Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn cần trục tháp trên công trường xây dựng và ứng dụng mạng BBNs dự báo rủi ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.09 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ THANH PHÚC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN AN TỒN
CẦN TRỤC THÁP TRÊN CƠNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
VÀ ỨNG DỤNG MẠNG BBNs DỰ BÁO RỦI RO

Chuyên ngành:

Quản Lý Xây Dựng

Mã số:

60 58 03 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2019


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lương Đức Long
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Đỗ Tiến Sỹ


..……………………………………………………………..........................
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Đặng Ngọc Châu
……………………………………………………………............................
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA-ĐHQG
TP. HỒ CHÍ MINH, ngày 11 tháng 01 năm 2020.
Thành phần đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. Lê Hoài Long
2. TS. Phạm Vũ Hồng Sơn
3. TS. Đỗ Tiến Sỹ
4. TS. Đặng Ngọc Châu
5. TS. Đinh Công Tịnh
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
KỸ THUẬT XÂY DỰNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Thanh Phúc

MSHV: 1570694


Ngày, tháng, năm sinh: 10/08/1991

Nơi sinh: Phú Yên

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng

Mã số : 60580302

I. TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN AN TỒN
CẦN TRỤC THÁP TRÊN CƠNG TRƯỜNG XÂY DỰNG VÀ
ỨNG DỤNG MẠNG BBNs DỰ BÁO RỦI RO
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến an tồn cần trục tháp trên cơng
trường xây dựng.
- Xây dựng mơ hình BBNs định lượng mức độ rủi ro an tồn cần trục tháp trên
cơng trường xây dựng.
- Ứng dụng mơ hình BBNs vào 1 dự án nhà cao tầng thực tế đang triển khai ở
tỉnh Bình Dương.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/08/2019
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 08/12/2019
V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. LƯƠNG ĐỨC LONG
Tp. HCM, ngày 19 tháng 08 năm 2019
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO


PGS.TS. Lương Đức Long

TS. Đỗ Tiến Sỹ

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS.TS. Lê Anh Tuấn


LUẬN VĂN THẠC SĨ

LỜI CẢM ƠN

LỜI CẢM ƠN!

Trải qua quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn là sự tích
lũy kiến thức và nỗ lực khơng ngừng của mỗi học viên. Bên cạnh đó, học viên còn
được sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ tận tình của q Thầy, Cơ, gia đình, đồng
nghiệp và bạn bè. Chính vì vậy, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng tri
ân sâu sắc đến quý Thầy, Cô ngành Quản lý Xây dựng đã truyền đạt, chia sẻ những
kiến thức, kinh nghiệm quý báu từ học thuật đến thực tiễn, trong suốt thời gian học
viên tham gia chương trình cao học từ năm 2015-2017.
Luận văn được hoàn thành sau thời gian nỗ lực nghiêm túc của bản thân dưới
sự hướng dẫn tận tình của quý Thầy, Cơ, sự chia sẻ và góp ý chân tình của bạn bè
và đồng nghiệp. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. LƯƠNG
ĐỨC LONG, người thầy đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn, đơn đốc và đóng góp
nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học viên thực hiện đề tài.
Học viên cũng xin chân thành cảm ơn các Anh/Chị, các bạn đồng nghiệp và
các anh/chị, các bạn ở các lớp cao học ngành Quản lý xây dựng đã nhiệt tình chia
sẻ, giúp đỡ học viên trong quá trình thu thập dữ liệu.

Cuối cùng, xin cảm ơn những người thân yêu trong gia đình học viên là những
người luôn ở bên cạnh học viên, quan tâm, động viên học viên vượt qua những khó
khăn, trở ngại để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2019

Lê Thanh Phúc


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÓM TẮT

TÓM TẮT

Trong quá khứ và những năm gần đây, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã
xảy ra nhiều sự cố tai nạn liên quan đến cần trục tháp gây hậu quả nghiêm về người
và tài sản. Thực trạng về nguy cơ mất an toàn cần trục tháp trên công trường xây
dựng nhà cao tầng là không thể tránh khỏi. Khi mà tốc độ đô thị hóa ngày càng cao,
các nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều, nhà đầu tư gần như xây dựng hết diện
tích khu đất trong điều kiện mặt bằng chật hẹp của các dự án làm tăng nguy cơ mất
an toàn với cần trục tháp. Nếu xảy ra tai nạn cần trục tháp trên công trường xây
dựng không chỉ thiệt hại về tính mạng con người và hiệu quả của dự án mà cịn gây
ảnh hưởng đến uy tín của các bên liên quan, cùng tâm lý hoang mang lo ngại của
mọi người về thiết bị nâng này. Cho nên, việc đưa ra một công cụ giúp những người
làm công tác quản lý an toàn, quản lý xây dựng, quản lý dự án, … có thể định lượng
được mức độ an toàn cần trục tháp để quản lý vận hành an tồn nó là điều cần thiết.
Cuộc khảo sát được tiến hành trên các công trường xây dựng nhà cao tầng tại
thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận để nhận dạng các yếu tố quan trọng làm
ảnh hưởng đến nguy cơ mất an toàn với cần trục tháp. Kết quả khảo sát đã xác định

được 22 yếu tố ảnh hưởng lớn từ 24 yếu tố đã tổng quan.
Từ đó, nghiên cứu đã phát triển xây dựng mơ hình sơ đồ mạng xác suất
Bayesian Belief Networks để định lượng khả năng xảy ra mất an tồn trên cơng
trường có vận hành cần trục tháp. Thơng qua khảo sát ý kiến các kỹ sư nhiều năm
kinh nghiệm ở các vị trí khác nhau trong dự án xác định 39 mối quan hệ nhân quả
giữa các yếu tố ảnh hưởng. Thiết lập mơ hình BBNs tổng qt về an tồn cần trục
tháp từ 33 mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố có tác động mạnh nhất.
Để kiểm chứng tính hợp lý của mơ hình BBNs, tác giả vận dụng vào 1 dự án
thực tế đang triển khai ở tỉnh Bình Dương trên quan điểm của Trưởng ban an toàn
lao động để định lượng rủi ro an toàn cần trục tháp theo hiện trạng của từng yếu tố
để lên kế hoạch phịng ngừa rủi ro và ứng phó rủi ro an toàn cần trục tháp.


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÓM TẮT

ABSTRACT

In the past and recent years, many accidents related to tower cranes in Ho Chi
Minh city have caused serious human and property consequences. The reality of the
risk of unsafe tower cranes on high-rise construction sites is inevitable. As the speed
of urbanization is increasing, high-rise buildings grow more and more, investors
almost build up the whole land area in the narrow space of projects, increasing the
risk of unsafety with tower crane. If a tower crane accident occurs on a construction
site, it will not only damage human life and the efficiency of the project, but also
affect the prestige of the parties involved, and the bewildering psychology of
concerns everyone about this lifting machine. Therefore, the introduction of a tool
to help people in safety management, construction management, project
management, ... can quantify the safety level of tower crane to manage safe

operation it is essential.
The survey was conducted on high-rise construction sites in Ho Chi Minh City
and surrounding areas to identify important factors affecting safety risks of tower
cranes. The survey results have identified 22 major influencing factors from the 24
reviewed factors.
Since then, the research has developed a Bayesian Belief Networks
probabilistic network diagram model to quantify the possibility of unsafety on the
construction site of a tower crane. Through a survey of engineers with many years
of experience in different positions in the project identified 39 causal relationships
between the influencing factors. Establish a general BBNs model for tower crane
safety from 33 causal relationships among the most impactful factors.
In order to verify the rationality of the BBNs model, the author applies to a
practical project being implemented in Binh Duong province from the viewpoint of
the head of professional safety to quantify the safety risks of tower crane according
to the current situation of each factor to the tower crane's risk prevention planning
and safety response.


LUẬN VĂN THẠC SĨ

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân tôi, chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác
(ngoại trừ bài báo của tác giả đăng Tạp chí xây dựng, năm thứ 58 tháng 12-2019).
Các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là
hồn tồn trung thực. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.


Tp. HCM, ngày 08 tháng 12 năm 2019

Lê Thanh Phúc


LUẬN VĂN THẠC SĨ

MỤC LỤC
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................8
1.1.

Ngành xây dựng trong nền kinh tế Việt Nam................................................ 8

1.2.

Tình hình tai nạn cần trục trên cơng trường xây dựng ................................ 10

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 14

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 15

1.5.

Tầm quan trọng nghiên cứu ......................................................................... 15


1.6.

Đóng góp dự kiến của đề tài ........................................................................ 16

1.6.1.

Tính học thuật .......................................................................................16

1.6.2.

Tính thực tiễn ........................................................................................16

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ..................................................................................17
2.1.

Các khái niệm .............................................................................................. 17

2.1.1.

An toàn ..................................................................................................17

2.1.2.

Tai nạn ..................................................................................................17

2.1.3.

Rủi ro ....................................................................................................17


2.2.

Cần trục tháp ................................................................................................ 19

2.2.1.

Định nghĩa.............................................................................................19

2.2.2.

Cấu tạo chung .......................................................................................19

2.2.3.

Công dụng .............................................................................................20

2.2.4.

Phân loại ...............................................................................................20

2.2.5.

Cần trục tháp sử dụng phổ biến ............................................................20

2.3.

Các yêu cầu kỹ thuật đối với cần trục tháp.................................................. 22

2.3.1.


Lựa chọn cần trục tháp..........................................................................22

2.3.2.

Vị trí lắp đặt cần trục tháp ....................................................................23

2.3.3.

Nền móng của cần trục tháp .................................................................23

2.3.4.

Hệ giằng neo giữ cần trục tháp .............................................................24

2.3.5.

Lắp dựng, tháo dỡ và thay đổi chiều cao ..............................................24

2.4.

Các yêu cầu an toàn khi sử dụng cần trục tháp ........................................... 25

2.4.1.

Hồ sơ kỹ thuật của cần trục tháp...........................................................25

2.4.2.

Hồ sơ thiết kế biện pháp thi cơng của Nhà thầu ...................................25


2.4.3.

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cần trục tháp .................26
Trang 1


LUẬN VĂN THẠC SĨ
2.5.

MỤC LỤC

Quy định về sử dụng cần trục tháp .............................................................. 27

2.5.1.

Mặt bằng công trường xây dựng ...........................................................27

2.5.2.

Điều kiện sử dụng cần trục tháp ...........................................................28

2.6.

Lý thuyết xác suất ........................................................................................ 29

2.6.1.

Phép thử và biến cố ...............................................................................29

2.6.2.


Quan hệ giữa các biến cố ......................................................................29

2.6.3.

Định nghĩa.............................................................................................30

2.6.4.

Tính chất của xác suất ...........................................................................31

2.6.5.

Quy tắc tính xác suất .............................................................................31

2.6.6.

Cơng thức xác suất đầy đủ - Định lý Bayes..........................................32

2.7.

Lý thuyết mạng Bayesian Belief Networks (BBNs) ................................... 34

2.7.1.

Giới thiệu ..............................................................................................34

2.7.2.

Phần mềm tính tốn BBNs ...................................................................35


2.7.3.

Các bước xây dựng mơ hình BBNs ......................................................36

2.7.4.

Bài tốn kiểm tra phần mềm tính tốn MSBNx ...................................36

2.9.

Tóm tắt chương............................................................................................ 58

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................60
3.1.

Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 60

3.2.

Thiết kế bảng câu hỏi................................................................................... 62

3.3.

Thu thập dữ liệu ........................................................................................... 63

3.3.1.

Xác định kích thước mẫu ......................................................................63


3.3.2.

Kỹ thuật lấy mẫu ...................................................................................64

3.3.3.

Cách thức lấy mẫu ................................................................................65

3.4.

Phân tích dữ liệu .......................................................................................... 66

3.5.

Cơng cụ nghiên cứu ..................................................................................... 67

3.6.

Tóm tắt chương............................................................................................ 67

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MƠ HÌNH BBNs DỰ BÁO RỦI RO AN TỒN
CẦN THÁP TRÊN CƠNG TRƯỜNG XÂY DỰNG ...........................................68
4.1.

Nhận dạng các yếu tố rủi ro về an toàn cần trục tháp ................................. 68

4.1.1.

Tổng hợp các yếu tố rủi ro ....................................................................68


4.1.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ............................................................69

4.2.

Khảo sát các yếu tố rủi ro về an toàn cần trục tháp ..................................... 77

4.2.1.

Khảo sát thử nghiệm – Pilots test .........................................................77
Trang 2


LUẬN VĂN THẠC SĨ
4.2.2.
4.3.

MỤC LỤC

Khảo sát chính thức ..............................................................................80

Kết quả phân tích, kiểm định thống kê ........................................................ 81

4.3.1.

Thống kê mơ tả .....................................................................................81

4.3.2.


Phân tích trị trung bình .........................................................................85

4.3.3.

Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha) .............................87

4.3.4.

Phân tích phương sai ANOVA .............................................................88

4.3.5.

Xếp thứ tự các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn cần trục tháp .................93

4.4.

Xác định mối quan hệ “nhân - quả” giữa các yếu tố .................................. 97

4.4.1.

Bảng câu hỏi khảo sát mối quan hệ nhân - quả ....................................97

4.4.2.

Thu thập số liệu và phân tích dữ liệu ..................................................100

4.5.

Xây dựng mơ hình BBNs định lượng rủi ro về an tồn cần trục tháp ....... 103


4.5.1.

Các yếu tố ảnh hưởng và trạng thái ....................................................103

4.5.2.

Mơ hình BBNs định lượng rủi ro về an tồn cần trục tháp ................106

4.6.

Tóm tắt chương.......................................................................................... 106

CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG MƠ HÌNH BBNs VÀO CƠNG TRÌNH ĐANG
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ......................................109
5.1.

Thơng tin dự án A ...................................................................................... 109

5.2.

Hiện trạng thực tế công trường .................................................................. 109

5.3.

Hiệu chỉnh mơ hình BBNs phù hợp với cơng trình thực tế ....................... 113

5.4.

Khảo sát dữ liệu đưa vào mơ hình ............................................................. 115


5.5.

Kết quả và đánh giá mơ hình ..................................................................... 123

5.5.1.

Kết quả mơ hình ..................................................................................123

5.5.2.

Đánh giá kết quả mơ hình ...................................................................123

5.6.

Đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn cần trục tháp trên cơng trường .......... 126

5.7.

Tóm tắt chương.......................................................................................... 128

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................129
6.1.

KẾT LUẬN ............................................................................................... 129

6.2.

KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 130

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................131

PHỤ LỤC 01 ..........................................................................................................136
PHỤ LỤC 02 ..........................................................................................................140
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ..................................................................................144
Trang 3


LUẬN VĂN THẠC SĨ

DANH MỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1 Địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều nhất [3] ............................11
Bảng 1. 2 Các yếu tố chấn thương chủ yếu chết người nhiều nhất [3] .................... 11
Bảng 3. 1 Thang đo 5 mức độ Likert .........................................................................63
Bảng 3.2 Bảng liệt kê các công cụ nghiên cứu .........................................................67
Bảng 4.1 Bảng các yếu tố ảnh hưởng đến an tồn trên cơng trường xây dựng có vận
hành cần trục tháp ....................................................................................................68
Bảng 4.2 Descriptive Statistics các yếu tố ảnh hưởng ..............................................78
Bảng 4.3 Item-Total Statistics các yếu tố điều kiện công trường .............................79
Bảng 4.4 Item-Total Statistics các yếu tố môi trường ...............................................79
Bảng 4.5 Item-Total Statistics các yếu tố con người ................................................80
Bảng 4.6 Item-Total Statistics các yếu tố quản lý .....................................................80
Bảng 4.7 Bảng thống kê số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát .....................81
Bảng 4.8 Bảng thống kê vị trí trong cơng ty của đối tượng khảo sát .......................82
Bảng 4.9 Bảng thống kê vai trò trong dự án của đối tượng khảo sát .......................83
Bảng 4.10 Bảng thống kê tổng mức đầu tư đã tham gia của đối tượng khảo sát .....84
Bảng 4.11 Trị trung bình các yếu tố ảnh hưởng đến an tồn trên công trường .......85
Bảng 4.12 Hệ số Cronbach’s Alpha các yếu tố ảnh hưởng trong nhóm ..................87
Bảng 4.13 Test of Homogeneity of Variances ...........................................................90
Bảng 4.14 ANOVA Analysis ......................................................................................90

Bảng 4.15 Xếp thứ tự (theo mean) các yếu tố ảnh hưởng.........................................93
Bảng 4.16 Thang đo 5 mức độ Likert ........................................................................98
Bảng 4.17 Kết quả ma trận mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng ......................99
Bảng 4.18 Kết quả khảo sát mối quan hệ nhân-quả giữa các yếu tố ảnh hưởng ...100
Bảng 4.19 Trạng thái của các yếu tố ......................................................................103

Trang 4


LUẬN VĂN THẠC SĨ

DANH MỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1. 1 Tốc độ tăng GDP 6 tháng năm 2019 trong từng khu vực kinh tế [1] .........8
Hình 1. 2 Cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2019 [1] ...........................................8
Hình 1. 3 Cần trục tháp trên cơng trường xây dựng nhà cao tầng...........................10
Hình 1. 4 Sự cố sụp đổ cần trục tháp tổ hợp dự án Topaz Elite [4] .........................12
Hình 1. 5 Sự cố sụp đổ cần trục tháp dự án căn hộ Topaz Home [5] ......................12
Hình 1. 6 Sự cố gãy thân cần trục tháp dự án căn hộ 8X Plus [6] ...........................13
Hình 1. 7 Cần trục tháp đổ sập tại cơng trình Khu tái định cư Công viên cây xanh
và Thể dục thể thao [7] .............................................................................................13
Hình 1. 8 Cần trục tháp đổ sập tại cơng trình cao ốc Centec Tower [8] .................14
Hình 2.1 Quản lý rủi ro trong chu kỳ sống dự án [13] .............................................18
Hình 2.2 Quá trình quản lý rủi ro .............................................................................18
Hình 2.3 Cấu tạo chung của cần trục tháp [15] .......................................................19
Hình 2.4 Cần trục tháp có cần đặt nằm ngang .........................................................21
Hình 2.5 Cần trục tháp có cần nâng hạ ....................................................................22
Hình 2. 6 Sơ đồ Venn của một biến cố ......................................................................31
Hình 2. 7 Khơng gian mẫu S và biến cố E ................................................................33

Hình 2. 8 Mơ hình BBNs quản lý rủi ro dự án kỹ thuật lớn [23] ..............................35
Hình 2. 9 Ví dụ kiểm tra phần mềm MSBNx [25] .....................................................36
Hình 2. 10 Kết quả tính tốn ví dụ bằng phần mềm MSBNx ....................................37
Hình 2. 11 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến an tồn trên cơng
trường xây dựng với cần trục tháp [9]......................................................................39
Hình 2. 12 Kết quả hệ thống phân cấp với trọng số của các yếu tố ảnh hưởng đến
an tồn cơng trình do hoạt động của cần trục tháp [27] ..........................................40
Hình 2. 13 Trọng số của các tiêu chí lựa chọn cần trục tháp [28]...........................41
Hình 2. 14 Phân tích sơ đồ xương cá rủi ro an toàn của tai nạn cần trục tháp [30]
...................................................................................................................................43
Hình 2. 15 Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn cần trục tháp [32] ............44
Hình 2. 16 Mơ hình BBN về rủi ro chậm trễ tiến độ dự án [33] ..............................45
Hình 2. 17 BN của tai nạn ngã tại dự án xây dựng thép (SC) [35] ..........................47

Trang 5


LUẬN VĂN THẠC SĨ

DANH MỤC

Hình 2. 18 BN của tai nạn ngã đối với các dự án xây dựng cầu dầm hẫng [36] .....49
Hình 2. 19 Mơ hình BN rị rỉ đường hầm trong thi cơng đường hầm [37]...............50
Hình 2. 20 Mơ hình BBN về hành vi làm việc an tồn [38] .....................................52
Hình 2. 21 Mơ hình BN tổng qt dự báo rủi ro an tồn ngã cao [25] ...................53
Hình 2. 22 Mơ hình BN dự báo rủi ro ngã cao trong trường hợp dự án [25] ..........53
Hình 3. 1 Giai đoạn 1: nghiên cứu phân tích định tính ............................................60
Hình 3. 2 Giai đoạn 2: nghiên cứu phân tích định lượng .........................................61
Hình 4. 1 Biểu đồ phân bố thời gian cơng tác của đối tượng khảo sát ....................81
Hình 4. 2 Biểu đồ phân bố vị trí trong cơng ty của đối tượng khảo sát ...................82

Hình 4. 3 Biểu đồ phân bố vai trò trong dự án của đối tượng khảo sát ...................83
Hình 4. 4 Biểu đồ phân bố tổng mức đầu tư đã tham gia của đối tượng khảo sát ...84
Hình 4. 5 Mơ hình BBNs định lượng rủi ro an tồn trên cơng trường có vận hành
cần trục tháp ...........................................................................................................108
Hình 5. 1 Tổng mặt bằng bố trí cơng trình (trích từ tài liệu BPTC của dự án A) ..110
Hình 5. 2 Những trở ngại, khó khăn trên cơng trường ...........................................110
Hình 5. 3 Mặt cắt thi cơng cơng trình (trích từ tài liệu BPTC của dự án A) ..........111
Hình 5. 4 Sự vận hành cần trục tháp trên công trường của dự án A ......................112
Hình 5. 5 Chi tiết bộ gơng leo tầng (trích từ tài liệu BPTC của dự án A) ..............112
Hình 5. 6 Lắp đặt bộ gơng leo tầng cẩu tháp .........................................................113
Hình 5. 7 Mơ hình BBNs được hiệu chỉnh phù hợp với dự án A ............................114
Hình 5. 8 Kết quả mơ hình BBNs định lượng mức độ an tồn cần trục tháp trên
cơng trường với dự án A .........................................................................................125

Trang 6


LUẬN VĂN THẠC SĨ

DANH MỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. An toàn lao động/ Tai nạn lao động

ATLĐ/ TNLĐ

2. Bayesian Belief Networks

BBNs


3. Chủ đầu tư

CĐT

4. Quản lý dự án

QLDA

5. Tư vấn giám sát

TVGS

6. Thành phố Hồ Chí Minh

TP. HCM

Trang 7


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Ngành xây dựng trong nền kinh tế Việt Nam
Vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2010-2012, nền kinh tế Việt
Nam đang tăng trưởng ổn định và phát triển bền vững. Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) 6 tháng đầu năm 2019 tăng 6,76% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể trong
từng khu vực kinh tế:


Hình 1. 1 Tốc độ tăng GDP 6 tháng năm 2019 trong từng khu vực kinh tế [1]
Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 1/3 trong cơ cấu kinh tế nhưng có
tốc độ tăng GDP cao nhất trong các khu vực. Do đó, ngành xây dựng giữ một vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bởi ba đặc thù chính: ngành xây dựng có
quy mơ lớn trong cơ cấu kinh tế, ngành cung cấp phần lớn các hàng hố đầu tư và
Chính phủ là khách hàng lớn cho các cơng trình của ngành.

Hình 1. 2 Cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2019 [1]

Trang 8


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƯƠNG 1

Ngành xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao năng lực sản
xuất, năng lực phục vụ cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Tất cả
các ngành kinh tế khác chỉ có thể phát triển được nhờ có xây dựng cơ bản. Tạo mối
quan hệ tỷ lệ, cân đối, hợp lý sức sản xuất cho sự phát triển kinh tế giữa các ngành,
các khu vực, các vùng kinh tế trong từng giai đoạn phát triển và xoá bỏ dần sự cách
biệt giữa thành thị, nông thôn, miền ngược, miền xuôi.
Ngành xây dựng cơ bản tạo điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả của
các hoạt động xã hội, dân sinh, quốc phịng thơng qua việc đầu tư xây dựng các
cơng trình xã hội, dịch vụ cơ sở hạ tầng ngày càng đạt trình độ cao. Góp phần nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người dân trong xã hội và giải quyết
công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động.
Như vậy, khu vực cơng nghiệp xây dựng giữ vai trị quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân. Nó quyết định quy mơ và trình độ kỹ thuật của xã hội của đất nước nói
chung và sự nghiêp cơng nghiệp hố hiện đại hố trong giai đoạn hiện nay nói

riêng. Ngồi ra, có những cơ sở để dự đoán sự tăng trưởng ngành xây dựng trong
tương lai:
- Kinh tế trong nước ổn định và bền vững với mức lạm phát được kiểm soát ở
mức an toàn 1,87%, lãi suất tăng nhưng vẫn duy trì ở mức thấp.
- Tốc độ đơ thị hóa đang tăng nhanh trên cả nước. Năm 2018, tỷ lệ đô thị hóa
đạt 38%, dự đốn năm 2019 sẽ đạt 40%, ở mức cao so với các nước trong
khu vực Đông Nam Á [2].
- Xu hướng ấm lên của thị trường bất động sản tiếp tục được ghi nhận ở tất
cả các phân khúc thị trường bán lẻ, văn phòng, nhà ở và khu công nghiệp.
- Luật nhà ở (sửa đổi) và Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cho phép tổ
chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.
- Ngày 25/06/2019: Hội đồng châu Âu phê duyệt các Hiệp định thương mại
tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA), thu hút dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và công
nghiệp được kỳ vọng tăng trưởng mạnh.

Trang 9


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƯƠNG 1

1.2. Tình hình tai nạn cần trục trên công trường xây dựng
Hiện nay, Việt Nam với tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng đặc biệt là hai thành
phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nhu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ
thuật để đáp ứng dân cư ngày càng đông đúc vừa là bộ mặt của thành phố hiện đại
đang trở nên cấp thiết. Đứng trước cơ hội đó, ngành xây dựng đang hồi sinh và phát
triển mạnh mẽ. Các cơng trình xây dựng: chung cư, trung tâm thương mại, cao ốc
văn phịng,... mọc lên ngày càng nhiều. Để có thể xây dựng được những cơng trình

trên địi hỏi nguồn nhân vật lực, máy móc thiết bị phục vụ thi cơng rất lớn. Trong
đó, thiết bị nâng khơng thể thiếu là cần trục tháp đặc biệt trong các cơng trình cao
tầng bởi năng suất mà nó mang lại trên cơng trường là khơng phải bàn cãi. Bên cạnh
đó, ln tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cần trục tháp từ khối vật nặng treo lơ
lửng trên đầu người đi đường, công nhân trên công trường và người dân sống xung
quanh khu vực cơng trình xây dựng.

Hình 1. 3 Cần trục tháp trên công trường xây dựng nhà cao tầng
Theo số liệu thống kê của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình
TNLĐ năm 2018. Tại TP. HCM đang dẫn đầu cả nước với 1.279 vụ và làm chết
101 người, cao hơn rất nhiều so với các địa phương cịn lại. Trong đó, lĩnh vực xây
dựng chiếm 15,79% tổng số vụ tai nạn và 15,57% tổng số người chết cao gấp hai
lần so với các lĩnh vực còn lại. Điều tra các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết
người nhiều nhất nhận thấy rằng các yếu tố do vật rơi, đổ sập chiếm tới 14,91%
tổng số vụ và 16,39% tổng số người chết, một con số đáng báo động.

Trang 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƯƠNG 1

Bảng 1. 1 Địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều nhất [3]
Số người
Số vụ
Số người
chết
chết người bị nạn


Số vụ

Số người bị
thương nặng

1.300

1.279

208

75

258

256

117

53

50

380

369

65

Thái Nguyên


50

48

179

177

30

Yên Bái

44

44

79

64

35

TT

Địa phương

1

TP. Hồ Chí Minh


101

98

2

Hải Dương

77

3

Hà Nội

4
5

Bảng 1. 2 Các yếu tố chấn thương chủ yếu chết người nhiều nhất [3]
STT

Yếu tố chấn thương

Số vụ (%)

Số người chết (%)

1

Tai nạn giao thông


28,95

30,7

2

Ngã từ trên cao

14,91

14,75

3

Vật rơi, đổ sập

14,91

16,39

4

Điện giật

10,53

9,84

5


Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn

10,53

9,84

6

Vật văng bắn

4,39

4,1

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn TP. HCM đã xảy ra nhiều sự cố tai nạn
liên quan đến cần trục tháp gây hậu quả nghiêm về người và tài sản có thể kể đến
như: Ngày 05/06/2018, tại cơng trình xây dựng của tổ hợp dự án Topaz Elite nằm
trên đường Tạ Quang Bửu, cần trục tháp đang thi công tầng 13 bất ngờ đổ ngã, đè
lên phần kết cấu cơng trình đã thi cơng. Ngày 07/03/2017, sự cố đổ sập cần trục
tháp khi đang thi công tầng 2 của dự án căn hộ Topaz Home nằm trên đường Phan
Văn Hớn gây ảnh hưởng đến các cơng trình lân cận. Trước đó, ngày 10/11/2015 dự
án căn hộ 8X Plus nằm trên đường Trường Chinh đã xảy ra tai nạn gãy ngang thân
cần trục tháp và đổ sập vào cơng trình bệnh viện kế bên. Ngày 11/01/2011 sự cố
nghiêm trọng liên quan đến đổ sập cần trục tháp khi đang thi cơng phần móng tại
cơng trình Khu tái định cư Công viên cây xanh và Thể dục thể thao. Ngoài ra, ngày
27/12/2007 trong khi đang tiến hành nâng đốt thân tháp tại cơng trình cao ốc Centec
Tower nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai thì bất ngờ đổ sập gây hậu quả
nghiêm trọng. Nhiều sự cố liên quan đến cần trục tháp trong quá khứ cũng như thời
gian gần đây một lần nữa cho thấy đáng báo động về nguy cơ mất an toàn của thiết

Trang 11


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƯƠNG 1

bị nâng này, cần được quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn trong dự án để phòng ngừa
rủi ro và giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra tai nạn.

Hình 1. 4 Sự cố sụp đổ cần trục tháp tổ hợp dự án Topaz Elite [4]

Hình 1. 5 Sự cố sụp đổ cần trục tháp dự án căn hộ Topaz Home [5]

Trang 12


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƯƠNG 1

Hình 1. 6 Sự cố gãy thân cần trục tháp dự án căn hộ 8X Plus [6]

Hình 1. 7 Cần trục tháp đổ sập tại cơng trình Khu tái định cư Cơng viên cây xanh và
Thể dục thể thao [7]

Trang 13


LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHƯƠNG 1

Hình 1. 8 Cần trục tháp đổ sập tại cơng trình cao ốc Centec Tower [8]
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Thực trạng về nguy cơ mất an tồn cần trục tháp trên cơng trường xây dựng
nhà cao tầng là không thể tránh khỏi ở TP. HCM và khu vực lân cận hiện nay. Khi
mà tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, các nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều, Nhà
đầu tư gần như xây dựng hết diện tích khu đất trong điều kiện mặt bằng chật hẹp
của các dự án làm tăng nguy cơ mất an toàn cần trục tháp. Nếu xảy ra tai nạn cần
trục tháp trên công trường xây dựng không chỉ thiệt hại về tính mạng cho cơng
nhân, người dân sống xung quanh khu vực công trường và hiệu quả của dự án mà
cịn gây ảnh hưởng đến uy tín của các bên liên quan và tâm lý hoang mang lo ngại
của mọi người về thiết bị nâng này.
Việc đưa ra một công cụ để những người làm công tác quản lý xây dựng, quản
lý an toàn, quản lý dự án, … có thể định lượng được mức độ an tồn cần trục tháp
để quản lý vận hành an tồn nó là điều cần thiết.
Mục tiêu của đề tài này nghiên cứu các vấn đề sau:
 Xác định và đánh giá các yếu tố rủi ro an toàn của cần trục tháp trên công
trường xây dựng thông qua các nghiên cứu trước, các bài báo khoa học để
xây dựng bảng câu hỏi khảo sát với các chuyên gia, kỹ sư an toàn và kỹ sư
xây dựng nhiều năm kinh nghiệm.
Trang 14


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƯƠNG 1

 Thiết lập mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các biến rủi ro an tồn

tác động đến cần trục tháp.
 Xây dựng mơ hình Bayes Belief Networks (BBNs) định lượng rủi ro an
tồn của cần trục tháp trên công trường xây dựng.
 Ứng dựng mơ hình BBNs đánh giá mức độ an tồn cần trục tháp cho 1 dự
án thực tế đang triển khai thi công.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ
tháng 08 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019.
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện ở công trường xây dựng
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận.
Đối tượng khảo sát: Thu thập dữ liệu thông qua các đối tượng khảo sát là:
Quản lý an toàn, Quản lý xây dựng, QLDA, CĐT, TVGS, Nhà thầu thi công, Quản
lý thiết bị, … đã và đang làm việc tại các dự án xây dựng nhà cao tầng trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận.
Quan điểm phân tích: Đứng trên vai trị là Quản lý an tồn, Nhà thầu thi
cơng, TVGS đối với sự an tồn của cần trục tháp trên cơng trường xây dựng.
1.5. Tầm quan trọng nghiên cứu
Trong thi công xây dựng nhà cao tầng, bắt buộc phải sử dụng cần trục tháp do
khả năng nâng chuyển vật liệu thi công tăng theo chiều cao cơng trình. Cần trục
tháp được xem là trung tâm tạo ra năng suất trên công trường xây dựng nên hầu như
các hoạt động khác đều xoay quanh nó [9]. Vì vậy, song song với việc sử dụng hiệu
quả cần tháp là vấn đề an toàn khi vận hành đang thu hút sự quan tâm trong các
nghiên cứu thời gian gần đây.
Thực tế, hàng loạt vụ tai nạn liên quan đến cần trục tháp trên công trường xảy
ra thời gian gần đây như một bài học kinh nghiệm, sự cảnh báo về nguy cơ mất an
toàn cho loại máy nâng đặc biệt này. Tác giả mong muốn qua nghiên cứu cung cấp
công cụ định lượng mức độ an toàn cần trục tháp cho các bên tham gia dự án giải
quyết các vấn đề:
 Xác định, đánh giá và đo lường các yếu tố rủi ro chính về an tồn cần trục
tháp trên cơng trường.

Trang 15


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƯƠNG 1

 Xây dựng mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các biến rủi ro an toàn
tác động trực tiếp, gián tiếp đến cần trục tháp.
 Xây dựng mơ hình tổng qt giúp các nhà quản lý, nhà thầu thi công lường
trước khả năng xảy ra tai nạn cần trục tháp đối với cơng trình mình đang thi
cơng, từ đó giúp họ kiểm sốt, đưa ra các giải pháp hạn chế và giảm thiểu
nguy cơ mất an tồn.
1.6. Đóng góp dự kiến của đề tài
1.6.1.

Tính học thuật

Nghiên cứu góp phần xác định 24 yếu tố ảnh hưởng đến an tồn cần trục tháp
trên cơng trường, đồng thời sử dụng công cụ BBNs xây dự mô hình dự báo từ 22
yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất để đánh giá mức độ an tồn.
1.6.2.

Tính thực tiễn

Thực tế, sự phức tạp trong môi trường xây dựng luôn tiềm ẩn những rủi ro an
toàn do nhiều nguyên nhân khác nhau khơng lường trước được. Do đó, việc nghiên
cứu xác định những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn cần trục tháp là cần thiết nhằm
đảm bảo an tồn tính mạng người lao động, người dân cũng như chi phí dự án và
tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra. Trong giới hạn về các nguồn lực nghiên cứu, đề tài

góp phần xác định những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động an tồn của cần trục
tháp trên cơng trường. Kết quả phân tích, thống kê nhận dạng các nguyên nhân ảnh
hưởng nhiều nhất để kiểm soát và ngăn ngừa. Qua đó, giúp các nhà thầu thi cơng,
quản lý ATLĐ, TVGS, QLDA, … có thêm cơng cụ để quản lý vận hành an toàn cần
trục tháp.

Trang 16


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1. Các khái niệm
2.1.1. An tồn
An tồn là tình trạng khơng gây chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh
hưởng đến sức khỏe người lao động và hư hỏng máy, thiết bị, dây chuyền, q trình
cơng nghệ sản xuất [10].
An tồn là trạng thái mà khả năng gây hại cho người hoặc hủy hoại tài sản
được giảm thiểu và duy trì tại hoặc dưới mức độ chấp nhận được thơng qua q
trình liên tục nhận dạng mối nguy hiểm và quản lý rủi ro [11].
An tồn lao động trong thi cơng xây dựng cơng trình là hệ thống các biện pháp
về tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiện lao động
và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi cơng xây dựng cơng trình [12].
2.1.2. Tai nạn
Tai nạn, cịn gọi là chấn thương khơng chủ ý, là một sự kiện không mong
muốn, ngẫu nhiên và không có kế hoạch, dẫn đến bị thương hoặc chết người. Tai
nạn có thể được ngăn chặn nếu tránh được hồn cảnh dẫn đến tai nạn, hoặc hành
động ngay trước khi nó xảy ra (wikipedia).

Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự
tác động đột ngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc
làm tổn thương hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ
phận nào đó trên cơ thể (wikipedia).
Tai nạn lao động được chia làm 3 loại:


Tai nạn lao động chết người



Tai nạn lao động nặng



Tai nạn lao động nhẹ

2.1.3. Rủi ro
Rủi ro là sự không chắc chắn hoặc mối nguy hiểm bất lợi, là khả năng xảy ra
một kết quả khơng mong muốn và có thể đo lường được [13]. Rủi ro có 2 loại: Rủi
ro có lợi và rủi ro bất lợi.

Trang 17


LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHƯƠNG 2

Rủi ro bao gồm 3 yếu tố: xác suất xảy ra (Probability), khả năng ảnh hưởng

đến đối tượng (Impacts on objectives) và thời lượng ảnh hưởng (Duration). Bản
chất rủi ro là sự không chắc chắn (uncertainty), nếu chắc chắc (xác suất bằng 0%
hoặc 100%) thì khơng gọi là rủi ro.

Hình 2.1 Quản lý rủi ro trong chu kỳ sống dự án [13]
Quản lý rủi ro là những q trình có liên quan tới việc nhận dạng, phân tích và
đáp ứng lại với sự khơng chắc chắn trong suốt chu kỳ sống của dự án [14]. Quản lý
rủi ro là một phần của QLDA quyết định sự thành công hay thất bại của dự án.

Nhận dạng
rủi ro

Phát triển
ứng phó

Phân tích
rủi ro

Kiểm sốt
rủi ro

Hình 2.2 Q trình quản lý rủi ro
Quá trình quản lý rủi ro là liên tục nhận dạng những rủi ro và sự không chắc
chắn có thể xảy ra để đưa vào phân tích, ước lượng xếp hạng mức độ ảnh hưởng khi
xảy ra. Từ đó, chúng ta phát triển ứng phó phù hợp với những rủi ro đã được phân
tích (loại bỏ rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chuyển rủi ro hay chấp nhận rủi ro). Cuối
cùng, kiểm soát rủi ro khi thực hiện là khâu quan trọng bởi môi trường làm việc liên
tục thay đổi nên cần thiết theo dõi và kiểm soát để đánh giá mức độ rủi ro và phản
ứng một cách phù hợp với thực tế.
Trang 18



×