Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tránh mắc kẹt ở cấp quản lý tầm trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.91 KB, 5 trang )

Tránh mắc kẹt ở cấp quản lý tầm trung


Vượt qua giai đoạn quản lý tầm trung và tiến đến cấp quản lý cao nhất
trong lộ trình của người quản lý là việc không thể tránh khỏi. Đôi lúc, họ có
thể bị mắc kẹt tại giai đoạn này.
Các trở ngại gia tăng trong giai đoạn quản lý tầm trung có thể xảy ra với
một số lí do như: Người quản lý có thể rơi vào cái bẫy của tính tự mãn, một dạng
cảm giác thoả mãn của những người hài lòng với một chút thành công mình tạo ra.
Người quản lý có thể được giao nhiệm vụ xem xét toàn bộ công việc ở giai đoạn
giữa của sự chuyển đổi, một dạng giống như bạn được mời tới dự một buổi tiệc
mà không có kết thúc. Một viễn cảnh chung khác là người quản lý còn được xem
như một người rất quan trọng để đi tới bất kỳ nơi nào. Vai trò không thể thiếu này
có thể là dạng thức cao nhất của sự xu nịnh, tâng bốc tại nơi làm việc, nhưng điều
đó sẽ không đồng nghĩa với việc giúp bạn luôn là người đi đầu.
Dưới đây là 5 cách giúp bạn tránh mắc kẹt vào giữa quản lý tầm
trung:

Giữ thông tin liên lạc
Thông tin vẫn là một sức mạnh và khi bạn biết càng rõ: bạn đang ở đâu, tại
sao bạn lại ở đó thì bạn càng dễ dàng thoát ra khỏi tình huống tưởng như khó giải
quyết.
Biết lý do tại sao, ngay lập tức, bạn được lựa chọn để quản lý một công
việc cụ thể.
Điều đó sẽ giúp bạn xác định nên làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao và tiến lên phía trước.
Hãy đặt ra thật nhiều câu hỏi và trước khi đặt ra cho nhóm làm việc của
bạn, hãy chắc chắn rằng bạn đã có trong tay nhiều nhất có thể những câu trả lời.
Điều này sẽ giúp bạn duy trì đà của mình. Hiểu biết, cập nhật thông tin sẽ luôn là
một phương thức tốt để giữ vững sự bình tĩnh, tự tin.


Duy trì thái độ chuyên nghiệp
Đôi khi các nhà quản lý bị sa lầy bởi lẽ họ đã quên hành động giống như
những nhà quản lý được tập dượt tốt. Nếu, bạn được giao một nhiệm vụ không
mấy dễ chịu là để một ai đó ra đi, hãy làm công việc đó với cố gắng và sự tử tế tốt
nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo tính chuyên nghiệp.
Đây được coi là một trong những vấn đề gai góc nhất có thể phát sinh,
nhưng nó có vai trò khá quan trọng trong việc duy trì tính khách quan. Tình huống
riêng tư này còn phải vừa đảm bảo được sự tuân theo, thực thi đúng việc điều hành
và giám sát của cấp quản lý cao hơn.
Cho một ai đó thôi việc sẽ không phải là một việc gì đáng cười vì đó là một
phần của cuộc sống kinh doanh.

Gây ảnh hưởng tới quản lý cấp cao hơn
Đừng quên sử dụng ảnh hưởng của bạn trong tổ chức.
Bạn có thể cảm thấy mình ngập lụt trong quản lý tầm trung nhưng không có
nghĩa rằng bạn không có điều gì đó có giá trị để chia sẻ.
Không ai dám nói lớn tiếng trong một buổi họp nếu không có những con
số, bằng chứng rõ ràng, chắc chắn. Một bằng chứng có giá trị có thể hỗ trợ rất tốt
cho công việc của bạn.

Cây cầu nối tin cậy
Công việc của người quản lý tầm trung là thực thi những ý tưởng mới được
truyền lại từ giới lãnh đạo điều hành. Đội ngũ nhân viên nòng cốt sẽ là lực lượng
chính tiến hành công việc của họ.
Trước những gì nhân viên của bạn phỏng đoán, phân vân và lo lắng (tất cả
điều này có thể gây ra việc giảm năng suất lao động), bạn hãy trở thành cầu nối tin
cậy đối với họ.
Trong vai trò này, bạn cần trình bày rõ tầm nhìn của quản lý tầm cao nhất
đối với nhân viên và giải thích đâu là điểm ăn khớp giữa tầm nhìn ấy với những
việc họ làm.

Trong trường hợp, nếu bạn không biết câu trả lời cho một câu hỏi, hãy nói
với họ bạn sẽ tìm hiểu và chắc chắn sẽ giải đáp cho họ sau. Đây không phải là một
việc dễ dàng và điều đó lý giải tại sao không ít nhà quản lý cảm thấy bị quá sức và
mắc kẹt.
Ngay cả khi bạn phải truyền tải công việc bằng ngôn ngữ của cấp quản lý
cao hơn, bạn cũng phải trao đổi với nhân viên để họ biết họ phải làm gì. D
ành thời gian cho cả hai lộ trình giao tiếp này - với giới lãnh đạo cấp cao
hơn và nhân viên nòng cốt là một việc thiết yếu.

Đừng quá nhút nhát cũng đừng quá đề phòng
Đôi khi trở thành nhà quản lý tầm trung lại là một điều làm người ta bối rối.
Bạn có thể tự hỏi bản thân: “Tôi nên là một người công nhân bận rộn hay là một
người nắm giữ trọng trách?” “Đồng minh của tôi ở đâu?” “Ai là người hay để ý,
canh chừng tôi?”.
Khi nào chúng ta cảm thấy bất ổn, chúng ta có xu hướng cẩn trọng hơn, đôi
khi lại cẩn thận quá. Đừng quá nhút nhát, cũng đừng quá đề phòng rủi ro, nguy
hiểm bởi bạn đang quá lo lắng, căng thẳng về một tác động, hệ quả nào đó. Hãy
nhớ, bạn càng có nhiều thông tin, bạn càng dễ dàng đưa ra quyết định.

×