Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

mot doi moi ren ky nang song hs lop 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 25 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>I. TÊN NỘI DUNG ĐỔI MỚI</b>


<b>GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ RÈN “KỸ NĂNG SỐNG”</b>
<b> CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM </b>


<b>II. MÔ TẢ Ý TƯỞNG</b>


<b>1. Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng</b>



Ngày nay học sinh bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử và những quan
hệ ảo trên hệ thống Internet. Đây là những trò chơi làm cho họ xa lánh với
môi trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người.
Kỹ năng xã hội của học sinh ngày càng hạn chế. Điều này dẫn đến tình trạng
học sinh trở nên ích kỷ, khơng quan tâm đến nhu cầu của người khác, khơng
có khả năng liên kết suy nghĩ của người khác vào quỹ đạo suy nghĩ của mình.
Nói ngắn gọn, họ có nguy cơ trở thành gánh nặng cho xã hội và cộng đồng.
Điều mà học sinh cần phải biết là kinh nghiệm sống trong cộng đồng, chứ
không phải chỉ trong bốn bức tường của trường học. Họ phải sống với 24 giờ
trong thế giới hỗn độn và cộng đồng phức tạp.


Học sinh THCS, đặc biệt là học sinh lớp 9 - lứa tuổi có nhiều thay đổi
mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý, các em dễ thay đổi tình cảm,
hành vi, chóng vui chóng buồn. Mâu thuẫn giữa ý muốn thốt khỏi sự giám
sát của bố mẹ, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngồi xã hội khi
trong mắt bố mẹ và thầy cô “các em vẫn còn là trẻ con” đã nảy sinh những
xung đột mà các em chưa được trang bị kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải
quyết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

tốt từ việc quét lớp, từ việc tiết kiệm nước hay tiết kiệm điện ... Trong lớp có
bạn nghỉ học hầu hết các em không cần biết lý do. Ơng ngoại bạn mất cũng
khơng ai bảo nhau đi viếng chia buồn ... Khi hỏi các em những tình huống


thường gặp trong cuộc sống, ( Ví dụ: Các em mang một bó hoa đến tặng thầy
<i>giáo nhân ngày 20- 11; lại gặp thầy giáo cũ ở đó em xử lý tình huống này như</i>
<i>thế nào ?) gần như cả lớp lúng túng khơng nói ra được suy nghĩ của mình.</i>


Từ thực tế đó cho thấy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày
càng trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo “ con người mới ” với đầy đủ
các mặt “ đức, trí, thể, mỹ ”, “ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín ”. Nhưng việc giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh phải phù hợp với lứa tuổi, cấp học, văn hóa của
từng vùng … sao cho học sinh cảm thấy gần gũi với cuộc sống của bản
thân, gia đình, nhà trường và xã hội, chứ không chỉ trên sách vở hay những lời
nói sng.


<b>2. Ý tư ởng</b>


Là một giáo viên chủ nhiệm – người chủ của một lớp và chỉ đạo mọi
hoạt động trong lớp học của mình, nhưng cũng đồng thời là người chịu bất kỳ
những hậu quả mà học sinh trong lớp mình mang lại. Theo cơng văn chỉ đạo
của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Lào Cai về vấn đề
đưa kỹ năng sống vào chương trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, tôi
nhận thấy tầm quan trọng rất lớn của việc nên giáo dục cho các em về kĩ năng
sống thông qua những giờ sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt ngoại khóa v. v ... Đó
là lí do thôi thúc tôi chọn lựa nội dung “ Giải pháp nâng cao hiệu quả <b>rèn</b>
<b>“Kỹ năng sống” cho học sinh lớp chủ nhiệm ”.</b>


<b>III – NỘI DUNG CÔNG VIỆC</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

sống là một tồn tại những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ
thể của cuộc sống hiện đại hóa (WHO).


Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành hai loại: kỹ năng tâm


lý xã hội và kỹ năng cá nhân lĩnh hội và tư duy, với mười yếu tố như: tự nhận
thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người
khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư
duy bình luận và phê phán, cách giải quyết, giao tiếp hiệu quả và cách thương
thuyết.


Rèn kỹ năng sống cho học sinh khơng ngồi mục đích đáp ứng mục tiêu
giáo dục toàn diện; phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo quan niệm của
UNESCO: học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống.
Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường
(những tác động của tự nhiên và xã hội hiện đại). Thúc đẩy những hoạt động
mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng
mơi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực. Góp phần tích cực cho việc
đổi mới phương pháp học tập của học sinh.


<b> Phát triển lòng tự trọng và tơn trọng đối với người khác, chấp nhận đặc</b>
tính riêng của mỗi cá thể (cuộc sống là chấp nhận  để sống và để làm việc:
<i>biết nhận và biết cho). Học sinh rèn cách cư xử phù hợp, có hiệu quả. Phân</i>
tích được những ảnh hưởng của gia đình, xã hội, kinh tế và chính trị lên cách
cư xử của con người với con người. Phát triển lịng thơng cảm, nhân ái giữa
con người với con người. Rèn luyện cách tự kiềm chế bản thân và năng lực
ứng phó với trạng thái căng thẳng (Stress).


<i><b>1.</b></i> <i><b>Những kỹ năng sống cần được giáo dục và rèn luyện cho HS:</b></i>
- Kĩ năng tự nhận thức ( ta là ai là điều cực kì quan trọng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Kĩ năng lựa chọn và quyết định ( bao hàm phê phán và bác bỏ).


- Kĩ năng hợp tác và tìm kiếm sự giúp đỡ ( bao hàm yếu tố thân thiện, làm
việc theo nhóm).



<i>Khả năng hợp tác của con người Việt Nam cịn yếu.</i> <i>Câu nói của 1 người</i>
<i>Mỹ: “ Bạn có một quả táo, tơi có một quả táo, chúng ta trao đổi với nhau</i>
<i>mỗi người cũng chỉ có một quả táo. Nhưng bạn có một ý tưởng, tơi có một</i>
<i>ý tưởng, chúng ta trao đổi với nhau cả hai đều có hai ý tưởng”</i>


<b>- Kĩ năng tưởng như rất đơn giản nhưng thật sự cần thiết như:</b>


+ Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; khơng chỉ cho việc học ngoại ngữ mà cho
mọi môn học, cho cuộc sống sau này;


+ Kĩ năng biết nấu cơm nhanh ít tốn nhiên liệu;
+ Kĩ năng cắm trại;


+ Kĩ năng làm vườn và chăm sóc cây cảnh ...


<b>+ Kĩ năng cấp cứu khi có người gặp tai nạn hoặc bệnh tật hiểm nghèo ...</b>
<i><b>2. Các hình thức giáo dục kỹ năng sống và rèn luyện cho học sinh:</b></i>


a) Gắn với các hoạt động học tập


- Những người yêu thích văn học
- Những nhà vật lí, tốn học trẻ


- Sinh học và môi trường.


<i>b) Gắn với các hoạt động giáo dục thể chất</i>
- Thể thao vua.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Đẩy gậy.



- Trò chơi dân gian.


<i>c) Gắn với các hoat động giáo dục thẩm mĩ</i>
- Âm nhạc, trong đó có dân ca,


- Vẽ,
- Earobic,
- Kịch ...


<i>d) Gắn với các hoạt động giáo dục nghề nghiệp.</i>


<i>e) Gắn với các hoạt động xã hội, cộng đồng ( ủng hộ, quyên góp, ...</i>


<b>IV.</b> <b>TRIỂN KHAI THỰC HIỆN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Lào
Cai về vấn đề đưa kỹ năng sống vào chương trình giáo dục trong nhà trường
phổ thông là tiền đề giúp tôi thực hiện ý tưởng rèn “Kỹ năng sống” cho học


sinh lớp chủ nhiệm ”.


<b>CHƯƠNG I – THỰC TRẠNG</b>


Lớp 9A1 với tổng số 31 học sinh, gia đình các em phần lớn ở khu trung
tâm xã Gia Phú – một xã có số dân đơng nhất tỉnh Lào Cai, nhiều thành phần
kinh tế, các em không nhút nhát, không thiếu tự tin trong học tập


( - Trong ăn mặc các em biết cách chọn trang phục hợp thời trang.
<i> - Trong giao tiếp biết cách làm quen, kết bạn.</i>



<i> - Trong quan hệ biết cách tặng quà, ga - lăng với bạn khác giới.</i>


<i> - Trong học tập biết cách lấy tài liệu, thông tin để phục vụ cho việc</i>
<i>học.</i>


<i>- Trong cuộc sống đời thường các em biết đi xe máy, biết sử dụng điện</i>
<i>thoại, biết sử dụng máy tính, lên mạng và sử dụng các tiện nghi hiện đại.</i>


<i>- Trong tư duy biết cách nhận xét, đánh giá người khác qua hành động,</i>
<i>ngơn ngữ, cử chỉ …)</i>


Tuy nhiên nhìn ở góc nhìn khác cách giao tiếp trong cuộc sống, cách
đối nhân xử thế vẫn còn hạn chế, cần được chỉ bảo nhiều


<i>( - Ứng xử chưa văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng.</i>
<i>- Thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ, người lớn tuổi.</i>
<i>- Chưa có ý thức về bảo vệ môi trường.</i>


<i>- Gây phiền hà cho người khác khi sử dụng xe máy, điện thoại di động</i>
<i>…)</i>


Vâng, phải chăng các em có kĩ năng sống nhưng lại thiếu sự nhận thức
về rèn kỹ năng sống ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

học tăng tiết mơn Tốn, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Sinh, Tiếng Anh dạy nâng
cao cho các lớp khá giỏi, dạy ôn tập củng cố kiến thức cho các lớp trung bình
- yếu. Nên học sinh có điều kiện học tập, vui chơi sinh hoạt tập thể, tránh
được tình trạng học sinh đến trường một buổi cịn một buổi rong chơi lêu lổng
vào qn điện tử. Mơ hình tổ chức này được toàn thể phụ huynh hoan nghênh,


ủng hộ.


Năm học 2010 - 2011 trường được công nhận danh hiệu trường chuẩn
Quốc gia. Học sinh ngoan, lễ phép, chăm học, tích cực tham gia các phong
trào thi đua, phụ huynh rất quan tâm, họ luôn mong muốn con mình được phát
triển tồn diện cả thể xác lẫn tâm hồn. Vì thế tơi có động lực để rèn kỹ năng
sống cho học sinh lớp chủ nhiệm.


Là một giáo viên chủ nhiệm mới nhận lớp khi các em bước vào năm
cuối cấp ( 3 năm trước là 1 giáo viên khác chủ nhiệm), bản thân tôi cũng chưa
từng dạy các em những năm học trước, khó khăn đầu tiên là được các em đón
nhận, cần có thời gian để cơ trị hiểu nhau, ...


Khó khăn nữa là tơi và các đồng nghiệp của tôi chưa được tập huấn về
kỹ năng sống. Hiện nay Bộ Giáo Dục – Đào Tạo chưa ban hành ra một tài liệu
cũng như chương trình để giáo viên căn cứ vào đó giảng dạy. Mỗi trường, mỗi
giáo viên dạy theo một cách, chưa có sự đồng bộ cịn mang tính chất lồng
ghép. Cách dạy này còn nặng thuyết giảng kết hợp hỏi đáp chưa đi vào thực tế
cuộc sống.


Trước thực trạng trên, để những học sinh trong tay mình trở thành
những con người vừa hồng vừa chuyên, tôi tự nhủ phải rèn học sinh ở mọi nơi
mọi lúc, nhằm giúp học sinh có nhiều kiến thức về cách cư xử đúng phù hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>CHƯƠNG II – BIỆN PHÁP</b>


Trước hết giáo viên phải nhận thức được rằng rèn kỹ năng sống cho học sinh
là thực sự thiết thực, có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một môi trường
giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện cho học sinh, đáp ứng được nhu cầu của xã hội và của thời đại hiện


nay. Và chúng tôi cũng xác định rằng việc rèn kỹ năng sống cho học sinh đòi
hỏi sự đều tay của tồn thể các thầy cơ giáo nhưng trong đó giáo viên chủ
nhiệm là người có trách nhiệm to lớn nhất. Phải khẳng định rằng nhà trường
khơng có trách nhiệm phải bồi dưỡng, trang bị những kỹ năng sống cho các
giáo viên để dạy họ phải biết ứng xử với học sinh. Nhưng bản thân các thầy
cơ, các ban ngành đồn thể và các bậc phụ huynh phải có trách nhiệm trang bị
cho nhau những kiến thức loại này.


Xã hội phát triển, con người phải tiếp xúc với nền khoa học kỹ thuật
hiện đại. Đòi hỏi họ phải năng động, sáng tạo, tư duy nhanh, thích ứng tốt mọi
hồn cảnh, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao. Đây là một điều đáng phấn
khởi. Nhưng thực tế đáng lo ngại là lối sống thực dụng đã lan tràn khắp nơi
len lỏi vào trong tư tưởng học sinh. Hiện nay, các em chỉ biết sống cho riêng
mình, thờ ơ với những gì diễn ra xung quanh. Nhiều học sinh có kiểu “sống
qua khung cửa sổ”. Họ chỉ thích nhìn. Nhìn là điều an tồn!


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

riêng cả Cường và Hằng. Tơi hỏi thêm về gia đình Cường thì được biết bố mẹ
em đi làm ăn trên Sa Pa, hiện em đang sống cùng bà nội và một em gái học
lớp 6A1. Bà em là một người khó tính. Tơi nói với Cường hãy suy nghĩ lại,
rằng tôi không thể bắt ép em tham gia nếu như em thực sự không muốn nhưng
nếu khơng có em thì chắc chắn rằng tơi sẽ rất buồn. Tôi bảo Hằng cố gắng sắp
xếp công việc và có thể đến muộn sau khi các bạn đã nấu xong. Cịn phần
đóng góp thì em vẫn được miễn theo nghị quyết của lớp từ đầu. Ngày hôm
sau, khi tơi vừa bước vào lớp thì Hải Anh và Linh Chi đã vui vẻ khoe “ Cô ơi
bạn Đức Cường đã nhận chủ nhật này bạn làm bếp trưởng”. Thế rồi ngày đó
cũng đến, chúng tơi tập trung từ rất sớm ở nhà Thùy Linh – bố bạn làm Hội
trưởng hội phụ huynh của lớp. Tại đó, các em được cùng nhau làm mọi việc
cho buổi liên hoan. Con gái nhặt rau, mổ gà, làm nem, ... Con trai nướng thịt,
tự bàn nhau cách nấu cơm bằng bếp củi nhanh chín nhất. Các em nói chuyện,
các em hát, các em đố nhau những điều rất ngộ nghĩnh và đáng yêu. Gần đến


bữa, chúng tôi thực sự xúc động khi mẹ Hằng đã đưa bạn đến tận nơi và gặp
tôi để xin được góp cho em một nửa số tiền. Bất ngờ hơn nữa các em đã gọi
điện thoại cho bạn Huấn – bạn vừa chuyển về Thái Nguyên trong dịp hè để
kể rằng <i>“ Lớp mình đang nấu ăn tại nhà Linh cùng cô giáo chủ nhiệm mới ”</i>


... Đó là ý thức, là tinh thần đồn kết thương yêu nhớ về nhau khi quây quần
tụ hợp!


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>



Các bạn sinh tháng 9 nhận quà sinh nhật trước khi vào bữa ăn tại nhà Linh


Qua buổi liên hoan đó, được tiếp cận và “ thay đổi” các em, tôi nhận
thấy rằng học sinh có thái độ tích cực, mạnh dạn hơn, dám nói dám thể hiện
mình hơn, có thêm tinh thần tự giác, biết sống vì người khác, biết chia sẻ, tự
tin khi đứng trước tập thể. Đặc biệt các học sinh nữ được học thêm về cách
nấu ăn, cách rửa bát sạch mà tốn ít dầu, cách tiết kiệm củi khi đun, cách tiết
kiệm nước và cách sắp xếp dọn dẹp nhà cửa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Để rèn kỹ năng sống cho các em, tôi cũng đã đề ra kế hoạch tham quan
thực tế. Một quý tổ chức cho học sinh tham quan thực tế ít nhất một lần. Mỗi
đợt đi thực tế gắn liền với chủ điểm giáo dục. Trong quý bốn năm 2011 lớp tổ
chức hai lần đi tham quan.


Lần một tôi tổ chức cho lớp đi tham quan khu di tích lịch sử Soi Giá
-Soi Cờ tại thơn -Soi Giá - -Soi Cờ xã Gia Phú. Tại đây các em được tìm hiểu về
bề dày truyền thống cách mạng của Bảo Thắng. Ngày 24/7/2007 khu căn cứ
cách mạng Soi Giá - Soi Cờ được UBND tỉnh Lào Cai xếp hạng là di tích cấp
tỉnh.



Gốc đa Soi Giá - Soi Cờ


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

truyền thống cách mạng, điều này rất bổ ích cho em Tiến, em Thành Cơng
-những học sinh giỏi môn Lịch Sử của huyện Bảo Thắng. Các em được trực
tiếp giao lưu với các chú canh giữ pháo đài, định vị sóng ra đa, nhìn những
ánh mắt rạng ngời, những nụ cười tự hào phấn chấn của các em tơi nghĩ mình
đã làm đúng!


Các chú bộ đội trong giờ tập luyện


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13></div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14></div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15></div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>Những hoạt động học tập – vui chơi tích cực thân thiện của lớp 9A1</b>
<b>trường THCS số 1 Gia Phú</b>


Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm
gương sáng về đạo đức, mẫu mực từ lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc cho
đến trình độ chun mơn; quan hệ với học trị như là một người bạn lớn, vừa
gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì trong giáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm
thấm lâu; giáo dục đạo đức phải trở thành thói quen của mình. Có người thì
quan niệm rằng, sau cha mẹ, thầy cô là người gần gũi với HS hơn ai hết nên
hiểu các em và nắm rõ hoàn cảnh để có định hướng đúng trong dạy dỗ là then
chốt của thành cơng trong giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

trường, gia đình và xã hội để cung cấp kiến thức về kỹ năng sống cho học
sinh; đặc biệt cho học sinh nữ nhằm giúp các em có kỹ năng tự bảo vệ trước
những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến sữ khỏe và an toàn cuộc sống
như: kỹ năng nhận diện một vấn đề, biết cách xác định tình huống, biết cách
từ chối, kỹ năng xử lý mâu thuẫn, kỹ năng ra quyết định, biết làm việc nhà, tự
chăm sóc sức khỏe ...


Thăm nhà bạn Diễm Quỳnh thơn Chính Tiến



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

hướng, hướng dẫn hành vi đạo đức cho học sinh, thì ngày nay, ngồi cơng tác
chun mơn, giáo viên chủ nhiệm cịn phải kiêm thêm nhiều cơng việc không
tên khác từ việc học đến nề nếp, tâm tư tình cảm, giải quyết những tình huống
phát sinh của học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải xác định mình là
một người bạn lớn của học sinh mới mong hiểu được những tâm tư tình cảm của
các em. Thực tế cơ trị chúng tơi đã có rất nhiều những khoảng thời gian quây
quần thân thiện. Mỗi lần thế khoảng cách thầy trò được kéo ngắn lại, học sinh
được tự do thể hiện những gì là hồn nhiên và đáng yêu vốn có.


Cơ trị trong lúc nghỉ ngơi khi lao động rào trường


Có rất nhiều cách để rèn kỹ năng sống cho học sinh, có thể cách tơi đã
làm khơng có gì là mới mẻ nhưng trong khn khổ bài viết này tôi vẫn muốn
nêu ra để mong nhận được những góp ý chia sẻ của đồng nghiệp, để tơi có thể
hồn thành tốt hơn sứ mệnh trồng người đã chọn <i>(khơng bàn đến việc tích hợp</i>
<i>giáo dục kỹ năng sống trong tiết dạy hay sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia</i>
<i>đình và xã hội).</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

úm, ghẻ lạnh, phân biệt đối xử với học sinh. Khơng có công thức nào chung
nhất cho công tác chủ nhiệm, nhưng trước tiên cần phải có cái tâm, lịng nhiệt
tình và phương pháp hợp lý thì sẽ đem lại thành cơng. Phải thực sự yêu nghề,
mến trẻ, nhiệt tình và tận tâm với công việc. Phải gần gũi yêu thương tôn
trọng học sinh. Giáo viên thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo thể
hiện qua tư tưởng, tác phong ngôn ngữ, cách làm việc và ứng xử hàng ngày.
Tôi làm mẫu cho ban cán sự lớp cách điều hành, quản lý lớp, cách ghi sổ và
cách nhận xét khi sinh hoạt lớp. Nhắc cụ thể bất cứ khi nhận xét một ai đó,
một vấn đề gì đó chúng ta phải nói về ưu điểm trước. Nhắc học sinh khi nhận
bàn giao trực tuần phải có biên bản. Chúng ta đừng quá tin tưởng vào sự tự
giác của bọn trẻ. Đơn giản mỗi buổi sinh hoạt tập thể 15 phút giữa giờ xong,


học sinh phải thực hiện “ Một phút sạch trường” nhưng tơi quan sát chỉ có vài
em nữ ln làm tốt, cịn lại số đơng chạy ngay vào lớp. Kể từ khi tôi phân
công theo tổ: thứ 2, thứ 3 tổ 1; thứ 4, thứ 5 tổ 2; thứ 6, thứ 7 tổ 3 thì mọi thành
viên đều phải hoạt động. Tơi quy định tính từ khi có trống truy bài nếu tổ nào
chưa trực nhật xong thì ngay ngày hơm sau phải làm lại, tổ nào bị nhắc trực
nhật chưa sạch thì cũng phải trực nhật lại vào sáng hôm sau ... Từ những việc
làm cụ thể đó, những bạn là tổ trưởng đã học được cách quản lý, cách giao
việc cho thành viên tổ mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Xây dựng mối quan hệ thầy – trị: thương u, tơn trọng, thân thiện
phải gắn với tinh thần trách nhiệm, kết giữa tài năng chuyên môn và trí tuệ
giáo dục. Phải xác định được đầu tiên của sự không thân thiện là sự thờ ơ,
thiếu trách nhiệm. ( Học sinh mắc thái độ sai phải nhắc nhở ln, tất nhiên
chọn cách nói thuyết phục nhất). Giờ sinh hoạt lớp quá căng thẳng là một thất
bại của giáo viên chủ nhiệm. Nghiêm không đồng nghĩa với sự căng thẳng.
Hãy đề cho HS tự trình bày suy nghĩ, sự vận động của học sinh. Coi mỗi lỗi
của HS là cơ hội sư phạm của GV, không nên quá quan trọng hóa vấn đề (vấn
đề chính là phải biết chữa lỗi).


Cách rèn luyện kỹ năng cho HS được phát triển từ dễ đến khó. Như
mục cùng góp ý trong giờ sinh hoạt lớp, tôi yêu cầu “<i>Em hãy nói vài ý kiến</i>
<i>của mình về những vi phạm của các bạn trong tuần vừa qua</i> ”. Ban đầu, các
em cịn nói năng lí nhí, mắt khơng dám nhìn thẳng, gương mặt căng thẳng, sợ
hãi vì lần đầu tiên phải nói trước đám đơng. Nhưng sau vài lần, các em khơng
cịn những cái nhìn ái ngại, dạn dĩ hơn, cảm thấy tự tin và câu nói chắc gọn,
cộng thêm một mơi trường giáo dục thân thiện hồ đồng, cho phép các em
tiến đến gần và hoà nhập với nhau, sau đó là những điều khác như đóng góp ý
kiến cho tập thể, ý tưởng độc đáo cho các hoạt động của lớp phong phú hơn,
hiệu quả hơn và đặc biệt kỹ năng làm việc đồng đội, các em được trang bị lý
thuyết cụ thể, rồi thực hành để hiểu. Với kỹ năng làm việc đồng đội, các em


được tập làm việc để biết cách hợp tác và chấp nhận lẫn nhau trong mọi hồn
cảnh. Mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong
cuộc sống, đây là điều rất cần thiết trong cuộc sống của các em saunày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

em có thể ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày để sống an tồn hơn khi
khơng có bố mẹ bên cạnh. Cái trước tiên cần làm là chuẩn bị cho các em tâm
lí chủ động để tiếp nhận cuộc sống, như chuyển lớp, chuyển thầy cô giáo chủ
nhiệm, chuyển cấp, chuyển trường hoặc khi tham gia các họat động ngòai giờ
lên lớp, sinh hoạt tập thể ...


Công tác chủ nhiệm lớp quả thật nặng nề và phức tạp. Người giáo viên
phải vừa như người mẹ dịu dàng, người thầy nghiêm khắc, người bạn gần gũi,
trọng tài phân minh. Thành công của giáo viên là làm cho học sinh tơn trọng,
kính u, tin tưởng, là xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó.


Qua một học kỳ thực hiện chuyên đề: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả
rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm ”, tôi nhận thấy rằng học sinh
lớp 9A1 rất mạnh dạn dám phát biểu trước tập thể, khơng cịn e dè, nhút nhát,
có tinh thần đồn kết thân ái, lễ phép hơn, chăm chỉ siêng năng học hơn …
Các em biết sống vì nhau, biết chia sẻ đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.
<i><b> </b></i>Vâng, hiệu quả rèn kỹ năng sống không đo đếm được bằng những con
số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể. Đó là tin nhắn
“ Cơ đi công tác ở đâu mau về với chúng em, 9A1 nhớ cơ lắm!” . Đó là lời
nhắc “ Cơ đừng làm việc khuya q, cơ phải giữ gìn sức khỏe đấy, em chúc cô
ngủ ngon và mơ thấy 9A1 cô nhé ! ”. Đó là lời đề nghị của Thu Hà trước khi
bước vào phịng thi học sinh giỏi mơn Tốn cấp huyện: “ Cơ ơi cơ cho em ơm
cơ một cái để em có thêm nghị lực vào thi cô nhé ! ” .


<b> </b>

<b> Merry Christmas</b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Happy women’s day .

<i><b>Chúc mừng ngày 8-3-2012 </b></i>



<i><b> </b></i>



<i><b> Hôm nay 8-3 , em không có gì , chỉ có những lời chúc đơn giản</b></i>
<i><b> ( mong cô không chê ) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Những khoảnh khắc ấy, những lời động viên chia sẻ ấy ln là động lực
giúp tơi có ý chí hơn trong q trình cơng tác của mình. Đồng nghiệp của tơi –
những người làm cơng tác chủ nhiệm lớp có lúc bực tức đã phải thốt lên rằng
“ thà phải dạy thêm 10 tiết/ tuần nữa mà không phải chủ nhiệm cịn hơn”. Và
tơi cũng khơng ít lần nghĩ thế. Song chính các em – những học sinh ngơ nghê
ấy lại làm tôi thay đổi!


<b>V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC</b>


Học sinh 9A1 của tôi ngày càng tự tin, nhanh nhẹn hoạt bát trong giao
tiếp ứng xử, trong các mối quan hệ, các em sống chan hòa nhân ái hơn, biết
quan tâm đến những người xung quanh hơn. Khi bạn ốm các em đã biết tự rủ
nhau đến thăm hỏi, biết đến chia sẻ với những hồn cảnh khó khăn ( những
giọt nước mắt của các em mỗi khi đến thăm con cô Xuân dạy Tiếng Anh – em
bé bị mắc bệnh não úng thủy đã cho tôi thấy các em không phải là những đứa
trẻ vô cảm), biết bảo nhau đến chúc Tết thầy cơ, biết tự tổ chức đến thăm gia
đình bà Nguyễn Thị Nguyệt (gia đình cách mạng) thơn Nậm Hẻn và ghi vào
nhật ký lớp những việc tốt đã làm ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>IV. KHẢ NĂNG TIẾP TỤC PHÁT HUY, MỞ RỘNG</b>


Nội dung rèn kỹ năng sống đang thực hiện trong nội bộ nhà trường, xin
phép đưa lên để các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp nghiên cứu đóng góp ý


kiến cho hồn thiện hơn.


<b>V. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ</b>


Cần đưa giáo dục kỹ năng sống thành một mơn học trong trường phổ
thơng, cần có tài liệu và tập huấn cụ thể cho từng giáo viên. Làm được như
vậy, tôi nghĩ rằng Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không những không
làm quá tải chương trình giáo dục mà cịn đem đến cho người học sự hứng
thú, sôi nổi và niềm vui trong học tập. Người học đã hứng thú và tự giác thì
chắc chắn việc giáo dục kỹ năng sống cho người học sẽ thực chất và hữu ích,
mục tiêu giáo dục toàn diện sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.


Kết thúc bài viết này, xin phép được đưa ra một bài thơ tôi tự sáng tác
tặng 4 học sinh ( Sang, Hồng Sơn, Xuân Sơn, Huy) trong một lần các em mắc
lỗi từ đầu năm học:


Chẳng bao giờ em hiểu hết đợc đâu
Sau mỗi lần em vơ tình mắc lỗi
Cơ nhắc nhở – chắc là em giận dỗi


Nhng vẫn phải nghe, chẳng than trách đợc gì!
Cơ sửa em từng lời nói, bớc đi


Từng cử chỉ, hành vi không đợc phép
Bởi cô muốn tất cả đều tốt đẹp


Có trong em khi em đợc đến trờng.


Cã lÏ r»ng - em ... cha c¶m nhËn hÕt yêu thơng
Lớn dần lên trong cô từ ngày cô nhận lớp



Giữa cô trò bao điều cha tơng hợp


Thớch ng vi nhau đâu thể một sớm, một chiều.
Em có biết dù học giỏi đến bao nhiêu


Nhng ý thức, thái độ quan trọng lắm.
Cơ chỉ cho những điều thật đúng đắn


Em l¹i nghĩ rằng cô nguyên tắc phải không?
Nhắc nhở nhiều cũng chỉ vì cô mong


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Ai cú lỗi, ai sai phải đối diện


Phạt em nhiều cô thấy c ng buà ồn hơn.
Lo cho em khi trời rét, đường trơn
Cả những điều cô không tiện kể


Em chẳng biết đâu – Làm sao cơ có thể
“ Thả lỏng ” các em với 31con người.
Cô chỉ muốn cho em những niềm vui
Những bài học, những trị chơi bổ ích
9A1 ơi - em là người thanh lịch


Cô rất tự hào và luôn yêu quý các em.


<i>Gia Phú, ngày 10 tháng 3 năm 2012</i>


Người viết



<b> </b>


</div>

<!--links-->

×