Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Điều tra tình hình sử dụng năng lượng điện và đề xuất các giải pháp tiết kiệm điện cho hộ gia đình tại TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 67 trang )

Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình taïi TP. HCM

MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng và đời sống người dân

ngày càng được cải thiện, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng năng lượng điện
ngày càng tăng cao.
Trước tình trạng nguồn năng lượng truyền thống không tái tạo như dầu
mỏ, than, nhiệt điện…đều đang đứng trước những cảnh báo cạn kiệt buộc
nhân loại phải vào cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế. Tuy nhiên
những nguồn năng lượng mới thay thế này chưa nhiều, chưa đáp ứng đầy đủ
nhu cầu của người sử dụng. Do đó nhân loại cần chung tay tiết kiệm và sử
dụng hiệu quả hơn nguồn năng lượng đang khai thác.
Ở Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng việc sử dụng điện
cho sinh hoạt cũng như sản xuất phát triển không ngừng, nhưng hiện nay tình
trạng mất điện vẫn cịn diễn ra,việc mất điện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng như các hoat động sản
xuất. Vì vậy tiết kiệm điện trở thành một trong những vấn đề cấp thiết hiện
nay.
Từ một nước xuất khẩu năng lượng nhưng đến năm 2009 nước ta đã phải
nhập khẩu điện lên 4,84% năm 2009. Thực trạng đó đặt ra nhiều thách thức
cho các ngành chức năng là làm thế nào để giảm tải lượng điện năng tiêu thụ,
đảm bảo và duy trì nguồn điện ổn định cho các lĩnh vực. Theo tính tốn quy
hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai đoạn 2010 – 2020 nước ta sẽ
mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng nguồn điện năng, từ
một nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng.


Việc sử dụng tiết kiệm năng lượng tại hộ gia đình khơng những góp phần
tiết kiệm cho Quốc gia mà còn tiết kiệm tiền điện hàng tháng cho từng hộ gia
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 1


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

đình. Chính vì vậy đề tài “ Điều tra tình hình sử dụng điện và đề xuất các
giải pháp tiết kiệm điện cho các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh” được
thực hiện nhằm mục đích cải thiện đời sống của người dân thông qua việc tiết
kiệm năng lượng điện.
2.

MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Điều tra tình hình sử dụng điện và đề xuất các giải pháp tiết kiệm điện

cho các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh.
3.

NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài gồm những nội dung chính sau:
 Tổng quan về kiểm toán năng lượng và tiết kiệm năng lượng.
 Khảo sát tình hình sử dụng năng lượng ở các hộ gia đình tại TP.
HCM.
 Nhận xét về tình hình sử dụng năng lượng ở các hộ gia đình tại TP.

Hồ Chí Minh.
 Đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng.

4.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các hộ gia đình sinh sống tại các quận trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn
Trên cơ sở thu thập thông tin, sưu tầm điều tra gián tiếp hoặc dựa vào các

kết quả có sẵn trên sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng cùng với
việc phân tích khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng điện ở Việt
Nam và trên thế giới. Từ đó lựa chọn các giải pháp thích hợp và khả thi cho
việc sử dụng tiết kiệm năng lượng.

GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 2


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình taïi TP. HCM


 Phương pháp thu thap dữ liệu
Tham khảo, tổng hợp các báo cáo về nguồn năng lượng truyền thống
đang sử dụng và các nguồn năng lượng thay thế mới, khả năng sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng hiện đang sử dụng.
 Phương pháp đánh giá và phương pháp ý kiến chuyên gia
Sử dụng phương pháp điều tra theo dạng phiếu điều tra, hỏi thăm nhằm
khai thác thông tin về nhu cầu sử dụng điện của người dân tại địa phương
khảo sát.
 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu
Tổng kết, đánh giá, tìm hiểu những đặc điểm kinh tế – xã hội của Việt
Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, nghiên cứu và đưa ra các biện
pháp, hướng sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm.
6.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ ngày 1/11/2010 đến ngày 23/1/2011.

7.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chỉ nghiên cứu các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh, cụ thể là 100 hộ

sinh sống tại các quận: Q.5, Q.12, Q.6, Q.7, Q.Tân Bình, Q. Tân Phú, Q. Phú
Nhuận.
8.

GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
- Chỉ nghiên cứu các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh.
- Chỉ điều tra về năng lượng điện.


9.

Ý NGHĨA KHOA HỌC, KINH TẾ, XÃ HỘI
a. Ý nghĩa khoa học
- Xây dựng được cơ sở dữ liệu tương đối chính xác và đầy đủ về hiện
trạng sử dụng điện tại các hộ gia đình tại TP. Hồ Chí Minh.
- Giúp định hướng các phương pháp tiết kiệm điện tại các hộ gia đình tại
TP. Hồ Chí Minh.

GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 3


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

- Đề tài mang tính khả thi, thiết thực có thể áp dụng trên thực tế.
b. Ý nghĩa kinh tế
- Cung cấp giải pháp tiết kiệm điện, tăng hiệu suất sử dụng điện.
- Cung cấp phương pháp sử dụng điện hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế
cho xã hội cũng như gia đình.
- Tăng cường bình ổn kinh tế, xã hội, giúp phát triển bền vững
c. Ý nghĩa xã hội
Giải pháp này giúp cung cấp cho cộng đồng một lối sống mới an toàn,
hợp lý, tăng cường về sức khỏe. Giúp bảo vệ và duy trì bền vững nguồn tài
nguyên.
10. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Luận văn bao gồm 4 chương:
Mở đầu
Chương I : Khái niệm về KTNL, TKNL và tình hình sử dụng năng
lượng điện tại Việt Nam.
Chương II : Tổng quan về TP. Hồ Chí Minh.
Chương III : Khảo sát tình hình sử dụng điện trong các hộ gia đình tại
TP. Hồ Chí Minh
Chương IV : Đề xuất các giải pháp tiết kiệm điện cho các hộ gia đình
tại
TP. Hồ Chí Minh.
Kết luận và kiến nghị

GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 4


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM VỀ KIỂM TỐN NĂNG LƯỢNG,
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ TÌNH HÌNH
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM
1.1.

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG


1.1.1. Khái niệm về KTNL
Kiểm tốn năng lượng là q trình đo đạc và rà sốt các mức tiêu thụ
năng lượng cho quy trình sản xuất nhằm đánh giá các cơ hội có thể tiết kiệm
năng lượng, giám chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và nâng cao tính cạnh tranh
của doanh nghiệp.
1.1.2. Mục đích KTNL
Thơng qua kiểm tốn năng lượng, người ta có thể đánh giá được tình
hình sử dụng năng lượng của đơn vị trong hiện tại. Sau đó từ các phân tích về
thực trạng sử dụng năng lượng, có thể nhận biết được các cơ hội bảo tồn năng
lượng và tiềm năng tiết kiệm chi phí trong hệ thống sử dụng năng lượng dựa
trên thực trạng hoạt động tiêu thụ năng lượng của đơn vị.
Sau khi phân tích số liệu về các khía cạnh tiêu thụ năng lượng của đơn
vị, kiểm tốn viên sẽ đánh giá về mặt kỹ thuật và kinh tế của các cơ hội bảo
tồn năng lượng và tiềm năng tiết kiệm chi phí trong hệ thống sử dụng năng
lượng thong qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Từ đó kiểm tốn viên đưa ra các
giải pháp nhằm mang lại tiết kiệm chi phí sử dụng năng lượng cho đơn vị
được kiểm tốn.
1.1.3. Qui trình kiểm tốn năng lượng
Dưới đây là các thủ tục chung theo từng bước để tiến hành một cuộc
kiểm tốn năng lượng:

GVHD: ThS. Vuõ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 5


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình taïi TP. HCM


a. Chuẩn bị
- Thảo luận với khách hàng hay lãnh đạo của hộ tiêu thụ được kiểm toán
về mục tiêu và quy mô của cuộc KTNL.
- Chỉ định người sẽ thành lập nhóm kiểm tốn, xác định rõ vai trò của
từng thành viên. Chỉ định một thành viên nhóm kiểm tốn là người của
nhà máy được kiểm tốn
- Xác định và chuẩn bị các bảng danh mục kiểm tra
- Xác định và chuẩn bị bộ dụng cụ kiểm tốn năng lượng.
- Xác định và thơng báo cho khách hàng hay lãnh đạo của hộ tiêu thụ
năng lượng những yêu cầu khác nhau phục vụ cho công tác kiểm tốn
năng lượng (ví dụ, các lưu đồ, số liệu về năng lượng và chi phí năng
lượng, các bảng cân bằng năng lượng, v.v...)
- Chuẩn bị các thời biểu chung và thời biểu chi tiết và trình bày chúng
với khách hàng trước khi tiến hành kiểm toán.
b. Giai đoạn kiểm toán thực sự
- Thảo luận với các đại diện của cơ sở về các hoạt động sẽ được thực
hiện.
- Tuỳ thuộc vào kỹ thuật được sử dụng, tiến hành một cuộc đối thoại hay
phỏng vấn với cán bộ nhà máy.
- Tiến hành cuộc khảo sát nhanh nhà máy để quan sát các khu vực lãng
phí năng lượng và nhận dạng các khu vực có tiềm năng về tiết kiệm
năng lượng.
- Thu thập các số liệu phù hợp về sử dụng năng lượng, chi phí năng
lượng và quản lý năng lượng trong nhà máy.
- Nếu có thời gian và nếu được yêu cầu, tổ chức thảo luận trong 1 buổi
họp tổng kết ngắn vào buổi chiều về các phát hiện ban đầu của cuộc
kiểm tốn.
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyeân


Trang 6


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

c. Hậu kiểm tốn
- Đánh giá việc phân phối năng lượng tổng thể trong nhà máy.
- Phân tích đặc tính sử dụng năng lượng tổng thể.
- Chuẩn
tóm tắt2về các khu vực
có tiềm
năng
BƯỚC
1 bị một bảnBƯỚC
BƯỚC
3 năng tiết kiệm
BƯỚC 4
KHỞI ĐẦU
CHUẨN BỊ
THỰC HIỆN
VIẾT BÁO
lượng
(các

hội
bảo
tồn

năng
lượng,
ECOs).
CÔNG
KIỂM
KIỂM
CÁO
VIỆC
TOÁN
TOÁN
- Bình luận về các hoạt động quản lý năng lượng trong thực tế /hoặc
Nhập
thông
Quyết
định
tổ
được
hoạch định
và thực
tế thực hiệnGặp
(nếu gỡ
có) trong
tin từ tổ
thực hiện
chức được
- KTNL
Chuẩn bị 1 báo cáo
kiểm
tốn năng lượng
chức

được
kiểm toán
kiểm toán
Xác định
mục tiêu
KTNL
Chuẩn bị
nhân lực
làm kiểm
toán
Xác định
các tiêu chí
làm kiểm
toán
Xác định
phạm vi
kiểm toán
Tham khảo
ý kiến tổ
chức được
kiểm toán
Thỏa thuận
hợp tác và
bảo mật
thông tin

nhà máy.
Phân tích và
đánh giá chi
tiết


Thu thập số
liệu
và thông tin

Khảo sát sơ
bộ toàn bộ
phạm vi
kiểm toán

Tính toán chi
tiết thông
số cho các
giải pháp
TKNL

Phân tích sơ
bộ

Chuẩn bị
phương tiện

Viết báo
cáo về KTNL

Chuẩn bị
from thu thập
số liệu

Thu thập

thông tin

Trình bày
báo cáo cho
tổ chức
kiểm toán

Xác định
ngày và
thời gian
khảo sát thu
thập số liệu

Chuẩn đoán
hiện trạng

Chuẩn bị kế
hoạch kiểm
toán

Phân tích
thông tin

Chuẩn bị
nội dung
kiểm toán

Đánh giá
lựa chọn giải
pháp


Chuẩn bị
nội dung
thông tin
cần
được cung
cấp

GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Hoàn chỉnh
báo cáo

Phân phối
báo cáo
đến những
bộ phận sử
dụng

Xác định các
cơ hội TKNL
chủ yếu
Giới thiệu các
cơ hội KTNL
đến tổ chức
được kiểm
toán

Trang 7

Kết thúc khảo
sát
tại hiện
trường
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình kiểm toán năng lượng.


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

1.1.4. Các loại kiểm tốn năng lượng
a. Kiểm toán sơ bộ (Walk through assessment)
Kiểm toán sơ bộ là hoạt động khảo sát thống qua q trình sử dụng
năng lượng của hệ thống. Kiểm toán sơ bộ giúp nhận diện và đánh giá các cơ
hội và tiềm năng tiết kiệm năng lượng của thiết bị tiêu thụ năng lượng chính

GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 8


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

trong hệ thống. Hoạt động này có thế phát hiện ra ít nhất 70% các cơ hội tiết
kiệm năng lượng trong hệ thống.
Các bước thực hiện:

• Khảo sát lướt qua toàn bộ tất cả các thiết bị cung cấp và tiêu thụ
năng lượng.
• Nhận dạng nguyên lý quy trình cơng nghệ.
• Nhận dạng dịng năng lượng.
• Nhận dạng định tính các cơ hội tiết kiệm năng lượng.
• Nhận dạng các thiết bị, điểm cần đo lường sau, các vi trí đặt thiết bị
đo lường.
b. Kiểm tốn năng lượng tổng thể ( Energy Survey and Analysis)
Kiểm toán năng lượng tổng thể là hoạt động khảo sát, thu thập, phân tích
số liệu tiệu thụ năng lượng trong quá khứ và hiện tại. Phát hiện các cơ hội tiết
kiệm năng lượng chi tiết hơn.
Các bước thực hiện:
• Thu thập và phân tích số liệu q khứ.
• Khảo sát và kiểm tra các số liệu cần đo lường.
• Nhận dạng giải pháp.
• Lập bảng kế hoạch thu thập số liệu tại chỗ.
• Tiến hành thu thập số liệu tại chỗ.
• Khảo sát thị trường để xác định mức độ sẵn có về cơng nghệ và giá
thiết bị (nếu có).
• Phân tích tính khả thi về kỹ thuật của các giải pháp.
• Phân tích tính khả thi về kinh tế, chi phí/ lợi ích đầu tư của các giải
pháp.

GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 9


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải

pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

• Phân loại mức độ ưu tiên của các giải pháp (theo yêu cấu của các
doanh nghiệp).
c. Kiểm toán năng lượng chi tiết (Detailed Analysis of Capital
Intensive Modifications)
Kiểm toán năng lượng chi tiết là hoạt động khảo sát, thu thập, phân tích
sâu hơn về kỹ thuật, lợi ích kinh tế, tài chính... cho một vài giải pháp tiết kiệm
năng lượng của hệ thống tiêu thụ năng lượng.
Các bước thực hiện:
• Thu thập số liệu quá khứ của đối tượng đề án (thiết bị, dây chuyền,
phương án, v.v.);
• Vận hành; Năng suất; Tiêu thụ năng lượng; Khảo sát, đo lường, thử
nghiệm, theo dõi hoạt động của thiết bị đối tượng;
• Lập danh sách các phương án chi tiết có thể áp dụng;
• Khảo sát, đo lường, thử nghiệm, theo dõi hoạt động của thiết bị đối
tượng; Tập quán vận hành;
• Đo lường tại chỗ;
• Xử lý số liệu; Khảo sát thị trường (nếu cần)
• Phân tích phương án;
• Lựa chọn giải pháp tốt nhất về kỹ thuật, đầu tư; thi cơng;
• Tính tốn chi phí đầu tư;
• Phân tích lợi ích tài chính;
• Nhận dạng và phân tích các nguồn vốn...
• Nội dung kết quả thơng tin thể hiện: Thông tin chi tiết các giải pháp
tiết kiệm năng lượng được sử dụng; Giải pháp quản lý; Giải pháp công
nghệ, thiết bị sử dụng; Giá thành; Thông tin chi tiết các giải pháp tài

GVHD: ThS. Vũ Hải Yến

SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 10


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

chính (mức đầu tư, thời gian thu hồi vốn, nguồn tài chính, lợi ích/chi
phí sử dụng vốn).
1.2.

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

1.2.1. Thế nào là tiết kiệm năng lượng
- Tiết kiệm năng lượng là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Sử dụng tiết kiệm là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ; khơng dùng nữa thì
tắt ngay.
- Sử dụng hiệu quả là sử dụng một lượng năng lượng ít nhất mà vẫn thỏa
mãn nhu cầu sử dụng.
Một vài ví dụ cụ thể:
+ Chỉ bật đèn tại những vị trí sinh hoạt, cần chiếu sáng và bật vừa đủ,
dùng xong thì tắt ngay; hay với máy điều hịa khơng khí, chỉ nên cài
nhiệt độ từ 240C đến 260C khi sử dụng.
+ Sử dụng các loại đèn tiết kiệm như đèn huỳnh quang, đèn compact
có điện năng tiêu thụ thấp hơn loại đèn dây tóc mặc dù cho độ sáng
như nhau.
1.2.2. Lợi ích của tiết kiệm năng lượng
- Tiết kiệm điện đồng nghĩa việc tiết kiệm chi phí kinh tế cho gia đình và

xã hội.
- Góp phần đảm bảo nhu cầu điện, gas, xăng… cho gia đình và thế hệ
con cháu của chúng ta.
- Góp phần hạn chế cắt điện luân phiên tại khu vực sinh sống.
- Góp phần bảo vệ sự trong lành của mơi trường – chính là bảo vệ sức
khỏe cho gia đình và xã hội.
1.3.

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
TẠI VIỆT NAM

GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 11


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

Đi đơi với mức tăng trưởng kinh tế và đòi hỏi cuộc sống, số lượng các
tòa nhà thương mại và phục vụ dân sinh cũng nhanh chóng gia tăng, kéo theo
đó là nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Theo tính tốn của Trung
tâm nghiên cứu kỹ thuật Phần Lan công bố tại Hội thảo Vietaudit 2, tiềm năng
tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà có thể đạt từ 30 - 35%. Tuy nhiên, trên
thực tế, hiện trạng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các cơng
trình xây dựng ở Việt Nam hiện chưa tương xứng với tiềm năng và cịn khơng
ít rào cản. Theo tính tốn quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, trong giai
đoạn 2010 - 2020 nước ta sẽ mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu

sử dụng nguồn điện năng. Từ một nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng
lượng.
Theo đánh giá của Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN) thì việc sử dụng
lãng phí điện năng hiện nay đã đến mức báo động. Hiện nay Việt Nam có tỉ lệ
điện dùng cho ánh sáng sinh hoạt chiếm tỉ lệ 41,7%. Trong khi đó tỉ lệ này ở
các nước chiếm 15-23%. Vân Nam - Trung Quốc: 12-13%, Hàn Quốc: 14,4%,
Đài Loan: 21,7%, Thái Lan: 22%, Ba Lan: 22,5%. Tỷ lệ điện dùng cho ánh
sáng sinh hoạt cao là một yếu tố chính gây mất cân đối của hệ thống điện
trong giờ cao điểm tối, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả đầu tư hệ thống điện.
Điện sử dụng cho chiếu sáng chiếm một tỷ trọng lớn và ngày càng gia tăng là
do khả năng tiếp cận với nguồn điện quốc gia ngày càng mở rộng trong cả
nước, do đời sống dân cư ngày càng được nâng cao và q trình đơ thị hóa
ngày càng mạnh mẽ.
Ở nước ta, qua khảo sát cho thấy việc dùng điện cịn nhiều lãng phí.
Trong tháng 5/2005, miền Bắc thiếu điện nghiêm trọng, bệnh viện, trường học
bị cắt điện, một số nhà máy khơng có điện sản xuất, cơng nhân xây dựng điện
đã làm việc thâu đêm để đường dây 500kV kịp đóng điện tăng thêm cơng suất
chi viện cho miền Bắc. Trong khi đó nhiều cơ quan, nhà hàng, khách sạn dùng
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyeân

Trang 12


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

điện trang trí, quảng cáo bố trí q nhiều đèn và phần lơn dùng bóng đèn trịn
sợi đốt, mới 5 giờ chiều đã bật đèn quảng cáo sáng cả khoảng trời. Ở nhiều

thành phố lớn, đèn trang trí được treo trên cây, số lượng đèn nhiều làm sáng
rực cả khoảng khơng gian. Nhiều nơi mắc đèn ngõ xóm bằng bóng dây tóc
nóng sáng 100 - 300W, hiệu suất chiếu sáng của bóng đèn kém, ánh sáng
khơng đều, chỗ sáng chỗ tối, gây lãng phí điện. Hệ thống đèn chiếu sáng cơng
cộng ở một số nơi cịn sử dụng bóng đèn thủy ngân cao áp, đây là loại đèn có
hiệu suất thấp nhưng tiêu hao năng lượng rất lớn, nhiều đường phố, điện chiếu
sáng suốt đêm với độ sáng quá mức cần thiết. Nhiều hộ gia đình dùng điện
quá lớn, tiền điện thanh toán từ 5 - 12 triệu đồng/tháng.
Ở các công ty, cơ quan nhà nước thường không tắt đèn, quạt khi ra ngồi,
để điều hịa ở nhiệt độ thấp hơn 25 0C; nhiều phịng làm việc bng rèm và bật
đèn, khơng tận dụng ánh sáng tự nhiên;
Nói về vấn đề này, ông Trịnh Ngọc Khánh - Trưởng ban Kinh doanh, Tập
đoàn Điện lực Việt Nam cho biết: Từ một nước xuất khẩu năng lượng nhưng
đến năm 2009, nước ta đã phải nhập khẩu điện lên 4,84% năm 2009. Thực
trạng đó đã đặt ra nhiều thách thức cho các ngành chức năng là làm thế nào để
giảm tải lượng điện năng tiêu thụ, đảm bảo và duy trì nguồn điện ổn định cho
các lĩnh vực.
Tại hội thảo tổng kết dự án Vietaudit 2 diễn ra ngày 16 tháng 3 năm
2010, Thạc Sỹ Nguyễn Công Thịnh (Vụ KHCN & MT, Bộ XD) cho biết:
Năm 2009, Bộ XD đã phối hợp với Trung tâm TKNL Hà Nội và Trung tâm
TKNL TP. HCM tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng sử dụng, quản
lý năng lượng tại số tòa nhà ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số địa
phương. Kết quả cho thấy, cả 3 khối khảo sát là tịa nhà trụ sở cơ quan hành
chính, trung âm thương mại, siêu thị và khách sạn thì lượng năng lượng tiêu
hao nhiều nhất vẫn tập trung ở điều hịa khơng khí (chiếm từ 60 - 70%). Thiết
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 13



Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình taïi TP. HCM

bị chiếu sáng tiêu hao từ 10 - 25% còn lại là các thiết bị khác như thang máy,
thiết bị văn phịng…
Trong lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp, xây dựng dân dụng và giao thơng
vận tải tình trạng lãng phí điện là rất lớn. Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị
sản phẩm ở nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan và
Malaysia khoảng 1,5 - 1,7 lần.
Chỉ tính riêng các khu cơng nghiệp - khu chế xuất (KCN - KCX) ở TP.
Hồ Chí Minh thì lượng điện tiêu thụ chiếm gần 20% sản lượng điện tiêu thụ
tồn thành phố. Có thể nói, lượng tiêu thụ điện ở KCN - KCX là khá lớn, ảnh
hưởng trực tiếp đến lượng đien năng của thành phố. . Ông Lê Anh Tuấn - phó
Ban Quản lý KCN - KCX TP cho biết.
Việc sử dụng năng lượng như trên tại các tịa nhà hay các KCN – KCX
rất khơng hợp lý, thậm chí gây thất thốt, lãng phí mà hiệu quả sử dụng thấp.
Nguyên nhân có thể một phần do sự thiếu đồng bộ của hệ thống các văn bản
chính sách về TKNL, bản thân các nhà thiết kế cũng chưa ý thức được lợi ích
và sự cần thiết của TKNL nên vẫn dùng các trang thiết bị cũ kỹ làm tiêu hao
năng lượng trong quá trình sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu
xa hơn cả vẫn là ý thức TKNL ở chính người sử dụng.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 102 về việc triển khai sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả và đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia
về phát triển và sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm. Song trong quá trình
tiếp nhận nhiều người vẫn chưa nhận thức hết lợi ích của TKNL hoặc chỉ mới
thực hiện ở khía cạnh nào đó. Điều này dẫn đến việc khơng tận dụng triệt để
năng lượng sẵn có như bình nước nóng năng lượng mặt trời, gió hay ánh sáng
tự nhiên, … Hoặc sử dụng thiết bị không phù hợp, khơng bảo dưỡng thường

xun hay chưa hình thành thói quen tắt thiết bị điện khi ra khỏi phòng…
1.3.1. Các rào cản
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 14


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

Có rất nhiều rào cản ảnh hưởng tới việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả trong các cơng trình xây dựng như: chun gia, nhà thiết kế thiếu
năng lực kỹ thuật và quản lý sử dụng năng lượng. Bản thân chủ sở hữu và
người khai thác, sử dụng cơng trình cũng thiếu quan tâm đến TKNL, thiếu
hiểu biết và trách nhiệm xã hội chưa cao. Trong số các sản phẩm TKNL xuất
hiện trên thị trường hiện nay có khơng ít thiết bị đem lại hiệu quả sử dụng
chưa cao và chưa gây được niềm tin đối với người tiêu dùng.
Để khắc phục những khó khăn và rào cản nêu trên, chương trình mục
tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng kiệm và hiệu quả (Bộ Công Thương) đã
phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện nội dung “Sử dụng Năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả trong các tòa nhà” bao gồm 2 đề án “Nâng cao năng lực và triển
khai hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công tác thiết
kế và xây dựng các cơng trình xây dựng cao tầng và thương mại” và đề án “
Xây dựng mơ hình và đưa vào hoạt động có nề nếp cơng tác quản lý, sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các cơng trình xây dựng”. Mục tiêu,
trong thời gian khơng xa, việc sử dụng năng lượng trong các tòa nhà ở Việt
Nam sẽ giảm đáng kể đạt tới 30 - 35 % như các nhà nghiên cứu Phần Lan đã
nhận định.

1.3.2. Ví dụ điển hình về các hộ nơng dân thành công trong sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả
Thực hiện quyết định 79/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của thủ tướng
Chính Phủ về “Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả”, năm 2008 Hội nơng dân Việt Nam đã phối hợp với Văn
phịng TKNL bộ Công Thương thực hiện dự án “Hộ nông dân sử dụng năng
lượng điện tiết kiệm và hiệu quả”.
Từ thành cơng ban đầu tại 3 tỉnh thí điểm là Thanh Hóa, Bắc Giang và
Hà Nam đến nay mơ hình hộ gia đình sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đã
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 15


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình taïi TP. HCM

được nhân rộng trên cả nước, đi sâu và nhận thức người dân và được thể hiện
bằng những hành động thiết thực.
a. Thay đổi nhận thức
Ông Vũ Đức Vượng – Giám đốc trung tâm dạy nghề và hỗ trợ việc làm
nơng dân tại lễ mít tinh “Nơng dân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”
(Sóc Sơn, Hà Nội ngày 19/3/2010) cho biết, để đạt những thành công ban đầu
của đề án trước tiên là do cấp bộ Đảng và Hội đã rất chú trọng đẩy mạnh
tuyên truyền, giáo dục, phổ biến thông tin. Những hoạt động như phát động
phong trào “Hộ nông dân sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả”, mơ
hình “Hộ nơng dân thay thế bóng đèn trịn sợi đốt truyền thống bằng bóng đèn
TKNL”, nêu gương điển hình tiên tiến về về sử dụng năng lượng và hiệu

quả… đã giúp hội viên nâng cao nhận thức, dần hình thành ý thức sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất và sinh hoạt.

Hình 1.2. Đại diện 26 xã thuộc huyện Sóc Sơn tại lễ mít tinh.

Cơng tác tập huấn tuyên truyền cho cán bộ chi, tổ hội nông dân cũng
được coi trọng để từ đó tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên nông dân
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Tùy từng điều kiện cụ thể, các chi, tổ hội nông dân áp dụng để xây dựng
những mơ hình khác nhau như: Xây dựng và sử dụng khí thải Biogas trong
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 16


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

chăn ni, thay thế bóng đèn sợi đốt bằng bóng Compact, khai thác sử dụng
năng lượng mặt trời, phong trào nơng dân bảo vệ an tồn lưới điện nông
thôn. Không chỉ dừng lại ở những hoạt động độc lâp mà thơng qua các phong
trào đó, tiến tới đưa vấn đề nông dân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả trở thành chuẩn mực của gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, làng văn
hóa.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương cịn có cách làm sáng tạo như hỗ trợ hộ
nông dân mua thiết bị tiết kiệm điện giá rẻ, trả góp nhằm tạo điều kiện cho bà
con tiếp cận và nhanh chóng nhận ra hiệu quả kinh tế từ việc tiết kiệm năng
lượng.

Bằng những việc làm cụ thể nêu trên đồng thời đưa việc sử dụng năng
lương tiết kiệm và hiệu quả trở thành nội dung sinh hoạt định kỳ trong các
chi, tổ hội nông dân nhận thức người dân về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả đã nhanh chóng thay đổi, thể hiện ở những hành động cụ thể đem lại
hiệu quả rõ rệt.
b. Những kết quả thuyết phục
Theo báo cáo công bố tại Hội nghị tổng kết Chương trình sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hà Nội công bố ngày 16.3
vừa qua, năm 2009 Hà Nội tiết kiệm được 7,8 triệu kWh điện, 2.300 tấn than,
38.000 lít dầu tương đương hàng trăm tỷ đồng.
Tại một số tỉnh như Thái Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ … kể từ khi dự án
“Hộ nông dân sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả” đi vào thực tế,
lượng điện tiêu thụ hàng năm giảm rõ rệt. Cụ thể, năm 2008, Điện lực Thái
Bình được Cơng ty Điện lực I giao thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn tồn
tỉnh là 14,755 triệu kWh. Với nhiều biện pháp tích cực được triển khai ngay
từ đầu năm 2008, trong đó có việc tích cực tun truyền, phổ biến về cơng tác
tiết kiệm điện, nên Điện lực Thái Bình đã thực hiện tiết kiệm được hơn 14,95
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 17


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình taïi TP. HCM

triệu kWh, đạt 101% kế hoạch được giao. Được biết. Trong năm 2008 tồn
tỉnh Thanh Hóa đã tiết kiệm được 47,3 triệu kw/h điện từ phong trào nêu trên,
bằng các hình thức như làm hầm biogas, thay thế bóng đèn trịn (có dây tóc)

truyền thống bằng bóng đèn compact…
Hưởng ứng chương trình trên, cán bộ, nhân dân huyện Sóc Sơn – Hà
Nội trong những năm qua bên cạnh việc phát huy các lợi thế về tự nhiên - xã
hội, luôn đẩy mạnh việc khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn năng
lượng phục vụ phát triển kinh tế.
Tại lễ mittin “Nông dân sử dụng năng ượng tiết kiệm và hiệu quả 2010”
đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, trên địa bàn huyện đã
xuất hiện nhiều mơ hình hộ nơng dân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả trong sinh hoạt và sản xuất với những việc làm cụ thể như thay bóng đèn
trịn sợi đốt truyền thống bằng bóng đèn tiết kiệm điện trong gia đình, trong
chăn ni, áp dụng mơ hình chiếu sáng đường làng, ngõ xóm, trường học, khu
sinh hoạt cơng cộng. Hàng trăm hộ gia đình lắp đặt hệ thống sử dụng năng
lượng mặt trời phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nhiều doanh nghiệp, công ty và
các hộ gia đình đã mạnh dạn cải tiến dây chuyền công nghệ, đổi mới trang
biết bị nhằm giảm tối đa nguồn kinh phí cho việc sử dụng năng lượng, góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mặc dù đạt được thành quả to lớn trên phạm vi cả nước song trong thời
gian tới để chương trình đạt được mục tiêu chung đề ra là từ 5% đến 8% tổng
mức tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn 2011 - 2015, các cấp, ngành cần phối
hợp chặt chẽ hơn nữa với Hội nông dân nâng cao năng lực quản lý năng
lượng, đẩy mạnh tun truyền để chương trình khơng dừng lại ở hô hào mà
đem lại sự thay đổi rõ rệt trong người dân từ nhận thức, hành vi đến những
kết quả rõ rệt.

GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 18



Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 19


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời
được mệnh danh là “Hịn Ngọc Viễn Đơng” là thành phố đơng dân nhất, đồng
thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ,
Tp. Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, với tổng diện tích
2.095,01 km2. Theo kết quả điều tra dân số chính thức ngày 1/4/2009 thì dân
số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam). Tuy nhiên
nếu tính những người cư trú khơng đăng ký thì dân số thực tế của thành phố
vượt trên 8 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam,
Tp. Hồ Chí Minh chiếm 20,2% tổng sản phẩm và 27,9% giá trị sản xuất công
nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Hồ Chí Minh trở
thành một đầu mối giao thơng quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á.

Tuy vậy, Hồ Chí Minh đang phải đối diện với những vấn đề của một đơ
thị lớn có dân số tăng q nhanh. Trong nội o thành phố đường xá trở nên quá
tải, thường xuyên ùn tắc giao thông . Môi trường thành phố cũng đang bị ô
nhiễm do phương tiện giao thông , các công trường xây dựng và công nghiệp
sản xuất.
2.1.1. Vị trí địa lý

TP. Hồ Chí Minh nằm ở tọa độ10 o10’- 10o38’ Bắc, 106o22 - 106o54’
Đông, các hướng giáp với các tỉnh thành như sau:
• Hướng Bắc

: giáp Bình Dương

• Hướng Tây Bắc

: giáp Tây Ninh

• Hướng Đơng và Đơng Bắc

: giáp Đồng Nai

• Hướng Đơng Nam

:giáp Bà Rịa Vũng Tàu

• HướngTây và Tây Nam :giáp Long An, Tiền Giang.
TP. Hồ Chí Minh nằm miền Nam Việt Nam, cách Hà Nội 1.730 km theo
đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50km theo đường chim
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên


Trang 20


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

bay. Với vị trí tâm điểm của Đong Nam Á, TP. Hồ Chí Minh là một đầu mối
giao thông quan trọng cả về đường thủy, đường bộ và đường khơng, nối liền
các tỉnh trong vùng và cịn là một cửa ngõ quốc tế.

Hình 2.1. Hình ảnh vị trí TP. Hồ Chí Minh.

2.1.2. Địa chất, thủy văn

Địa chất TP. Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là trầm tích Pleistocen và
Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây
Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt
động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng:
đất xám. Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4 % diện tích thành phố, đất
xám ở TP. Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ
vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở TP. Hồ Chí Minh có
nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sơng biển, bãi bồi... hình thành nhiều loại
đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800
ha và đất phèn mặn với 45.500 ha. Ngồi ra cịn có một diện tích khoảng hơn

GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên


Trang 21


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình taïi TP. HCM

400 ha là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mịn trơ sỏi đá ở
vùng đồi gò.
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sơng Đồng Nai - Sài Gịn, TP.
Hồ Chí Minh có mạng lưới sơng ngịi kênh rạch rất đa dạng. Sông Đồng Nai
bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sơng khác, có lưu vực
lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm
cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của
thành phố. Sơng Sài Gịn bắt
nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy
qua Thủ Dầu Một đến TP. Hồ Chí
Minh , với chiều dài 200 km và
chảy dọc trên địa phận thành pho
dài 80 km. Sông Sài Gịn có lưu
lượng trung bình vào khoảng 54
m³/s, bề rộng tại thành phố
khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu

Hình 2.2. Bưu điện TP. Hồ Chí Minh.

tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh
Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gịn nối thơng ở phần nội thành
mở rộng. Một con sơng nữa của TP. Hồ Chí Minh là sơng Nhà Bè, hình thành
ở nơi hợp lưu hai sơng Đồng Nai và Sài Gịn, chảy ra biển Đơng bởi hai ngả

chính Sồi Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy
chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gịn. Ngồi các con sơng chính, TP. Hồ Chí
Minh cịn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch
Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bơng, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến
Nghé, Lị Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ,... Hệ thống sông, kênh rạch giúp TP. Hồ
Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán

GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 22


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

nhật của biển Đơng, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu
tới sản xuất nơng nghiệp và hạn chế việc tiêu thốt nước ở khu vực nội thành.
Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc TP. Hồ Chí Minh có được
lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích
Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành
cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được
khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0 – 20 m, 60 – 90 m và 170 – 200 m (tầng trầm
tích Miocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc Mơn và Củ Chi, chất lượng nước
tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60 – 90 m, trở thành
nguồn nước bổ sung quan trọng.
2.1.3. Thời tiết, khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, TP. Hồ Chí Minh có

nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt
đầu từ tháng 5 tới tháng 11, cịn mùa khơ từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.
Trung bình, TP. Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một thang, nhiệt đó
trung bình 270C, cao nhất lên tới 400C, thấp nhất xuống 13,80C. Hàng năm,
thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 280C. Lượng mưa trung bình
của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm,
thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung
bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm
khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố,
lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam –
Đông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn
khu vực cịn lại.
TP. Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tay
– Tây Nam và Bắc – Đơng Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ
trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Đơng Bắc từ biển Đơng, tốc
GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 23


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải
pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khơ. Ngồi ra cịn có gió tín phong theo
hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s.
Có thể nói TP. Hồ Chí Minh thuộc vùng khơng có gió bão. Cũng như lượng
mưa, độ ẩm khơng khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp
vào mùa khơng, 74,5%. Trung bình, độ ẩm khơng khí đạt bình qn/năm

79,5%.
2.1.4. Mơi trường

Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch
nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và
bảo vệ mơi trường chung... Vì vậy, TP. Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối
mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn. Hiện trạng nước thải không được
xử lý đổ thẳng vào hệ thống sơng ngịi cịn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất,
bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng
đáng báo động. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn
bởi chất thải cơng nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m³/ngày.
Sơng Sài Gịn, mức độ ơ nhiễm vi sinh chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thuỷ
sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần. Cho tới 2008, vẫn chưa có
giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng ơ nhiễm này.
Lượng rác thải ở TP. Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày, trong đó một
phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Kết quả quan trắc năm 2007
cho thấy, so với năm 2006, sự ô nhiễm hữu cơ tăng 2 đến 4 lần. Các phương
tiện giao thơng, hoạt động xây dựng, sản xuất... cịn góp phần gây ơ nhiễm
khơng khí. Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo
vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên.

GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 24

Hình 2.3. Ơ nhiễm mơi trường tại các kênh rạch TP. Hồ Chí Minh.


Điều tra tình hình sử dụng NL điện và đề xuất các giải

pháp tiết kiệm điện cho
các hộ gia đình tại TP. HCM

Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao,
xảy ra cả trong mùa khơ. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km2 với
85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung tâm. Thiệt hại do ngập nước gây ra
ước tính 8 tỷ đồng mỗi năm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước
được xây cách đây 50 năm đã xuống cấp. Ngồi ra, việc xây dựng các khu
cơng nghiệp và đơ thị ở khu vực phía nam – khu vực thốt nước của thành
phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn.
Trước những bức xúc về thực trạng mơi trường, TP. Hồ Chí Minh đang
khẩn trương tìm mọi cách nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên
địa bàn. Việc trích ra một nguồn vốn lớn nhiều tỷ đồng đầu tư xây dựng hồ
sinh học cải tạo nước kênh Ba Bị là một ví dụ.

2.2. KINH TẾ – XÃ HỘI
2.2.1.

Kinh tế

GVHD: ThS. Vũ Hải Yến
SVTH: Hồ Thị Bích Quyên

Trang 25


×