Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bay ky quan the gioi co dai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.02 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Hải đăng Alêchxanđri</b>
<b>Bài 1</b>


Tháp đèn biển được xây dựng xong năm 285 tr.CN trên đảo Pharôt
(Pharos) ở Alêchxanđri (Alexandrie) – thành phố cảng đầu tiên của Ai
Cập, trên đường biển qua lại của tàu thuyền người Phênixi (Phénicie) đi
từ Tyrơ (Tyr) và từ Xyđông (Sydon) về hướng bờ biển Châu Phi; tác giả
là kiến trúc sư người Hi Lạp Xôxtơratut ở Xniđut (Sostratus of Cnidus). Đó
là một tháp ba tầng, cao 130 m. Tầng dưới là một toà nhà, mỗi chiều dài
30 m xây bằng những viên đá vôi lớn. Tầng hai xây theo kiểu lầu bát giác
bằng đá hoa cương. Tầng ba dặt ngọn đèn hình trụ có vịm che. Trên nóc
vịm là tượng thần biển Pôxâyđông (Poséidon) bằng đồng cao 7 m, vịm
có những cột đá hoa cương đỡ, khơng có tường bao quanh để ánh sáng
của đèn chiếu khắp nơi nhờ một hệ thống mặt gương bằng kim khí phản


chiếu, vì thế ở cách xa 60 km người đi biển vẫn trông thấy. Năm 1302, do động đất, Hải đăng Alêchxanđri
đã bị sập đổ. Tên đảo Pharôt, nơi đặt ngọn hải đăng đầu tiên của nhân loại, đã trở thành một danh từ
chung trong một số ngôn ngữ ở Châu Âu (như Ph. Phare, N. fara: đèn chiếu).


<i>(Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam”, tập 2, xuất bản năm 2002, và “Grand dictionnaire encyclopédique</i>
<i>Larousse”</i>).


<b>Bài 2 </b>


Trong 7 kỳ quan cổ đại có một kỳ quan khơng chỉ mang giá trị nghệ thuật
mà cịn có giá trị sử dụng hữu ích. Ðó là ngọn hải đăng khổng lồ
Alexandria được dựng trên đảo Pharos cổ xưa thuộc vùng Naukratis, nay
là một đồi đất nhô ra biển của cảng Alexandria. Ðối với người thủy thủ
ngọn hải đăng này tượng trưng cho sự bình yên khi họ ra khơi. Ðối với các
nhà kiến trúc, nó cịn mang nhiều ý nghĩa quan trọng nhất là thời bấy giờ
nó là ngơi nhà cao nhất trên hành tinh. Về khoa học, chính chiếc gương


thần bí của ngọn hải đăng luôn luôn cuốn hút sự suy nghĩ của những
người thích tìm hiểu, bởi độ phản chiếu của chiếc gương này phát ra rất
xa, cách nó trên 50km ở ngoài khơi vẫn thấy được ánh đèn.


Ngọn hải đăng này do vua Ptolemy Soter khởi dựng vào năm 290 trước CN, do kiến trúc sư Sotratus thiết
kế xây dựng và được hồn thành trong thời kỳ trị vì của vua Ptolemy Philadelphus.Trong nhiều thế kỷ,
ngọn hải đăng Alexandria có khi còn được gọi là Pharos, dùng để cho tàu biển ra vào cảng. Nó được đốt
lửa vào ban đêm, cịn ban ngày nó phản xạ ánh nắng mật trời.


Năm 965 sau CN một trận động đất xảy ra ở Alexandria khiến nó bị hư hại. Tiếp đó là 2 trận động đất năm
1302 và 1323 đã làm cho công trình này bị hư hỏng nặng và đổ nát. Theo sử sách ghi chép lại thì lớp
ngồi của ngọn hải đăng xây bằng đà cẳm trắng. Trong tập ghi chép của học giả A rập ông Abou Haggay
Al Andaloussi khi đến thăm ngọn hải đăng năm 1166, thì nó gồm 3 tầng. Tầng dưới cùng có dạng hình
vng, cao 55,9m và có một cột lõi hình trụ trịn. Tầng giữa có hình bát giác với chiều dài mỗi cạnh là
18,30m, cao 27,45m. Chiều cao tính từ nền móng lên đỉnh đo được 117m. Lõi hình trụ trịn bên trong dùng
làm ống dẫn nhiên cho việc đốt lửa. Ở đỉnh tháp đặt chiếc gương phản chiếu ánh sáng.


Năm 1480 dưới thời Sultan Mamellouk, ông đã cho xây trên khu đất trước đây của ngọn hải đăng đổ nát
này một pháo đài quân sự. Ðến đây lịch sử ngọn hải đăng khổng lồ vĩnh viễn khép lại, mặc dù khơng cịn
tồn tại nhưng nó có tác động đến nhiều lãnh vực. Trong kiến trúc ngọn hải đăng Alexandria được xem là
một kiểu mẫu để tạo dựng nhiều phiên bản khác dọc theo vùng Ðịa Trung Hải thời bấy giờ. Ngọn hải đăng
Alexandria được xếp vào kỳ quan cuối cùng trong 7 kỳ quan cổ đại của thế giới đã biến khỏi mặt đất.


<b>Kim tự tháp Kêôp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Kim tự tháp là cơng trình có hình chóp, đáy vng, thường là lăng mộ của các vua Ai Cập cổ đại. Có ba
kim tự tháp lớn: Kêôp (khéops hoặc Chéops), Kêphren (Khéphren) và Mykêrinôt (Mykérynos). Các kim tự
tháp được xây bằng những phiến đá lớn, mỗi tháp gồm hàng triệu phiến trung bình nặng 2,5 tấn… Kích
thước của tháp chứa nhiều phép tính kì diệu: lấy chu vi đáy chia cho hai lần chiều cao của tháp sẽ được
số P = 3,14; chiều cao của tháp đúng bằng bán kính của hình trịn có chu vi bằng chu vi của đáy tháp, vv...


Trong lịng tháp có phịng đặt quan tài chứa xác ướp của vua Ai Cập. Phịng có kích thước 10,47 x 5,23 m,
thơng với bên ngồi bằng một đường hầm rất hẹp (cao 1 m, ngang 1,05 m) và cửa ở lưng chừng tháp tại
độ cao 17,42 m.


Kim tự tháp Kêôp là kim tự tháp lớn nhất trong số kim tự tháp, được xây dựng trên cao nguyên Ghizê
(Gizeh; Ai Cập). Tháp cao 146,60 m (nay chỉ còn khoảng 137 m), mỗi cạnh đáy dài 231 m, được xây dựng
trong 40 năm, gồm 2, 3 triệu phiến đá lớn (mỗi phiến trung bình nặng 2, 5 tấn, những phiến ở đáy nặng 55
tấn), được mài nhẵn và xếp chồng khít lên nhau. Trong kim tự tháp có nhiều phịng, hầm và hành lang kiên
cố. Hiện nay, thi hài Kêôp khơng cịn.


Kêơp là vua Ai Cập cổ đại, con trai của Xnêfru (Snefrou; vua Ai Cập), pharaông thứ hai của triều đại thứ tư
thời Cổ vương quốc (khoảng năm 2600 tCn.). Ơng nổi tiếng là do đã chủ trì việc xây dựng kim tự tháp
Kêôp làm lăng mộ của mình.


Theo nguồn thơng tin ít ỏi liên quan đến Ai Cập cổ đại, Kêôp đã xây dựng được một vương quốc hùng
mạnh của giới tăng lữ trong thời đại mà Hêliơpơlit (Héliopolis – một trung tâm tín ngưỡng thờ thần Mặt
Trời) bắt đầu đóng vai trị là một thủ đô tôn giáo, bên cạnh Memphit (Memphis) là một thủ đơ chính trị.


<i>(Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam” tập 2, xuất bản năm 2002 và “Grand dictionnaire encyclopédique</i>
<i>Larousse”</i>).


<b>Bài 2 </b>


Man fears Time, yet Time fears the Pyramids (ngạn ngữ Ả rập)


Khu mộ cổ Gizah thuộc quần thể di tích Memphis - cố đơ của nước Ai Cập
thống nhất cổ đại, ngày nay là ngoại ô thành phố Cairo. Tại đây có 3 Đại
Kim Tự Tháp xây thành hàng theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Trái với
quan niệm thơng thường, chỉ có Đại Kim Tự Tháp của Khufu chứ không
phải tất cả 3 Đại KTT này, là kỳ quan thế



giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

từng cho rằng, đá từ 3 Đại Kim Tự Tháp này đủ để xây nên bức tường cao 3m, dày 0,3m xung quanh
nước Pháp !!!).


Trong tháp có những hành lang dài hàng trăm mét, đưa đến những phịng trang hồng rực rỡ và dẫn tới
trung tâm tháp - nơi đặt quan tài nhà vua, làm bằng đá granit đỏ. Trước tháp là một quái vật đầu người,
mình sư tử (nhân sư), đục ngay trong đá, cao hàng chục mét.


Khi Napoleon xâm chiếm Ai Cập năm 1798, niềm kiêu hãnh của ông đã
được thể hiện qua câu nói nổi tiếng :


"Soldats! Du haut de cé Pyramides, 40 siècles nous contemplent"


(Hỡi các chiến sĩ, từ đỉnh những kim tự tháp này, 40 thế kỷ đang nhìn vào
chúng ta!)


Ngày nay, đứng trước những ngọn tháp cao ngất giữa chốn sa mạc mênh
mơng, người ta khơng khỏi thấy chống ngợp, nửa thán phục, nửa ghê
rợn, tưởng như lạc vào thế giới thần linh và trong lòng gợi lên biết bao
niềm hồi cổ...


<b>Lăng Mơdơlơ</b>
<b>Bài 1</b>


Lăng mộ vua Mơdơlơ (Mausole, Mausolus) - một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại, xây dựng vào
khoảng năm 350 tr.CN. ở thành phố Halicacnaxơ (Halicarnasse), thủ đô Vương quốc Cari (Carie) nằm ở
Tây Á, sát biển Êgiê (Égée). Cơng trình bắt đầu khởi dựng lúc vua Mơdơlơ cịn sống, nhằm thể hiện sự
phồn vinh và hùng mạnh của đất nước mình sau khi đã thống nhất được Vương quốc Cari. Cơng việc cịn


dở dang thì nhà vua băng hà, hồng hậu Actêmit II (Artémise II)đã tiếp tục và hồn thành cơng trình, làm
rạng rỡ tên tuổi nhà vua qua kiệt tác kiến trúc này. Cơng trình được xây dựng bằng đá, dưới sự chỉ dẫn
của các kiến trúc sư Pytêôt (Pythéos) và Xatyarôt (Satyaros), phần điêu khắc do Xcôpat (Scopas), Bryaxit
(Bryaxis), Lêôkharêt (Léokharês) và Timơtêơt (Timotheos) đảm nhiệm. Cơng trình có hình khối, gồm ba
phần: dưới cùng là phần đế – tầng để thi hài mà dưới chân cũng là một hệ bậc tam cấp; phần giữa bên
trong là phòng tế lễ và bên ngồi có hàng cột bao quanh, có tượng trang trí; phần trên cùng là khối mái có
dạng kim tự tháp gồm 24 bậc, được kết thúc ở đỉnh bằng một cụm tượng (tượng Mơdơlơ và Actêmit).
Cơng trình bị huỷ hoại dần do thời gian, chiến tranh và động đất, đến thế kỉ 16 thì sụp đổ hồn tồn (khi
qn Thổ Nhĩ Kì xâm lăng vùng này). Ngành khảo cổ học đã bỏ nhiều công sức thu nhặt các di vật của
cơng trình quan trọng này và cũng có nhiều dự án phục chế, trong đó dự án của Kiêcsơn (làm những năm
1923 – 28) được coi là chân thực nhất. Lăng môdôlơ chẳng những là một kiệt tác của kiến trúc cổ mà cịn
là một mẫu mực cho loại hình lăng mộ, từ đó từ Mơdơlơ trở thành danh từ chung để chỉ lăng mộ của các
bậc vĩ nhân, các vua chúa (Ph. Mausolée; A. Mausoleum; N. Mavzolej).


<i>(Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam” tập 2, xuất bản năm 2002, và “Grand dictionnaire encyclopédique</i>
<i>Larousse”</i>).


<b>Bài 2</b>


I have lying, over me in Halicarnassus, a gigantic monument such as no
other dead person has, adorned in the finest way with statues of horses
and men carved most realistically from the best quality marble. (King
Maussollos - Lucian's Dialogues of the Dead)


Tương tự như Kim Tự Tháp Ai Cập, kỳ quan lần này cũng lại là nơi chơn
cất một vị vua - Mausolus. Bạn có thấy thú vị không, khi biết rằng, chữ


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

như là thống đốc, tỉnh trưởng hay vua của những vương quốc nhỏ phụ thuộc). Mausolus là một "Satran"
như thế, ông cai quản vương quốc nhỏ Caria phía Tây Tiểu Á. Nằm xa kinh đơ Ba Tư nên trên thực tế, nó
như một nước tự trị. Mausolus dời thủ phủ về Halicarnassus, thành phố trên bờ biển Aegean miền Địa


Trung Hải (nay là thành phố Bodrum, phía Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ).


Mausolus biết nói tiếng Hy Lạp và rất ngưỡng mộ Hy Lạp về văn hóa và thể chế chính trị. Ơng đã lập nên
nhiều thành phố với kiến trúc Hy Lạp dọc bờ biển và khuyến khích truyền thống dân chủ của Hy Lạp ở xứ
sở mình.


Lăng mộ Mausolus đã được xây dựng từ khi vua còn sống. Sau 24 năm trị vì (377-353 tr.CN), Mausolus
mất. Hồng hậu Artemisia, cũng chính là em gái ông, đã gửi thư đến Hy Lạp để tìm những nghệ sĩ tài năng
nhất thời bấy giờ, trong đó có Scopas, người từng giám sát việc tái thiết đền thờ nữ hoàng Artemis ở
Ephesus, và những nhà điêu khắc lừng danh như Bryaxins, Leocharé, Timotheus... cùng hàng trăm nghệ
nhân khác. Artemis mất 2 năm sau cái chết của chồng. Cả hai đều được chôn trong lăng mộ. Và đến năm
350 tr.CN, cơng trình mới thực sự hồn thành.


<b>Tượng thần Hêliot</b>


Bài 1



Trong chuyện thần thoại Hi Lạp, Hêliôt là vị thần thời cổ Hi Lạp, hiện thân của Mặt Trời (Ph. Helios; tiếng
Hi Lạp: Hellos – có nghĩa là “Mặt Trời”). Hêliôt là con trai của thần Hypêriông (Hypérion) và thần Teia
(Theia), và là anh trai của nữ thần ánh sáng Êôt (Éos) và thần Mặt Trăng Xêlênê (Seléné). Thần biển
Clymen (Clymēne) có nhiều con trai, trong đó có con thần mã Phătơng (Phắton). Thần Hêliôt ngày nào
cũng cưỡi trên cỗ xe thần mã (cỗ xe bốn ngựa) với ánh vàng lấp lánh trên bầu trời đi suốt từ đông sang
tây, và ban đêm từ dưới đại dương đi lên, say sưa bay lượn vòng quanh cực bắc, đi giám sát loài người,
cho nên chẳng có việc gì xảy ra trên mặt đất mà thần khơng biết. Thần Hêliơt ưa thích lưu lại ở Êtiơpi
(Éthiopie) hoặc trên đảo Rôt (Rhodes) và chiếm hữu “đàn” chiên thánh. Những biểu hiện và tín ngưỡng
của thần Hêliơt chiếm một vị trí khơng lớn lắm và đã bị lu mờ một cách rõ nét bởi thần ánh sáng – thi ca
Apôlông (Apollon). Thần Hêliôt đã được tôn thờ ở đảo Rôt. Nhưng sớm nhất, chỉ đến đầu thế kỉ 5 tr.CN,
Hêliơt mới được xem như vị thần chính ở đảo này. Dân chúng trên đảo Rôt đã xem ông là vị thần che chở,
bảo vệ họ; một pho tượng khổng lồ – tượng thần Hêliôt với vành mũ vương miện tỏa tia đã được tạc và
đặt tại cảng, nơi cử hành tế lễ thần. Tín ngưỡng thần Hêliơt đã đạt được một tầm quan trọng mới, xứng với


đạo một thần Mặt Trời, đó là lối thốt của thuyết Platơng (Platon) mới.


<i>(Trần Thị Tuyên biên soạn, dựa theo ‘Grand dictionnaire encyclopédique Larousse” và “Britannica”</i>).


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Pho tượng nữ thần Tự Do mặc áo choàng, tay đưa ngọn đuốc lên cao tại
cảng New York, một hình ảnh biểu trưng của nước Mĩ có lẽ khơng mấy xa
lạ với chúng ta. Nhưng, điều mà ít ai biết chính là bức tượng nữ thần Tự
Do này cịn có một tên gọi khác - "Modern Colossus" (Colossus = tượng
khổng lồ), như là âm vang gợi nhớ đến một bức tượng khổng lồ khác cùng
kích cỡ (khoảng 110 feet = 33m, cao tương đương một tòa nhà hiện đại
với 10 tầng), đã tồn tại cách đây hơn 2000 năm, cũng ở ngõ vào của một
cảng biển sầm uất thời cổ đại và cũng là một biểu tượng của tự do :
"Colossus of Rhode" - Tượng khổng lồ ở đảo Rhode.


Đất nước Hy Lạp cổ đại bị chia cắt bởi nhiều thành bang nhỏ. Trên đảo Rhode bấy giờ có 3 thành bang :
Ialysos, Kamiros và Lindos. Năm 408 trước CN, các thành bang này kết hợp lại thành một lãnh thổ thống
nhất với thủ phủ tại Rhodes. Thành phố phát triển hưng thịnh và có mối quan hệ chặt chẽ về thương mại
và kinh tế với nước liên minh Ptolem(*)<sub> (Ai Cập) .</sub>


Năm 305 trước CN, những người thuộc phe Antigonids của Macedonia, cũng
là đối thủ của Ptolemie bao vây Rhodes, tìm mọi cách phá vỡ liên minh
Rhodes - Ai Cập. Nhưng họ đã không thể xâm nhập vào thành phố. Hiệp ước
hịa bình đạt được vào năm 304 trước CN, những người phe Antigonid mở
vòng vây, rút lui, để lại nhiều trang thiết bị quân sự dồi dào của họ. Nhằm tổ
chức kỷ niệm ăn mừng chiến thắng và thống nhất, người dân đảo Rhodes đã
bán vũ khí đó, dùng tiền dựng nên bức tượng khổng lồ hình vị thần mặt trời
-Helios. Bức tượng khổng lồ đứng kiêu hãnh uy nghi ngay cửa ngõ vào cảng,


sải chân dang rộng và tàu bè có thể đi lại bên dưới. Mỗi sáng sớm, mặt trời chiếu vào làm pho tượng đồng
ánh lên rạng rỡ một biểu tượng của tự do và thống nhất.



<b>Tượng thần Zơt</b>
<b>Bài 1</b>


Tượng Thần Zơt một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại.
Tượng thần Zơt (Latinh: Zeus)cao 17 m, khắc hoạ hình ảnh thần
Zơt ngồi trên ngai vàng đầu chạm trần đền, khuôn mặt hiền từ, đôi
mắt màu hồng tinh anh, nhìn thẳng, lơng mày và lơng mi đen nhánh,
mũi dọc dừa với chịm râu rậm nhìn ra phía trước, đôi môi dày đầy
cương nghị. Dáng ngồi bệ vệ oai nghiêm trên ngai vàng, tay trái
cầm gậy chỉ huy, tay phải dựa vào thành ngai. Tất cả phần nửa trên
của tượng được dát bằng ngà voi, vàng nhạt ngả về màu hồng
phơn phớt, tạo cho thần Zơt một sức sống mãnh liệt. Nửa thân
dưới của tượng phủ một “tấm vải” bằng vàng dát mỏng, có chạm trổ
dưới thân áo những con vật. Trên thân áo là những ngơi sao và
những đố hoa xinh xắn. Chân thần đi dép vàng đặt trên một chiếc
bàn trang trí những con sư tử vàng. Ngai vàng cũng bằng ngà và có
chạm khắc những trận đấu điền kinh ở Ôlympi (Olympie). Đến nay,
trên quảng trường chính Antit (Altis) ở Ơlympi chỉ cịn lại một ít di
tích của đền thờ và tượng thần Zơt.


Thần Zơt là vị thần biểu tượng sức mạnh của người dân Hi Lạp,
đứng đầu trong 12 vị thần được người Hi Lạp tơn thờ, sống trên
ngọn núi Ơlympơ (Olympe; Hi Lạp). Theo thần thoại Hi Lạp, thần
Zơt mỗi khi lên cỗ xe thần mã đều mặc bộ áo vàng, cầm một ngọn
roi vàng để điều khiển đôi thần mã có bộ vó bằng đồng và hàng
lơng bờm bằng vàng chói lọi.


<i>(Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam”, tập 4, xuất bản năm 2005, “Grand dictionnaire encyclopédique</i>
<i>Larousse” và “Britannica</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Cách Athens 150km về phía Tây là thánh địa Olympia của đất nước Hy
Lạp cổ đại, quê hương thế vận hội thể thao ngày nay. Lịch Hy Lạp cổ bắt
đầu vào năm 776 trước Công Nguyên và người ta cho rằng Olympic
Games cũng xuất hiện từ đó. Là trung tâm tơn giáo của đất nước Hy Lạp
cổ, Olympia có đền thờ thần Zeus, do kiến trúc sư Libon vùng Elis thiết kế
và được xây dựng vào khoảng năm 450 trước Công Nguyên. Kiến trúc
ngôi đền gần giống với đền Parthenon (Athens) và đền thờ nữ thần
Artemis (Ephesus). Nhưng điều đáng nói không phải là kiến trúc mà là
linh hồn của ngôi đền lộng lẫy này, bức tượng thần Zeus, một trong bảy
kỳ quan thế giới !


Bức tượng được điêu khắc gia Phidias nổi tiếng của Hy Lạp thực hiện. Phidias từng tạo nên pho tượng nữ
thần Athena cho đền Parthenon ở Athen và những chạm trổ khác bên ngồi ngơi đền. Sau khi hồn tất
cơng trình này, Phidias rời Athens, đến Olympia để bắt đầu sáng tạo nên tác phẩm tuyệt vời nhất của đời
ông mà cũng là kiệt tác của nhân loại.


Vào thế kỷ I sau Cơng Ngun, hồng đế La Mã Caligula đã tìm cách đem
bức tượng về Rome nhưng thất bại vì giàn giáo mang bức tượng bị hỏng.
Năm 391 sau Cơng Ngun, hồng đế Theodosius I cấm những hoạt động
thể thao ở Olympic vì xem nó là một phong trào ngoại giáo. Ngôi đền thờ
thần Zeus cũng bị ra lệnh đóng cửa.


Olympia sau đó liên tiếp bị tàn phá bởi chiến tranh, động đất, lũ, lở đá...và
ngôi đền thờ thần Zeus bị đốt vào thế kỷ 5 sau Cơng Ngun. Tuy nhiên,
trước đó, bức tượng thần Zeus đã được những một số người Hy Lạp giàu
có chuyển đến một dinh thự tại Constantinople. Tiếc thay, chẳng bao lâu sau, bức tượng cũng đã bị thiêu
hủy trong cơn hỏa hoạn lớn vào năm 462 sau Công Nguyên.


<b>Vườn treo Babylon</b>



Bài 1



Theo truyền thuyết, vườn treo Babylon (Babylon), là món quà đặc biệt của nhà vua Nabusatnêzan
(Nabuchadnezzan) tặng hoàng hậu được sủng ái là công chúa xứ Mêđet (Mēdes).


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

tầng làm bằng đá tảng, mỗi viên dài 5 m, rộng 1,2 m, được phủ nhựa, sau đó lát gạch và cuối cùng phủ
một lớp chì, trên đổ một lớp đất màu mỡ. Mỗi tầng được xây theo kiểu vịm cong. Vườn có đủ hoa thơm,
cỏ lạ, các loại cây quý hiếm được đưa về từ những vùng mà nhà vua đến xâm lược. Nước được lấy từ 3
giếng có máy thuỷ lực quay với hệ thống gàu nước đưa lên cao chảy theo các rãnh thoai thoải tưới cho
tồn khu vườn. Do vườn làm theo hướng gió nên hương thơm lan toả cả một vùng rộng lớn.


Vườn treo Babylon đánh dấu một thời vàng son của lịch sử vùng Lưỡng Hà, thời kì phát triển rực rỡ của
vương quốc Canđê (Chaldée), còn gọi là Tân Babylon. Nhà vua Nabusatnêzan trị vì đất nước được 44
năm thì qua đời. Vườn treo Babylon cũng tàn lụi theo, sau bị chôn vùi dưới những lớp đất cát dày từ 10
đến 12 m.


<i>(Theo “Từ điển bách khoa” tập 4, xuất bản năm 2005</i>).


<b>Bài 2</b>


In addition to its size, Babylon surpasses in splendour any city in the known
world (Herodotus - a historian in 450 BC)


Iraq nằm ở Tây Á - khu vực nổi tiếng với nền văn minh Lưỡng Hà
(Mesopotamie) đã tỏa sáng rực rỡ ngay từ thuở hồng hoang của loài
người và là một trong những cái nơi văn minh nhân loại. Ở Iraq, có rất
nhiều di tích lịch sử văn hố, đặc biệt, cách Baghdad 50 dặm về phía Nam,
với thác nước, chim mng, cây trái và đủ thứ hoa thơm cỏ lạ, vườn treo
Babylon, được xây từ thời đế quốc Babylon hùng mạnh từng là một trong


bảy kỳ quan của thế giới cổ đại.


Vương quốc Babylon hùng mạnh nhất vào giai đoạn trị vì của vua
Hammurabi (1792-1750 trước Công Nguyên), triều đại đã từng sản sinh ra
bộ luật pháp tiến bộ nhất thời bấy giờ. Đến triều đại Naboplashar (625-605
trước CN), nền văn minh Mesopotamia đạt đến mức tột đỉnh. Con của
Naboplashar, vua Nebuchadnezzar II (604-562 trước CN) là người đã xây dựng nên vườn treo thần thoại
Babylon để làm vui lịng hồng hậu vì bà rất u thích và nhớ nhung cảnh đồi núi xanh ngát cỏ cây nơi quê
hương mình.


<b>Đền Actêmit</b>
<b>Bài 1</b>


Được xây dựng từ năm 353 tr.CN, ở thành phố Êphedut (Ephesus; thành phố cổ ở Thổ Nhĩ Kì) nằm trên
bờ biển Êgiê (Ph. Égée; A. Aegean Sea) để thờ Actêmit (Ph. Artémise) – nữ thần săn bắn, con của thần
Zơt (Latinh: Zeus; Ph. Jupiter) và thần Lêto (Léto), em gái của thần ánh sáng - thi ca Apôlông (Apollon).
Theo thần thoại Hi Lạp, thần Actêmit là một trinh nữ, trong trắng, có vũ khí - cung tên và có thể giết chết
một cách tàn nhẫn những ai dám xúc phạm, lăng nhục mình. Actêmit đã


tự biến thành con hươu Actêơng và cho phép đàn chó của mình cắn xé
nghiến ngấu. Là nữ thần thời Hi Lạp cổ, xuất thân từ một “cô chủ của các
thú vật hoang dã” ở đảo Cret (Crète; Hi Lạp) cổ đại, người bảo vệ ác thú,
chim muông. Nhưng trước hết, Actêmit là người đi săn, nên áo dài được
xắn lên để dễ bước, cầm cung và bao đựng tên, có hộ vệ là một con
hươu cái hoặc một con chó; ở Tôrit (Tauride) Actêmit là một nữ thần sao
chiếu mệnh, chế ngự trăng lưỡi liềm; ở Êphedut, hình ảnh nữ thần được
Đơng phương hố, thành một thần – mẹ nhiều vú. Trên đầu đội mũ, thân
dưới nịt chặt. Actêmit là một đối tượng của tín ngưỡng dân gian, là vị thần


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

(<i>Trần Thị Tuyên biên soạn dựa theo “Từ điển bách khoa Việt Nam”, tập 1, xuất bản năm 1995, “Grand</i>


<i>dictionnaire encyclopédique Larousse” và “Britannica”</i>).


<b>Bài 2 </b>


Mỗi kỳ quan đều có nét hấp dẫn riêng của nó. Những nhà sử học đều đồng ý rằng,
Kim Tự Tháp là kỳ quan cổ đại thực sự tồn tại cùng với thời gian, Ngọn Hải Đăng
Alexandria là kỳ quan duy nhất có ứng dụng thực tế hữu ích với con người, và Đền
Thờ Nữ Thần Artemis ở Ephesus là cơng trình đẹp nhất trong tất cả các kỳ quan!
Không chỉ là một ngơi đền, đó từng là một kiến trúc lộng lẫy nhất trên trái đất này,
được xây dựng để tôn vinh nữ thần của Mặt Trăng, săn bắn và muông thú hoang
dã - Artemis.


Đền Artemis được khởi công vào thế kỷ VII trước CN cho đến năm 550 trước CN
mới xong. Ngôi đền được xây dưới thời vua Croesus do kiến trúc sư người Hy lạp
tên Cherispheron thiết kế, tổng thể hồn tồn bằng đá cẩm thạch trắng, trang trí
bằng các tượng đồng được các nhà điêu khắc nổi tiếng thời bấy giờ bỏ cơng thực
hiện.


Chính diện trang trí cực kỳ lộng lẫy. Các bậc thềm bằng đá cẩm thạch chạy xung
quanh dẫn lên một tầng hiên cao 130m. Người ta đếm được 127 trụ cột nằm theo
một đường thẳng, có chiều cao 20m.


Ngơi đền đã bị những người cuồng tín phóng hỏa một lần vào năm 356 trước CN, mãi đến 20 năm sau
mới được sửa sang lại. Năm 334 trước CN, Alexander Ðại đế, sau khi chiến thắng quân Ba Tư ở phương
Ðông lúc trở về Hy lạp ông cho tái thiết lại ngôi đền như xưa. Nhưng một lần nữa ngôi đền này bị người
Goth phá hủy. Đầu thế kỷ IV sau CN người Ephesus định trùng tu lại nhưng lúc bấy giờ hầu hết họ theo
đạo Cơ Ðốc, và ngôi đền bị bỏ phế, thời gian đã tàn phá làm vẻ đẹp của nó khơng cịn nữa.


Artemis khơng chỉ là trung tâm tín ngưỡng quan trọng, mà còn là một trung tâm thương mại của Hy lạp cổ
đại. Trong một thời gian dài chốn tôn nghiêm này từng là nơi thu hút các danh nhân, nghệ sĩ, các bậc đế


vương, vua chúa(*)<sub>. Artemis không chỉ đẹp về kiến trúc, mà thực sự vẻ đẹp của nó cịn nằm trong các tiểu</sub>
tiết li chi của nghệ thuật kiến trúc.


Năm 401 sau CN, ngôi đền bị thánh John Chrysostom phá hủy hoàn toàn và vùng này bị bỏ hoang. Ðến
cuối thế kỷ XIX, người ta mới phát hiện trở lại nền móng của ngơi đền.


</div>

<!--links-->
7 kỳ quan thế giới hiện đại
  • 4
  • 1
  • 11
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×