Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đánh giá đa dạng di truyền cá tra chọn giống bằng chỉ thị phân tử microsatellite

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
KHOA CNSH - TP - MT

----------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÁ TRA
CHỌN GIỐNG BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ
MICROSATELLITE

Ngành:
CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Cán bộ hướng dẫn:

Ths. Trần Nguyễn Ái Hằng

Sinh viên thực hiện:

Lê Tấn Thành

MSSV: 1151110031

Lớp: 11DSH01

Tp.HCM, tháng 8 năm 2015


Đồ án tốt nghiệp



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do bản thân thực hiện và khơng
sao chép dƣới bất kỳ hình thức nào. Các số liệu trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng,
tuân thủ đúng nguyên tắc. Kết quả trình bày trong đề tài đƣợc thu thập trong quá
trình nghiên cứu là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trƣớc đây.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nội dung khoa học của đề tài nghiên cứu
này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015
Sinh viên,

Lê Tấn Thành


Đồ án tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô của trƣờng
Đại học Cơng Nghệ Tp. HCM nói chung, q thầy cô khoa Công Nghệ Sinh Học –
Thực Phẩm – Mơi Trƣờng nói riêng đã tận tình dạy dỗ, giúp em hồn thiện kiến
thức, các kỹ năng chun mơn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá
trình học tập.
Xin gửi đến Ths. Trần Nguyễn Ái Hằng, Ths. Bùi Thị Liên Hà, Ks. Lê Ngọc
Thùy Trang cùng các anh chị của phịng thí nghiệm Di truyền phân tử, Viện Nghiên
Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,
trực tiếp hƣớng dẫn, dìu dắt em trong suốt thời gian qua.
Xin ghi nhận cơng sức và những đóng góp q báu, nhiệt tình của bạn Tạ
Thanh Thế cùng tồn thể các bạn trong lớp 11DSH01 đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ
và động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ cùng các anh chị trong

gia đình đã ni dạy con đến ngày khơn lớn và cho con ăn học thành tài.
Vì chƣa có nhiều kinh nghiệm, chỉ dựa vào kiến thức hạn hẹp cùng với thời
gian ngắn ngủi nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận
đƣợc sự góp ý của quý thầy, cô để kiến thức của chúng em ngày càng hoàn thiện
hơn, rút ra đƣợc những kinh nghiệm bổ ích cho quá trình học tập, làm việc sau này.
Cuối cùng, xin kính chúc q thầy cơ của trƣờng Đại học Công Nghệ Tp.
HCM dồi dào sức khỏe và thành cơng trong sự nghiệp cao q của mình. Đồng kính
chúc q thầy cơ, anh chị của phịng thí nghiệm Di truyền phân tử, Viện Nghiên
Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II luôn dồi dào sức khỏe và đạt đƣợc nhiều thành cơng
tốt đẹp trong cuộc sống.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015
Sinh viên,

Lê Tấn Thành


Đồ án tốt nghiệp

Mục Lục
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
2. Mục dích nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 2
5. Giới hạn của đề tài ............................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN.................................................................................. 4

1.1 Đa dạng di truyền và ý nghĩa .......................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm ........................................................................................................ 4
1.1.2 Tầm quan trọng của đa dạng di truyền ............................................................ 4
1.2 Sơ lƣợc về tình hình cá Tra ở Việt Nam ........................................................ 5
1.2.1 Tình hình ni cá Tra ở đồng bằng Sơng Cửu Long ...................................... 5
1.2.2 Tình hình chọn giống cá Tra và chất lƣợng con giống ................................... 7
1.2.3 Một số chƣơng trình nghiên cứu liên quan đến cá Tra ................................... 9
1.2.4 Các nghiên cứu về di truyền và chọn giống thuỷ sản đƣợc triển khai và áp
dụng tại Việt Nam .................................................................................................... 12
1.3 Tổng quan về cá Tra (Pangasianodon hypophthamus) ................................. 14
1.3.1 Đặc điểm chung............................................................................................... 14
1.3.2 Đặc điểm sinh thái và môi trƣờng sống .......................................................... 15
1.3.3 Đặc điểm sinh trƣởng ...................................................................................... 15
1.3.4 Đặc điểm sinh sản ........................................................................................... 16
1.3.5 Hiện trạng nghiên cứu về cá Tra ở Việt Nam ................................................. 16
1.4 Một số chỉ thị DNA sử dụng trong nghiên cứu sự đa dạng di truyền ......... 17

i


Đồ án tốt nghiệp

1.4.1 Phân loại .......................................................................................................... 17
1.4.2 Các loại chỉ thị DNA ....................................................................................... 19
1.4.2.1 Restriction Fragment Length Polymorphism (RFLP).................................. 19
1.4.2.2 Amplified Fragment Length Polymorphism (AFLP) .................................. 19
1.4.2.3 Random Amplified Polymorphism DNA (RAPD) ...................................... 20
1.4.2.4 SSR (Microsatellite) ..................................................................................... 21
1.5 Giới thiệu kỹ thuật SSR (Microsatellite)........................................................ 21
1.5.1 Khái niệm ........................................................................................................ 21

1.5.2 Tính chất.......................................................................................................... 22
1.5.3 Sự phát triển của primer microsatellite ........................................................... 23
1.5.4 Giới hạn của microsatellite ............................................................................. 24
1.5.5 Các loại microsatellite ..................................................................................... 25
1.5.6 Cơ chế hình thành microsatellite..................................................................... 26
1.5.7 Vai trị của microsatellite ................................................................................ 27
1.5.8 Các phƣơng pháp phát hiện microsatellite ...................................................... 28
1.5.8.1 Phƣơng pháp lai ........................................................................................... 28
1.5.8.2 Phƣơng pháp PCR ........................................................................................ 29
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 30
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................... 30
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 30
2.1.2 Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 30
2.2 Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 30
2.2.1 Nguồn mẫu ...................................................................................................... 30
2.2.1.1 Mẫu cá Tra ................................................................................................... 30

ii


Đồ án tốt nghiệp

2.2.1.2 Microsatellite primers .................................................................................. 30
2.2.2 Hóa chất, dụng cụ và thiết bị........................................................................... 31
2.2.2.1 Hóa chất ....................................................................................................... 31
2.2.2.2 Dụng cụ và thiết bị ....................................................................................... 31
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 32
2.3.1 Phƣơng pháp thu mẫu ..................................................................................... 32
2.3.2. Phƣơng pháp bảo quản mẫu ........................................................................... 32
2.3.3. Phƣơng pháp tách chiết DNA ........................................................................ 32

2.3.3.1 Quy trình ...................................................................................................... 32
2.3.3.2 Kiểm tra sản phẩm DNA ly trích ................................................................. 35
2.3.4. Phản ứng PCR ................................................................................................ 35
2.3.4.1 Khái niệm ..................................................................................................... 35
2.3.4.2 Thành phần và vai trò của các chất trong phản ứng PCR ............................ 35
2.3.4.3 Nguyên tắc của phản ứng PCR .................................................................... 37
2.3.5. Kỹ thuật điện di DNA trên gel ....................................................................... 38
2.3.6. Phƣơng pháp điện di mao quản (CE) ............................................................. 41
2.4. Bố trí thí nghiệm.............................................................................................. 44
2.4.1 Thí nghiệm 1: Tách chiết DNA....................................................................... 44
2.4.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát tính hoạt động của các cặp mồi microsatellite ......... 44
2.4.3 Thí nghiệm 3: Phân tích đa dạng di truyền của các chỉ thị microsatellite trên 4
quần đàn cá Tra ........................................................................................................ 47
2.4.3.1 Thí nghiệm 3.1: PCR hàng loạt 6 cặp mồi microsatellite ............................ 47
2.4.3.2 Thí nghiệm 3.2: Điện di trên agarose sản phẩm PCR .................................. 47
2.4.3.3 Thí nghiệm 3.3: Điện di mao quản sản phẩm PCR...................................... 48

iii


Đồ án tốt nghiệp

2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu................................................................................. 48
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 49
3.1 Sản phẩm tách chiết DNA ............................................................................... 49
3.2 Khảo sát tính hoạt động của các cặp mồi microsatellite .............................. 49
3.3 Khảo sát đa dạng di truyền của 4 quần đàn cá Tra ...................................... 51
3.3.1 Thông tin đa dạng di truyền của 4 quần đàn cá Tra ........................................ 51
3.3.2 Biến động di truyền bên trong từng quần đàn cá Tra...................................... 56
3.3.2.1 Sự đa dạng gene (Gene diversity) ................................................................ 56

3.3.3.2 Sự sai khác di truyền giữa các quần thể ....................................................... 57
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 59
4.1 Kết luận ............................................................................................................. 59
4.2 Kiến nghị ........................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 61
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 63

iv


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
µg: microgam
µM: micromol/lít
mM: milimol/lít
bp: base pair
Kb: kilobases
cm: centimet
V: volt
mA: miliampe
DNA: Deoxyribonucleic acid
RNA: Ribonucleic acid
dNTP: Deoxynucleotide triphosphate
EDTA: Ethylene diaminetetra acetic acid
TBE: Tris-borate-EDTA
TE: Tris-EDTA
Ta: Annealing temperature (nhiệt độ bắt cặp)
U: đơn vị tính hoạt tính của Taq
UV: Ultra Violet

ĐBSCL: Đồng bằng sơng Cửu Long
NCNTTS: Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản

v


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Hệ số di truyền và hiệu quả chọn lọc ở một số loài cá (Viện NCNTTS I)
.................................................................................................................................. 12
Bảng 1.2. Các loại DNA marker (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2005).......... 18
Bảng 2.1. Trình tự các primers sử dụng ................................................................... 30
Bảng 2.2. Hóa chất sử dụng trong tách chiết DNA.................................................. 34
Bảng 2.3. Sự phân tách các đoạn DNA trên gel agarose ......................................... 40
Bảng 2.4. Sự phân tách các đoạn DNA trên gel polyacrylamide ............................ 40
Bảng 2.5. Thành phần phản ứng PCR ............................................................... 45
Bảng 2.6. Chu trình nhiệt của các mồi CB13, CB14, CB18, CB19 ................... 45
Bảng 2.7. Chu trình nhiệt của mồi Pg-13 .......................................................... 46
Bảng 2.8. Chu trình nhiệt của mồi Ph-7 ............................................................ 46
Bảng 2.9. Trình tự nucleotide, nhiệt độ gắn mồi và nồng độ MgCl2 của các cặp
mồi microsatellite sử dụng (Tạ Thanh Thế, 2015) ............................................ 46
Bảng 3.1. Hiệu suất PCR và số allele của 6 cặp mồi microsatellite trên 120 mẫu cá
tra.............................................................................................................................. 50
Bảng 3.2. Thông tin di truyền chung của 6 cặp mồi microsatellite ......................... 51
Bảng 3.3. Thông tin đa dạng di truyền của 6 cặp mồi microsatellite trong từng quần
đàn cá Tra ................................................................................................................. 53
Bảng 3.4. Thông tin về tần số allele của 6 cặp microsatellite .................................. 55
Bảng 3.5. Thông tin đa dạng gene của 6 cặp mồi microsatellite ............................ 57

Bảng 3.6. Thông tin về sai khác di truyền của 4 quần đàn cá Tra ........................... 58

vi


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1: Cá Tra là nguồn thủy sản chủ lực ở Đồng bằng sơng Cửu Long............. 6
Hình 1.2: Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878) ........................ 15
Hình 1.3: Cơ chế bắt chéo lỗi trong quá trình giảm phân ........................................ 26
Hình 1.4: Cơ chế trƣợt lỗi trong quá trình sao mã ................................................... 26
Hình 2.1: Quy trình tách chiết DNA Salt extraction (Miller và ctv, 1988) ............. 33
Hình 2.2: Các giai đoạn trong phản ứng PCR.......................................................... 38
Hình 2.3: Các bƣớc trong kỹ thuật điện di ............................................................... 39
Hình 2.4: Mơ hình cấu tạo đơn giản của máy điện di mao quản ............................. 42
Hình 2.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................ 44
Hình 3.1: Kết quả diện di tách chiết DNA ............................................................... 49
Hình 3.2: Kết quả điện di mao quản sản phẩm PCR cặp mồi Pg-13 ....................... 50
Hình 3.3: Đồ thị so sánh sự đa hình các allele trên từng locus ................................ 52

vii


Đồ án tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đa dạng di truyền trong bản thân một lồi vật ni nào đó là sự thể hiện

trạng thái cấu trúc khác nhau giữa hệ gene của các cá thể, họ hàng, các dòng và
giống. Do vậy, các kỹ thuật chỉ thị phân tử DNA (DNA-based markers) là những
cơng cụ hữu ích để đánh giá đa dạng di truyền và quan hệ họ hàng giữa và trong các
quần thể động vật. Trong những năm gần đây, nhiều loại chỉ thị DNA đã đƣợc sử
dụng trong các nghiên cứu đa dạng di truyền nhƣ: RFLP, RAPD, minisatellites và
microsatellites. Trong đó, kỹ thuật micrrosatellite đã nhanh chóng trở thành kỹ thuật
hữu hiệu và đƣợc sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu di truyền quần thể đặc biệt
đối với các dự án bảo tồn bởi vì việc xác định tính đa dạng di truyền của một quần
thể hay một giống vật nuôi là một yêu cầu trƣớc tiên và rất cần thiết để đƣa ra
những quyết định bảo tồn. Sử dụng kỹ thuật microsatellites để nghiên cứu đa dạng
di truyền đã đƣợc thực hiện trên nhiều lồi vật ni khác nhau nhƣ: trâu, bị, dê, lợn,
gà, cá rô phi, cá tra, …
Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) là lồi cá di cƣ và bản địa của sơng
Mekong (Rainboth, 1996; Roberts và Vidthayanon, 1991). Ở Việt Nam, nghề ni
cá Tra đã có gần 100 năm. Tuy nhiên, nghề này chỉ mang tính qui mơ lớn trong
những năm gần đây khi Việt Nam thành công về sinh sản nhân tạo từ những năm
1999 (Trong và ctv, 2002). Đến 2014, sản lƣợng cá Tra của Việt Nam đã đạt tới hơn
1,1 triệu tấn và trở thành đối tƣợng ni có mức tăng sản lƣợng nhanh nhất thế giới
(theo Cục Thủy Sản). Ở Việt Nam, dù lƣợng giống cá Tra đã đủ cung cấp từ các trại
cá (270 triệu cá giống đƣợc sản xuất hàng năm; Van Zalinge và ctv, 2002; Thang,
2006). Tuy nhiên, việc quản lý hiệu quả quần đàn cá Tra bố mẹ, dù có quan tâm,
nhƣng chƣa đƣợc đúng mức (Ha và ctv, 2008). Thí dụ, Ha và ctv (2008) đã cho thấy
các trại cá khi chọn cá bố mẹ thì chƣa đánh giá hết mối liên hệ di truyền giữa các cá
thể. Điều này có thể dẫn đến rũi ro mất biến động di truyền, gây ra nội phối, hệ quả
là bất lợi cho tiến trình thuần hóa lồi (Schonhuth và ctv, 2003). Do vậy, hiểu biết
1


Đồ án tốt nghiệp


về đa dạng di truyền của các quần đàn cá Tra bố mẹ ở Việt Nam là cấp thiết. Dù đã
có vài nghiên cứu về biến động di truyền trên cá Tra. Chẳng hạn, So và ctv (2006)
dùng các marker DNA ty thể, dựa trên phƣơng pháp đa hình chiều dài các đoạn
ngẫu nhiên (RFLP) cho thấy mức đa dạng di truyền của cá Tra hoang dã ở
Cambodia là vừa phải. Hoặc So và ctv (2006) áp dụng các marker siêu biến DNA
microsatellite chỉ ra mức đa dạng di truyền đối với các quần thể cá Tra hoang dã
sông Mekong khu vực Cambodia là khá cao. Tuy nhiên, nghiên cứu đa dạng di
truyền các quần đàn cá Tra ở Việt Nam cũng nhƣ mức khác biệt di truyền giữa quần
đàn cá Trại và cá Tra hoang dã thì chƣa đƣợc nghiên cứu. Việc hiểu biết về cấu trúc
di truyền phân tử sẽ giúp chúng ta có cơ sở vững chắc trong việc sử dụng nguồn tài
nguyên biến dị di truyền một cách có hiệu quả hơn để cải thiện con giống, phục vụ
tốt hơn công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học, rút ngắn thời gian của quá
trình chọn, tạo giống phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản nƣớc nhà.
Với ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học nhƣ vậy, chúng tôi tiến hành thực
hiền đề tài “Đánh giá đa dạng di truyền cá Tra chọn giống bằng chỉ thị phân tử
microsatellite”. Nghiên cứu này đƣợc hy vọng sẽ tạo tiền đề cho nghiên cứu tiếp
theo trong việc đánh giá tính đa dạng di truyền của các quần thể cá Tra
(Pangasianodon hypophthalmus) ở Việt Nam. Đề tài đƣợc thực hiện tại Phòng Thí
Nghiệm Di Truyền Phân Tử, Viện Nghiên Cứu Ni Trồng Thủy Sản II.

2. Mục dích nghiên cứu
Xác định đƣợc các cặp mồi microsatellite phù hợp cho nghiên cứu đa dạng di
truyền cá Tra. Từ đó xác định đƣợc mối quan hệ di truyền giữa các cá thể có xuất
xứ khác nhau; xác định phả hệ các thành viên trong gia đình cá Tra góp phần phục
vụ cơng tác chọn giống chất lƣợng cao.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các cặp mồi phù hợp để đánh giá đa dạng di truyền các quần đàn cá
Tra.
Sử dụng các cặp mồi đã chọn để đánh giá đa dạng di truyền và tìm hiểu mối

quan hệ di truyền giữa các quần đàn cá Tra.

2


Đồ án tốt nghiệp

4. Nội dung nghiên cứu
-

Tách chiết DNA mẫu cá Tra từ 4 quần đàn khác nhau.

-

Khảo sát tính hoạt động của các cặp mồi microsatellite.

-

Đánh giá di truyền các quần đàn mẫu thu đƣợc.

5. Giới hạn của đề tài
Do quỹ thời gian và kinh phí hạn chế nên đề tài chỉ nghiên cứu trên 6 cặp
mồi microsatellite và 120 cá thể cá Tra thuộc 4 quần đàn khác nhau, nhằm phục vụ
cho các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá đa dạng di truyền các quần đàn cá Tra.

3


Đồ án tốt nghiệp


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Đa dạng di truyền và ý nghĩa
1.1.1 Khái niệm
Đa dạng di truyền là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong
cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gene có thể di truyền
đƣợc trong một quần thể hoặc giữa các quần thể.
Đa dạng di truyền là biểu hiện sự đa dạng của các biến dị có thể di truyền
trong một lồi, một quần xã hoặc giữa các loài, các quần xã. Xét cho cùng, đa dạng
di truyền chính là sự biến dị của sự tổ hợp trình tự của bốn loại bazơ cơ bản, thành
phần của axit nucleic, tạo thành mã di truyền. Nghiên cứu về đa dạng di truyền là
nghiên cứu cơ bản và chính xác nhất sự khác biệt về lồi (Lâm Vỹ Nguyên, 2006).
Sự đa dạng về mặt di truyền trong lồi chịu ảnh hƣởng bởi tập tính sinh sản
của các cá thể trong quần thể. Những sự khác biệt về gene trong di truyền học tăng
dần khi con cái nhận đầy đủ tổ hợp gene và nhiễm sắc thể của bố mẹ thông qua sự
tái tổ hợp của các gene trong quá trình sinh sản. Các gene trao đổi trong quá trình
giảm phân và một tổ hợp mới đƣợc thiết lập khi nhiễm sắc thể của cả bố và mẹ kết
hợp thành một tổ hợp thống nhất mới cho con cái.
1.1.2 Tầm quan trọng của đa dạng di truyền
Đa dạng di truyền là cơ sở cho việc tuyển chọn lai tạo những giống, loài mới;
đa dạng về loài thƣờng là đối tƣợng khai thác phục vụ mục đích kinh tế; đa dạng về
hệ sinh thái có chức năng bảo vệ môi trƣờng sống; đồng thời các hệ sinh thái đƣợc
duy trì và bảo vệ chính là nhờ sự tồn tại của các quần thể lồi sống trong đó. Phần đa
dạng sinh học do con ngƣời khai thác sử dụng gọi là đa dạng sinh học nông nghiệp.
Giá trị của đa dạng di truyền thể hiện ở ba mặt chính (FAO, 1996):
 Giá trị ổn định (Portfolio Value): Đa dạng di truyền tạo ra sự ổn định cho các
hệ thống nơng nghiệp ở quy mơ tồn cầu, quốc gia và địa phƣơng. Sự thiệt
hại của một giống cây trồng cụ thể đƣợc bù đắp bằng năng suất của các
giống hoặc cây trồng khác.
4



Đồ án tốt nghiệp

 Giá trị lựa chọn (Option Value): Đa dạng di truyền tạo ra bảo hiểm sinh học
cần thiết chống lại những thay đổi bất lợi của môi trƣờng do việc tạo ra
những tính trạng hữu ích nhƣ tính kháng sâu bệnh hay tính thích nghi. Giá trị
của đa dạng di truyền đƣợc thể hiện thông qua việc sử dụng và khai thác các
tính trạng quý, hiếm của tài nguyên di truyền thực vật nhƣ tính chống chịu,
năng suất, chất lƣợng và khả năng thích nghi.
 Giá trị khai thác (Exploration Value): Đa dạng di truyền đƣợc xem là kho dự
trữ tiềm năng các tài nguyên chƣa biết đến. Đây cũng là lý do cần phải duy
trì cả các hệ sinh thái hoang dã lẫn các hệ thống nông nghiệp truyền thống.
Năm 1946, giống lúa mỳ lùn Nhật Bản Norin 10 đƣợc nhập vào Mỹ và đã
góp phần quan trọng trong cải tạo giống và tăng năng suất lúa mỳ. Các giống lúa
trồng có nguồn gốc Đơng Bắc ấn Độ đƣợc sử dụng là nguồn kháng sâu, bệnh cho
các vùng khác nhau trên thế giới. Những tính trạng này đã góp phần tăng sản lƣợng
lúa bình qn của Châu á lên 30% giữa những năm 1981 và 1986 (FAO, 1996).
Ngồi ra, đa dạng di truyền cịn có giá trị về thẩm mỹ (thƣởng thức, giải trí)
và giá trị về đạo đức. Có một số lồi có cả giá trị sử dụng, thẩm mỹ và đạo đức;
song về giá trị cũng không phải đều nhau giữa các mặt giá trị và giữa các loài
(Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999).

1.2 Sơ lƣợc về tình hình cá Tra ở Việt Nam
1.2.1 Tình hình nuôi cá Tra ở đồng bằng Sông Cửu Long
Việt Nam đang là một trong năm nƣớc đứng đầu thế giới về sản lƣợng ni
trồng thuỷ sản (tính đến năm 2014, theo Tổng Cục Thủy Sản). Sau nghề ni tơm
thì nghề nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong những nghề phát
triển mạnh nhất trong thời gian qua ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL).
Diện tích ni cá tra của các tỉnh ĐBSCL cả năm 2014 ƣớc tính đạt hơn 5.500 ha
với sản lƣợng hơn 1.116 ngàn tấn, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh An Giang,

Đồng Tháp, Cần Thơ và Tiền Giang (www.vasep.com.vn). Đây là loài cá nƣớc ngọt
bản địa của Việt nam, thƣờng đƣợc nuôi trong ao hoặc trong lồng bè và xu hƣớng
hiện nay chủ yếu là ni trong ao. Theo ƣớc tính năm 2006 thì nghề ni cá Tra đã

5


Đồ án tốt nghiệp

tạo công ăn việc làm cho khoảng 16 nghìn lao động. Ở ĐBSCL, nghề ni cá Tra
hội nhập rất nhanh trong lĩnh vực nông nghiệp, vƣợt lên cả nghề trồng lúa. Điều
quan trọng là sản lƣợng nuôi cá Tra hiện nay phần lớn là từ những nông hộ nhỏ.
Hầu hết sản phẩm cá Tra nuôi đƣợc chế biển để xuất khẩu. Vấn đề hiện nay là cần
phát triển nghề này một cách bền vững và giảm thiểu ảnh hƣởng xấu đến môi
trƣờng. Nông dân ở vùng ĐBSCL đang nổ lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao về sản lƣợng cá Tra. Nếu không đáp ứng đƣợc nhu cầu này sẽ dễ dẫn đến
tình trạng gián đoạn thị trƣờng cũng nhƣ sự trì trệ hoạt động của các nhà máy chế
biến thuỷ sản. Gần đây giá cá Tra đạt tiêu chuẩn xuất khâu đã lên đến mức 35000
đồng/kg, chứng tỏ tiềm năng về giá trị kinh tế của lồi cá này. Hiện nay, nghề ni
cá Tra đang mở rộng dần. Tuy nhiên các vấn đề về môi trƣờng, kinh tế, xã hội và
thƣơng mại sẽ có thể ảnh hƣởng đến sự phát triển và sự bền vững của nghề này.
Đặc biệt là sự ảnh hƣởng đến đời sống của các nông hộ nhỏ nếu không có biện pháp
cải thiện phƣơng pháp ni và quản lý. Đồng thời với phát triển của nghề nuôi cá
Tra ở ĐBSCL, cần để ý rằng những rủi ro làm giảm năng suất nuôi cũng nhƣ ảnh
hƣởng đến sự bền vững của nghề ni có thể tăng lên đáng kể nếu nhƣ các biện
pháp nuôi tốt không đƣợc phát triển và áp dụng rộng rãi. Hiện nay cũng có những
hạn chế trong kỹ năng phát triển các biện pháp nuôi tốt, đặc biệt là trong việc đƣa ra
chính sách. Những kỹ năng này cần đƣợc nâng cao cho những ngƣời làm chính sách
trong ni trồng thuỷ sản.


Hình 1.1: Cá Tra là nguồn thủy sản chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long.

6


Đồ án tốt nghiệp

Từ năm 2000 đến nay các mô hình ni tốt đƣợc thử nghiệm và thực hiện
nhƣ SQF 1000 & 2000, EuroGAP, BMPs, liên hiệp cá sạch của các nhà máy chế
biến và liên kết của họ đã cho kết quả khả quan. Tuy nhiên việc áp dụng rộng rãi
các mơ hình này cịn nhiều hạn chế.
1.2.2 Tình hình chọn giống cá Tra và chất lượng con giống
Sự phát triển q nóng nghề ni lồi cá này đã đặt ra nhiều vấn đề về: thiếu
con giống chất lƣợng, bất cập trong chăm sóc và quản lý của hộ ƣơng ni, chƣa có
quy hoạch vùng ni hợp lý, mơi trƣờng bị suy thoái và dịch bệnh thƣờng xuyên
xảy ra.
Nguồn giống cá Tra để nuôi trƣớc đây đƣợc vớt từ sông Tiền và sông Hậu.
Sản lƣợng cá bột vớt đƣợc đã giảm dần từ 500 – 800 triệu con trong thập niên 1960
– 1970, xuống còn 150 – 200 triệu con trong thập niên 1990. Từ năm 1978 đã bắt
đầu có nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá Tra. Nhƣng mãi đến năm 1996 mới thực
sự có nhu cầu giống cho nghề nuôi và công nghệ ƣơng cá bột lên cá giống đã đạt
kết quả tốt và ngày càng xã hội hoá ở khu vực ĐBSCL. Năm 1998, sản lƣợng cá
Tra bột sinh sản nhân tạo chủ yếu tập trung ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, chỉ
đạt trên 100 triệu con nhƣng đến năm 2000, các tỉnh ĐBSCL đã sản xuất khoảng 1
tỷ cá bột và ƣơng giống đạt khoảng 290 triệu con. Các năm từ 2001 – 2003, sản
lƣợng cá bột có xu hƣớng giảm nhƣng đến năm 2004 lại tăng lên. Năm 2006, ƣớc
đạt trên 2 tỷ cá bột. Cũng từ năm 2000, nông dân ở các tỉnh An Giang và Đồng
Tháp đã chấm dứt vớt cá Tra bột trên sông. Do nhu cầu rất lớn về con giống nên các
cơ sở sản xuất chỉ tập trung quan tâm đến sản lƣợng cá bột mà ít chú ý đến chất
lƣợng cá bột và cá giống. Trong các năm 1998 – 2000, sức sinh sản của đàn cá Tra

bố mẹ rất thấp và năng suất cá bột cũng kém. Ở tỉnh Đồng Tháp, năm 1999 với 12
tấn cá Tra bố mẹ cho đẻ đƣợc 350 triệu cá bột, đến năm 2000 khối lƣợng cá bố mẹ
đã lên đến 102,5 tấn (tăng gấp 8,5 lần) nhƣng sản lƣợng cá bột chỉ tăng 2,1 lần.
Nhiều hộ nuôi cá bố mẹ với mật độ quá dày (từ 5 – 7 kg/m3) nên chỉ có từ 30 – 40%
số cá đạt thành thục và tỉ lệ cho đẻ đƣợc cũng chỉ khoảng 50%. Trong các năm 2001
– 2003 và 2006 – 2008 do nuôi quá nhiều cá bố mẹ, nên đã có nhiều đàn cá bố mẹ

7


Đồ án tốt nghiệp

gần nhƣ bị “bỏ quên” không tham gia sinh sản vì khơng tiêu thụ đƣợc cá bột. Năm
2007, theo ƣớc tính cá bố mẹ có trên 148.000 con, sản lƣợng cá bột ƣớc khoảng 17
tỷ con từ 100 cơ sở sản xuất nhỏ và 27 trại sản xuất lớn và khoảng 1,8 tỷ cá giống từ
10.000 cơ sở ƣơng với diện tích ao hơn 2.000 ha tập trung chủ yếu vẫn ở 2 tỉnh An
Giang và Đồng Tháp. Các tỉnh có diện tích ƣơng tƣơng đối khá lớn kế tiếp là Cần
Thơ, Tiền Giang và Vĩnh Long.
Tiêu chuẩn ngành về sản xuất giống cá Tra và Basa đã đƣợc ban hành năm
2004 (28 TCN 211) nhƣng việc áp dụng chƣa rộng rãi và kiểm Tra thực hiện chƣa
đƣợc chặt chẽ. Ở một số tỉnh phát triển mạnh sản xuất giống loài này nhƣ An Giang
và Đồng Tháp, Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản đã có một số qui định về cấp
giấy phép hành nghề cho các cơ sở có đủ điều kiện sản xuất về ao hồ, bố mẹ và kỹ
thuật. Tuy nhiên, với lực lƣợng tƣơng đối mỏng, chƣa xuyên suốt và các đơn vị này
khó kiểm sốt hết đƣợc các cơ sở sản xuất nên kiểm sốt chất lƣợng con giống vẫn
cịn gặp khó khăn. Một số địa phƣơng cho rằng họ chƣa thực sự thể hiện đƣợc chức
năng là do chƣa có văn bản pháp lý từ trung ƣơng. Hệ thống kiểm dịch con giống
trƣớc khi xuất bán và đƣa vào lƣu thông chƣa phát huy hiệu lực. Kiểm Tra chất
lƣợng con giống chƣa đạt đƣợc 5% trên tổng sản lƣợng giống và đặc biệt không thể
kiểm dịch đƣợc con giống lƣu thơng giữa các tỉnh. Ngun nhân của tình trạng trên

là do các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và ngƣời nuôi chƣa nhận thức đƣợc hết
tầm quan trọng của việc quản lý chất lƣợng con giống nên còn né tránh, chƣa có
trạm kiểm dịch giống cá Tra ở các tuyến giáp ranh giữa các tỉnh. Trong đó tỉnh An
Giang thực hiện đăng ký chất lƣợng giống đƣợc nhiều nhất.
Năng suất ƣơng từ cá bột lên cá giống giảm dần, từ năm 2001 trở về trƣớc
năng suất đạt trung bình 40%, hiện nay xuống cịn 10 – 15%. Có nhiều yếu tố ảnh
hƣởng đến chất lƣợng con giống nhƣ cá bố mẹ có nguồn gốc khơng rõ ràng và
khơng đƣợc tuyển chọn, kích thƣớc cá bố mẹ nhỏ, kỹ thuật nuôi vỗ thành thục chƣa
đạt (thức ăn, mật độ, thay nƣớc,…), đẻ ép, khai thác quá mức do đẻ nhiều lần trong
năm, cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà sản xuất. Kỹ thuật ƣơng chƣa đảm
bảo do ao hồ nhỏ, ít thay nƣớc, lạm dụng thuốc và hóa chất, không ghi chép sổ sách

8


Đồ án tốt nghiệp

đặc biệt là lịch sử bệnh và thuốc sử dụng. Đó cũng là khó khăn chung nằm trong
chuỗi sản xuất, khi mà sản xuất ra con giống chất lƣợng cao có giá thành cao hơn
chƣa thật sự đƣợc ngƣời nuôi chấp nhận do giá cá thịt thành phẩm thấp.
Áp dụng kết quả nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản
(NCNTTS) II, tỉnh An Giang đã bắt đầu có một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lƣợng giống cá Tra, tuy nhiên cần thời gian để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng.
Về kỹ thuật, tỉnh đã bắt đầu áp dụng phƣơng pháp quản lý đàn cá bố mẹ bằng dấu từ
PIT, Trao đổi và lai chéo đàn cá bố mẹ, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, xây dựng
các vệ tinh sản xuất giống có chất lƣợng tốt cùng với trại giống của Trung tâm
Khuyến ngƣ và Giống Thủy sản. Về quản lý, tỉnh đã thực hiện việc đăng ký chất
lƣợng, đang thực hiện thử nghiệm mơ hình liên kết trong sản xuất giữa sản xuất
giống, ni thƣơng phẩm và xí nghiệp chế biến xuất khẩu.
1.2.3 Một số chương trình nghiên cứu liên quan đến cá Tra

Chƣơng trình nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Tra đƣợc bắt đầu từ năm 1978
với sự tham gia của nhiều Viện và trƣờng Đại học trong khu vực (Đại học Nông
Lâm, Viện NCNTTS II, Đại học Cần Thơ, tổ chức CIRAD (Pháp)). Tỷ lệ sống của
cá Tra trong sinh sản nhân tạo đến giai đoạn giống trƣớc đây có thể đạt trung bình
60 – 70% nhƣng hiện nay tỷ lệ này bị giảm cịn khoản 30 – 40%.
Thơng qua sự tài trợ của SUFA - Bộ Thuỷ sản trong 5 năm (2001 – 2005),
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã thực hiện chƣơng trình chọn giống về
tính trạng tăng trƣởng bằng phƣơng pháp chọn lọc cá thể (2001 – 2004). Ba quần
đàn gốc cho chọn giống năm 2001, 2002 (chọn theo tăng trƣởng) và 2003 (chọn
theo tỷ lệ philê) đã đƣợc hình thành. Hiệu quả của chọn lọc thực tế đã đƣợc tính
tốn trong năm 2006 – 2008.
Cũng thơng qua chƣơng trình này các nghiên cứu thăm dò về sinh học phân
tử nhằm đánh giá biến dị di truyền của cá Tra cũng đã đƣợc tiến hành. Kỹ thuật
microsatellite với 10 primer đặc hiệu cho cá Tra ở đồng bằng sông Cửu Long đƣợc
phát triển bởi BIOTEC_Thái Lan để đánh giá biến dị cá đã đƣợc thực hiện trong
năm 2004. Các primer đều cho kết quả đa hình, đặc biệt primer 10 cho kết quả đa

9


Đồ án tốt nghiệp

hình rất cao. Kết quả này mở ra triển vọng sử dụng những primer để đánh giá biến
dị di truyền và tìm ra chỉ thị liên kết với tính trạng có ý nghĩa về mặt kinh tế trên cá
Tra bằng kỹ thuật microsatellite.
Đề tài „„Nghiên cứu kỹ thuật nuôi cá Tra thƣơng phẩm đạt tiêu chuẩn thịt
trắng phục vụ xuất khẩu (2001 – 2003)” với kết quả nghiên cứu cho thấy bằng cách
áp dụng sục khí đáy kết hợp thay nƣớc có kiểm sốt để quản lý tốt mơi trƣờng nƣớc
ao ni có thể đạt tỷ lệ cá có thịt trắng trên 70% mà chi phí sản xuất không cao hơn
so với phƣơng pháp nuôi cá thay nƣớc thông thƣờng. Tiếp theo kết quả này một dự

án sản xuất thử “Nuôi cá Tra thâm canh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và giảm ô nhiễm
môi trƣờng” đƣợc thực hiện bỡi Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II năm 2006
– 2007. Dự án „„Thử nghiệm mơ hình ni cá Tra thƣơng phẩm phục vụ xuất khẩu
và hạn chế ô nhiễm môi trƣờng, 2007 – 2008‟‟ với mục tiêu tạo ra sản phẩm cá Tra
thịt trắng và hồng trên 80% và góp phần phát triển bền vững nghề ni cá Tra. Kết
quả dự án là năng suất nuôi đạt 315 tấn/ha, tỷ lệ sống đạt 85 – 90% , sản phẩm cá
thịt trắng và trắng hồng đạt 80 – 91%, hệ số chuyển đổi thức ăn 1,49 – 1,60.
Vấn đề nghiên cứu về dinh dƣỡng và khẩu phần thức ăn cho cá Tra đã đƣợc
tiến hành khá tốt trong một đề tài nghiên cứu về thức ăn cho các đối tƣợng thuỷ sản
nuôi chủ lực phục vụ xuất khẩu thuộc chƣơng trình trọng điểm cấp nhà nƣớc
KC06NN. Bên cạnh đó một chƣơng trình hợp tác quốc tế đã đƣợc ký kết trong năm
2005 với chính phủ Hungary thơng qua Viện nghiên cứu cá nƣớc ngọt HAKI
(Hungari) với việc đƣa vào vận hành dây chuyền sản xuất thức ăn viên nổi cho cá
Tra và Basa.
Chƣơng trình kiểm sốt cảnh báo môi trƣờng và dịch bệnh thủy sản đƣợc
triển khai thực hiện bởi Trung tâm Quốc gia quan trắc, cảnh báo mơi trƣờng và
phịng ngừa dịch bệnh Thủy sản khu vực Nam Bộ đƣợc Bộ Thủy sản thành lập theo
quyết định 914 TS/QĐ ngày 14 tháng 10 năm 2003. Trụ sở của Trung tâm đặt tại
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II và địa bàn hoạt động là khu vực phía
Nam. Nhóm các đề tài nghiên cứu về bệnh trong đó phải kể đến đề tài “Nghiên cứu
bệnh đốm trắng trên cá Tra nuôi công nghiệp (do SUFA tài trợ, 2001 – 2003)” với

10


Đồ án tốt nghiệp

kết quả nghiên cứu đã xác định đƣợc 13 chủng vi khuẩn từ mẫu cá Tra bệnh. Trong
đó Hafnia alvei có tần xuất bắt gặp cao nhất (73,1%) tiếp đến là Plesiomonas
shigelloides (31,9%) là tác nhân chính gây bệnh đốm trắng trên cá Tra. Đề tài

nghiên cứu sản xuất vắc xin đƣợc triển khai kết hợp giữa Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản II và công ty Thuốc Thú Y Trung ƣơng bƣớc đầu cho kết quả khả
quan.
Dự án “Xây dựng qui phạm thực hành nuôi cá Tra tốt hơn (BMP) ở đồng
bằng sông Cửu Long, Việt Nam” đã bắt đầu thực hiện từ năm 2007. Mục tiêu chung
của dự án là nhằm nâng cao năng suất nuôi cá Tra và phát triển bền vững theo mục
tiêu quốc gia đặt ra. Mục tiêu cụ thể là xây dựng BMP cho nghề nuôi cá Tra đặc
biệt liên quan đến chăm sóc quản lý, chọn địa điểm ni, quản lý đàn cá bố mẹ và
chất lƣợng giống, thức ăn và cách cho ăn, quản lý sức khỏe và nâng cao năng lực
các hộ nuôi bằng cách áp dụng BMP. Việc ứng dụng các biện pháp nuôi tốt là rất
cần thiết cho các hộ nuôi cá Tra ở qui mô này, thơng qua việc thành lập các nhóm,
hội, câu lạc bộ và khuyến khích các tổ chức này ứng dụng các biện pháp ni tốt.
Nhìn chung đề cƣơng của dự án này phù hợp với hƣớng ƣu tiên của chƣơng trình
“Hợp tác cho nơng nghiệp và phát triển nơng thơn” (CARD) của Tổ chức phát triển
quốc tế Úc (AusAID). Đề cƣơng chú trọng các hoạt động phát triển nông thôn liên
quan đến các mặt kinh tế xã hội trọng điểm tại Việt Nam.
Ngồi ra, Viện Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản II cịn kết hợp với Viện
Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản I và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III lƣu
giữ và chuyển đổi đàn cá bố mẹ. Chọn lọc, đánh giá tính thích ứng của cá Tra khi di
giống ra các địa phƣơng miền Bắc, miền Trung. Phát triển công nghệ sản xuất
giống, công nghệ nuôi thƣơng phẩm phù hợp với các mơ hình ni của từng vùng.
Tóm lại, trong thời gian qua cơng tác nghiên cứu khoa học trên đối tƣợng cá
Tra đã nhận đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ lớn từ phía Nhà nƣớc, Bộ Thuỷ Sản và các tổ
chức nƣớc ngoài. Các hƣớng nghiên cứu đƣợc tập trung vào những khâu then chốt
nhƣ con giống, dinh dƣỡng, mơi trƣờng và phịng chống dịch bệnh nhằm giải quyết
những bức xúc từ thực tiễn sản xuất. Những kết quả nghiên cứu hiện đang đƣợc ứng

11



Đồ án tốt nghiệp

dụng và phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, những kết quả đạt đƣợc vẫn chƣa hoàn toàn
đáp ứng đƣợc những yêu cầu của thực tiễn.
1.2.4 Các nghiên cứu về di truyền và chọn giống thuỷ sản được triển khai và áp
dụng tại Việt Nam
Đánh giá hiệu quả lai ngƣợc về tăng trƣởng của hai loài cá mè trắng H.
harmandi và H. molitrix đƣợc tiến hành bởi Trần Mai Thiên và Nguyễn Quốc Ân
(1987). Kết quả nghiên cứu cho thấy H. harmandi tăng trƣởng tốt hơn nhiều so với
H. molitrix. Thế hệ con của kết quả lai con cái H. harmandi và con đực H. molitrix
cho tốc độ tăng trƣởng tốt hơn nhiều so với con lai từ bố là H.harmandi và mẹ là
H.molitrix.
Các nghiên cứu về tính biến dị của 8 dòng cá chép bản địa đƣợc tác giả Trần
Đình Trọng (1983) tiến hành ở miền Bắc Việt Nam cho thấy dòng cá chép trắng là
dòng cá phổ biến nhất ở miền Bắc và cũng là dòng có tính biến dị cao nhất. Tuy
nhiên qua thực tiển sản xuất dòng cá chép trắng này và các dòng cá chép bản địa
khác có các biểu hiện tăng trƣởng chậm và thành thục sớm. Đây chính là cơ sở để
Viện NCNTTS I tiến hành các nghiên cứu về lai trong loài để xác định ƣu thế lai
trên cá chép (C.carpio). Cơng trình trên đƣợc tiến hành vào các năm 1974 – 1976.
Kết quả nghiên cứu của cơng trình này cho thấy thế hệ F1 của việc lai dòng cá chép
trắng Việt Nam và dịng cá Hungary cho đặc tính vƣợc trội so với bố mẹ của chúng
nhƣ tỷ lệ sống cao, tăng trƣởng nhanh và ngoại hình đẹp.
Bảng 1.1. Hệ số di truyền và hiệu quả chọn lọc ở một số lồi cá (Viện NCNTTS I).
Tính trạng

Hệ số di truyền (h2)

Hiệu quả chọn lọc (R)
(%)


Trọng lƣợng
-Hồi

0,12-0,26

11

0,20

10

-Rô phi

0,09-0,26

8,3-12,4

-Chép

0,20-0,29

14

0,76

2,44

-Nheo Mỹ

-Mè vinh


12


Đồ án tốt nghiệp

-Tôm thẻ chân trắng

0,15

21

-Hồi

0,03-0,36

-

-Nheo Mỹ

0,20-0,36

-

0,14-0,33

1,5

-Rô phi


0,12

-

-Cá hồi (Coho salmon)

0,11

-

0,06-0,30

-

0,30-0,47

-

0,61

-

0,28

18,4

Tỷ lệ trọng lƣợng bỏ ruột

Tỷ lệ philê
-Hồi


Màu sắc thịt
-Hồi

Tỷ lệ mỡ trong phi lê
-Hồi
-Nheo Mỹ

Kháng bệnh
-Tôm thẻ chân trắng:
kháng bệnh TSV

Thực nghiệm cho thấy cá chép lai có sức tăng trƣởng nhanh hơn cá chép
dòng Việt Nam ngay cả khi chúng đƣợc nuôi ghép hoặc nuôi đơn trong các ao khác
nhau. Tuy nhiên do công tác quản lý không đƣợc tốt nên quần đàn bố mẹ ban đầu bị
mất dần tính thuần chủng do đó đã làm mất đi hiệu quả của ƣu thế lai có đƣợc từ
các quần đàn bố mẹ ban đầu.
Để khắc phục tình trạng trên một chƣơng trình nâng cao chất lƣợng di truyền
bằng chọn lọc cá thể đã đƣợc thực hiện trên cá chép ở miền Bắc Việt Nam vào năm

13


Đồ án tốt nghiệp

1985 thơng qua chƣơng trình chọn giống cá chép về tính trạng tăng trƣởng với kỹ
thuật chọn lọc cá thể đã xác định hệ số di truyền 0,2 – 0,29 (Trần Mai Thiên và ctv,
1998). Hiện nay đã chuyển qua chọn lọc gia đình tại Viện Nghiên Cứu Ni Trồng
Thủy sản I. Ở chƣơng trình này, quần đàn cho chọn giống cũng đƣợc thành lập trên
cơ sở các dịng cá chép Việt, Hung và Indo.

Thí nghiệm chọn giống trên 3 loại hình cá chép: vàng, trắng và hung nuôi
phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long đã đƣợc thực hiện. Qua 2 thế hệ chọn giống
bằng phƣơng pháp chọn lọc cá thể, hệ số di truyền thực tế tính đƣợc là 0,22; 0,22 –
0,23 và 0,18 – 0,20 tƣơng ứng cho cá chép vàng, trắng và hung và hiệu quả của
chọn lọc về tăng trƣởng nhanh hơn thế hệ trƣớc tƣơng ứng từ 7,0 – 7,2%; 4,3 –
6,0% và 4,2 – 4,3% (Nguyễn Văn Kiểm, 2005).
Chƣơng trình chọn giống cá rô phi GIFT đƣợc tiếp tục tại Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản I đã chọn đƣợc đàn cá rơ phi có sức tăng trƣởng tăng 16,6%
qua 2 thế hệ bằng phƣơng pháp chọc lọc gia đình (Nguyễn Cơng Dân và ctv, 2000).
Chƣơng trình chọn giống cá mè vinh bắt đầu bằng đánh giá các dòng cá mè
vinh có nguồn gốc khác nhau từ Sơng Cửu Long và Sông Đồng Nai và chọn lọc tạo
quần đàn ban đầu cho chọn giống (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 2002).
Các chƣơng trình chọn giống rơ phi GIFT đƣợc tiếp tục và chọn giống tôm
càng xanh đƣợc bắt đầu tại Viện Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản II bằng nguồn
kinh phí của Trung tâm Thủy sản thế giới (World Fish Center).

1.3 Tổng quan về cá Tra (Pangasianodon hypophthamus)
1.3.1 Đặc điểm chung
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Phân ngành: Vertebrata
Lớp: Actinopterygii
Phân lớp: Neopterygii
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae

14


Đồ án tốt nghiệp


Chi: Pangasianodon
Lồi: Pangasianodon hypophthalmus

Hình 1.2: Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus, Sauvage 1878).
Cá Tra là cá da trơn, thân dài, dẹp ngang, lƣng xám đen, bụng hơi bạc, miệng
rộng, đầu nhỏ vừa phải, mắt tƣơng đối to. Vây lƣng cao, có một gai cứng có răng
cƣa. Vây ngực có ngạnh, bụng có 8 tia phân nhánh, trong khi các lồi khác có 6 tia
(Phạm Văn Khánh, 1996). Cá Tra có số lƣợng hồng cầu trong máu nhiều hơn các
lồi cá khác. Cá có cơ quan hơ hấp phụ và cịn có thể hơ hấp bằng bóng khí và da
nên chịu đựng đƣợc mơi trƣờng nƣớc thiếu oxy hịa tan.
1.3.2 Đặc điểm sinh thái và mơi trường sống
Cá Tra có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nƣớc đọng, nhiều chất hữu
cơ, oxy hịa tan thấp, có thể ni với mật độ cao và có thể sống đƣợc ở vùng nƣớc
lợ (nồng độ muối 7 – 10 ‰). Có thể chịu đựng đƣợc nƣớc phèn với pH > 5, dễ chết
ở nhiệt độ thấp dƣới 150C, nhƣng chịu nóng tới 390C.
Cá Tra phân bố tự nhiên ở lƣu vực sông Mê Kông và đƣợc coi là cá bản địa
của Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, cá bột và cá giống vớt đƣợc
chủ yếu trên sông Tiền, cá trƣởng thành thấy nhiều trong các ao nuôi và ít khi tìm
thấy trong tự nhiên.
1.3.3 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Tra có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối nhanh, lúc còn nhỏ cá tăng nhanh về
chiều dài. Cá ƣơng trong ao sau 2 tháng đạt chiều dài từ 10 – 12 cm, có khối lƣợng
khoảng 14 – 15 g. Từ khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lƣợng nhanh hơn nhiều

15


×