Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích cổ phiếu Công ty cổ phần Sông Đà 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.01 KB, 14 trang )

Phân tích cổ phiếu Công ty cổ phần Sông Đà 3
3.1/ Phân tích công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần Sông Đà 3
Vốn điều lệ: 80.000.000.000 VND
Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị: Ông Hoàng Văn Nghiệp
3.1.1/ Tóm tắt quá trình phát triển của công ty
Công ty Sông Đà 3 là đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà –
Bộ Xây dựng . Tiền thân là Công ty Xây dựng trường Đảng Campuchia.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc sắp xếp và đổi mới doanh
nghiệp Nhà nước ngày 01/01/2006 Công ty Sông Đà 3 đã chính thức chuyển
sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần theo quyết định số 2372/QĐ-
BXD ngày 26/12/2005.
Trải qua 17 năm xây dựng và phát triển, từ một công ty chủ yếu là
hoạt động xây lắp đơn thuần, đến nay công ty đã bổ sung thêm nhiều chức
năng với quy mô lớn mạnh về mọi mặt đa dạng về ngành nghề kinh doanh.
3.1.2/ Ngành nghề kinh doanh
• Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,
thủy điện, bưu điện, hạ tầng kĩ thuật.
• Đường dây và trạm biến thế điện.
• Đầu tư xây dựng và khai thác các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ.
• Đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính.
• Khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng ( khi đủ điều kiện).
1 1
3.1.3/ Sản phẩm dịch vụ chính
Thi công các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi và dân dụng
Sản xuất các loại vật liệu xây dựng : Vữa bê tông, đá dăm, đá hộc
3.1.4/ Vị thế của công ty trong ngành
Hiện nay trên thị trường các tỉnh Miền Trung Tây Nguyên đã xuất
hiện nhiều đối thủ cạnh tranh thuộc Tổng công ty có tên tuổi lớn như Licogi,
Vinaconex… đây là những đơn vị có thế mạnh về vốn đầu tư, phạm vi hoạt
động kinh doanh rộng, sẵn sàng tham gia thi công các công trình thủy điện


lớn của đất nước và cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp. Tuy nhiên công ty
đã khẳng định được vị thế và uy tín trên thị trường, là một trong những đơn
vị hàng đầu trong xây lắp và thi công bê tông cho các công trình thủy điện.
Công ty là đơn vị được Tổng công ty giao cho chuyên xây lắp các
công trình thủy điện lớn của đất nước trên khu vực Miền Trung Tây nguyên.
Hiện nay công ty chiếm khoảng 70% thị phần các công việc thi công bê tông
cho các công trình thủy điện nói chung và cho các công trình đầu tư có vốn
từ ngân sách Nhà nước nói riêng trên địa bàn.
2 2
3.1.5/ Phân tích SWOT
Thế mạnh
- Là công ty con của Tổng Công ty Sông Đà nên
thường xuyên được giao thi công các công trình
trọng điểm quốc gia.
- Công ty đã chiếm lĩnh thị trường khu vực miền
Trung gần 10 năm. Có đội ngũ cán bộ và kĩ sư kinh
nghiệm lâu năm.
- Hệ thống trang thiết bị máy móc thi công hiện đại,
đặc biệt là thiết bị về bê tông lạnh, bê tông dầm lăn
cho thủy điện.
Cơ hội
- Đến khoảng 2030 sẽ có khoảng 30 nhà máy thủy
điện vừa và lớn được xây dựng trên Miền Trung Tây
Nguyên.
- Môi trường cạnh tranh ngày càng minh bạch.
- Nguồn vốn huy động trên thị trường chứng khoán
sẽ ngày càng lớn.
Điểm yếu
- Lập hồ sơ thiết kế chậm, nghiệm thu quyết toán
sản phẩm hoàn thành chưa tốt dẫn đến hiệu quả sử

dụng vốn không cao.
- Thiếu vốn và khó khăn trong việc tìm nguồn vốn
tài trợ cho các dự án mở rộng quy mô kinh doanh.
Thách thức
- Giá cả vật liệu ngày càng cao.
- Tính cạnh tranh với công ty cùng ngành, và một số
công ty trực thuộc tổng công ty là cao.
- Chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên.
3 3
3.1.6/ Các nhân tố rủi ro tác động đến hoạt động của công ty
3.1.6.1/ Rủi ro về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng của công ty chịu sự ảnh hưởng mạnh bởi tình hình
tăng trưởng của ngành điện nói chung và nền kinh tế nói riêng. Kinh tế Việt
Nam đang trong giai đoạn phát triển cao và được dự báo là sẽ tiếp tục tăng
trưởng trong những năm tới. Nhu cầu sử dụng điện sẽ thiếu hụt trầm trọng
nếu Chính phủ không có các giải pháp đầu tư thêm các nhà máy sản xuất
điện năng. Nhận thấy đây là vấn đề làm ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền
kinh tế. Hiện nay Chính phủ đang khuyến khích các thành phần kinh tế trong
xã hội cùng đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện, đặc biệt là xây dựng
các công trình thủy điện. Với ưu thế là đơn vị có thế mạnh trong lĩnh vực thi
công công trình thủy điện tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên và là thành
viên của Tổng Công ty Sông Đà , hàng năm được Tổng Công ty giao cho thi
công các công trình thủy điện do Tổng Công ty làm chủ đầu tư hoặc do Tổng
Công ty Sông Đà làm tổng thầu cho các công trình của Tổng Công ty Điện
Lực Việt Nam ( EVN). Điều này đã tạo nên những thuận lợi cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty . Có thể nói rằng rủi ro về kinh tế là nhân tố
không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Công ty cổ phần Sông Đà 3.
3.1.6.2/ Rủi ro về luật pháp
Hiện tại Công ty cổ phần Sông Đà 3 hoạt động theo sự điều chỉnh cảu
Luật doanh nghiệp . Nếu được chấp thuận đăng kí giao dịch tại Trung tâm

giao dịch Chứng khoán Hà nội, hoạt động của Công ty sẽ tuân thủ theo sự
điều chỉnh của Nghị định và các Quy định về Chứng khoán và Thị trường
chứng khoán. Từ đầu năm 2007, nếu được giao dịch tại Trung tâm giao dịch
Chứng khoán Hà nội, hoạt động của doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh bởi
Luật chứng khoán. Nhìn chung trong thời gian tới rủi ro luật pháp đối với
doanh nghiệp là không cao do luật chứng khoán ra đời sẽ có tính ổn định,
4 4
nhất quán cao hơn Nghị định và Quy định từ trước đến nay hiện vẫn đang áp
dụng.
3.1.6.3/ Rủi ro cơ cấu tài chính
Là doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp, thời gian thu hồi nợ
thường kéo dài và chi phí dở dang lớn. Hệ quả là Công ty thường xuyên phải
duy trì tỷ lệ Nợ trên Vốn chủ sở hữu ở mức cao để tài trợ cho vốn lưu động
trong hoạt động kinh doanh thường ngày. Việc duy trì tỷ lệ Nợ trên vốn chủ
sở hữu cao, cùng với việc bị chiếm dụng vốn dài ngày có thể gây ra rủi ro
mất khả năng thanh toán khi Công ty không thu hồi được các khoản nợ, hoặc
khách hàng lớn của Công ty bị phá sản.
3.1.6.4/ Rủi ro lãi suất
Như đã phân tích, tỷ trọng các khoản nợ phải trả chiếm phần lớn trong cơ
cấu vốn của doanh nghiệp . Việc sử dụng đòn bẩy tài chính lớn sẽ làm tăng
chi phí lãi vay trong cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm. Tình hình
biến động lãi suất trong nền kinh tế thời gian vừa qua cho thấy lãi suất vẫn
đang có chiều hướng tăng, mặc dù chịu sự kiểm soát vĩ mô của Ngân Hàng
Nhà Nước. Để hạn chế những rủi ro này, Công ty nên tìm cách tái cấu trúc
nguồn vốn theo hướng tăng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu, sau khi tham gia thị
trường chứng khoán, Công ty sẽ có những thuận lợi rất lớn để thực hiện
được mục tiêu này thông qua việc huy động vốn từ công chúng đầu tư.
3.1.6.5/ Rủi ro nguyên vật liệu
Ngoài các rủi ro nêu trên, công ty hiện cũng đang phải đối mặt với rủi ro
về biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu như: gạch, đá , xi măng, thép xây

dựng …và xăng, dầu để vận hành máy móc thiết bị nặng. Trong thời gian
qua giá cả các loại nguyên, nhiên, vật liệu đều tăng, gây ra những ảnh hưởng
nêu trên, Công ty cần có kế hoạch dự trữ các loại vật tư đầu vào và dự báo
thị trường thích hợp nhằm đối phó những tăng giảm bất thường trên thị
trường.
5 5

×