Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ LẦM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.31 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUÔC DÂN KHOA KẾ TOÁN
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ LẦM – TKV
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại
Công ty cổ phần Than Hà Lầm – TKV và phương hướng hoàn thiện
3.1.1. Ưu điểm
Mặc dù mới đi vào hoạt động được hơn 4 năm từ khi cổ phần hóa, nhưng
TSCĐ của công ty luôn có mức tăng cao theo từng năm làm cho nguồn vốn
kinh doanh ngày càng lớn, quy mô kinh doah của công ty được mở rộng.
Việc đầu mua sắm TSCĐ tập trung vào phương tiện vận tải phục vụ trực
tiếp cho việc vận tải hành khách được đánh giá đây là sự đầu tư đúng hướng
vì lĩnh vực kinh doanh của công ty là vận tải hành khách kết hợp với du lịch,
do đó đòi hỏi phương tiện vận tải phải hiện đại, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
tài sản của công ty.
Công tác duy trì bảo dưỡng phương tiện vận tải, máy móc thiết bị luôn
đảm bảo kịp thời khi có hư hỏng đều đựơc sửa chữa trong thời gian ngắn nhất
có thể đáp ứng hoạt động kinh doanh.
Hệ thống sổ sách, biểu mẫu áp dụng theo đúng chế độ của bộ tài chính ban
hành. Tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại công ty là phù hợp với quy mô và
đặc điểm kinh doanh của công ty.
Việc theo dõi tình hình tăng, giảm, khấu hao và kiểm kê TSCĐ thực hiện
theo đúng quy trình, đảm bảo việc phản ánh đúng nguyên giá TSCĐ hiện có
cũng như mức trích khấu hao phù hợp với quy định hiện hành của bộ tài
chính.
Bộ phận kế toán luôn cung cấp đầy đủ kịp thời chính xác số liệu cho ban
lãnh đạo công ty, để đề ra những phương hướng và biện pháp kịp thời nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
1
TRẦN THỊ MÝ KÊ TOÁN K39
1
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUÔC DÂN KHOA KẾ TOÁN


3.1.2. Nhược điểm
TSCĐ hữu hình của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản.
Phần lớn số vốn mà công ty có được đều dùng để đầu tư vào đổi mới, mua
sắm trang thiết bị, phương tiện vận tải.
Với số lượng TSCĐ tương đối lớn nhưng do không có phần mền kế toán
hỗ trợ nên công ty tiến hành theo dõi và tính toán giá trị còn lại, mức khấu
hao, nguyên giá hoàn toàn theo phương pháp thủ công vì vậy rất bất tiện trong
công tác quản lý tài sản cố định một cách chính xác và khó khăn khi công ty
muốn nâng cấp cải tạo thanh lý một TSCĐ hữu hình nào đó.
Tại bộ phận sử dụng chưa tổ chức ghi sổ chi tiết TSCĐ hữu hình nên gây
khó khăn trong việc quản lý TSCĐ tại bộ phận sử dụng.
Việc thanh lý TSCĐ diễn ra chậm chạp bởi hệ thống thủ tục còn rườm rà,
mất khá nhiều thời gian ảnh hưởng tới việc hạch toán TSCĐ của công ty.
Ngoài những tồn tại trên, theo quy định của Bộ tài chính về thời gian sử
dụng của TSCĐ hữu hình cụ thể là phương tiện vận tải đường bộ thời gian tối
thiểu là 6 năm, thời gian tối đa là 10 năm. Vì thực tế nhu cầu đòi hỏi chất
lượng xe, chất lượng phục vụ khách ngày càng cao nên buộc công ty luôn phải
thay đổi phương tiện vận tải cho phù hợp. Do đó, có những phương tiện vận
tải chưa đủ thời gian khấu hao nhưng công ty vẫn phải thanh lý, làm như vậy
là trái với quy định.
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện
* Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán và quản lý TSCĐ
2
TRẦN THỊ MÝ KÊ TOÁN K39
2
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUÔC DÂN KHOA KẾ TOÁN
Trong thời kỳ hiện đại, công tác kế toán luôn được chú trọng ở tất cả các
doanh nghiệp vì tầm quan trọng của nó. Chức năng kế toán là ghi chép và
phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kinh doanh của một doanh
nghiệp. Ngoài ra, kế toán còn cung cấp thông tin cho rất nhiều đối tượng trong

và ngoài doanh nghiệp. Đối với các nhà quản lý, các thông tin này giúp cho họ
có những cơ sở để đưa ra những quyết định kinh tế phù hợp với các nhà đầu
tư, các thông tin này là cơ sở để đưa ra các quyết định đầu tư.
Việc hạch toán và quản lý TSCĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là một
bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ
phần Than Hà Lầm – TKV. Trong điều kiện có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh
trên thị trường như hiện nay, kế toán là công cụ hữu hiệu để công ty có thể
phân tích được tình hình tài sản của mình từ đó có hướng đầu tư và phương
pháp quản lý thích hợp để tạo nên sức mạnh nội lực. Việc hạch toán và quản
lý TSCĐ hiện nay tại Công ty cần được hoàn thiện để đáp ứng những nhu cầu
trên.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty
cổ phần Than Hà Lầm – TKV
3.2.1. Về công tác quản lý tài sản cố định hữu hình
Nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty,
Công ty cần phải tiếp tục thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Bộ tài
chính về quy chế quản lý tài chính, kế toán; về quản lý sử dụng TSCĐ hữu
hình trong doanh nghiệp.
Công tác lập kế hoạch khấu hao cần phải được tính toán chính xác và chặt
chẽ hơn tránh việc thu hồi không đủ lượng vốn ban đầu đầu tư.
Thường xuyên tiến hành công tác đánh giá lại TSCĐ hữu hình trên một
cách chính xác. Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ làm cho hao
mòn vô hình của các TSCĐ hữu hình tăng lên, giá cả thường xuyên thay đổi.
3
TRẦN THỊ MÝ KÊ TOÁN K39
3
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUÔC DÂN KHOA KẾ TOÁN
Điều này làm cho việc phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình trên sổ
sách kế toán bị sai lệch đi so với giá trị thực tế. Việc thường xuyên đánh giá
lại TSCĐ hữu hình sẽ giúp cho việc tính khấu hao chính xác, đảm bảo thu hồi

vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH hoặc có những biện pháp xử lý kịp
thời nững TSCĐ hữu hình bị mất giá nghiêm trọng, chống thất thoát vốn.
Để thực hiện giải pháp này, công bộ phận kế toán cần:
- Ghi chép chính xác tình hình TSCĐ hữu hình, tạo điều kiện cho việc đánh
giá năng lực sản xuất thực tế của TSCĐ hữu hình hiện có từ đó có những
quyết định đầu tư đổi mới TSCĐ hữu hình một cách kịp thời, đúng đắn.
- Hiện tại, hàng tháng kế toán không lập bảng tính và phân bổ khấu hao
TSCĐ, mà dựa vào Bảng đăng ký TSCĐ sử dụng vào sản xuất kinh doanh để
tiến hành định khoản trích khấu hao. Nếu trong kỳ có nghiệp vụ thanh lý
TSCĐ nhưng kế toán vẫn tiến hành trích khấu hao đối với TSCĐ này. Điều
này là vi phạm nguyên tắc trích khấu hao.
Để nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐ hữu hình thì công ty phải tiến
hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng để theo dõi chính
xác chi phí khấu hao TSCĐ trong công ty.
Số lượng TSCĐ trong công ty lớn chủ yếu là các xe ôtô theo quy định phải
được đánh số TSCĐ để quản lý. Nhưng do điều kiện của công ty hiện nay rất
khó thực hiện được nên cần phân loại theo đối tượng sử dụng để quản lý chặt
chẽ và có hiệu quả các TSCĐ đó.
Tích cực kiến nghị và hiện đại hoá công tác kế toán tại công ty bằng cách
phát triển phần mền kế toán máy để hỗ trợ cho kế toán viên trong việc thống
kê và tính toán các số liệu kế toán một cách chính xác nhất.
Việc tăng cường công tác quản lý sử dụng, bảo dưỡng, đổi mới TSCĐ là
một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo quá trình kinh doanh của công ty được
liên tục, năng suất lao động sẽ được nâng cao kéo theo giá thành sản phẩm
4
TRẦN THỊ MÝ KÊ TOÁN K39
4
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUÔC DÂN KHOA KẾ TOÁN
giảm và như vậy tạo lợi thế về chi phí cho sản phẩm của Công ty có thể cạnh
tranh trên thị trường.

Mặc dù phương tiện vận tải, máy móc thiết bị của công ty đã được đổi mới
nhưng cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn bộ công
nghệ. Vì vậy, để phương tiện vận tải , máy móc thiết bị mới đầu tư mang lại
hiệu quả thì công ty phải mua sắm đồng bộ.
Để hạn chế việc mất mát, hư hỏng TSCĐ hữu hình trước thời gian dự tính
phải phân cấp quản lý chặt chẽ đến từng bộ phận sử dụng, nâng cao tinh thần
trách nhiệm vật chất trong quản lý chấp hành nội quy, trong đó quy chế sử
dụng TSCĐ là nội dung quan trọng nhất. Công ty cần quy định rõ quyền hạn,
trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân trong bảo quản, bảo dưỡng, bảo đảm
an toàn cho TSCĐ để chúng luôn được duy trì hoạt động với công suất cao.
Ngoài ra, công ty nên sử dụng triệt để các đòn bẩy kinh tế nhằm nâng cao
hiệu quả khai thác công suất sử dụng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
Với quy chế thưởng phạt rõ rang, nghiêm minh, công ty cần nâng cao và
khuyến khích ý thức, tinh thần trách nhiệm của công nhân viên trong việc giữ
gìn tài sản nói chung và TSCĐ nói tiêng, đảm bảo an toàn cho các TSCĐ
trong công ty v à giảm chi phí quản lý TSCĐ. Sử dụng tốt các đòn bẩy kinh tế
có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, tận dụng công
suất máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong công ty.
3.2.2. Về phương pháp tính giá, phương pháp kế toán
Đối với các loại xe vận tải chuyên chở phục vụ cho các công trình, công ty
nên thực hiện tính khấu hao theo một tỷ lệ quy định của Nhà nước. Khấu hao
5
TRẦN THỊ MÝ KÊ TOÁN K39
5
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUÔC DÂN KHOA KẾ TOÁN
các máy thi công được phân bổ cho các công trình theo tiêu thức giờ ca làm
việc theo công thức sau:
Chi phí khấu hao máy thi công phân
bổ cho công trình A
=

Tổng chi phí khấu hao máy
thi công
X
Số giờ máy thi công
của công trình A
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ
Về tài sản cố định, các chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ liên
quan đến TSCĐ cần được sử lý kịp thời, đầy đủ và khoa học.
Công ty luôn luôn đổi mới, tìm biện pháp xây dựng qui trình luân chuyển
chứng từ một cách khoa học và trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại hơn cho
việc lập chứng từ. Phương hướng của Công ty trong thời gian tới sẽ là đơn
giản hoá nội dung chứng từ; giảm bớt số lượng chứng từ theo hướng sử dụng
chứng từ liên hợp, chứng từ nhiều lần; tăng cường kiểm tra việc tuân thủ chế
độ ghi chép ban đầu; làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong từng khâu
luân chuyển.
3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết
Để quản lý tài sản cố định tại các bộ phận khác nhau nên mở thêm Sổ chi
tiết tài sản cố định theo đơn vị sử dụng. Tại doanh nghiệp phải có sổ theo dõi
TSCĐ mà chỉ cần theo dõi về nguyên giá, thời gian sử dụng, tên công trình
phục vụ, người quản lý tài sản cố định.
* Về kế toán chi tiết TSCĐ
Cách đánh số thẻ TSCĐ: Nhìn chung yêu cầu lớn nhất của việc đánh số này
phải khoa học, giúp cho việc quản lý, hạch toán trên sổ sách được dễ dàng.
Nhất là hiện nay trong toàn công ty đang trong quá trình được nâng cấp áp
dụng mạng máy tính hệ thống chương trình kế toán, kế toán phải mã hoá danh
mục TSCĐ để việc đánh số TSCĐ thống nhất trong toàn công ty. Đầu tiên: kế
toán quy ước lấy các chữ cái đặt cho từng nhóm TSCĐ. Cụ thể:
Biểu 3-1:
6
TRẦN THỊ MÝ KÊ TOÁN K39

6

×