nâng cao được khối lượng cai sữa từ
0,65 – 3,29 kg/ổ. Tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn từ 4 – 11 ngày; giảm được số
ngày lên giống lại sau cai sữa từ 0,25 – 2,42 ngày; khối lượng lợn con cai sữa
tăng từ 0,65 – 3,29 kg/ổ (Nguyễn Thị Viễn và cs, 2005).
Ưu thế lai về tính trạng sinh sản của nhóm nái lai LY/YL đạt được từ
0,99 – 7,11 % và tính trạng tăng trọng g/ngày giai đoạn từ 90 – 150 ngày
tuổi (kiểm tra năng suất cá thể) đã cải thiện được từ 2,03 – 3,48%.
Do vậy công thức lai này được sử dụng rộng rãi, nhằm nâng cao kinh
tế, chất lượng thương phẩm.
1.1.4. Giống lợn Duroc

Nguồn gốc: Lợn Duroc có nguồn gốc từ miền Đơng nước Mỹ và
vùng Corn Belt. Dòng Duroc được tạo ra ở vùng New York năm 1823,
bởi Isaac Frink. Giống Duroc-Jersey có nguồn của hai dòng khác biệt Jersey
đỏ của New Jersey và Duroc của New York. Còn dòng Jersey đỏ được tạo ra
vào năm 1850 vùng New Jersey bởi Clark Pettit. Chủ yếu được nuôi ở vùng
New Jersey và vùng New York, nước Mỹ.
Đặc điểm ngoại hình: Lợn tồn thân có lơng màu hung đỏ hoặc nâu
đỏ, đầu to vừa phải, mõm dài, tai to và dài, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai –
lưng – mông – đùi rất phát triển. Lợn thuần ch ủng có màu s ắc lơng đ ỏ nâu,
bốn móng ở mỗi chân màu đen tuyền, khi lai lơng có màu vàng nh ạt và xuất
hiện đốm đen.
Đặc điểm sinh trưởng:
Giống Duroc là giống tiêu biểu hướng nạc. Trọng lượng trưởng
thành của con đực trên 300 kg/con, con cái 200 – 300 kg/con, t ỷ l ệ n ạc cao.


Chúng là giống lợn cho nhiều nạc, mỡ lưng mỏng (10 – 12 mm), n ạc có s ớ
cơ dai, ít vân mỡ nên thịt không mềm, không ngon lắm. Lợn tăng tr ọng
nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, có khả năng tăng trọng từ 750 – 800 g/ngày,
6 tháng tuổi lợn thịt có thể đạt 105 – 125 kg.
Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2010) cho biết khả năng tăng kh ối
lượng trung bình trong thời gian 60 – 165 ngày tuổi của các t ổ h ợp nái lai
F1(LxY), F1(YxL) phối với lợn đực Duroc và lợn đực L 19 (đực VCN03) đạt từ
680 – 702 g/ngày và cùng trên tổ hợp lai giữa l ợn đ ực Duroc, l ợn đ ực L 19
với nái F1(LxY) và F1(YxL) tác giả Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008)
cho biết tỉ lệ móc hàm là 75,33 – 75,94%, tỉ lệ thịt xẻ 68,57 – 69,64%, t ỉ l ệ
nạc là 57,21 – 58,87%, dài thân thịt là 87,38 – 90,64%.
Đặc điểm sinh sản: Duroc có khả năng sinh sản tương đối cao.
Trung bình đạt 1,7 – 1,8 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ từ 9 – 10 con, l ợn con trung
bình đạt 1,2 – 1,3 kg, khối lượng cai s ữa đạt 12 – 15 kg. S ức ti ết s ữa c ủa

lợn đạt 5 – 8 kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của lợn tốt. Tuy nhiên, kh ả
năng sing sản của nái không cao, đẻ khoảng 7 – 9 con/l ứa, con kém, nhu
cầu dinh dưỡng cao, sức kháng bệnh kém.
1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC CỦA LỢN NÁI
Sinh lý sinh dục của lợn mang tính đặc trưng cho lồi, duy trì qua các
thế hệ và ln được củng cố, hồn thiện thơng qua các q trình ch ọn l ọc.
Ngồi ra cịn chịu sự chi phối của điều kiện ngoại cảnh, điều kiện chăm
sóc ni dưỡng.
1.2.1 Sự thành thục về tính
Sự thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có ph ản x ạ sinh d ục
và có khả năng sinh sản. Gia súc ở tuổi thành thục về tính có biểu hiện
như:


- Bộ máy sinh dục phát triển tương đối hoàn thiện: con cái rụng
trứng lần đầu, con đực sinh tinh và có biểu hiện giao ph ối lần đầu. Tr ứng
và tinh trùng gặp nhau có khả năng thụ thai.
- Con vật xuất hiện các phản xạ sinh dục: Con cái thích g ần con đ ực
và chịu đực, con đực có phản xạ giao phối.
- Xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ cấp: bầu vú con cái phát tri ển
lộ rõ 2 hàng vú, âm hộ sưng lên đỏ hồng hào, cơ thể con đực to lớn và xu ất
hiện mùi đặc trưng.
Thông thường sự thành thục của lợn cái được ghi nh ận b ằng l ần đ ộng
dục đầu tiên, ở lần động dục này lợn cái đã có trứng rụng và có kh ả năng
thụ thai. Nhưng tuy nhiên, người ta thường bỏ qua lần động dục đầu tiên
này, vì lúc này bộ máy sinh dục của lợn cái chưa hoàn ch ỉnh; đồng th ời th ể
vóc cũng chưa đạt độ thành thục (sự thành thục về tính thường biểu hi ện
sớm hơn sự thành thục về thể vóc) nên nó chỉ có ý nghĩa mang tính ch ất
báo hiệu cho biết lợn cái đã bắt đầu có kh ả năng sinh sản. Ph ối giống cho
lợn cái ở lần động dục đầu tiên sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng và năng

suất sinh sản của lợn nái sau này. Do đó đ ể đ ảm bảo cho sinh tr ưởng và
phát dục tốt ở cơ thể lợn mẹ, đảm bảo tốt phẩm giống cho thế hệ sau
chúng ta nên bỏ qua lần động dục đầu tiên và bắt đầu cho phối ở l ần th ứ
2, thứ 3 trở đi khi mà bộ máy sinh dục của lợn cái đã phát tri ển hồn thiện
và thể vóc của con vật đã đạt được kích thước phù h ợp. Nh ưng ng ược l ại
chúng ta cũng khơng nên phối q muộn vì khơng nh ững ảnh h ưởng đ ến
hoạt động sinh lý sinh dục của lợn cái mà còn làm giảm hiệu quả chăn
nuôi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính của lợn cái:
- Giống


Gia súc thuộc các giống khác nhau thì có sự thành th ục về tính khác
nhau. Thường thì các lồi gia súc nhỏ xuất hiện thành th ục về sớm h ơn so
với các loài gia súc lớn, động vật nuôi thường sớm hơn thú rừng,…
Lợn nái thành thục về tính vào khoảng 4 - 9 tháng tuổi. Thơng
thường các giống lợn nội có tuổi thành thục về tính sớm hơn so với l ợn lai
và lợn ngoại. Tuổi thành thục lần đầu của các giống lợn nội như: lợn Ỉ, l ợn
Móng Cái là 3 - 5 tháng tuổi. Lợn lai tuổi động dục lần đầu mu ộn h ơn, ở l ợn
nái F1(nội × ngoại) động dục lần đầu từ 5 - 7 tháng tuổi. L ợn ngoại thành
thục về tính từ 6 - 8 tháng tuổi.
- Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và quản lý
Chế độ ni dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới tuổi thành thục về tính.
Trong cùng một giống, nếu những cá thể được ni dưỡng chăm sóc, quản
lý tốt thì tuổi thành thục sớm hơn và ngược lại những cá thể được nuôi
dưỡng, chăm sóc, quản lý khơng tốt thì sẽ thành thục v ề tính mu ộn h ơn.
Theo Zimmerman, nếu dinh dưỡng tốt thì sẽ rút ngắn được thời gian thành
thục về tính từ 4 – 16 ngày so với mức chỉ đáp ứng 60 – 70% nhu c ầu dinh
dưỡng.
Khi lợn bị cung cấp thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến bị chậm động d ục,

cịn nếu thừa sẽ gây tích mỡ quanh buồng trứng và cơ quan sinh d ục làm
giảm chức năng của chúng. Để lợn sinh trưởng và phát triển bình th ường
thì phải đảm bảo cung cấp đầy đủ về nhu cầu năng lượng, protein, khoáng
và vitamin. Nhu cầu dinh dưỡng phải phù h ợp v ới t ừng giai đo ạn phát
triển của lợn để chúng phát triển tốt nhất và đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất.

- Khối lượng cơ thể
Cùng tuổi nhưng khối lượng cơ thể con nào lớn h ơn thì thành th ục

sớm hơn. Thường phối lần đầu khi khối lượng cơ thể đạt 75 – 80% so v ới
khối lượng cơ thể khi trưởng thành. Nếu phối sớm khối l ượng l ợn m ẹ bé


sẽ khó đẻ, tỷ lệ hao hụt cao khiến nái dễ bị suy thoái. M ặt khác, khi ph ối
sớm, trứng rụng ít dẫn đến tỉ lệ sinh thấp. Do đó, người ta th ường b ỏ qua 1
– 2 chu kỳ đầu.
- Mùa vụ và thời gian chiếu sáng
Mùa vụ và chế độ chiếu sáng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chu
kỳ tính của động vật. Sự khác biệt về mùa vụ cũng ảnh h ưởng rõ r ệt t ới
tuổi động dục của lợn cái. Theo Phạm Hữu Doanh và cs (2005) cho biết l ợn
nội (Móng Cái, Ỉ) thành thục về tính ở tháng th ứ 4 – th ứ 5, còn l ợn lai F1 thì
6 tháng tuổi, lợn ngoại 6 đến 8 tháng tuổi. Do đó n ếu l ợn cái đ ược chi ếu
sáng 12 giờ/ngày sẽ động dục sớm hơn những con được chiếu sáng trong
ngày ngắn. Thực tế cho thấy những giống lợn ni ở vùng nhiệt đ ới
thường có tuổi thành thục về tính sớm hơn những giống lợn nuôi ở vùng
ôn đới.
- Nhiệt độ và độ ẩm môi trường
Nhiệt độ và độ ẩm có liên quan chặt chẽ với nhau. Khi nhiệt đ ộ
khơng khí lên cao kéo theo đó là s ự là sự bốc h ơi tăng lên làm cho đ ộ ẩm

khơng khí cũng tăng cao, từ đó tạo điều kiện cho mần bệnh ph át triển ảnh
hưởng tới sức khỏe của con vật khiến con vật khó ch ịu d ẫn đ ến gây c ản
chở quá trình phát triển và làm chậm quá trình động dục.
Mặt khác, nhiệt độ lên cao cũng làm tăng tỷ lệ chết phôi. Khi nhi ệt
độ lên cao trên 32o C vào những tháng mùa hè làm tăng tỷ lệ khơng đậu
thai ở lợn nái lên 19,7% cịn các mùa khác là 12,7% (Paterson và cs, 1987).
- Điều kiện ngoại cảnh
Ngồi yếu tố di truyền thì yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh h ưởng rõ
ràng và có ý nghĩa đến tuổi thành thục về tính. Chế độ ni d ưỡng, chăm
sóc, bệnh tật, phương thức phối giống, lứa đẻ, mùa v ụ… đều ảnh h ưởng
tới các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái.
- Mật độ nuôi nhốt
Lợn cái hậu bị nếu nuôi nhốt với mật độ cao trên 1 đơn vị di ện tích
trong suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Tuy nhiên, n ếu


nuôi tách biệt từng cá thể cũng sẽ làm chậm sự thành thục về tính so v ới
ni nhốt theo nhóm.
Mặt khác tiểu khí hậu chuồng ni cũng ảnh hưởng lớn tới năng suất
của lợn và tuổi động dục lần đầu. Tiểu khí hậu chuồng ni phụ thuộc vào
lượng phân trong chuồng. Paul Hughes và James Tilton (1996) tiến hành thí
nghiệm tại Úc cho thấy hàm lượng NH3 cao làm chậm động dục lần đầu 25 –
30 ngày.
- Sự kích thích của con đực
Sự kích thích của con đực cũng ảnh hưởng tới sự thành th ục về tính
của con cái hậu bị. Thực nghiệm cho thấy, nếu cách ly lợn nái hậu bị kh ỏi
lợn đực sẽ làm cho lợn nái chậm động dục so với nh ững l ợn nái cùng l ứa.
Tuy nhiên việc sử dụng đực giống dưới 10 tháng tuổi là rất ít tác d ụng vì
chúng cịn non chưa tiết ra lượng pheromone để kích thích l ợn cái. Vì v ậy
cần phải sử dụng đực giống đã trưởng thành cho tiếp xúc với lợn nái h ậu

bị để kích thích chúng động dục.
Theo Hughes và James (1996) cho biết lợn nái đạt 90 kg th ể tr ọng
trở lên ở 165 ngày tuổi cho tiếp xúc 2 lần/ngày với lợn đ ực, m ỗi lần 15 –
20 phút thì có tới 83% lợn cái hậu bị động d ục l ần đầu. Qua đó cho th ấy,
đực giống cũng có ảnh hưởng đến động đục của lợn cái .
1.2.2. Sự thành thục về thể vóc
Khi đã thành thục về tính con vật vẫn tiếp tục sinh trưởng, phát triển
để hoàn thiện về thể vóc. Hồn thiện về thể vóc là tuổi mà con vật đã có sự
phát triển hồn thiện về ngoại hình, xương đã được cốt hố hồn tồn, tầm
vóc ổn định... đây mới là thời điểm tốt nhất để con vật thực hiện các hoạt
động sinh sản.
Tuổi thành thục về thể vóc bao giờ cũng muộn hơn tuổi thành th ục về
tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục đầu
tiên. Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong
giai đoạn lợn thành thục về tính thì khơng nên cho gia súc sinh sản quá sớm.


Vì lợn mẹ có thể thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát
triển tốt nhất, nên số con đẻ ra ít, chất lượng đời con kém. Đồng th ời c ơ
quan sinh dục, đặc biệt là xương chậu vẫn còn hẹp nên dễ gây hiện tượng
khó đẻ. Nó sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái sau này.
Đối với lợn nái nội khi được 7 – 8 tháng tuổi lúc đó khối lượng đạt 50 – 60
kg nên cho phối, với lợn nái ngoại khi được 8 – 9 tháng tuổi khối lượng đạt
100 – 120 kg mới nên cho phối.
1.2.3. Chu kỳ sinh dục
Chu kỳ động dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi tồn b ộ
cơ thể đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục khơng có bào thai và
khơng có hiện tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có q trình phát
triển của nỗn bao, nỗn bao thành thục, trứng chín và th ải tr ứng. Song
song với quá trình thải trứng thì tồn bộ cơ th ể nói chung đặc bi ệt là c ơ

quan sinh dục có hàng loạt các biến đổi về hình thái cấu tạo và ch ức năng
sinh lý. Tất cả các biến đổi đó được lặp đi, lặp lại có tính ch ất chu kỳ nên
gọi là chu kỳ tính. Chu kỳ tính được bắt đầu t ừ khi c ơ th ể đã thành th ục v ề
tính, nó xuất hiện liên tục và chấm dứt khi cơ th ể cái già y ếu. M ột th ời kỳ
động dục thường kéo dài 20 – 22 ngày, nhưng có th ể xê d ịch trong ph ại vi
18 – 25 ngày, trung bình là 21 ngày. Thời gian động d ục kéo dài 3 – 7 ngày,
trung bình là 5 ngày và được chia làm 4 giai đoạn sau:
- Giai đoạn trước động dục (proestrus) kéo dài 1 – 2 ngày
Giai đoạn này kéo dài khoảng 1 – 2 ngày kể từ khi thể vàng bị tiêu
biến đến khi động dục lần tiếp theo. Giai đoạn này noãn bao phát tri ển n ổi
lên bề mặt của buồng trứng và tăng tiết hormone estrogen làm cho cơ quan
sinh dục cái có nhiều biến đổi như: tử cung, âm đ ạo bắt đ ầu xung huy ết,
các tuyến sinh dục phụ và âm đạo tiết ra dịch nh ầy nh ằm bôi tr ơn đ ường
sinh dục. Một số con có biểu hiện nhảy lên lưng con khác nh ưng ch ưa cho


con khác nhảy lên lưng. Đây là giai đoạn chuẩn bị các điều ki ện cho đ ường
sinh dục của con cái đón trứng, tiếp nhận tinh trùng và thụ tinh . Ở giai
đoạn này khơng nên phối ép vì trứng chưa rụng khơng có kh ả năng th ụ
thai.

- Giai đoạn động dục (estrucs) kéo dài 2-3 ngày

Đây là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai, gồm 3 th ời kỳ
xảy ra liên tiếp: hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực. Trong giai đo ạn này
những biến đổi về sinh lý so với giai đoạn tiền động dục càng rõ r ệt h ơn.
Niêm mạc âm hộ xung huyết, tấy sưng lên, chuyển từ màu đỏ sang màu
mận chín, tử cung hé mở rồi mở rộng, âm đạo tiết d ịch nhi ều chuy ển t ừ
trong suốt và loãng sang đặc dần keo dính có tác dụng làm trơn đường sinh
dục và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Hormone estrogen tiết ra

nhiều nhất làm cho con vật biểu hiện tính hưng phấn cao độ: Thần kinh
hưng phấn, con vật ít ăn hoặc bỏ ăn, con cái đứng n ằm không yên, phá
chuồng, kêu rống, đứng ngẩn ngơ, để con khác nhảy lên l ưng, đái d ắt, thích
gần con đực, xuất hiện tư thế giao phối: hai chân dạng ra, đuôi cong về
một bên, lúc đó bên trong buồng trứng xuất hiện các nỗn bao chín. Sau khi
động dục 24 – 30 giờ thì trứng rụng và thời gian rụng tr ứng kéo dài 10 – 15
giờ. Vì vậy nên phối 2 lần cho lợn sẽ đạt được hiệu quả th ụ thai cao h ơn.
Các biểu hiện về sinh lý khi trứng rụng: thân nhiệt tăng 0,8 – 1,2 ºC, nh ịp
tim tăng, bạch cầu trung tính tăng. Nếu ở giai đoạn này tr ứng gặp đ ược
tinh trùng, hợp tử được hình thành thì chu kỳ tính dừng l ại, gia súc cái
chuyển sang giai đoạn mang thai và cho đến khi đẻ xong một th ời gian
nhất định thì chu kỳ tính mới xuất hiện trở lại. Trường h ợp gia súc cái
khơng có thai thì chuyển sang giai đoạn sau động d ục.
- Giai đoạn sau động dục (metestrus) kéo dài 3 - 4 ngày


Đặc điểm giai đoạn này là toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh
dục nói riêng dần dần được khôi phục ở trạng thái hoạt động sinh d ục
bình thường, âm hộ bắt đầu teo lại, tái dần, lợn ăn uống tốt h ơn. Bên trong
trứng xuất hiện thể vàng. Thể vàng tiết hormone progesterone làm ức chế
trung khu sinh dục vùng dưới đồi (Hypothalamus) ức chế tuyến yên, làm
giảm tiết hormone estrogen, làm giảm hưng phấn thần kinh và ngừng tiết
dịch ở tử cung, từ đó con vật không tiết dịch nữa. Khi gia súc cái mang thai,
thể vàng tồn tại trong suốt quá trình mang thai (2 – 3 ngày tr ước khi đ ẻ
thể vàng tiêu biến). Nếu không mang thai thể vàng sẽ tiêu biến sau 14 – 15
ngày. Sau khi thể vàng tiêu biến thì một chu kỳ mới bắt đ ầu.
- Giai đoạn yên tĩnh (diestrucs) kéo dài 12 – 14 ngày
Đây là giai đoạn dài nhất của chu kỳ sinh dục. Th ời kỳ này con v ật
hoàn toàn yên tĩnh, cơ quan sinh dục dần dần trở lại trạng thái yên tĩnh
sinh lý bình thường. Trong buồng trứng thể vàng bắt đầu teo đi, noãn bao

bắt đầu phát dục nhưng chưa nổi rõ lên bề mặt của buồng trứng, toàn bộ
cơ quan sinh dục dần dần xuất hiện những biến đổi chuẩn bị cho chu kỳ
tiếp theo. Sau khi lợn đã thành thục về tính thì trong buồng tr ứng đã có
những bao nỗn tương đối lớn, các kích thích bên ngoài nh ư nhiệt đ ộ, ánh
sáng, thức ăn, mùi vị,… tác động lên vỏ não và kích thích này truy ền đ ến
tuyến yên làm cho tuyến yên tiết ra FSH (Follicle Stimulating Hormone).
Hormone này tác động lên buồng trứng làm cho noãn bao phát tri ển và
thành thục, tế bào hạt trong noãn bao tiết ra estrogen ch ứa đầy trong
xoang bao nỗn. Lúc này lợn có biểu hiện động dục, biếng ăn, ch ỉ nh ấm
nháp chút ít, bồn chồn đi lại nhiều, âm hộ có hiện tượng xung huy ết đ ỏ
mọng, kêu la phá chuồng, thích nhảy lên lưng con khác, thích g ần con đ ực.
Trong chăn nuôi, chúng ta cần quan tâm đến chu kỳ động dục mà t ừ
đó phát hiện chính xác thời điểm phối giống thích h ợp. Trong su ốt quá


trình trứng chín và rụng kéo dài từ 10 – 15 giờ, tr ứng có th ời gian s ống và
kết hợp với tinh trùng để hình thành hợp tử trước 6 – 8 giờ sau khi tr ứng
rụng ở 1/3 đầu phía trên ống dẫn trứng. Vì thế nếu phối giống sớm thì
tinh trùng sẽ yếu khi gặp trứng cho tỷ lệ th ụ thai không cao và ng ược l ại.
Hiện nay người chăn nuôi áp dụng phương pháp phối nhiều lần, nh ất là
trong thụ tinh nhân tạo, lần trước cách lần sau khoảng 12 giờ và có thể
phối tới 3 lần cho một lợn n ái khi động dục, nhất là đối với lợn ngoại.
Bằng cách này không chỉ tăng tỉ lệ thụ thai t ừ 5 – 8% mà cịn có th ể tăng
khoảng 0,4 con/lứa (ITP,2000).
Nắm vững chu kì tính ta sẽ có nhiều lợi ích:
Phát hiện kịp thời hiện tượng động dục và trứng rụng nâng cao đ ược
tỷ lệ thụ thai, góp phần phát triển đàn lợn.
Chủ động điều khiển kế hoạch sinh sản, ni dưỡng, khai thác s ản
phẩm. Góp phần đề phịng hiện tượng vơ sinh.
Sự điều hịa của chu kỳ tính

Chu kỳ tính được điều hịa qua cơ chế điều hòa ng ược d ưới s ự đi ều
khiển của hệ thần kinh và thể dịch, với sự tham gia của vùng dưới đồi,
tuyến yên, buồng trứng điều khiển mọi hoạt động sinh lý, sinh dục của lợn
nái. Dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh nh ư: Pheremon của l ợn đ ực,
chế độ dinh dưỡng, nước uống, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… Não bộ tác
dụng lên vùng dưới đồi (Hypothalamus) giải phóng hormone sinh dục
GnRH ( Gonadotropin Releasing Hormone), hormone được tiết ra t ừ các
nơron vùng dưới đồi có tác dụng kích thích thùy tr ước tuy ến yên tăng
cường tiết FSH (Follicle Stimulating Hormone: Kích thích nỗn bao phát
triển, làm cho nỗn bao phân chia qua các thời kỳ khác nhau và làm cho
trứng chín), LH (Luteinsing Hormone: Thúc đẩy q trình r ụng tr ứng và
hình thành thể vàng. Muốn cho trứng chín và rụng thì tỷ lệ LH/FSH=3/1)


và Prolactin (Thúc đẩy tiết sữa, kích thích hoạt động th ể vàng tiết
Progesteron).
Thể vàng được hình thành sau khi rụng trứng và sản sinh ra
hormone Progesteron, hormone này cùng với Estrogen thúc đẩy s ự tăng
sinh lớp nội mạc tử cung chuẩn bị đón hợp tử. Progesteron duy trì q
trình mang thai, kích thích tuyến vú phát triển và ức ch ế tuyến yên tiết
FSH và LH.
Hiện tượng động dục giả ở lợn
Động dục giả là hiện tượng lợn nái đã có chửa nh ưng bên ngồi v ẫn
có một số biểu hiện lâm sàng giống như lợn phối giống không ch ửa và
động dục lại.
Biểu hiện lợn động dục giả: âm hộ sưng đỏ, dịch nhờn có r ất ít,
khơng có phản xạ chịu đực, thời gian động dục ngắn 1 – 2 ngày. (Nếu phát
hiện lợn động dục giả cần theo dõi và đưa ra phương án chăm sóc phù
hợp).



Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế điều hịa chu kỳ tính ở lợn cái
Ghi chú:
GnRH: Gonadotropin Releasing Hormone

LH:

FSH : Follicle Stimulating Hormone

Hormone
PL : Prolactin

Luteinizing


×