Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.33 KB, 5 trang )
Sạm da và cách điều trị
Giới thiệu
Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân gây sạm da. Sau viêm nhiễm, da
bị tăng sắc tố, trở nên xanh xám, nâu. Hiện tượng này sẽ dần biến mất, nhanh hay
chậm tuỳ vào độ sâu của vết thương.
Bình thường, chỗ da trên cơ thể có ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều sẽ sẫm
màu một cách đồng đều. Trong chứng sạm da có sự xuất hiện những nốt hay mảng
màu sẫm hơn xung quanh. Đó là tình trạng tăng nhiễm sắc tố. Bệnh không nguy hiểm
nhưng là mối quan tâm không nhỏ về mặt thẩm mỹ của nhiều người.
Sự khác nhau về màu da ở con người liên quan đến số lượng melanin,
oxyhemoglobin, hemoglobin khử và caroten. Melanin là sắc tố chủ yếu tạo nên màu
da, tóc và mắt. Nó cũng là lá chắn làm giảm tác hại của tia cực tím đối với da, ngăn
ngừa các phản ứng viêm da do ánh nắng.
Sạm da có thể toàn thân hay khu trú. Da có thể nhẵn hay xù xì, lan tỏa hay từng
mảng, có màu nâu vàng (nám da), cà phê sữa hay đen, kèm ngứa hay triệu chứng của
các bệnh khác.
Nguyên nhân gây sạm da
Do rối loạn sắc tố, di truyền: Da của bệnh nhân có chỗ bị đen, có nhiều nốt ruồi
đen, bớt bẩm sinh, vết chàm trên môi, mặt, ngón tay. Đơn cử là bệnh u xơ thần kinh -
một bệnh di truyền trội, xuất hiện từ lúc 3 tuổi. Thương tổn da chủ yếu ở thân mình, tứ
chi. Đó là các dát màu nâu, hơi vàng hay cà phê sữa, kích thước mảng 1-1,5 cm, có
trên 6 mảng, kèm theo nhiều u xơ nhỏ, có chân dính với da, đặc biệt chỉ khu trú ở phần
trên cơ thể, kèm theo là triệu chứng của u tuyến cận giáp.
Nguyên nhân nội tiết: Ở bệnh suy thượng thận kinh diễn hai bên, 94% trường
hợp có sạm da. Chỗ da tiếp xúc với mặt trời bị sạm lan tỏa, không đồng đều, da khô,
xỉn, kém đàn hồi, niêm mạc sẫm. Các biểu hiện khác: yếu cơ toàn thân, mau mệt mỏi,
huyết áp hạ (tối đa 85-90 mmHg). Bệnh nhân chán ăn, buồn nôn, đau bụng từng cơn,
gầy nhanh, suy kiệt. Sạm da còn có thể do rối loạn chức phận tuyến yên, tuyến sinh
dục. Sự thay đổi nội tiết cũng gây sạm da ở hụ nữ có thai. Sau khi sinh, bệnh sẽ bớt
hoặc khỏi, nhưng cũng có khi tồn tại vĩnh viễn.