Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế tại việt nam bằng trọng tài thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.36 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TẠI VIỆT NAM BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

Ngành:

LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Đức Quang
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1411270231

: Lê Huyền My
Lớp: 14DLK02

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Sau khi kết thúc 4 năm học tại trường Đại học Cơng nghệ thành phố Hồ Chí
Minh, tơi đã chọn đề tài và làm bài khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về “Giải quyết
tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng Trọng tài thương mại”.
Để bài khóa luận tốt nghiệp đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cơ, các cá nhân. Với lòng biết ơn chân thành nhất, cho phép
tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả thầy cô, các cá nhân đã tạo điều kiện giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Trước hết, cho tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Luật của


trường Đại học Cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh nhờ sự quan tâm, dạy dỗ và chỉ
bảo nhiệt tình, chu đáo của thầy cơ, tơi đã hồn thành tốt nhất bài khóa luận này
trong khả năng của mình.
Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ths. Nguyễn Đức Quang
đã tận tình quan tâm, hướng dẫn, đưa ra những lời khun hữu ích cho tơi trong q
trình làm bài khóa luận này.
Và cuối cùng, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến lãnh đạo trường Đại
học Cơng nghệ thành phố Hồ Chí Minh, các khoa, các phòng ban chức năng đã tạo
điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và làm bài khóa luận tốt nghiệp.
Với điều kiện và vốn kiến thức cịn hạn chế của tơi, bài khóa luận khơng thể
tránh được nhiều thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy
cô để tôi nâng cao kiến thức của bản thân, phục vụ tốt quá trình cơng tác của tơi sau
này.
Xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Lê Huyền My, MSSV: 1411270231
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và dưới sự
hướng dẫn của Ths. Nguyễn Đức Quang. Những số liệu trong các mục, nhận xét,
đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần
tài liệu tham khảo.
Ngồi ra, trong bài khóa luận cịn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu sai sót Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm theo qui định của Nhà
Trường và Pháp luật.
Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)

Lê Huyền My



MỤC LỤC
LỞI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 3
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 4
5. Kết cấu của khóa luận ................................................................................................. 4
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI
THƢƠNG MẠI.............................................................................................................. 5
1.1 Khái niệm trọng tài thương mại ................................................................................ 5
1.2 Các hình thức trọng tài thương mại quốc tế .............................................................. 5
1.2.1 Trọng tài vụ việc (hay Trọng tài Ad – hoc) ........................................................... 5
1.2.2 Trọng tài quy chế (hay Trọng tài thường trực) ...................................................... 7
1.3 Thẩm quyền của trọng tài thương mại .................................................................... 11
1.3.1 Căn cứ để xác định thẩm quyền trọng tài............................................................. 11
1.3.2 Đặc trưng của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại .... 12
1.4 Các nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng
tài thương mại ............................................................................................................... 14
1.4.1 Nguyên tắc thỏa thuận .......................................................................................... 14
1.4.2 Nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư khi giải quyết tranh
chấp
15
1.4.3 Nguyên tắc giữ bí mật nội dung vụ việc tranh chấp ............................................ 15
1.4.4 Nguyên tắc chung thẩm........................................................................................ 16
1.5 Các vấn đề khi đưa tranh chấp thương mại quốc tế ra giải quyết bằng thủ tục
trọng tài 16
1.5.1 Thỏa thuận trọng tài ............................................................................................. 16
1.5.2. Luật áp dụng trong hợp đồng để giải quyết tranh chấp ...................................... 19

1.5.3 Luật Tố tụng của Trọng tài................................................................................... 25
1.5.4 Vấn đề chọn địa điểm, thời gian, ngơn ngữ ......................................................... 27
1.5.5 Giới thiệu sơ bộ về trình tự chung về thủ tục trọng tài trên thế giới.................... 31

1


CHƢƠNG II: THỰC TIỄN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI
VIỆT NAM THÔNG QUA CON ĐƢỜNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI .......... 34
2.1 Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại Việt
Nam 34
2.2 Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 48
2.2.1 Tồn tại, hạn chế .................................................................................................... 48
2.2.2 Nguyên nhân ........................................................................................................ 49
2.3 Giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế thông qua phương thức Trọng tài thương mại.................................................. 50
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 53
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 55

2


LỞI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang dần tiến những bước chân vững chắc hội nhập vào nền kinh tế
thế giới với mong muốn trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong
khu vực và trên thế giới. Việt Nam đang tích cực thực hiện việc cắt giảm thuế quan
trong AFTA, ký hiệp định Việt Nam – Hoa Kì, cường quốc có nền kinh tế đứng đầu

thế giới và đặc biệt là năm 2006, sau 11 năm tích cực đàm phán, chúng ta đã gia
nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mở ra rất nhiều triển vọng cho nền kinh
tế Việt Nam. Trong q trình hội nhập đó, Việt Nam sẽ là một quốc gia đầy hứa hẹn
cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thị trường nước ngoài cũng sẽ là nơi mà
nhiều doanh nghiệp Việt Nam hướng tới.
Trong xu thế hội nhập vơ cùng năng động đó, thì việc xảy ra các tranh chấp là
điều không thể tránh khỏi và cũng không thể dễ giải quyết được một cách nhanh
chóng và chính xác. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều các phương thức giải quyết
tranh chấp như: Hòa giải, Trọng tài, Tòa án…Nhưng phương thức giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thì đang ngày càng khẳng định được vị thế, vai trị và tính hấp
dẫn trong việc giải quyết các tranh chấp.
Chính vì những lí do trên, tơi đã chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp trong
thương mại quốc tế tại Việt Nam bằng Trọng tài thương mại” nhằm tìm hiểu kĩ
lưỡng về phương thức giải quyết tranh chấp này, với mong muốn sẽ góp phần làm
sáng tỏ những vấn đề cơ bản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại
quốc tế, đồng thời chỉ ra một số hạn chế và đề suất một số kiến nghị nhằm phát triển
hơn nữa phương thức này ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài tại Việt Nam đang
là vấn đề không chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà kinh doanh mà còn là vấn
đề quan tâm của các nhà khoa học pháp lý nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi,
thúc đẩy cho hoạt động thương mại phát triển. Chính vì vậy đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau về những vấn đề liên quan đến giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài.
Ở Việt Nam, trong thời gian qua có một số bài báo, hội thảo, những bình
luận của chuyên gia đã đề cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại thông
qua con đường trọng tài trong quá trình hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước
hay ngồi nước. Các bài báo, nghiên cứu nêu trên sẽ có giá trị tham khảo cho việc
nghiên cứu đề tài.


3


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trọng tài thương mại là một trong những lĩnh vực rất rộng, liên quan đến
nhiều lĩnh vực khoa học. Trong khuôn khổ bài khóa luận này, tơi khơng có mong
muốn và trình độ cần thiết để giải quyết tất cả các vấn đề về trọng tài, mà tôi chỉ đi
tập trung làm rõ những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế bằng trọng tài tại Việt Nam và phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp
thương mại quốc tế bằng trọng tài, chỉ ra các tồn tại và đưa ra các ý kiến để hoàn
thiện hơn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quan điểm của Đảng và
Nhà nước về kinh tế. Sử dụng phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh phương
pháp hệ thống gắn với quá trình nghiên cứu thực tiễn về trọng tài thương mại .
5. Kết cấu của khóa luận
Nội dung cơ bản của khóa luận ngồi phần mở đầu và phần kết luận, được
trình bày ở hai chương thì nội dung của khóa luận gồm 02 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về trọng tài thương mại
Chương II: Thực tiễn và phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế tại Việt Nam thông qua con đường Trọng tài thương mại

4


CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI
THƢƠNG MẠI
1.1 Khái niệm trọng tài thƣơng mại
Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, Trọng tài thương mại được coi là một
phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Nó đem lại

cho các thương nhân rất nhiều tiện ích khi tham gia vào thị trường thương mại quốc
tế. Vậy, Trọng tài thương mại được hiểu như thế nào.
Trọng tài và cụ thể hơn là trọng tài thương mại là phương thức giải quyết
tranh chấp Tranh chấp ở đây là các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm
quyền giải quyết bằng trọng tài1) do các bên thỏa thuận, có thể được sử dụng thay
thế cho phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống bằng Tòa án.
Theo từ điển luật học của Black’s: “Trọng tài là cơ quan xét xử do các bên
đương sự thỏa thuận thành lập để giải quyết tranh chấp giữa chính các bên đương sự
đó. Thành phần của trọng tài do các bên đương sự thỏa thuận quyết định”.
Trong khoa học pháp lý, trọng tài được nghiên cứu dưới nhiều bình diện khác
nhau và cũng có nhiều định nghĩa về trọng tài:
Theo Hội đồng trọng tài Mỹ (AAA): “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh
chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải
quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp
phải thi hành”.
Tại Việt Nam, theo quy định của khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại
năm 2010: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên
thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”.
Từ đó, ta có thể thấy rằng có rất nhiều cách hiểu về trọng tài thương mại, giúp
ta có thể biết một cách đầy đủ nhất về giải pháp tranh chấp này.
1.2 Các hình thức trọng tài thƣơng mại quốc tế
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo luật và thực tiễn hiện nay, tôi
nhận thấy rằng pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều cơng nhận trọng tài
thương mại quốc tế có hai loại chủ yếu và thường xuyên được áp dụng nhất.
1.2.1 Trọng tài vụ việc (hay Trọng tài Ad – hoc)
a) Khái niệm
Trọng tài vụ việc có thể được hiểu là hình thức trọng tài được lập ra theo yêu
cầu của các đương sự để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi tranh
1


Điều 2 Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài, Luật trọng tài thương mại 2010
5


chấp đó đã được giải quyết. Trọng tài vụ việc có nghĩa là trọng tài khơng được tiến
hành theo quy tắc của một tổ chức trọng tài thường trực. Do các bên không bắt buộc
phải tiến hành trọng tài theo quy tắc của một tổ chức trọng tài thường trực, họ có
thể tự do quy định quy tắc tố tụng riêng2.
Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:
+ Được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết
xong tranh chấp.
+ Khơng có trụ sở thường trực, khơng có bộ máy điều hành, khơng có danh sách
trọng tài viên. Trọng tài viên được các bên thương nhân chọn hoặc chỉ định có thể
là người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ trung tâm trọng
tài nào.
+ Quy tắc tố tụng của trọng tài vụ việc để giải quyết vụ tranh chấp có thể do các bên
thỏa thuận thành lập hoặc lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung
tâm trọng tài.
b) Ƣu điểm
Ưu điểm của hình thức Trọng tài vụ việc đó là quyền tự định đoạt của các
bên là chiếm phần lớn. Thủ tục giải quyết của Trọng tài vụ việc hoàn toàn do các
bên tự thỏa thuận và các Trọng tài viên phải tuân theo. Điều này đòi hỏi sự hợp tác
của các bên để thực hiện một cách đầy đủ, hiệu quả và tốn nhiều thời gian vì các
bên phải thỏa thuận chi tiết về việc tiến hành quá trình tố tụng.
Bên cạnh đó, việc tiến hành Trọng tài vụ việc có chi phí thấp và thời gian
giải quyết nhanh vì nó vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ý chí của các bên tranh chấp. Với
việc lựa chọn hình thức trọng tài này, các bên sẽ không phải trả thêm các khoản chi
phí hành chính cho các trung tâm trọng tài thơng thường khoản chi phí này khơng
nhỏ). Ví dụ, theo Quy tắc tố tụng của Tòa án Trọng tài quốc tế ICC, khi nộp đơn
kiện, nguyên đơn phải nộp một khoản chi phí đăng kí là 2.500 USD và khoản chi

phí này sẽ khơng được hồn lại trong bất kỳ điều kiện nào. Mức phí hành chính tối
ta mà ICC yêu cầu các bên phải nộp có thể lên tới 75.800 USD3. Theo Quy tắc Tố
tụng của Viện Trọng tài Stockhoml Thụy Điển, khi nộp đơn kiện, nguyên đơn cũng
phải nộp một khoản phí đăng ký là 1.500 Euro và khoản phí này sẽ khơng được
hồn lại trong bất kỳ trường hợp nào4. Ngoài ra, đối với Trọng tài vụ việc, các bên

Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn do Trung tâm Thương mại Quốc tế
UNCTAD/WTO – Geneva: ITC, 2001, xvii, 266p.
3
Biểu phí tổn và các chi phí trọng tài của ICC có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1998
4
/>2

6


có thể thỏa thuận bỏ qua một số thủ tục tố tụng không cần thiết để rút ngắn thời gian
giải quyết tranh chấp.
c) Nhƣợc điểm
Nhược điểm lớn nhất của Trọng tài vụ việc đó là phải phụ thuộc hồn tồn
vào thiện chí của các bên. Nếu một bên khơng có thiện chí, q trình tố tụng sẽ ln
có nguy cơ bị trì hỗn, và nhiều khi khơng thể thành lập được Hội đồng Trọng tài
bởi vì khơng có quy tắc tố tụng nào được áp dụng.
Trong Trọng tài vụ việc, khơng có tổ chức nào giám sát việc tiến hành
trọng tài và giám sát các Trọng tài viên. Vì vậy, kết quả phần lớn phụ thuộc vào
việc tiến hành tố tụng và khả năng kiểm sốt q trình tố tụng của các Trọng tài
viên. Cả Trọng tài viên và các bên sẽ khơng có cơ hội nhận được sự ủng hộ và trợ
giúp đặc biệt từ một tổ chức trọng tài thường trực trong trường hợp phát sinh sự
kiện không dự kiến trước và trong trường hợp các Trọng tài viên không thể giải
quyết được vụ việc. Sự hỗ trợ duy nhất mà các bên có thể nhận được là từ các Tịa

án.
Do vậy, chỉ khi có tồn tại một Hội đồng Trọng tài và một quy tắc tố tụng
cụ thể được xác lập thì quá trình tố tụng mới có thể tiến hành được sn sẻ như
Trọng tài quy chế trong trường hợp một bên từ chối không tham gia vào quá trình tố
tụng.
1.2.2 Trọng tài quy chế (hay Trọng tài thƣờng trực)
a) Khái niệm
Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy, trụ
sở làm việc thường xuyên, thường có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều
lệ và quy tắc tố tụng riêng. Hầu hết các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới
đều được thành lập theo mơ hình này dưới những tên gọi như trung tâm trọng tài,
ủy ban trọng tài, viện trọng tài, hội đồng trọng tài quốc gia và quốc tế... nhưng chủ
yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.
Khi các bên lựa chọn Trọng tài quy chế, các bên nhận được sự hỗ trợ của tổ
chức trọng tài này liên quan tới việc tổ chức và giám sát tố tụng trọng tài. Tuy
nhiên, để nhận được sự trợ giúp đó, các bên phải trả một số chi phí nhất định gọi là
chi phí hành chính. Các chi phí này có thể nằm trong phí trọng tài hoặc được tách
riêng.
Nếu các bên muốn lựa chọn hình thức Trọng tài thường trực, các bên phải
ghi rõ tên tổ chức trọng tài cụ thể trong điều khoản trọng tài hoặc ghi rõ tranh chấp
sẽ được giải quyết theo Quy tắc tố tụng trọng tài của một tổ chức trọng tài cụ thể.

7


Nếu khơng có thỏa thuận rõ ràng, các điều khoản trọng tài có nguy cơ bị vơ hiệu
hoặc khơng được cơ quan nào giải quyết khi tranh chấp phát sinh.
Nhằm giúp các bên có thể dễ dàng lựa chọn tổ chức trọng tài khi có ý định
sử dụng trọng tài quy chế, các tổ chức trọng tài quy chế đều có những điều khoản
trọng tài mẫu để các bên tham khảo. Có tổ chức trọng tài hướng các bên lựa chọn

Quy tắc tố tụng trọng tài của mình. Ví dụ:
+ Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ AAA): “Bất kỳ tranh chấp hoặc khiếu nại nào phát
sinh hoặc liên quan tới hợp đồng này được giải quyết bằng trọng tài theo Quy tắc tố
tụng trọng tài của Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ”5. Có tổ chức trọng tài hướng dẫn đến
việc lựa chọn tên của tổ chức trọng tài đó hoặc Quy tắc của tổ chức Trọng tài đó.
+ Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên
quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm tại Trung tâm Trọng tài
Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam theo
Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”6…. Với việc đưa các điều khoản trọng
tài nêu trên vào hợp đồng, các bên sẽ được bảo đảm nhận được đầy đủ các hình
thức hỗ trợ của trọng tài quy chế, đảm bảo trong mọi trường hợp, quá trình tố tụng
trọng tài vẫn được tiến hành, khơng phụ thuộc vào việc một bên có tham gia tố tụng
hay khơng.
Về cơ bản, các Trung tâm trọng tài đều có quy tắc tố tụng riêng, trong đó ấn
định các thời gian cụ thể hoặc có một số giới hạn. Theo quy tắc của một số tổ chức
trọng tài, các bên phải chọn một Trọng tài viên từ danh sách do tổ chức cung cấp
(Một số tổ chức trọng tài thường trực có thể hạn chế các Trọng tài viên trong danh
sách là những công dân thuộc nước họ). Tuy nhiên, phần lớn các tổ chức trọng tài
khơng có danh sách Trọng tài viên hoặc có danh sách Trọng tài viên cũng chỉ mang
tính tham khảo, các bên khơng bắt buộc phải chỉ định Trọng tài viên từ danh sách
đó.
-/ Các trung tâm trọng tài có các đặc trưng cơ bản sau
+ Một là, các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, khơng nằm trong hệ
thống các cơ quan nhà nước.
+ Hai là, các trung tâm trọng tài là tổ chức thỏa mãn các điều kiện về pháp nhân,
bao gồm được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với
cá nhân, tổ chức và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh chính mình tham
gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
+ Ba là, tổ chức và quản lý ở trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ;
5

6

Quy tắc tố tụng trọng tài của Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ (AAA)
Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

8


+ Bốn là, mỗi trung tâm trọng tài đều tự quyết định về lĩnh vực và có quy tắc tố
tụng riêng;
+ Năm là, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài
riêng của trung tâm.
Ví dụ: VIAC là một tổ chức trọng tài quy chế có chức năng và vận hành tương tự
các tổ chức trọng tài quy chế trên thế giới như Tòa trọng tài thương mại quốc tế
ICC, Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC), Trung tâm trọng tài Quốc tế
HongKong HKIAC),…
-/ Đặc điểm
Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành, ban thư ký và
các trọng tài viên của trung tâm. Tổ chức và quản lý của các trung tâm trọng tài nói
chung đơn giản, gọn nhẹ. Ban điều hành của trung tâm trọng tài gồm có chủ tịch,
một hoặc các phó chủ tịch và có thể có tổng thư ký chung. Bên cạnh ban điều hành,
trung tâm trọng tài cịn có các trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của trung
tâm trọng tài, thơng thường thì danh sách này mang tính chất khuyến nghị. Các
trọng tài viên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định.
Trung tâm trọng tài có thể tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy
tắc tố tụng riêng. Trong q trình hoạt động, các trung tâm trọng tài có quyền mở
rộng và thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động, nhưng phải tiến hành đăng ký với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Đặc điểm này cho phép các trung tâm trọng tài có
thể được tổ chức và hoạt động với tính chất chỉ giải quyết những loại tranh chấp
thương mại nhất định.

b) Ƣu điểm
Thứ nhất, việc quy định chi tiết các thủ tục tố tụng khi bắt đầu cho đến khi
kết thúc là thuận lợi lớn nhất của Trọng tài quy chế. Chẳng hạn, khi các bên thỏa
thuận trọng tài sẽ được tiến hành bởi một Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên
nhưng Bị đơn lại không tiến hành chỉ định Trọng tài viên. Trong trường hợp đó,
quy tắc tố tụng trọng tài sẽ quy định cụ thể về việc chỉ định Trọng tài viên cho bị
đơn. Theo Quy tắc tố tụng trọng tài của VIAC, nếu Bị đơn không tiến hành chỉ định
Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu chỉ định Trọng
tài viên thì Chủ tịch Trung tâm sẽ chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn.
Ngoài ra, các quy tắc tố tụng của các tổ chức trọng tài thường quy định rất
chi tiết về các bước của quá trình tố tụng, đảm bảo trong mọi trường hợp tranh chấp
sẽ được giải quyết, không phụ thuộc vào việc một bên có tham gia vào q trình tố
tụng trọng tài hay không. Theo Quy tắc của ICC: “Nếu một trong các bên, mặc dù
đã được thông báo hợp lệ, nhưng khơng tham dự, thì Trọng tài viên, nếu thấy rằng
9


việc gửi thông báo đã được tiến hành hợp lệ mà bên nhận được thơng báo vắng mặt
khơng có lý do chính đáng, thì trọng tài vẫn có quyền tiếp tục các bước tố tụng, và
quá trình tố tụng tố vẫn được coi là được tiến hành với sự có mặt của các bên”7.
Như vậy, trong trường hợp một bên khơng có thiện chí tham gia tố tụng trọng tài thì
các quy định trên là rất cần thiết.
Thứ hai, đa phần các tổ chức trọng tài đều có những chuyên gia được đào
tạo tốt để hỗ trợ quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Các chuyên viên này
sẽ đảm bảo Hội đồng Trọng tài sẽ được thành lập, các khoản phí trọng tài sẽ được
nộp đủ, đúng thời hạn và nói chung sẽ đảm bảo q trình tố tụng được diễn ra phù
hợp trong thời có thể.
Điển hình trong việc hỗ trợ và giám sát quá trình tố tụng trọng tài đó là
Tịa án Trọng tài của Phịng Thương mại Quốc tế (ICC), giám sát toàn bộ tố tụng
trọng tài từ lúc thông báo cho Bị đơn về yêu cầu trọng tài của Nguyên đơn cho đến

lúc gửi quyết định trọng tài cho các bên. Đặc biệt, theo Điều 27 Quy tắc tố tụng của
ICC, Hội đồng Trọng tài không được ban hành quyết định trọng tài khi chưa được
ICC phê chuẩn về hình thức của quyết định. Đây là quy định rất quan trọng, về
nguyên tắc vẫn đảm bảo quyền tự quyết của các Hội đồng Trọng tài. Tuy nhiên, sự
xem xét của ICC nhằm mục đích hạn chế tối đa các sai sót về mặt hình thức, giảm
thiểu nguy cơ quyết định trọng tài bị tuyên hủy.
Nếu q trình tố tụng khơng được giám sát theo cách thức trên, các Hội
đồng Trọng tài sẽ phải tự đảm nhận các trách nhiệm này. Quá trình tố tụng sẽ có
nguy cơ bị gián đoạn, kéo dài hoặc khơng thể tiến hành được theo đúng quy định
mà các bên đã thỏa thuận hoặc quy định của quy tắc tố tụng.
c) Nhƣợc điểm
Nhược điểm lớn nhất của Trọng tài quy chế đó là tốn kém nhiều chi phí. Rõ
ràng giải quyết tranh chấp tại Trọng tài quy chế, ngoài việc phải trả chi phí thù lao
cho các Trọng tài viên, các bên cịn phải trả thêm các chi phí hành chính để nhận
được sự hỗ trợ của các trung tâm trọng tài.
Nhược điểm thứ hai của Trọng tài quy chế đó là nhiều khi q trình tố tụng
bị kéo dài mà Hội đồng Trọng tài các các bên bắt buộc phải tuân thủ vì phải tuân
theo các thời hạn theo quy định của Quy tắc tố tụng.
Như vậy, mỗi hình thức trọng tài đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất
định. Sẽ là lý tưởng khi có thể lựa chọn hình thức trọng tài vụ việc hoặc trọng tài
quy chế khi tranh chấp đã phát sinh. Và khi đó các bên sẽ xem xét bản chất của vụ
tranh chấp và quyết định loại trọng tài nào sẽ thích hợp để giải quyết, những thủ tục
7

Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài ICC

10


tố tụng nào cần thiết phải tuân theo. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc cân nhắc những

ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương thức thường rơi vào thời điểm đàm phán
và ký kết hợp đồng và việc lựa chọn phương thức trọng tài cũng phải được tiến
hành từ giai đoạn này. Điều này có tác dụng đảm bảo sự an tồn cho việc giải quyết
tranh chấp khi có phát sinh. Nói cách khác, việc thỏa thuận một hình thức trọng tài
cụ thể trong hợp đồng có tác dụng ngăn ngừa sự lạm dụng của một bên, nhất là bên
vi phạm hợp đồng bởi vì khi phát sinh tranh chấp, bên vi phạm hợp đồng thường có
thái độ thiếu thiện chí hoặc trốn tránh nghĩa vụ của mình.
1.3 Thẩm quyền của trọng tài thƣơng mại
1.3.1 Căn cứ để xác định thẩm quyền trọng tài
Chính là thỏa thuận trọng tài và các quy định của pháp luật về thẩm quyền của
trọng tài trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
a) Thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài là một đặc thù quan trọng của phương thức giải quyết
bằng Trọng tài thương mại. Thỏa thuận trọng tài thể hiện sự nhất trí của các bên
cùng đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết. Khác với thẩm quyền của tòa án, thẩm
quyền của trọng tài chỉ là thẩm quyền vụ việc, nếu được các bên có vụ việc lựa
chọn đích danh. Thẩm quyền của trọng tài không được phân định theo lãnh thổ, vì
các bên có tranh chấp có quyền thỏa thuận lựa chọn bất kì một tổ chức trọng tài nào
để giải quyết tranh chấp cho họ, không phụ thuộc vào nơi ở cũng như nơi đặt trụ sở
của các bên, cũng như không phân định theo cấp xét xử, vì chỉ có một cấp trọng tài
và lại càng khơng phân định theo sự lựa chọn của nguyên đơn, vì trọng tài chỉ có
thẩm quyền giải quyết vụ việc nếu các bên có thỏa thuận trọng tài.
b) Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thƣơng mại quốc tế
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có tính phổ biến và được
các thương nhân ưa chuộng. Tuy nhiên không phải mọi tranh chấp đều được phép
giải quyết bằng trọng tài, hay nói cách khác kể cả khi các bên thỏa thuận trọng tài
trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau
thì thỏa thuận trọng tài này cũng bị pháp luật coi là vô hiệu nếu những loại tranh
chấp này không được pháp luật cho phép giải quyết bằng trọng tài.
Pháp luật trọng tài hầu hết các nước không liệt kê các tranh chấp được phép

giải quyết bằng trọng tài mà chỉ quy định những loại quan hệ pháp luật nhất định
nếu có tranh chấp phát sinh thì khơng được giải quyết bằng trọng tài.

11


Ví dụ:
+ Pháp luật của một số nước khơng cho phép giải quyết bằng trọng tài các vụ việc
hình sự, hành chính…với quan điểm cho rằng đây là những vấn đề thuộc chính sách
cơng cộng của quốc gia nên phải do cơ quan tài phán quyết định.
+ Hay các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng đại lý, hợp đồng lao
động…cũng là tranh chấp hạn chế giải quyết bằng trọng tài.
1.3.2 Đặc trƣng của phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thƣơng
mại
Là thẩm quyền giải quyết tranhh chấp vụ việc của trọng tài cụ thể được xác
lập trên cơ sở và trong phạm vi thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, thẩm quyền vụ
việc mà các bên trao cho trọng tài cũng không được vượt quá thẩm quyền chung
của trọng tài theo luật định tại Luật trọng tài thương mại năm 2010.
a) Thẩm quyền chung của trọng tài thƣơng mại
Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định:
“ Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương
mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng
Trọng tài.”
Theo quy định trên, trọng tài có thẩm quyền giải quyết các loại tranh chấp sau
đây:
+ Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
+ Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động

thương mại;
+ Tranh chấp khác giữa các bên mà phát luật qui định được giải quyết bằng Trọng
tài.
b) Thẩm quyền của trọng tài với Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt
động thƣơng mại
Đối với loại “ tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại ”
thì các bên tranh chấp đó đều phải là các chủ thể tiến hành hoạt động thương mại.
Luật trọng tài thương mại 2010 không định nghĩa khái niệm hoạt động thương mại,
mà sử dụng khái niệm hoạt động thương mại tại Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại

12


2005 quy định: “ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao
gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Chủ thể tiến hành hoạt động thương mại trước hết là thương nhân, bao gồm
thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài. Thương nhân Việt Nam là các
chủ thể như được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005: “ Thương
nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương
mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.” Cịn thương nhân
nước ngồi là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật nước ngồi hoặc được pháp luật nước ngồi cơng nhận.
Bên cạnh hoạt động thương mại của thương nhân, hoạt động của các cá
nhân dưới hình thức tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt
động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng khơng thuộc đối tượng phải đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương
nhân” cũng được xem là hoạt động thương mại.
Trong Luật Trọng tài thương mại năm 2010 không giới hạn thẩm quyền của

trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại
được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy các bên là thương nhân Việt Nam,
thương nhân nước ngồi (kể cả thương nhân ngồi khơng hoạt động thương mại
tại Việt Nam) đều có thể thỏa thuận chọn trọng tài theo quy định của Luật trọng tài
thương mại 2010 để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ cả các hoạt động thương
mại diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Điều đó phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại 2005 và đồng
thời phù hợp với xu hướng mới trong quan niệm về chủ quyền tư pháp của quốc
gia, theo đó trong lĩnh vực luật tư thì luật của một quốc gia có thể được áp dụng cho
các quan hệ pháp luật tư được xác lập, thực hiện ngồi lãnh thổ quốc gia đó nếu các
bên giao dịch có thỏa thuận.
c) Thẩm quyền của trọng tài với Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít
nhất một bên có hoạt động thƣơng mại
Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh
giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Quy định này mở
rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài. Trước đây, theo quy định của Pháp lệnh
Trọng tài thương mại 2003, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp
phát sinh từ hoạt động thương mại giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh, nên trong
thực tế các tranh chấp giữa một bên là thương nhân và bên kia không phải là thương

13


nhân đã không được trọng tài giải quyết theo quy định của Pháp lệnh trọng tài
thương mại 2003.
Theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010, trọng tài thương mại có
thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp mà trong đó chỉ cần một bên tranh chấp là
thương nhân thực hiện hoạt động thương mại) còn các bên còn lại có thể khơng
phải là thương nhân, cũng khơng phải là cá nhân thực hiện hoạt động thương mại.
Như vậy, tranh chấp giữa một thương nhân và các cá nhân, tổ chức khơng kinh

doanh (ví dụ các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước) cũng có
thể được giải quyết bởi trọng tài thương mại. Trong quan hệ với các bên có hoạt
động thương mại thì các bên này có thể đóng vai trị là người tiêu dùng. Người tiêu
dùng là “ người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ có mục đích tiêu dùng, sinh hoạt
cá nhân, gia đình, tổ chức ”. Ví dụ một bên là trường đại học công ủy thác cho một
thương nhân nhập khẩu cho mình một số thiết bị hỗ trợ sinh viên trong quá trình
học tập như máy tính; dụng cụ thí nghiệm, thực hành) là thuộc trường hợp này.
Các giao dịch này có thể được giải quyết bởi trọng tài thương mại nếu giữa các bên
có một thỏa thuận trọng tài hợp pháp.
d) Thẩm quyền của trọng tài với các tranh chấp khác giữa các bên pháp luật
quy định đƣợc giải quyết bằng Trọng tài
Đây là quy định mở nhằm bảo đảm các luật ban hành sau này có thể quy
định các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thuộc phạm vi điều chỉnh của
luật đó có thể được giải quyết bằng trọng tài mà không cần phải sửa đổi Luật trọng
tài thương mại 2010. Ngoài ra, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, các tranh
chấp trong nội bộ doanh nghiệp cũng có thể giải quyết bằng trọng tài. Trước Luật
trọng tài thương mại 2010, trên thực tế các tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp
không được trọng tài thụ lý giải quyết các tranh chấp này thuộc thẩm quyền của
trọng tài thương mại.
1.4 Các nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế bằng
trọng tài thƣơng mại
1.4.1 Nguyên tắc thỏa thuận
Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng
tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại.
Như vậy các bên có thể có thỏa thuận trọng tài trước khi có tranh chấp hoặc sau khi
có tranh chấp. Khác với việc giải quyết tranh chấp tại Tịa án, khi có tranh chấp phát
sinh, bên có quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm có quyền đệ đơn u cầu Tịa án
có thẩm quyền giải quyết mà khơng cần có sự thỏa thuận trước, việc giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài đòi hỏi phải có sự thỏa thuận của các bên. Nguyên tắc
chung là khơng có thỏa thuận giải quyết bằng phương thức trọng tài thì sẽ khơng có

14


tố tụng trọng tài. Điều đó có ý nghĩa rằng, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp khi được các bên chọn bằng một thỏa thuận trọng tài. Nói cách khác thỏa
thuận trọng tài là căn cứ để áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài. Nguyên tắc này xuất phát từ quyền tự do kinh doanh với tư cách là
quyền cơ bản của cơng dân trong nền kinh tế thị trường, trong đó bao gồm cả quyền
lựa chọn phương thức giải quyết khi tranh chấp phát sinh.
Nguyên tắc này còn được thể hiện rõ nhất trong q trình tố tụng trọng tài, đó
là việc các bên thỏa thuận chọn địa điểm trọng tài, ngôn ngữ trọng tài, thời gian
trọng tài…
1.4.2 Nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tƣ khi giải quyết
tranh chấp
Sự độc lập của trọng tài viên thể hiện ở việc trọng tài viên khơng có lợi ích
trực tiếp hoặc lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp, khơng chịu sự chi phối của bất
kì cơ quan, tổ chức cá nhân nào khi giải quyết tranh chấp. Sự khách quan được đảm
bảo khi trọng tài viên thực hiện đúng vai trò của người thứ ba phân xử đúng sai dựa
trên những chứng cứ tài liệu, tình tiết của vụ việc và ra quyết định theo quy định
của pháp luật. Không thể coi trọng tài viên đã vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu họ
có quyền lợi liên quan đến vụ tranh chấp, hay người thân thích của họ là một trong
các bên tranh chấp…
Nếu có căn cứ cho rằng trọng tài viên có thể hoặc khơng độc lập, vơ tư khi
thực hiện nhiệm vụ thì trọng tài viên đó có thể bị thay thế. Thậm chí khi quyết định
trọng tài có hiệu lực, nếu có căn cứ chứng tỏ trọng tài viên đã vi phạm nguyên tắc
này thì quyết định trọng tài sẽ bị tịa án tun hủy.
Do vị trí quan trọng của các trọng tài viên trong quá trình giải quyết tranh
chấp, một số tổ chức trọng tài còn yêu cầu các trọng tài viên xác nhận bằng văn bản
rằng họ độc lập với các bên tranh chấp. Đây là vấn đề mà tòa án trọng tài quốc tế
thuộc phòng thương mại quốc tế ICC rất quan tâm. Tuy nhiên, ngồi việc độc lập,

khách quan, vơ tư, căn cứ vào pháp luật để giải quyết tranh chấp thì trọng tài viên
cịn cần phải tơn trọng sự thỏa thuận của các bên.
1.4.3 Nguyên tắc giữ bí mật nội dung vụ việc tranh chấp
Đây là nghĩa vụ của trọng tài viên khi giải quyết vụ việc vì một trong các lý
do để các bên đương sự lựa chọn trọng tài đó là bảo đảm tính bí mật của tranh chấp.
Do vậy, các trọng tài viên không được phép tiết lộ nội dung của tranh chấp khi
không được các bên đồng ý. Ngồi ra, ngun tắc này cịn được thể hiện ở việc sẽ
khơng có người ngồi được tham dự vào phiên xét xử trọng tài nếu các đương sự
không cho phép.

15


1.4.4 Nguyên tắc chung thẩm
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là khi Hội đồng trọng tài công bố quyết
định trọng tài, quyết định trọng tài có hiệu lực thi hành ngay, các bên khơng có
quyền kháng cáo, cũng như khơng tổ chức nào có quyền kháng nghị. Khi xem xét
yêu cầu hủy quyết định trọng tài, tòa án cũng khơng có quyền xét lại. Ngun tắc
này có từ bản chất của tố tụng trọng tài là nhân danh ý chí và quyền tự định đoạt
của các đương sự. Các đương sự đã tín nhiệm và lựa chọn người phán quyết, do vậy
họ phải thực hiện phán quyết mà người này đưa ra.
Hơn nữa, bản chất của tố tụng trọng tài là tố tụng một cấp, do vậy, nếu một
bên khơng tự nguyện thi hành thì bên kia có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giúp đỡ.
1.5 Các vấn đề khi đƣa tranh chấp thƣơng mại quốc tế ra giải quyết bằng thủ
tục trọng tài
1.5.1 Thỏa thuận trọng tài
a) Khái niệm
Thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên bằng văn bản, trong đó thể
hiện sự thống nhất ý chí của các bên mong muốn đưa tranh chấp của mình ra giải

quyết tại một trung tâm trọng tài.
b) Thời điểm lập và giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài
Theo quy định của pháp luật các nước cũng như trong các điều ước quốc tế
thì thỏa thuận Trọng tài có thể được lập vào thời điểm trước hoặc sau khi tranh chấp
xảy ra. Trong trường hợp thỏa thuận Trọng tài được lập trước khi có tranh chấp thì
nó có thể là một điều khoản trong hợp đồng hoặc cũng có thể là một điều khoản độc
lập nằm ngoài hợp đồng.
Nếu khi tranh chấp xảy ra mà các bên chưa có bất kỳ một thỏa thuận trọng
tài nào thì các bên có thể lập một thỏa thuận trọng tài. Giá trị pháp lý của thỏa thuận
trọng tài khơng phụ thuộc vào việc nó được lập trước hay sau khi có tranh chấp
cũng như nó là một điều khoản của hợp đồng hay một điều khoản độc lập, mà quan
trọng là thỏa thuận đó phải được lập bởi những chủ thể có thẩm quyền, phải là sự
thống nhất ý chí của các bên, phải đáp ứng được các yêu cầu về hình thức và nội
dung của thỏa thuận trọng tài. Và đặc biệt, giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài
không phụ thuộc vào giá trị pháp lý của hợp đồng.
c) Hình thức thỏa thuận Trọng tài
Pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các nước đều quy định hình thức
của thỏa thuận trọng tài phải lập thành văn bản hoặc các hình thức khác tương
16


đương. Theo Điều II trong Công ước New York năm 19588, thì thỏa thuận Trọng tài
bắt buộc phải bằng văn bản. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển
như hiện nay, đã tạo nên rất nhiều phương thức liên lạc mới như Telex, Fax, Email
và chính điều này đã làm nên hạn chế các hiểu đối với thuật ngữ “bằng văn bản”
trong công ước New York.
Để khắc phục hạn chế này, trong luật mẫu Trọng tài UNCITRAL 9 tại
khoản 2 Điều 7 đã quy định: “Thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản.
Thoả thuận là văn bản nếu nó nằm trong một văn bản được các bên ký kết hoặc
bằng sự trao đổi qua thư từ, telex, telegrams hoặc các hình thức trao đổi viễn thơng

khác mà ghi nhận thoả thuận đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà
trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ
nhận. Việc dẫn chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận Điều khoản trọng
tài lập nên thoả thuận trọng tài với Điều kiện hợp đồng này phải là văn bản và sự
dẫn chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này.”
Trên khía cạnh khác, thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới hình
thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
Quy định này được thể hiện rất rõ tại Điều 7.1 Luật Mẫu UNCITRAL: “…Thoả
thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc
dưới hình thức thoả thuận riêng”10. Dưới hình thức điều khoản trong hợp đồng,
thỏa thuận trọng tài được lập ra khi các bên dự liệu trước những tình huống tranh
chấp có thể xảy ra, từ đó thỏa thuận ln về việc sử dụng trọng tài để giải quyết
tranh chấp phát sinh trong tương lại. Trong quá trình các bên thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của mình, nếu tranh chấp xảy ra, thì sẽ được giải quyết bằng hình thức
trọng tài, theo những cách thức, thủ tục và luật được chọn trong thỏa thuận trọng
tài. Hoặc sau khi tranh chấp phát sinh, các bên mới thỏa thuận đưa tranh chấp ra
giải quyết bằng trọng tài. Thỏa thuận này thường dưới hình thức một văn bản thỏa
thuận riêng và được coi như gắn liền với hợp đồng chính hay cịn gọi là thỏa thuận
đưa các tranh chấp hiện thời ra giải quyết theo phương thức trọng tài. Do đó, thỏa
thuận trọng tài này thường được soạn đầy đủ, có tính khả thi cao. Tuy nhiên, trên
thực tế hình thức thỏa thuận trọng tài này thường ít được sử dụng vì sau khi đã xảy
ra tranh chấp thì việc các bên ngồi lại với nhau để thỏa thuận cách thức giải quyết
tranh chấp là không dễ dàng, trong trường hợp đó, vụ việc thường được giải quyết
theo con đường Tịa án.
Tóm lại, một thỏa thuận trọng tài chỉ được coi là hợp pháp khi nó được lập
thành văn bản. Bởi lẽ, chỉ có thể xác lập bằng văn bản mới tạo nên tâm lý an toàn và
8
9

Công ước về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài năm 1958

Luật mẫu của UNCITRAL về Trọng tài quốc tế năm 1985

10

Điều 7.1 Luật Mẫu UNCITRAL về hình thức thỏa thuận riêng

17


tin tưởng hơn cho các bên tham gia quan hệ thương mại, đồng thời là cơ sở ràng
buộc trách nhiệm của các bên khi phát sinh tranh chấp.
d) Nội dung của thỏa thuận trọng tài
Yêu cầu cơ bản đối với một thỏa thuận trọng tài là phải đơn giản và chính
xác. Đơn giản trong việc soạn thảo và chính xác trong việc lựa chọn các yếu tố để
đưa vào trong điều khoản trọng tài.
Ở mỗi Trung tâm Trọng tài khác nhau thường có những mẫu về nội dung
thỏa thuận trọn tài khác nhau. Do vậy, các bên khi lựa chọn trung tâm trọng tài nào
giải quyết vụ việc thì nên chọn mẫu thảo thuận trọng tài phải có những nội dung cơ
bản sau:
- Tên trung tâm trọng tài mà các bên đã lựa chọn để giải quyết tranh chấp.
- Tranh chấp được giải quyết tại tring tâm trọng tài.
- Hình thức trọng tài.
- Địa điểm trọng tài.
- Ngôn ngữ trọng tài.
Sau đây là một số mẫu về điều khoản trọng tài được các trung tâm trọng tài
khuyên dùng:
+ Mẫu điều khoản trọng tài UNCITRAL (cho trọng tài vụ việc) “bất kì tranh chấp,
tranh cãi hay khiếu kiện nào phát sinh từ hay liên quan đến hợp đồng này, hoặc từ
đó có sự vi phạm chấm dứt hay khơng, có hiệu lực pháp lí sẽ được giải quyết bằng
trọng tài theo các nguyên tắc tố tụng UNCITRAL hiện hành”11.

Các bên có thể thêm vào đó:
- Cơ quan có thẩm quyền chỉ định là:…. Tên cơ quan trọng tài)
- Số lượng trọng tài viên là:…..
- Địa điểm trọng tài:…..
- Ngôn ngữ trọng tài:…..
+ Mẫu điều khoản trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hay có liên quan đến hợp đồng này sẽ được gải
quyết cuối cùng theo các quy tắc tố tụng hay có liên quan đến hợp đồng này sẽ được

Luật mẫu về Trọng tài thương mại Quốc tế của Ủy ban liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế (Tài liệu
số A/40/17, phụ lục I của Liên Hợp Quốc) Ðược Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế
thông qua ngày 21 tháng 06 năm 1985)
11

18


giải quyết cuối cùng theo các quy tắc tố tụng trọng tài của Phòng Thương mại Quốc
tế bởi một hay nhiều trọng tài được chỉ định phù hợp với các quy tắc đã nêu”.
Trên cơ sở tiếp thu các điều khoản mẫu đó, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt
Nam VIAC) đã đưa ra điều khoản mẫu trọng tài như sau: “Mọi tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm tại Trung tâm Trọng tài Quốc
tế Việt Nam bên cạnh phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, theo quy tắc
tố tụng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam”.
đ) Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài
Việc thiết lập thỏa thuận trọng tài có ý nghĩa quan trọng đối với các bên khi
có tranh chấp xảy ra cụ thể như sau:
+ Tạo ra hiệu lực ràng buộc các bên: Điều này có nghĩa rằng khi tranh chấp xảy ra
các bên phải giải quyết tranh chấp đó tại trọng tài đã thỏa thuận mà khơng có sự
thỏa thuận nào khác.

+ Thỏa thuận trọng tài có thể loại trừ sự can thiệp của tòa án vào quá trình giải
quyết tranh chấp ít nhất là trước khi đưa ra phán quyết. Vì khi các bên đã có thỏa
thuận trọng tài mà một bên đưa tranh chấp ra tòa án thì tịa án sẽ từ chối thụ lý vụ án
đó và trả lại đơn kiện.
+ Thỏa thuận trọng tài trao thẩm quyền cho trọng tài viên để giải quyết những tranh
chấp có thể có giữa các bên.
+ Thỏa thuận trọng tài đã chọn ra địa điểm trọng tài thích hợp nhất để một phán
quyết được thi hành đúng luật.
1.5.2. Luật áp dụng trong hợp đồng để giải quyết tranh chấp
Luật áp dụng để xét xử tranh chấp là luật mà trọng tài dùng để xem xét việc
thực hiện nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Luật
này được gọi là luật áp dụng cho hợp đồng.
Đối với các tranh chấp thương mại trong nước, đương nhiên, luật áp dụng
trong hợp đồng là luật quốc gia, chẳng hạn như ở Việt Nam thì căn cứ vào luật
thương mại, pháp lệnh hợp đồng kinh tế, luật đất đai…Vấn đề chọn luật áp dụng
trong hợp đồng không đặt ra với các hợp đồng nội.
Trong thương mại quốc tế, luật của rất nhiều nước liên quan đến quan hệ của
các bên trong hợp đồng và cùng có khả năng điều chỉnh hợp đồng ngang nhau. Giữa
các nguồn luật đó ln tồn tại sự mâu thuẫn giữa các luật của từng quốc gia, vì thế
khi đưa tranh chấp ra trong tài, các bên đương sự phải thoả thuận thống nhất về luật
áp dụng trong hợp đồng. Các nguồn luật áp dụng trong thương mại quốc tế bao
gồm: các điều ước quốc tế, các tập quán thương mại quốc tế và luật quốc gia.
19


a) Điều ƣớc quốc tế
Là những văn bản có chứa những quy phạm pháp luật được các quốc gia và
các chủ thể khác xây dựng, ký kết, công nhận và có hiệu lực pháp lý đối với chủ thể
của các quốc gia thành viên. Nó có thể là: Hiệp ước, Hiệp định, Nghị định thư, cơng
hàm trao đổi… khi có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhưng không được quy

định hoặc quy định khơng đầy đủ thì các bên có thể đưa điều ước quốc tế vào để xử
lý vấn đề đó. Các điều ước này khơng có giá trị bắt buộc đối với các quan hệ thương
mại quốc tế nếu như nó chưa được quốc gia đó phê chuẩn. Khi quốc gia đã phê
chuẩn, tất cả những trường hợp mà hợp đồng khơng dẫn chiếu thì điều ước đó vẫn
đương nhiên được áp dụng.
Có hai loại điều ước quốc tế trong lĩnh vực mua bán hàng hoá:
+ Thứ nhất, loại điều ước quốc tế đề ra những nguyên tắc pháp lý chung làm cơ sở
cho hoạt động thương mại, nó khơng điều chỉnh trực tiếp các vấn đề quyền và nghĩa
vụ, trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia hợp đồng mà chỉ đề ra các nguyên tắc
pháp lý có tính chất định hướng, chỉ đạo: ví dụ như Hiệp định buôn bán hàng dệt
may Việt Nam – EU, Hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ; Hiệp định cắt giảm
thuế quan với ASEAN…
+ Thứ hai, là loại điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh đến các vấn đề có liên quan
đến quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong ký kết và thực hiện hợp
đồng. Đây chính là nguồn quy phạm pháp luật dùng để giải quyết tranh chấp,
thường được các bên và cơ quan tiến hành tố tụng viện dẫn trong quá trình giải
quyết tranh chấp. Loại điều ước này điển hình có Cơng ước Brussel 1964 về chun
chở hàng hố, Cơng ước Viên 1980 về mua bán hàng hố quốc tế.
b) Tập quán thƣơng mại
Là những quy tắc xử sự có hệ thống, những thói quen thương mại phổ biến
được áp dụng một cách thường xuyên, liên tục trong một thời gian dài và phải có
nội dung rõ ràng mà qua đó có thể xác định được quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Các tập quán thương mại quốc tế chỉ có giá trị pháp lý và có hiệu lực bắt buộc đối
với các chủ thể ký kết khi nó được quy định hoặc dẫn chiếu vào hợp đồng. Điều 135
quy tắc ICC về trọng tài quy định "Các trọng tài khơng chỉ áp dụng luật áp dụng mà
cịn phải dùng tới các điều khoản trong hợp đồng và những "Tập quán thương mại"
thích hợp để giải quyết vụ việc". Trong những luật trọng tài của các quốc gia cũng
quy định như vậy.
Một ví dụ về tập quán thương mại quốc tế thơng dụng được phịng thương
mại quốc tế soạn thảo và ban hành đó là các bản Incoterm: quy định về điều kiện cơ

sở giao hàng. Hay là quy tắc thống nhất và thực hành tín dụng chứng từ – UCP

20


cũng tỏ ra rất hữu dụng trong việc hướng dẫn đến một chuẩn mực quốc tế duy nhất
cho quyền và nghĩa vụ của các bên.
Ngoài ra, đối với các quốc gia theo hệ thống "common law" cịn có các án lệ
là các quy tắc xét xử được hình thành từ thực tiễn xét xử. Khi lựa chọn luật của các
quốc gia này, các chủ thể cần để ý đến những án lệ này.
Ví dụ 1: Thỏa thuận áp dụng tập qn quốc tế
Tình tiết sự kiện: Cơng ty Việt Nam Nguyên đơn – Bên mua) ký hai hợp
đồng mua bán với một công ty Indonesia (Bị đơn – Bên bán). Trong hợp đồng, các
bên đã thỏa thuận áp dụng Incoterms và Hội đồng trọng tài chấp nhận thỏa thuận
này nhưng khẳng định, bên cạnh thỏa thuận áp dụng Incoterms 2000, vẫn cần xác
định pháp luật điều chỉnh bổ sung.
Bài học kinh nghiệm: Trong hợp đồng thương mại quốc tế, chúng ta thường
xuyên gặp trường hợp các bên thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế.
Việc thỏa thuận này có được chấp nhận khơng và, bên cạnh thỏa thuận này, có cần
bổ sung pháp luật điều chỉnh khơng?
Trong hợp đồng, các bên khơng có thỏa thuận về việc chọn pháp luật áp dụng
mà chỉ nêu áp dụng “Incoterms 2000”. Thực ra, Incoterms là những tập quán
thương mại quốc tế được ghi nhận rộng rãi và thường được các bên trong hợp đồng
lựa chọn áp dụng như vụ việc đang nghiên cứu. Theo pháp luật Việt Nam, việc thỏa
thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế như vừa nêu được chấp nhận trên cơ sở
Điều 5 Luật Thương mại năm 2010, theo đó “các bên trong giao dịch thương mại có
yếu tố nước ngồi được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương
mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó khơng trái
với các ngun tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” khoản 2). Ở vụ việc này, Hội
đồng Trọng tài cũng chấp nhận thỏa thuận của các bên khi lựa chọn Incoterms

2000.
Tuy nhiên, Hội đồng Trọng tài khẳng định “nội dung Incoterms 2000 chỉ liên
quan đến một số vấn đề pháp lý của hợp đồng, không giải quyết tất cả các vấn đề
phát sinh từ hợp đồng nên việc xác định pháp luật điều chỉnh hợp đồng đối với các
vấn đề mà Incoterms khơng giải quyết) có tranh chấp là cần thiết”. Trên thực tế, nội
dung tranh chấp không liên quan đến Incoterms 2000, hàng được giao tại cảng Cát
Lái, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, Nguyên đơn đã thanh tốn tiền cho bị đơn
thơng qua một ngân hàng Việt Nam Sacombank) và đoạn cuối của hợp đồng thể
hiện hợp đồng được ký tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Điều 8 của Hợp đồng, các
bên thống nhất chọn cơ quan giám định Việt Nam. Trong Đơn khởi kiện, Nguyên
đơn viện dẫn Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
Tranh chấp trong trường hợp này là tranh chấp có yếu tố nước ngoài do Bị đơn là
21


pháp nhân nước ngoài căn cứ vào khoản 4 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm
2010 (dẫn chiếu đến Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005. Do đó, căn cứ khoản 2
Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 theo đó “Đối với tranh chấp có yếu tố
nước ngồi…nếu các bên khơng có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng Trọng
tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng Trọng tài cho là phù hợp nhất” và căn
cứ khoản 2 Điều 22 Quy tắc tố tụng Trọng tài của Trung tâm trọng tài V, theo đó
đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngồi…trong trường hợp các bên khơng có
thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì Hội đồng Trọng tài quyết định áp dụng pháp
luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp và điều này cũng phù hợp với khoản 1 Điều
769 Bộ luật dân sự năm 2005 của Việt Nam, theo đó “Quyền và nghĩa vụ của các
bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng,
nếu khơng có thỏa thuận khác”.
Từ những phân tích trên, Hội đồng Trọng tài đã khẳng định “pháp luật điều
chỉnh hợp đồng có tranh chấp là pháp luật Việt Nam đối với những vấn đề không
được Incoterms 2000 điều chỉnh. Vấn đề hủy bỏ hợp đồng không được Incoterms

2000 điều chỉnh nên cần áp dụng pháp luật Việt Nam. Do đây là hợp đồng mua bán
hàng hóa giữa hai công ty nên cần áp dụng Luật Thương mại năm 2005 như
Nguyên đơn đã viện dẫn”. Điều này cho thấy việc chọn tập quán thương mại quốc
tế thường là không đủ và cần xác định pháp luật điều chỉnh bổ sung cho những vấn
đề không được tập quán điều chỉnh. Ở đây, sau khi xác định các bên có thỏa thuận
chọn tập quán quốc tế, Hội đồng Trọng tài đã xác định pháp luật bổ sung và khẳng
định đó là pháp luật Việt Nam.
Do đó, doanh nghiệp cần biết rằng việc thỏa thuận chọn áp dụng tập quán
quốc tế được chấp nhận ở Việt Nam đối với quan hệ có yếu tố nước ngồi. Tuy
nhiên, tập qn thường khơng đầy đủ cho các vấn đề pháp sinh từ hợp đồng. Vì thế,
doanh nghiệp cần lưu tâm hơn nữa trong việc lựa chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ
của họ cho dù đã thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế.
Ví dụ 2: Áp dụng tập quán quốc tế khi khơng có quy định
Tình tiết sự kiện: Một công ty Việt Nam Nguyên đơn – bên mua) xác lập Hợp
đồng mua bán với một công ty Singapore (Bị đơn – Bên bán). Các bên thỏa thuận
thanh toán 100% hàng L/C không hủy ngang, 90 ngày kể từ ngày giao hàng lên tàu.
Khi giải quyết tranh chấp, Hội đồng Trọng tài đã áp dụng Tập quán thương mại
quốc tế - UCP 600.
Bài học kinh nghiệm:
Pháp luật của Việt Nam được xây dựng chủ yếu là để điều chỉnh các quan hệ
khơng có yếu tố nước ngồi. Tuy nhiên, đối với quan hệ có yếu tố nước ngồi, đơi
khi pháp luật Việt Nam lại được xác định là pháp luật điều chỉnh. Trong vụ việc nêu
22


×