Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Thiết kế thiết bị lọc nước ngầm cung cấp nước ăn uống bằng các vật liệu lọc và công nghệ nano bạc ứng dụng cho khu nhà công vụ số 45 đường tân sơn quận tân bình TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 64 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI

GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XX NĂM 2018

TÊN CÔNG TRÌNH:THIẾT KẾ THIẾT BỊ LỌC NƯỚC NGẦM CUNG CẤP
NƯỚC ĂN UỐNG BẰNG CÁC VẬT LIỆU LỌC VÀ CÔNG NGHỆ NANO BẠC
ỨNG DỤNG CHO KHU NHÀ CÔNG VỤ SỐ 45 ĐƯỜNG TÂN SƠN – QUẬN
TÂN BÌNH , TP.HCM

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: TÀI NGUN – MƠI TRƯỜNG
CHUN NGÀNH: CƠNG NGHỆ MƠI TRƯỜNG

Mãsốcơngtrình: …………………………….
(Phầnnày do BTC Giảithưởngghi)



1

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 4
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................ 4
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 5
a.

Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 5



b. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 5
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 5
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 5
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................. 6
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM - CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ
LÝ NƯỚC NGẦM Ở VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH - ĐỀ XUẤT THIẾT BỊ XỬ LÝ
NƯỚC KHU VỰC ......................................................................................................... 7
1.1.

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM Ở VIỆT NAM .............................. 7

1.1.1.

Khái niệm sơ lược về nước ngầm ............................................................. 7

1.1.2.

Nguyên nhân gây ô nhiễm đến nguồn nước ngầm ở Việt Nam ................. 9

1.1.2.1.

Nguyên nhân tự nhiên ......................................................................... 9

1.1.2.2.

Nguyên nhân nhân tạo ....................................................................... 11

1.1.3.


Ảnh hưởng đến sức khỏe con người ........................................................ 13

1.1.4.

Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của con người..................................... 16

1.1.5.

Hiện trạng ô nhiễm nước ngầm ở Việt Nam ............................................ 17

1.1.6.

Quy chuẩn về chất lượng nước ngầm....................................................... 19

1.1.7.

Chất lượng nước ngầm ở TP.HCM [9] .................................................... 22

1.2.

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC NGẦM Ở VIỆT NAM .................... 23

1.2.1.

Phương pháp chung trong việc xử lý nước ngầm ................................... 23

1.2.2.

Các cơng trình thu nước ngầm ................................................................ 25


1.2.3.

Phương pháp xử lý tại nhà máy................................................................ 26

1.2.4.

Phương pháp xử lý hộ gia đình ................................................................ 27

1.3.

THỰC TRẠNG Ơ NHIỄM NƯỚC NGẦM ................................................... 27

1.4.

ĐỀ XUẤT THIẾT BỊ VỚI CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC NGẦM TẠI VÒI
29

1.5.

ỨNG DỤNG THIẾT KẾ THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC NGẦM TẠI VÒI........ 37

1.5.2.

Thuyết minh thiết bị ................................................................................. 38

1.5.3.

Đề xuất quy trình thiết kế ......................................................................... 38



2

PHẦN 2: NỘI DUNG – MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 40
2.1.

NỘI DUNG – MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................... 40

2.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 41

2.2.1.

Sơ đồ nghiên cứu ...................................................................................... 41

2.2.2.

Các phương pháp thực hiện...................................................................... 42

2.2.2.1.

Phương pháp kế thừa ......................................................................... 42

2.2.2.2.

Phương pháp chuyên gia ................................................................... 42

2.2.2.3.

Phương pháp bố trí trong phịng thí nghiệm ..................................... 42


2.2.2.4.

Phương pháp so sánh ......................................................................... 50

2.2.2.5.

Khai tốn chi phí thiết bị ................................................................... 50

2.2.2.6.

Phương pháp đánh giá ....................................................................... 50

PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 51
3.1.

KẾT QUẢ MƠ HÌNH THÍ NGHIỆM ............................................................ 51

3.2.

NHẬN XÉT KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ......................................................... 52

3.3.

CÁC THƠNG SỐ KỸ THUẬT CỦA THIẾT BỊ ........................................... 54

3.4. KHAI TỐN CHI PHÍ THIẾT BỊ VÀ SO SÁNH VỚI CÁC THIẾT BỊ
TRÊN THỊ TRƯỜNG ............................................................................................... 54
PHẦN 4 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 57
1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 57

2. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................ 58
3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 59


1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

3

QCVN 09:2015MT/BTNM
UBND

VIẾT ĐẦY ĐỦ
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĂN UỐNG
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ
CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
ỦY BAN NHÂN DÂN

4

UNICEF

QUỶ NHI ĐỒNG LIÊN HỢP QUỐC

5

TTYTDP


TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG

STT

TỪ VIẾT TẮT

1

QCVN 01:2009/BYT

2


2

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Biểu đồ địa chất về các tầng của nước dưới đất (Nguồn Internet) ........... 8
Hình 1.2: Lược đồ các nhóm đất ở Việt Nam (Nguồn Internet) ............................... 10
Hình 1.3: Bản đồ các khu vực nhiễm asen trên tồn quốc (Nguồn Internet) ............ 11
Hình 1.4: Vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật ở Ấp Mỹ Tân - Ảnh Thanh Đức (Nguồn
Internet) ...................................................................................................................... 12
Hình 1.4 : Than hoạt tính được dùng làm chất hấp phụ (Tự chụp) ............................ 30
Hình 1.5 : Cát Mangan oxit (Tự chụp) ...................................................................... 35
Hình 2.1. Các vật liệu lọc sử dụng cho thiết bị (Tự chụp) ......................................... 42
Hình 2.2: Các dụng cụ và thiết bị dùng để lắp ráp ..................................................... 43
Hình 2.3: Thiết bị xử lý nước ngầm cấp cho ăn uống ................................................ 44
Hình 2.4: Rửa lọc bằng nước máy cho toàn tiết bị ..................................................... 45
Hình 2.5: Quá trình lấy mẫu tại hộ gia đình ............................................................... 45
Hình 2.6: Lấy mẫu nước ngầm chưa qua xử lý .......................................................... 47

Hình 2.7: Quá trình lấy mẫu nước ngầm khi qua thiết bị ........................................... 47

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh các thông số nước mặt và nước ngầm (Nguồn Internet) ............ 8
Bảng 1.2: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước dưới đất theo QCVN
09:2015-MT/BTNM ( Nguồn Internet ) ..................................................................... 19
Bảng 1.3 : Chất lượng nước cấp cho sinh hoạt ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT 28
Bảng 3.1: Bảng kết quả thử nghiệm ........................................................................... 51


3

TĨM TẮT
Nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp ăn uống đạt đúng theo quy chuẩn của Bộ Y Tế
quy định từ nguồn nước ngầm tại Khu nhà công vụ tọa lạc tại Số 45 đường Tân Sơn ,
quận Tân Bình , TP.HCM nói riêng và các nơi sử dụng nguồn nước cấp bị ơ nhiễm nói
chung . Dựa trên khả năng khử sắt của cát mangan oxit, làm trong và khử mùi nước
của than hoạt tính, kết hợp với khả năng khử trùng hiệu quả của công nghệ nano bạc.
Từ đó triển khai ứng dụng thiết kế thiết bị lọc nước ngầm nhằm mang lại chất lượng
cho nguồn nước cấp cho ăn uống, sự tiện lợi và tính kinh tế cho người tiêu dùng.


4

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, nguồn nước cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến với
đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người. Nó tác động trực tiếp đến sức khỏe
của chúng ta nếu nguồn nước không đảm bảo chất lượng theo các Quy chuẩn Việt
Nam quy định. Ngoài ra, nguồn nước sạch chưa đủ đáp ứng tại một số nơi trong nước

như các tỉnh vùng sâu vùng xa. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả
nước nói chung, nguồn nước được đào từ giếng khoang tự phát tại các hộ gia đình
được sử dụng phổ biến và rộng rãi họ sử dụng để cung cấp cho nước sinh hoạt thậm
chí là nước ăn uống nhưng hầu như các giếng tự phát tại các hộ gia đình khi kiểm tra
các chỉ tiêu cho phép nó sử dụng cung cấp nước cho ăn uống sinh hoạt vẫn chưa đạt
quy chuẩn của nước ta. Kết quả khảo sát về chất lượng nước ngầm ở Quận 12 cho chất
lượng nguồn nước giếng đang sử dụng không ổn định, một số khu vực bị phèn nặng,
có cặn. Dù vậy, người dân đa số vẫn sử dụng nước giếng trực tiếp (37.695/47.929 hộ
chiếm 78,65%), và một bộ phận người dân xử lý nước sơ bộ rồi mới sử dụng
(10.234/47.929 hộ chiếm 21,35%). Theo đánh giá của các Bộ Y tế, trung bình mỗi
năm, Việt Nam có khoảng 9.000 người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém;
Trên 100.000 trường hợp mắc ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên
nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm [10]. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh nói chung các quận như Quận 12, Quận Gị Vấp, Quận Hóc Mơn, Quận Bình
Tân ,quận Tân Bình chất lượng nước ngầm cung cấp nước ăn uống chưa được bảo
đảm, đa số nước vẫn cịn bị ơ nhiễm phèn nhẹ và ơ nhiễm vi sinh vật như E.coli hoặc
có những nơi bị ô nhiễm nặng và một số người dân ở những khu vực này người ta
không sử dụng nước nhà máy cung cấp hoặc họ sử dụng nước ngầm vào mục đích
sinh hoạt thì rất lãng phí. Người dân đa số xử lý nước trước khi sử dụng bằng cách
nấu chín, liệu phương pháp này có đảm bảo chất lượng nước cung cấp nước ăn uống
hoặc họ mua các thiết bị lọc nước trên thị trường với giá thành khá cao, khó gần gũi
với đời sống người dân. Vậy câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở đây là “Làm cách nào
để nước ngầm đảm bảo chất lượng khi sử dụng trực tiếp để cung cấp nước ăn
uống nhưng vẫn thỏa mãn điều kiện kinh tế của người tiêu dùng?”. Đối với khu


5

vực khảo sát, người dân vẫn chưa có hệ thống nước máy sử dụng các hoạt động ăn
uống và sinh hoạt đều sử dụng nước ngầm. Để giải quyết các vấn đề như ô nhiễm sắt,

vi sinh vật hay các khí gây mùi trong nước ngầm như H2S,… gây ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người khi sử dụng làm nước cung cấp ăn uống nhưng vẫn thỏa mãn về
điều kiện kinh tế và tính tiện lợi cho người sử dụng. Chính vì vậy, đề tài “Thiết kế
thiết bị xử lý nước ngầm cung cấp nước ăn uống bằng các vật liệu lọc và công
nghệ nano bạc ứng dụng cho khu nhà công vụ 45 Tân Sơn - Quận Tân Bình Tp.HCM ” là rất cần thiết.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
a. Mục tiêu tổng quát
Thiết kế các thiết bị nhằm xử lý các vấn đề ô nhiễm vừa của nước ngầm để sao cho
cung cấp chất lượng nước tốt nhất cho ăn uống của người dân, vừa đảm bảo tính tiện
lợi vừa đảm bảo tiết kiệm tiền và dễ sử dụng vận hành. Thực nghiệm với mẫu nước
trên khu vực lấy mẫu , sau đó nếu có điều kiện sẽ thực nghiệm với mẫu nước trên toàn
quốc.
b. Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá được chất lượng nước tại nơi lấy mẫu
 Đánh giá được hiệu quả xừ lý của thiết bị đối với mẫu nước ngầm
 So sánh chất lượng nước được xử lý với Quy chuẩn Việt Nam
 Khai tốn chi phí của thiết bị và so sánh giá thành với các thiết bị trên thị trường
 Khảo sát các chỉ số của của quá trình vận hành thiết bị
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu trên mẫu nước ngầm tại khu vực lấy mẫu
 Nghiên cứu hiệu quả của thiết bị
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nước ngầm tại hộ gia đình đã được lắp đặt thiết bị xử
lý nước ngầm, ở địa chỉ số 45 Tân Sơn, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (kế
Sân Golf Tân Sơn Nhất và thuộc khu nhà công vụ quân đội).


6

5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ

TÀI
 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài mang ý nghĩa thực tiễn là cải thiện chất lượng nước ngầm tại một số khu vực bị
ô nhiễm ở Thành phố Hồ Chí Minh để cung cấp nước cho ăn uống sinh hoạt phù hợp
với Quy chuẩn Việt Nam về nước cấp ăn uống, đảm bảo sức khỏe con người nhưng
giá thành phải hợp lý, tiện lợi và dễ dàng sử dụng. Ngồi ra, nếu nghiên cứu sau hơn
ta có thể áp dụng trên tồn quốc, để mọi nơi đều có nước sạch sử dụng.
Áp dụng cho những nơi chưa có nước máy hay chưa có nước sạch .
 Ý nghĩa khoa học
Ứng dụng thành công công nghệ nano trong vấn đề xử lý nước cung cấp cho người sử
dụng .
6. QUY MƠ VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG
 Quy mơ
Quy mơ của thiết bị ứng dụng cho vòi nước tại các hộ gia đình đang sử dụng nước
ngầm hay nước nhiễm bẩn .
 Phạm vi ứng dụng
Ứng dụng cho khu vực nghiên cứu nói riêng hay ứng dụng cho các khu vực chưa có
nước sạch nói chung .


7

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM - CÁC PHƯƠNG PHÁP
XỬ LÝ NƯỚC NGẦM Ở VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH - ĐỀ XUẤT THIẾT BỊ
XỬ LÝ NƯỚC KHU VỰC
1.1.

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM Ở VIỆT NAM

1.1.1. Khái niệm sơ lược về nước ngầm [1]

Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời
như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể
khai thác cho các hoạt động sống của con người.
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và nước
ngầm tầng sâu. Đặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong
các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt thường
khơng có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến
đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô
nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên
và phía dưới bởi các lớp khơng thấm nước. Theo khơng gian phân bố, một lớp nước
ngầm tầng sâu thường có ba vùng chức năng:
 Vùng thu nhận nước.
 Vùng chuyển tải nước.
 Vùng khai thác nước có áp.
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài chục
đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực. Đây là loại
nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực phát triển đá
cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe nứt caxtơ.
Trong các dải cồn cát vùng ven biển thường có các thấu kính nước ngọt nằm trên mực
nước biển.


8

Hình 1.1: Biểu đồ địa chất về các tầng của nước dưới đất (Nguồn Internet)
Ưu điểm: Khác với nước mặt, nguồn nước ngầm (nước dưới đất) ít chịu ảnh hưởng
của các yếu tố con người hơn. Ở khía cạch vệ sinh, nước ngầm thường tốt hơn nước
mặt. Tuy nhiên, một số nước ngầm tầng nông chịu ảnh hưởng mạnh của nước thải trên
bề mặt và nhất là tại các vùng đất có hệ số thấm cao thì cũng có thể tìm thấy vi khuẩn
và virus gây bệnh. Trong nước ngầm thành phần đáng quan tâm là các hợp chất hòa

tan do ảnh hưởng của địa tầng, thời tiết nắng mưa, các q trình phong hóa và sinh
hóa diễn ra trong lịng đất mà nước ngầm có thể tiếp xúc với một thời gian khá dài.
Rất thường gặp là nước ngầm có độ cứng cao và pH thấp. Nước ngầm thường là
nguồn nước cung cấp cho sông vào mùa khô, khi mực nước sơng xuống rất thấp.
Nhược điểm: Để tìm được nguồn nước ngầm chất lượng thì cơng tác thăm dị cần
nhiều thời gian và ở một số vùng, công tác này khá khó khăn do cấu tạo địa tầng phức
tạp.
Mặc dù vậy nước ngầm cũng có thể bị nhiễm bẩn do các tác động của con người. Tất
cả các chất thải của con người và động vật, các chất thải hóa học, các chất thải sinh
hoạt … theo thời gian thấm vào nguồn nước, tích tụ dần và dẫn đến làm hỏng nguồn
nước ngầm.
Đặc điểm của nước ngầm:
Sau đây là bảng so sánh các thông số chung của nước mặt so với nước ngầm:
Bảng 1.1: So sánh các thông số nước mặt và nước ngầm (Nguồn Internet)


9

Thông số

Nước ngầm

Nước bề mặt

Nhiệt độ

Tương đối ổn định

Thay đổi theo mùa


Chất rắn lơ lửng

Rất thấp, hầu như khơng có

Thường cao và thay đổi theo mùa

Chất khống hồ
tan
Hàm lượng Fe2+,
Mn2+

Ít thay đổi, cao hơn so với nước mặt.

Thường xuyên có trong nước

Thay đổi tuỳ thuộc chất lượng đất,
lượng mưa.
Rất thấp, chỉ có khi nước ở sát
dưới đáy hồ.

Khí CO2 hịa tan

Có nồng độ cao

Rất thấp hoặc bằng 0

Khí O2 hịa tan

Thường khơng tồn tại


Gần như bão hồ

Khí NH3

Thường có

Có khi nguồn nước bị nhiễm bẩn

Khí H2S

Thường có

Khơng có

SiO2

Thường có ở nồng độ cao

Có ở nồng độ trung bình

NO3-

Vi sinh vật

Có ở nồng độ cao, do bị nhiễm bởi
phân bón hố học

Chủ yếu là các vi trùng do sắt gây ra.

Thường rất thấp


Nhiều loại vi trùng, virut gây bệnh
và tảo.

Nhìn chung hầu hết nước ngầm thường có nồng độ SiO2, NO3-, khí CO2 hồn tan, khí
H2S, khí NH3, hàm lượng sắt và mangan cao, pH thấp. Chủ yếu do các nguyên nhân
dưới đây.
1.1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm đến nguồn nước ngầm ở Việt Nam
1.1.2.1.

Nguyên nhân tự nhiên


10

Trong tự nhiên nguyên nhân gây ô nhiễm đến chất lượng nguồn nước ngầm chủ yếu là
do quá trình hình thành địa chất ở nước ta. Việt Nam là một nước có trữ lượng khống
sản lớn, phân bố khắp nơi trên cả nước.
Trong quá trình hình thành nên nguồn nước ngầm, nước do các nguồn trên mặt đất
như mưa sẽ thấm qua các lớp địa chất trước khi tạo thành nguồn nước dưới đất, nó sẽ
mang theo hàm lượng các khoáng sản này, dẫn đến nguồn nước ngầm sẽ bị ơ nhiễm.
Ngồi ra, do loại đất của từng vùng có thể ảnh hưởn đến chất lượng của nguồn nước
ngầm ví dụ như đất phèn, đất mặn,… sẽ gây hại cho nguồn nước ngầm như hàm lượng
sắt cao, hàm lượng Clorua cao,… .

Hình 1.2: Lược đồ các nhóm đất ở Việt Nam (Nguồn Internet)
Bên cạnh đó, người ta cịn phát hiện thấy trong nước ngầm có sự hiện diện của kim
loại nặng và là một “sát thủ vơ hình” nó chính là Asen. Asen phân bố khắp nơi trên vỏ
trái đất, nên cũng trong quá trình kiến tạo ra nguồn nước ngầm, asen cũng vơ tình đi
theo vào nguồn nước, dẫn đến có những nơi hàm lượng Asen rất cao trong nước

ngầm. Ngay cả khi nước ngầm được dẫn lên mang đi xử lý thì lượng Asen này vẫn
cịn nằm q mức cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Trước tình hình đó,
trong hơn 2 năm (2003-2005), Chính phủ Việt Nam và UNICEF đã khảo sát về nồng
độ Asen trong nước của 71.000 giếng khoan thuộc 17 tỉnh đồng bằng miền Bắc,
Trung, Nam [2]. Người ta đánh giá được mức ô nhiễm asen từ nặng đến nhẹ về chất


11

lượng nước ngầm của một số khu vực trên toàn quốc dựa vào biểu đồ bên dưới.
Nguyên nhân gián tiếp là khi mưa hay lũ sẽ mang theo các chất ô nhiễm trên bề mặt,
thấm xuống mặt đất gây ô nhiễm chất lượng nước ngầm.

Hình 1.3: Bản đồ các khu vực nhiễm asen trên toàn quốc (Nguồn Internet)
1.1.2.2.

Nguyên nhân nhân tạo

Các tác nhân nhân tạo làm cho ô nhiễm nguồn nước ngầm đều do các hoạt động của
con người gây ra trong q trình sản xuất, cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Có
thể kể đến các nguyên nhân chính sau đây:
 Ơ nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học: Thuốc bảo vệ thực vật
và phân bón hóa học được sử dụng rộng rãi trên tồn quốc, liệu với thói quen
sử dụng của chúng có hợp lý và an tồn khơng? Hậu quả của việc này sẽ làm
các chất hóa học này sẽ ngấm xuống đất, làm cho chất lượng nước bị thay đổi
như Nitơ và Photpho sẽ tăng đột biến, Nitrat và Nitrit sẽ tăng cao, đồng thời rất


12


có thể sẽ có các hợp chất gây hại trong nước như Clo hữu cơ từ thuốc bảo vệ
thực vật.

Hình 1.4: Vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật ở Ấp Mỹ Tân - Ảnh Thanh Đức (Nguồn
Internet)
 Ô nhiễm do các kim loại nặng của các hoạt công nghiệp: Kim loại nặng xuất
hiện trong các hoạt động của quá trình sản xuất công nghiệp, nếu không xử lý
tốt sẽ dẫn đến tác hại rất xấu đến môi trường cũng như con người hay động
thực vật, vì kim loại nặng tích lũy trong chuỗi thức ăn, khi vào cơ thể nó sẽ ảnh
hưởng đến q trình sinh hóa của con người chúng ta. Các kim loại nặng
thường gặp gồm Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v... Chúng sẽ theo
nguồn nước thấm vào đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đén nguồn nước ngầm.
 Ô nhiễm do các vi sinh vật gây hại: Nguyên nhân này chủ yếu là do các rác thải
từ sinh hoạt, nước thải bệnh viện, ô nhiễm phân hoặc do xác chất của động vật
không được xử lý đúng cách hay bừa bãi, lâu ngày chúng sẽ ngắm xuống đất
làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm vi sinh vật. Do trong nước ngầm có chứa
nồng độ sắt cao nên kèm theo đó là điều kiện cho các vi sinh vật khử sắt phát
triển. Dẫn đến nguồn nước khơng đảm bảo khía cạnh về vệ sinh.
 Ơ nhiễm do khai thác nước ngầm bừa bãi và không đúng quy chuẩn: Ở khắp
nơi trên toàn quốc người ta đều khai thác nước ngầm cá nhân và rất bừa bãi vì
khơng cần phải xin phép nhưng điều đó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chất


13

lượng nước ngầm vì các nguyên nhân sau như là ô nhiễm trong quá trình
khoang giếng , khi không sử dụng thì lấp bít,… . Điều này khơng những ảnh
hưởng đến quy mơ cá nhân mà cịn gây ảnh hưởng đến quy mô trên diện rộng.
1.1.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Nước sạch là nguồn sống của của con người, khơng có nước sạch con người khơng thể

sống được, chính vì vậy cho chúng ta thấy sự vơ cùng quan trọng của nguồn nước.
Nguồn nước bị ô nhiễm đe dọa đến sức khỏe con người gây ra nhiều bệnh lý nghiêm
trọng và vô cùng nguy hiểm. Các bệnh lý thường gặp ta có thể nhắc đến khi sử dụng
nguồn nước ngầm là:
Hàm lượng sắt và mangan cao: [6]
Nước chứa sắt và mangan không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Những nguồn
nước này khi tiếp xúc với oxi không khí trở nên bị đục và tạo cảm quan khơng tốt với
người sử dụng , do sự oxi hóa Fe2+ và Mn2+ thành Fe3+ và Mn4+, tồn tại ở dạng kết tủa
keo.
Tốc độ oxy hóa chậm và các dạng khử có thể tồn tại trong nước đã sục khí trong một
khoảng thời gian nhất định. Điều này đặc biệt đúng khi pH <6 đối với q trình oxi
hóa sắt và pH<9 đối với q trình oxy hóa mangan. Thêm vào đó, sắt và mangan có
thể tạo thành phức bền với các hợp chất humic trong nước. Tốc độ oxy hóa gia tăng
với một số chất xúc tác vô cơ hoặc do hoạt động của các vi sinh vật. Sắt và mangan có
mặt trong nước ảnh hưởng đến nước do sự phát triển của các vi sinh vật oxi hóa sắt.
Sắt cũng gây mùi tanh cho nước dù nồng độ rất nhỏ.
Nếu hàm lượng các vi sinh vật gây hại phát triển sẽ gây ra các bệnh như: [3]
 Viêm ruột: Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này, một phần do di truyền
nhưng đa số do thói quen ăn uống không lành mạnh, sử dụng các thực phẩm
hay nguồn nước bị ơ nhiễm là ngun nhân chính. Viêm ruột thường kéo dài từ
24 – 72h kèm theo buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi,
nhưng trầm trọng nhất nếu gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi vì khi bị bệnh thể
trạng mất nước cũng như rối loạn cân bằng điện giải xảy ra nhanh chóng hơn.
Thậm chí có khả năng đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.


14

 Bệnh tả: Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả (Vibrrio Cholerae)
gây ra lây truyền qua đường tiêu hóa. Người lớn bị tả thường khơng sốt, ít đau

bụng nhưng có biểu hiện là đi tiêu phân lỏng nhiều, ói nhiều lần… dẫn đến mất
nước và điện giải làm cho bệnh nhân mệt lả, bị chuột rút. Nếu không chữa trị
kịp thời sẽ khiến trụy tim mạch, kiệt sức và tử vong. Bệnh tả dễ gây thành dịch,
thường xảy ra vào mùa hè, sau những đợt thiên tai lớn (bão, lụt…) và ở những
nơi vệ sinh kém, thiếu nước sạch, xử lý phân, rác chưa tốt…
 Bệnh Thương Hàn: Là một hội chứng gồm các biểu hiện đường tiêu hóa và
tồn thân do S.typhi gây nên. Người bị bệnh ăn uống phải thức ăn, nước uống
bị nhiễm khuẩn. Hàng năm trên thế giới có khoảng 16 – 33 triệu người mắc
bệnh thương hàn trong đó 5 – 6 nghìn người tử vong. Tổ chức Y tế thế giới đã
đặt bệnh thương hàn vào loại bệnh truyền nhiễm quan trọng có khả năng lây
lan mạnh nhất ở lứa tuổi từ 5 – 19. Bệnh thương hàn lây lan qua đường tiêu
hóa, có đặc điểm lâm sàng như sốt kéo dài gây nên biến chứng nguy hiểm:
Xuất huyết tiêu hóa, viêm não, nhiễm trùng huyết… Hầu hết các trường hợp
mắc bệnh là do ăn uống phải những loại thực phẩm mang vi trùng, nước sinh
hoạt bị nhiễm chất thải có vi khuẩn thương hàn khơng được nấu chín hoặc do
ăn những thức ăn tươi sống rửa bằng nguồn nước nhiễm khuẩn thương hàn
 Bệnh lỵ trực khuẩn: Đây là 1 loại bệnh viêm đại tràng cấp tính do trực khuẩn
Shigella gây ra, bệnh còn được gọi với nhiều tên khách như: Lỵ trực trùng, xích
lỵ, lỵ nhiệt độc… Khi mắc phải, bệnh nhân bị tiêu chảy nhiều lần kèm theo
máu, hậu quả làm cho mất nước và muối, khiến hôn mê thậm chí dẫn đến tử
vong. Bệnh lỵ trực khuẩn lây trực tiếp là từ người sang người hoặc do bàn tay
bẩn nhiễm khuẩn hoặc lây gián tiếp thường qua nước uống, thức ăn. Nước
uống cũng là trung gian truyền bệnh tả, lỵ hàng đầu do chưa được xử lý triệt
để.
 Bệnh lỵ amip: Lỵ amip là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba
histolitica. Bệnh xảy ra ở khắp nơi trên thế giới với tỷ lệ 10%. Ở Việt Nam, tỷ
lệ người lành mang mầm bệnh có nơi lên đến 25%, tại Thành Phố Hồ Chí
Minh, tỷ lệ trung bình là 8%. Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 20 – 30, trẻ em
dưới 5 tuổi ít có khả năng mắc bệnh hơn. Bệnh lỵ amip dễ hoành hành trong



15

điều kiện sinh hoạt kém, ăn uống thiếu vệ sinh, vệ sinh ngoại cảnh thấp, rác
thải quanh nhà tạo điều kiện cho ruồi phát triển và mang Amip reo rắc khắp
nơi. Bệnh lây qua đường tiêu hóa, Amip theo thức ăn, nước uống vào cơ thể,
khi đến ruột thì xâm nhập vào niêm mạc ruột, gây ra những vết loét nhỏ trong
lịng ruột và biểu hiện bên ngồi hội chứng lỵ.
 Nhiễm Giun sán: Nhiễm giun, sán là tình trạng khá phổ biến ở các nước đang
phát triển trong vùng nhiệt đới, do khí hậu nóng ẩm, tập qn ăn uống, vệ sinh
môi trường kém. Theo tổ thức Y tế thế giới (WHO) có đến 75% người Việt
Nam mắc bệnh giun sán, trong số đó trẻ em chiếm tỷ lệ từ 70 – 90%. Ấu trùng
của các loại giun này sẽ chui vào ruột, mật, não, mắt ,.. gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe.
Nguy cơ nhiễm bệnh qua việc sử dụng nguồn nước khơng sạch: Ngồi những bệnh do
vi rút, vi khuẩn, thì các chất phóng xạ, chất hóa học (Dioxin, thuốc trừ sâu, thuốc bảo
vệ thực vật, chất diệt cơn trùng…) hay kim loại nặng (Asen, Amoni, chì, thủy ngân…)
tồn dư trong nước cũng là nguyên nhân sâu xa gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như
khối u, ung thư, sảy thai, dị tật bẩm sinh… Khi uống phải nguồn nước nhiễm những
chất này, tác động của nó không biểu hiện ngay trước mắt mà ngấm dần vào cơ thể, để
lại hậu quả khôn lường nếu sử dụng lâu dài. Nguy hiểm hơn đó là nếu khơng được xử
lý đúng cách không thể loại bỏ chúng ra khỏi nguồn nước mà địi hỏi phải có những
phương pháp lọc phức tạp, qua nhiều công đoạn
Thực trạng về ảnh hưởng của nguồn nước ô nhiễm: [8]
Sau đây là danh sách 10 làng ung thư do ô nhiễm nguồn nước ở nước ta:
1. Làng Thống Nhất, xã Đơng Lỗ, H.Ứng Hịa, TP Hà Nội.
2. Làng Lũng Vỵ, xã Đông Phương Yên, H.Chương Mỹ, TP Hà Nội.
3. Làng Mẫn Xá, xã Văn Môn, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
4. Làng Thổ Vỵ, xã Tế Thắng, H.Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa.
5. Làng n Lão, xã Hoàng Tây, H.Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

6. Làng Cờ Đỏ, xã Diễn Hải, H.Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.


16

7. Làng An Lộc, xã An Lộc, H.Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
8. Làng Phước Thiện, xã Bình Hải, H.Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
9. Làng Xuân Vinh, xã Hoài Mỹ, H.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
10. Làng Mê Pu, xã Mê Pu, H.Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.
Năm 2011, Dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh
hoạt cho một số “làng ung thư” của Việt Nam giai đoạn 1 do Liên đoàn Quy hoạch và
điều tra tài nguyên nước miền Trung – Bộ Tài nguyên thực hiện đã điều tra 37 làng,
trải dài trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trong đó, 10 làng được xác định là hậu
quả của việc ô nhiễm nguồn nước thuộc các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà
Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận,Phú Tho ̣. Đã có tới
1136 người chết trong vịng từ 5-20 năm trở lại đây do mắc các bệnh ung thư khác
nhau, trong đó nơi có nhiều người chết vì ung thư nhất là Thạch Khê, xã Thạch Sơn,
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với 136 người chết trong 10 năm vì nguồn nước
nhiễm chất độc hóa học. Cịn ở làng ít nhất cũng có 6 người chết. Tại làng Cờ Đỏ, xã
Diễn Hải, huyện Diễn Châu (Nghệ An), khi điều tra có tới 5 người bị ung thư và 3
người trong đó đã chết.
Từ những thực trạng trên phần nào cho ta thấy tình trạng đáng báo đồng về ô nhiễm
nguồn nước cung cấp cho ăn uống của người dân trong nước.
1.1.4. Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của con người
 Mùi hôi và tanh trong nước và mỹ quan
Sắt hòa tan trong nước là Fe2+ sẽ gây cho nước có mùi tanh rất khó chịu. Khi tiếp xúc
với khơng khí thì Fe2+ sẽ chuyển hóa thành Fe3+ kết tủa tạo màu đỏ nâu gây mất thẩm
mỹ cho nước. Ngồi ra, trong nước ngầm có hàm lượng các khí gây mùi hơi rất cao
như H2S có mùi trứng thối và khí amoni có mùi khai, mặc dù ở hàm lượng nhỏ.
 Gây ảnh hưởng đến các thiết bị và đồ gia dụng

Nước bị nhiễm sắt quá nhiều làm cho quần áo bị ố vàng, sàn nhà, dụng cụ bị ố màu
nâu đỏ. Hơn nữa, khi nước chảy qua đường ống, sắt sẽ lắng cặn gây gỉ sét, tắc nghẽn
trong đường ống.


17

 Gây ảnh hưởng đến thức ăn hằng ngày và hệ tiêu hóa
Nước bị nhiễm sắt sẽ làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị; làm
giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu, nước nhiễm sắt dùng
để pha trà sẽ làm mất hương vị của trà, nước nhiễm sắt dùng để nấu cơm làm cho cơm
có màu xám.
1.1.5. Hiện trạng ô nhiễm nước ngầm ở Việt Nam
 Hiện trạng khai thác không hợp lý
Ngày nay, do các hoạt động khai thác không hợp lý của người dân Việt Nam làm cho
chất lượng nước ngầm của ta ngày càng bị ô nhiễm [4].
Theo PGS.TS. Lê Kế Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - Bộ Tài
nguyên và Môi trường, nước dưới đất là một hợp phần quan trọng của tài nguyên
nước, là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông
nghiệp. Hiện trữ lượng nước dưới đất của nước ta cung cấp từ 35 - 50% tổng lượng
nước cấp sinh hoạt cho các đô thị trên toàn quốc. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nước
quý giá này đang bị ô nhiễm.
Nguồn nước dưới đất của Việt Nam khá phong phú nhờ mưa nhiều và phân bố rộng
rãi khắp nơi, tập trung vào một số tầng chứa nước chính. Trong đó 80% lượng nước
dưới đất được khai thác từ các trầm tích thời kỳ Đệ Tứ, tập trung ở các đồng bằng lớn
trong cả nước. Tiếp đến là các thành tạo đá cacbonnat phân bố ở Tây Bắc, Đông Bắc,
Bắc Trung Bộ và một số vùng khác; các lớp phong hóa tạo bazan trẻ tập trung ở vùng
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ...
Hiện tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất trên toàn quốc đạt gần 20 triệu m3, tổng
công suất của hơn 300 nhà máy khai thác nguồn nước này vào khoảng 1,47 triệu

m3/ngày. Nhưng trên thực tế các nhà máy chỉ khai thác được 60 - 70% so với công
suất thiết kế. Vấn đề đáng báo động là nguồn nước dưới đất của Việt Nam đã và đang
đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm kim loại
nặng nghiêm trọng, do khoan nước dưới đất thiếu quy hoạch và khơng có kế hoạch
bảo vệ nguồn nước.


18

 Hiện trạng ô nhiễm chất lượng nước ngầm ở nước ta [7]
Hoạt động phát triển các ngành công nghiệp và nông nghiệp là nguyên nhân gây nên
chất ô nhiễm trong nước ngầm. Nhiều nơi đã phát hiện dấu hiệu ô nhiễm Coliform
vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm đến hàng nghìn lần. Trong nước dưới đất ở
nhiều khu vực cũng đã thấy dấu hiệu ô nhiễm phốt phát (P-PO4), mức độ ơ nhiễm có
xu hướng tăng theo thời gian. Tại Hà Nội, số giếng khoan có hàm lượng P-PO4 cao
hơn mức cho phép (0,4mg/l) chiếm tới 71%. Còn tại khu vực Hà Giang - Tuyên
Quang, hàm lượng sắt ở một số nơi cao vượt mức cho phép Quy chuẩn Việt Nam
thường trên 1mg/l, có nơi đạt đến trên 15-20mg/l, tập trung chủ yếu quanh các mỏ
khai thác sunphua. Theo PGS.TS Lê Văn Cát, Trưởng phịng Hóa - Mơi trường, Viện
Hóa học Việt Nam: “tỉnh nhiều người nhiễm asen nhất chính là Hà Nội mở rộng hiện
nay. Nhiều nơi mức nhiễm vượt quá hàng chục lần cho phép. Ô nhiễm hầu hết là các
giếng nhỏ của gia đình và riêng đồng bằng bắc bộ có khoảng 5 triệu chiếc giếng như
vậy. Đánh giá của UNICEF còn cho thấy, khu vực phía nam Hà Nội (cũ) ơ nhiễm asen
nặng nhất, thậm chí đứng đầu danh sách các địa chỉ ơ nhiễm asen trên toàn quốc, đặc
biệt tại một số khu vực thuộc phường Quỳnh Lôi (quận Hai Bà Trưng), khu vực
Thanh Trì và khu vực Hà Nội mở rộng hiện nay bao gồm cả Hà Nội cũ và Hà Tây cũ
đều nằm trong danh sách có nguồn nước bị nhiễm asen cao như xã Đơng Lỗ (Ứng
Hịa), Liên Phương, Khánh Hà (Thường Tín), Thọ Xuân (Đan Phượng), Phương
Trung (Thanh Oai)…”. Cũng theo Unicef và Tổ chức Y tế thế giới WHO thì ở Việt
Nam hiện nay cứ năm người có một người có nguy cơ nhiễm asen trong nước. Rất

nhiều nơi nhiễm asen ở mức độ nhiễm cao đã được phát hiện và nơi nhiễm nặng nhất
là tỉnh Hà Nam. Trong khoảng gần 1 triệu dân Hà Nam thì khoảng 300 ngàn người bị
phơi nhiễm asen. Ngoài ra, người ta phát hiện ô nhiễm amoni trong nước ngầm tại Hà
Nội và ở vùng đồng bằng sông Hồng, nguyên nhân là do trong quá trình hình thành
địa chất của vùng đồng bằng sông Hồng, nguồn nước ngầm ở khu vực này bị nhiễm
amoni với diện rộng và nặng nề. Từ các số liệu có được cho thấy hầu như khắp vùng
đồng bằng sông Hồng: Hà Tây cũ, Hà Nam, Nam Định, Hưng n, Hải Dương, Hải
Phịng, Hà Nội đều có nguồn nước ngầm nhiễm amoni với xác suất 80-90% với nồng
độ cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép trong nước ăn uống sinh hoạt.


19

Tại Hà Nội: Các nguồn nước đang sử dụng cho các nhà máy nước ở phía Nam (Pháp
Vân, Hạ Đình, Tương Mai) có nồng độ amoni nằm trong khoảng 10-27 mg/l .Trong
13 nhà máy nước đã khảo sát tại tỉnh Hà Nam (hệ thống xử lý nước quy mô nhỏ cấp
nước cho vùng nơng thơn) thì cả 13 nguồn nước đểu nhiễm amoni với nồng độ nằm
trong khoảng 12-40 mg/l. Tại một số giếng nước gia đình ở Hà Nam xác suất nguồn bị
ô nhiễm amoni cao hơn mức cho phép tới xấp xỉ 100%, nồng độ amoni cao nhất được
biết là 121 mg/l. Tại xã Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây cũ trong số 17 mẫu khảo sát
(giếng gia đình) thì cả 17 đều bị ơ nhiễm amoni với nồng độ từ 6-34 mg/l. Tiêu chuẩn
amoni cho nước sinh hoạt được bộ y tế quy định là 1,5 mg/l. Amoni trong nước không
gây độc trực tiếp cho người sử dụng. Nhưng nitrit, nitrat là các độc tố với cơ thể người
vì trong cơ thể nó có thể chuyển hóa thành hợp chất nitrosamin, là tác nhân có khả
năng gây ung thư. Nitrat còn là tác nhân gây bệnh “xanh trẻ em – blue baby” do nó tác
động xấu đến chức năng hoạt động của hemoglobin trong máu. Với người lớn nitrat
khơng gây bệnh trên.
Ngồi ra việc khai thác nước quá mức ở tầng holoxen cũng làm cho hàm lượng asen
trong nước dưới đất tăng lên rõ rệt, vượt mức giới hạn cho phép 10mg/l. Đặc biệt,
vùng ô nhiễm asen phân bố gần như trùng với diện tích phân bố của vùng có hàm

lượng amoni cao. Hiện tượng này thường thấy ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đồng
bằng sông Cửu Long.
1.1.6. Quy chuẩn về chất lượng nước ngầm
Quy chuẩn chất lượng Nước ngầm quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng
nước dưới đất, áp dụng để đánh giá và giám sát chất lượng nguồn nước dưới đất, làm
căn cứ để định hướng cho các mục đích sử dụng nước khác nhau.
Bảng 1.2: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước dưới đất theo QCVN
09:2015-MT/BTNM ( Nguồn Internet )
Stt

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

1

pH

-

5,5 - 8,5


20

2

Chỉ số pemanganat


mg/l

4

3

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

mg/l

1500

4

Độ cứng tổng số (tính theo CaCO3)

mg/l

500

5

Amơni (NH4+ tính theo N)

mg/l

1

6


Nitrit (NO-2 tính theo N)

mg/l

1

7

Nitrat (NO-3 tính theo N)

mg/l

15

8

Clorua (Cl-)

mg/l

250

9

Florua (F-)

mg/l

1


10

Sulfat (SO42-)

mg/l

400

11

Xyanua (CN-)

mg/l

0,01

12

Asen (As)

mg/l

0,05

13

Cadimi (Cd)

mg/l


0,005

14

Chì (Pb)

mg/l

0,01

15

Crom VI (Cr6+)

mg/l

0,05

16

Đồng (Cu)

mg/l

1

17

Kẽm (Zn)


mg/l

3

18

Niken (Ni)

mg/l

0,02


21

19

Mangan (Mn)

mg/l

0,5

20

Thủy ngân (Hg)

mg/l


0,001

21

Sắt (Fe)

mg/l

5

22

Selen (Se)

mg/l

0,01

23

Aldrin

µg/I

0,1

24

Benzene hexachloride (BHC)


µg/l

0,02

25

Dieldrin

µg/l

0,1

µg/I

1

26

Tổng Dichloro diphenyl trichloroethane
(DDTs)

27

Heptachlor & Heptachlorepoxide

µg/l

0,2

28


Tổng Phenol

mg/l

0,001

29

Tổng hoạt độ phóng xạ α

Bq/I

0,1

30

Tổng hoạt độ phóng xạ β

Bq/I

1

31

Coliform

32

E.Coli


MPN hoặc
CFU/100 ml
MPN hoặc
CFU/100 ml

3

Khơng phát hiện thấy

Dựa vào các thông số chỉ tiêu trên người ta có thể đánh giá quyết định xem nước
ngầm đó có đạt chuẩn hay là đang bị ơ nhiễm, từ đó lựa chọn phương pháp giải quyết.
Nước ngầm nếu vượt quá quy chuẩn trên thì khơng sử dụng được, địi hỏi phải qua


×