Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tải Đề thi minh họa vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Thái Nguyên năm học 2020 - 2021 - Đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.16 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề thi minh họa vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Thái Nguyên năm học</b>
<b>2020 - 2021</b>


<b>Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)</b>


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:


Hãy hướng sự quan tâm của bạn tới những việc bạn có thể làm thay vì nghi hoặc
khả năng của bản thân. Thực tế cho thấy, chúng ta chẳng đạt được bất cứ điều gì
nếu cứ ln miệng nói rằng mình khơng làm được. Khi phải đối mặt với khó khăn,
hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối sẽ được giải quyết, từ đó, nỗ lực tìm giải pháp cho vấn
đề. Đó chính là cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp: Hãy nhớ rằng thành công trong cuộc
sống luôn đi kèm với những câu khẳng định như: “Tơi có thể” hoặc “Tơi sẽ làm
được”, và hành động bao giờ cũng tạo ra điều kì diệu. Đừng ngồi đó chờ đợi mộng
tưởng biến thành sự thật. Khi đã nỗ lực hết mình, dù có thất bại, bạn cũng không
phải tiếc nuối. Thất bại khiến bạn không chỉ rút ra bài học kinh nghiệm mà còn hiểu
được giá trị của thành công. Bạn thực sự thất bại khi chưa thử mọi cơ hội mà bạn
đang có. Khi thực sự muốn làm một điều gì đó, chắc chắn sẽ có cách để bạn làm
được.


(Qn hơm qua, sống cho ngày mai – Tian Dayton,
NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh)
<b>Câu 1 (0,5 điểm). Xác định 01 phép liên kết cấu trong đoạn văn:</b>


“Khi đã nỗ lực hết mình, dù có thất bại, bạn cũng không phải tiếc nuối. Thất bại
khiến bạn không chỉ rút ra bài học kinh nghiệm mà cịn hiểu được giá trị của thành
cơng. Bạn thực sự thất bại khi chưa thử mọi cơ hội mà bạn đang có. Khi thực sự
muốn làm một điều gì đó, chắc chắn sẽ có cách để bạn làm được.”


<b>Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, ta nên làm gì khi phải đối mặt với khó khăn?</b>
<b>Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích.</b>



<b>Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng ý với ý kiến của tác giả “Khi đã nỗ lực hết mình, dù</b>
có thất bại, bạn cũng khơng phải tiếc nuối”? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 3-5
dòng)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Từ nội dung ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 – 20 dịng) chia
sẻ những điều em có thể làm để thành công.


<b>Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:</b>
<i>Mai về miền Nam thương trào nước mắt</i>
<i>Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác</i>
<i>Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây</i>
<i>Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.</i>


(Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương,
Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
<i>Ta làm con chim hót</i>


<i>Ta làm một cành hoa</i>
<i>Ta nhập vào hịa ca</i>
<i>Một nốt trầm xao xuyến.</i>


<i>Một mùa xuân nho nhỏ</i>
<i>Lặng lẽ dâng cho đời</i>


<i>Dù là tuổi hai mươi</i>
<i>Dù là khi tóc bạc.</i>


(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải,
Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)


Trên đây là đề thi thử vào 10 môn Văn của tỉnh Thái Nguyên mới nhất năm 2020,
các em hãy thử làm bài trong 120 phút rồi tiến hành đối chiếu kết quả của mình nhé!


<b>Đáp án đề thi thử vào 10 Thái Nguyên năm 2020</b>


<b>Câu 1 (0,5 điểm). Phép liên kết cấu trong đoạn văn là lặp từ ngữ: "thất bại".</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Câu 3 (1,0 điểm). Nội dung chính của đoạn trích: Thất bại giúp ta có thêm động lực</b>
và hiểu được giá trị để thành công.


<b>Câu 4 (1,0 điểm). Ý kiến của tác giả “Khi đã nỗ lực hết mình, dù có thất bại, bạn</b>
cũng khơng phải tiếc nuối”? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 3-5 dịng)


Các em có thể nêu quan điểm cá nhân của mình về ý kiến của tác giả.
<b>Gợi ý:</b>


- Với khẳng định: Đồng ý


- Thất bại là những điều mà chúng ta không mong muốn gặp phải trong cuộc sống.
Nhưng mỗi lần thất bại là chúng ta sẽ rút ra được rất nhiều kinh nghiệm, bài học
quý giá cho bản thân, nó khiến bạn ngộ ra nhiều thứ và nó là cơng cụ sắc bén giúp
bạn thấy được những điều xấu, phân biệt được điều hay lẽ phải ở đó và thấy được
giá trị của thành cơng. Qua đó, bạn cũng khơng phải nuối tiếc về những việc mình
đã làm.


<b>Phần II - LÀM VĂN (7.0 điểm)</b>
<b>Câu 1 (2.0 điểm)</b>


*Hình thức:



- Đoạn văn ngắn từ 15 đến 20 câu.


- Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, ...
*Nội dung:


Dẫn dắt vấn đề: làm thế nào để thành công.
Gợi ý


Những điều em có thể làm để thành cơng:


- Hiểu rõ về những gì bạn muốn là bước đầu tiên bước đến thành cơng.
- Lịng đam mê, sự nỗ lực, kiên trì của bản thân là yếu tố vơ cùng quan trọng.
- Giữ vững nguyên tắc và niềm tin của chính bạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Không ngại đối mặt với thất bại để rút ra được bài học trong mọi hoàn cảnh, khơng
nuối tiếc về những gì đã qua.


- Học hỏi từ thất bại của chính mình và người khác.
<b>Câu 2 (5.0 điểm)</b>


Phân tích đề: Hai đoạn thơ đều nói về ước nguyện của nhà thơ, nên khi nhận xét
chung thì các em có thể nói về:


- Nội dung:


+ Nguyện ước của các tác giả về lẽ sống cống hiến, mong ước được hóa thân vào
những hình ảnh nhỏ bé ấy mà dâng hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất một cách
khiêm nhường, tự nguyện…


+ Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ trên đã khơi gợi nơi người đọc về


một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời.


- Đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất: So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm”
được các nhà thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ.


</div>

<!--links-->

×