Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.02 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Cách tính lương giáo viên khi chuyển hạng từ 20/3/2021</b>
<b>Sắp tới, giáo viên các cấp được bổ nhiệm hạng mới?</b>
Một trong những nội dung đáng chú ý của 04 Thông tư mới về giáo viên mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) là việc bổ nhiệm hạng chức
danh nghề nghiệp mới của giáo viên.
Theo đó, giáo viên sẽ được chuyển xếp hạng mới kể từ ngày 20/3/2021 theo các nguyên tắc
sau đây:
- Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp mới phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và
bảo đảm đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mới;
- Khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp mới thì khơng kết hợp thăng hạng chức danh nghề
nghiệp;
- Với giáo viên mới được tuyển dụng, khơng căn cứ vào trình độ đào tạo để bổ nhiệm vào
chức danh nghề nghiệp cao hơn chức danh đã trúng tuyển.
Theo đó, căn cứ vào các tiêu chuẩn cụ thể của từng hạng giáo viên từng cấp mà bổ nhiệm,
chuyển hạng như sau:
<i><b>- Giáo viên mầm non:</b></i> Từ hạng IV mã số V.07.02.06, hạng III mã số V.07.02.05, hạng II
mã số V.07.02.04 sang hạng III mã số V.07.02.26, hạng II mã số V.07.02.25 và hạng I mã
số V.07.02.24.
<i><b>- Giáo viên tiểu học:</b></i> Từ hạng hạng IV mã số V.07.03.09, hạng III mã số V.07.03.08, hạng
II mã số V.07.03.07 sang hạng III mã số V.07.03.29, hạng III mã số V.07.03.29 và hạng I
mã số V.07.03.27.
<i><b>- Giáo viên THCS:</b></i> Từ hạng hạng III mã số V.07.04.12, hạng II mã số V.07.04.11 và hạng
<i><b>- Giáo viên THPT:</b></i> Giữ nguyên các hạng hạng III mã số V.07.05.15; hạng II có mã số
V.07.05.14; hạng I có mã số V.07.05.13.
<b>4 bảng lương mới của giáo viên từ ngày 20/3/2021</b>
Bên cạnh cách chuyển hạng của giáo viên là các bảng lương mới sẽ áp dụng từ ngày
20/3/2021 như sau:
- Giáo viên THPT hạng III có hệ số lương của viên chức loại A1, từ 2,34 - 4,98; Giáo viên
THPT hạng II có hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ 4,0 - 6,38; Giáo viên
THPT hạng I có hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ 4,4 - 6,78.
- Giáo viên tiểu học: Hạng III có hệ số lương viên chức loại A1 từ 2,34 - 4,98; hạng II có
hệ số lương viên chức loại A2, nhóm A2.2 từ 4,0 - 6,38; hạng I có hệ số lương viên chức
loại A2, nhóm A2.1 từ 4,4 - 6,78.
<i>Trong khi đó, hiện nay, giáo viên tiểu học đang được hưởng hệ số lương dao động từ</i>
<i>1,86 (hạng IV) - 4,98 (hạng III)</i>
- Giáo viên mầm non: Hạng III có hệ số lương viên chức loại A0 từ 2,1 - 4,89; hạng II có
hệ số lương viên chức loại A1 từ 2,34 - 4,98; hạng I có hệ số lương viên chức loại A2,
nhóm A2.2 từ 4,0 - 6,38.
<i>Trong khi đó, hiện nay, giáo viên mầm non đang được hưởng hệ số lương dao động từ</i>
<i>1,86 (hạng IV) - 4,98 (hạng III).</i>
<b>Tính lương giáo viên khi chuyển hạng thế nào?</b>
Bảng trên hướng dẫn cách xếp lương giáo viên khi được bổ nhiệm vào các hạng tương
đương tuy nhiên, cách quy đổi lương từ hệ số lương cũ sang hệ số lương mới được quy
định tại khoản 2 Điều 8 của 04 Thông tư 01, 02, 03, 04 nêu trên như sau:
<i>Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn</i>
<i>tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội</i>
<i>vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức</i>
<i>và theo quy định hiện hành của pháp luật.</i>
Theo đó, khoản 1 mục II Thơng tư 02/2007 quy định cụ thể như sau:
- Trường hợp chưa đủ điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng cũ: Căn cứ
vào hệ số lương đang hưởng ở hạng cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất
ở hạng mới.
<i>Ví dụ: Bà A là giáo viên tiểu học hạng II mã số V.07.03.07, chưa hưởng phụ cấp thâm</i>
<i>niên vượt khung, đang hưởng lương bậc 6 với hệ số lương là 3,99 khi đáp ứng đầy đủ</i>
<i>điều kiện để được bổ nhiệm sang hạng II mã số V.07.03.28 thì sẽ được hưởng lương với</i>
<i>hệ số bằng hoặc cao hơn gần nhất ở hạng mới là bậc 1 hệ số 4,0.</i>
- Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng cũ: Căn cứ vào tổng hệ số
lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ để xếp vào hệ số lương
bằng hoặc cao hơn gần nhất ở hạng mới.
<i>Ví dụ: Bà Trần Thị A đang hưởng 6% phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng II mã số</i>
<i>V.07.03.07 giáo viên tiểu học. Khi đó, bà A đang hưởng hệ số lương 4,98 ở bậc 9.</i>
<i>Tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ của bà A</i>
<i>được tính như sau: 4,98 + (4,98*6%) = 5,28.</i>
cùng trong hạng mới và hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương
cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ.
<i>Ví dụ: Bà Trần Thị A đang hưởng 15% phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng III mã số</i>
<i>V.07.03.07 giáo viên tiểu học. Khi đó, bà A đang hưởng hệ số lương 4,89 ở bậc 10.</i>
<i>Tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ của bà A</i>
<i>được tính như sau: 4,89 + (4,89*15%) = 5,62.</i>
<i>Khi đó, tổng hệ số này lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng của hạng III mới mã số</i>
<i>V.07.03.28 (hệ số cuối cùng của hạng III mới là 4,98) nên bà A xếp lương ở bậc cuối</i>
<i>cùng trong hạng III mới là 4,98 và hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu là 0,64.</i>
Trên đây là nội dung chi tiết của Cách tính lương giáo viên khi chuyển hạng từ 20/3/2021.
Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường
xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử
dụng.