Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.53 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b> </b>
<b>Cấp độ</b>
<b>Tên chủ đề</b>
<b>(nội dung </b>
<b>Chương trình)</b>
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng<b> Tổng</b>
<b> Thấp</b> <b> Cao</b>
<b> TL</b> <b> TL</b> <b> TL</b> <b> TL</b>
<b>Chủ đề 1: Văn </b>
<b>học</b>
Văn bản văn học
hiện đại.
Nhận biết
được giá trị
nội dung và
nghệ thuật của
một văn bản.
<b>Số điểm</b> 12 <b>12</b>
<b>Chủ đề 2: Tiếng </b>
<b>việt</b>
<b>-</b>Các loại câu
- Biến đổi câu.
Nêu được khái
niệm hay đặc
điểm một loại
câu hoặc biến
đổi câu. Cho
ví dụ.
Viết một
đoạn văn
ngắn (5 – 10
câu) trong đó
có sử dụng
các loại câu,
biến đổi câu.
<b>Số câu</b>
<b>Số điểm</b>
1
1
1
1
<b>2</b>
<b>2</b>
<b>Chủ đề 3: Tập </b>
<b>làm văn</b>
- Viết bài văn nghị
luận.
Viết bài văn
nghị luận xã
hội.
<b>Số câu</b>
<b>Số điểm</b>
1
6
<b>1</b>
<b>6</b>
<b>Tổng số câu</b>
<b>Tổng số điểm</b> 23 11 16 <b>410</b>
<b>Tỉ lệ</b> 30% 10% 60% <b>100%</b>
<b>Câu 1: </b>( 2điểm)
1.1. Nêu đặc điểm về hình thức của trạng ngữ. Cho ví dụ về câu có sử dụng trạng ngữ? (1 điểm)
1.2.Viết một đoạn văn ngắn (5 -10 câu ) trong đó có sử dụng câu rút gọn và câu đặc biệt. Chỉ ra
đâu là câu rút gọn và câu đặc biệt.(1 điểm)
<b>Câu 2: </b> (2 điểm)
Trình bày nghệ thuật nội dung văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí
Minh?
<b>Câu 3:Tập làm văn </b>(6 điểm)
Nhân dân ta ngày xưa có câu ca dao:
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Em hãy giải thích câu ca dao trên.
<b>ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM</b>
<b>Câu 1</b>: (2 điểm)
1.1.Đặc điểm về hình thức của trạng ngữ. (1 điểm)
- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. Giữa trạng ngữ và chủ ngữ, vị ngữ
thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.(0,5 điểm)
- Học sinh cho ví dụ đúng. (0,5 điểm)
1.2.Học sinh viết được một đoạn văn ngắn (5 -10 câu ) có chủ đề thống nhất, diễn đạt trôi chảy
- Học sinh chỉ đúng câu rút gọn. ( 0,5 điểm)
- Học sinh chỉ đúng câu đặc biệt. (0,5 điểm)
<b>* Lưu ý :Học sinh viết được đoạn văn nhưng không chỉ đúng câu rút gọn và câu đặc biệt </b>
<b>không cho điểm. </b>
<b>Câu</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>
<b>Câu 2</b> <b>a.Nghệ thuật: </b>
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng
toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện:
+Lứa tuổi.
+Nghề nghiệp.
+Vùng miền…
-Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm…), câu văn
nghị luận hiệu quả ( câu có từ quan hệ từ…đến…)
- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử
chống ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện về lòng yêu nước của
nhân dân ta.
<b>b. Nội dung: </b>
Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy
trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
<b>0,5 điểm</b>
<b>0,25 điểm</b>
<b>0,25 điểm</b>
<b>1,0 điểm</b>
<b>Câu 3:Tập làm văn</b>( 6 điểm)
<b>A.Yêu cầu chung</b> :
<b>1</b>. <b>Về kĩ năng</b>:
- Học sinh nắm được cách làm kiểu bài nghị luận giải thích.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức thực tế để làm bài, dùng lí lẽ, lập luận thuyết phục.
- Viết đầy đủ bố cục ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài. Ý tứ mạch lạc, lời văn rõ ràng trong sáng,
lập luận chặt chẽ, ít sai lỗi chính tả, diễn đạt thông thường.
Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, hiểu đúng ý nghĩa câu ca dao: Con người phải biết thương
yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
<b>B.Yêu cầu cụ thể:</b>
- Học sinh triển khai được các ý cơ bản sau:
<b>Ý</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>
<b>1. Mở bài</b> - Giới thiệu câu ca dao.
-Con người phải biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau. <b>0,5điểm</b>
<b>2. Thân </b>
<b>bài</b>
<b>a</b>
<b>*Giải thích ý nghĩa câu ca dao:</b>
- Bầu, bí là những giống cây khác nhau, nhưng cùng một họ thân leo,
thường được trồng trên giàn nên chung hoàn cảnh sống. Từ vật bắc cầu
sang người, người xưa nhắn nhủ: Đừng ganh ghét xa lánh nhau.
- Ý nghĩa vấn đề: Có thể liên hệ với câu tục ngữ, ca dao khác để thấy lời
nhắn nhủ của người xưa nhằm giáo dục đạo đức làm người là phải biết
thương yêu đùm bọc lẫn nhau: “ Nhiễu điềuphủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”…
<b>2,0 </b>
<b>điểm</b>
<b>b</b> <b>*Cơ sở đạo đức bài học mong muốn:</b>
- Con người cũng vậy, mỗi người có đặc điểm riêng nhưng đồng thời cũng
có nhiều điểm giống nhau như cùng chung giai cấp, chung quê hương đất
nước…Vì thế con người phải biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
<b>2,0 </b>
<b>điểm</b>
<b>c</b> <b>*Bài học thực tế:</b>
- Truyền thống yêu thương đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau ( lấy dẫn chứng). <b>1,0 điểm</b>
<b>3. Kết bài</b> -Khẳng định câu ca dao trên là một lời khuyên thể hiện truyền thống đạo lí
của người Việt Nam.
- Nhờ nó, con người đã vượt qua những thử thách gian nan để chiến thắng.
<b>0,5điểm</b>
<b>*Lưu ý:</b>
- Chỉ cho điểm tối đa từng phần và cả bài khi bài làm học sinh đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội
dung và kĩ năng làm bài.
- Bài làm diễn đạt quá kém, nặng về trình bày ý khơng cho tới điểm trung bình.
<b>Tổ duyệt.</b> <b>Hóa An, ngày 5 tháng 4 năm 2014 </b>
<b> Giáo viên ra đề</b>