Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN THANH HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.96 KB, 21 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp THS. Nguyễn Thị Chính
THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM
XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN THANH HOÁ
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN –
THANH HOÁ:
Cùng với việc thực hiện đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986, hệ thống
BHXH cũng đã có những cải cách đáng kể tạo nên những bước nhảy vọt trong quá
trình phát triển. Một trong những điểm mốc đó là việc thành lập BHXH Việt Nam
theo Nghị định 19/CP được chính phủ ban hành ngày 16/02/1995, trên cơ sở tách bộ
phận làm công tác BHXH của hai ngành LĐTB&XH và Liên đoàn lao động thành
một tổ chức mới. Theo quy định, BHXH Việt Nam có ba cấp là: Trung ương; tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Như
vậy, một hệ thống BHXH từ Trung ương đên địa phương cũng đã ra đời. Ngay sau
đó, BHXH tỉnh Thanh Hoá đã được thành lập theo Quyết định số 137/QĐ – TCCB
ngày 15/06/1995. Trên cơ sở đó, BHXH Thị xã Sầm Sơn cũng được thành lập theo
Quyết định số 138/QĐ – TCCB ngày 15/06/1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt
Nam.
Như vậy, sau gần 14 năm đi vào hoạt động BHXH Thị xã Sầm Sơn đã góp
phần to lớn trong việc đảm bảo lợi ích cho cán bộ, công nhân, viên chức nói riêng và
cho sự phát triển toàn diện của Thị xã nói chung. Chính vì vậy, BHXH Thị xã Sầm
Sơn luôn là lá cờ đầu trong toàn tỉnh về việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH
cho NLĐ.
BHXH Thị xã Sầm Sơn là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Thanh Hoá đặt tại
Thị xã Sầm Sơn, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức, thực hiện chế độ,
chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn thị xã theo
phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật.
BHXH Thị xã Sầm Sơn chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc
BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của UBND Thị xã Sầm Sơn.
BHXH Thị xã Sầm Sơn có nhiệm vu, quyền hạn chủ yếu sau đây:
Dương Thị Hằng Lớp: BHXH 48
11


1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp THS. Nguyễn Thị Chính
-Xây dựng, trình giám đốc BHXH tỉnh kế họạch phát triển BHXH Thị xã dài
hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch,
chương trình sau khi được phê duyệt
-Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ,
chính sách, pháp luật về BHXH,BHYT; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối
tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp.
-Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia bảo hiểm theo
phân cấp.
-Tổ chức thu các khỏan đóng BHXH, BHYT đối với các tổ chức và cá nhân
theo phân cấp.
-Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH, BHYT
theo phân cấp.
-Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp; từ chối việc đóng
hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng quy định.
-Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp.
-Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn
chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực hiện hợp đồng và giám sát việc
cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ BHYT và chống
lạm dụng quỹ BHYT.
-Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do UBND xã, phường
thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ chính sách BHXH,BHYT ở xã,
phường, thị trấn theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh.
-Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ,
chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở
khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật.
-Tổ chức thực hiện chương trình, kế họach cải cách hành chính theo chỉ đạo,
hướng dẫn của BHXH tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ
BHXH, BHXH theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan BHXH Thị xã.

Dương Thị Hằng Lớp: BHXH 48
22
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp THS. Nguyễn Thị Chính
-Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ chức và cá nhân
tham gia BHXH.
-Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội ở thị
xã, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn đề có liên
quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.
-Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra
các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT.
-Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin việc đóng, quyền được hưởng các chế
độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo
hiểm hoặc tổ chức công đòan yêu cầu. Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin
liên quan theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
BHXH Thị xã Sầm Sơn có cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHXH Thị xã Sầm Sơn – Thanh Hoá:
Dương Thị Hằng Lớp: BHXH 48
33
3
BHXH Tỉnh
Giám đốc BHXH Thị xã
PGĐ BHXH Thị xã
Bộ phận phụ trách kế toán Bộ phân thu - chi Bộ phận giám định y tế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp THS. Nguyễn Thị Chính
BHXH Thị xã Sầm Sơn gồm 8 cán bộ, có chức năng và nhiệm vụ cụ thể như
sau:
-Giám đốc BHXH Thị xã Sầm Sơn: (Do Ông Trương Tiến Thuận phụ trách )
phụ trách chung và chỉ đạo các lĩnh vực công tác BHXH gồm: tổ chức cán bộ, kế
hoạch tài chính, công tác công nghệ thông tin, công tác chế độ BHXH , công tác giám

định BHYT, công tác kiểm tra, quản lý hồ sơ.
-Phó giám đốc BHXH Thị xã Sầm Sơn: (Do Ông Lương Sỹ Trấn phụ trách)
giúp Giám đốc chỉ đạo các lĩnh vực công tác gồm: công tác thu BHXH, BHYT, công
tác cấp sổ, thẻ, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, lập báo cáo tháng, quý,
năm.
-Bộ phận phụ trách kế toán: (Do Bà Lê Thị Năm làm kế toán trưởng ) giúp
giám đốc công tác quản lý kế hoạch tài chính, tổng hợp kết quả thực hiện thu – chi tại
BHXH Thị xã Sầm sơn, lập báo cáo tháng, quý, năm.
-Bộ phận thu – chi:
+ Bà Nguyễn Thị Hường: Cán bộ giúp Giám đốc tổng hợp chi phí ốm đau,
thai sản, công tác thấm định, xét duyệt chế độ BHXH, quản lý hồ sơ, lập báo cáo
tháng, quý, năm.
+ Ông Đỗ Xuân Toản: Kế toán thu giúp Giám đốc quản lý thu BHXH, BHYT
bắt buộc, công tác thu BHYT người nghèo, BHYT khác, tổng hợp báo cáo thu hàng
tháng, quý, năm.
+ Bà Nguyễn Thị Liễu: Kế toán thu giúp Giám đốc quản lý thu BHXH, BHYT
bắt buộc, công tác thu BHYT học sinh, sinh viên, thủ quỹ, hành chính, tổng hợp cấp
phát thẻ BHYT cho học sinh, sinh viên, tổng hợp báo cáo hàng tháng, quý, năm.
-Bộ phận giám định y tế:
+ Bà Lê Thị Cúc: Bác sỹ giám định, thường trực tại 4 cơ sở KCB, giúp Giám
đốc kiểm tra, giám sát.
+ Bà Nguyễn Thị Hạnh: Kế toán giúp Giám đốc tổng hợp công tác chi phí
KCB tại 4 cơ sở, công tác khai thác thu BHYT tự nguyện nhân dân và cấp thẻ BHYT,
lập báo cáo tháng, quý, năm.
Dương Thị Hằng Lớp: BHXH 48
44
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp THS. Nguyễn Thị Chính
Kể từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, BHXH Thị xã Sầm Sơn luôn cố gắng
nắm bắt kịp thời các chủ trương, đường lối, định hướng phát triển của ngành để từ đó

đề ra chính sách hợp lý, do vậy, trong thời gian qua, hoạt động của BHXH Thị xã
Sầm Sơn nói chung và đối với công tác thu BHXH nói riêng đã gặt hái được nhiều
thành công không nhỏ.
Công tác thu BHXH được BHXH Thị xã Sầm Sơn xác định là nhiệm vụ hàng
đầu, nhiệm vụ quan trọng nhất có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của toàn
ngành ngay từ ngày đi vào hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã gặp
không ít khó khăn như: Lực lượng thực hiện công tác quản lý thu còn khá mỏng,
trình độ chuyên môn còn chưa cao; thu nhập của NLĐ còn thấp nên hạn chế khả năng
tham gia các loại hình BHXH... Khắc phục những khó khăn nói trên, BHXH Thị xã
Sầm Sơn vẫn cố gắng hoàn thành tốt những chỉ tiêu mà BHXH tỉnh Thanh Hoá đã
giao. Vì vậy, BHXH Thị xã Sầm Sơn đã đạt được nhiều chỉ tiêu về thu BHXH: mức
thu tăng nhanh qua các năm với năm sau cao hơn năm trước: năm 2004 số thu BHXH
của Thị xã là 4.687.579.861 đồng thì đến hết năm 2008 con số này đã tăng lên
13.636.661.079 đồng (tăng gấp gần 3 lần). Tổng số thu BHXH của BHXH Thị xã
Sầm Sơn đến hết năm 2008 đạt 43.748.692.555 đồng. Ngoài ra, BHXH Thị xã Sầm
Sơn luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch thu mà BHXH tỉnh giao, tỷ lệ hoàn thành kế
hoạch trong những năm gần đây luôn đạt ở mức 100%, có những năm còn vượt kế
hoạch, như năm 2004 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 107,24%, năm 2006 tỷ lệ hoàn
thành là 110,90%, năm 2008 là 100,09%. Bên cạnh những thành tích đạt được trong
công thu, BHXH Thị xã Sầm Sơn luôn thực hiện tốt công tác chi trả cho các đối
tượng theo như quy định: đúng đủ, nhanh chóng và kịp thời; chính vì vậy, BHXH Thị
xã Sầm sơn ngày càng khẳng định được vai trò của mình đối với NLĐ và với sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã trong những năm qua và trong cả thời
gian sắp tới.
Dương Thị Hằng Lớp: BHXH 48
55
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp THS. Nguyễn Thị Chính
2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ SẦM SƠN – THANH HOÁ:

2.2.1. Cơ sở thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn:
- Ngay từ khi Luật BHXH có hiệu lực (ngày 01/01/2007), BHXH Việt Nam đã
chủ động nghiên cứu Luật và các văn bản hướng dẫn Luật để đề xuất, tham mưu các
văn bản hướng dẫn về công tác thu BHXH, cấp sổ BHXH, thu BHYT và những nội
dung tại Quyết định số 902/QĐ – BHXH ngày 26/06/2007 thay thế Quyết định
722/QĐ – BHXH quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc cơ bản đã thực
hiện cải cách hành chính theo chỉ đạo của ngành và Chính phủ, đảm bảo phù hợp với
những quy định của Luật BHXH.
- Căn cứ vào các Thông tư hướng dẫn các quy định, quyết định của các cơ
quan chức năng có liên quan hoặc cơ quan BHXH cấp trên ban hành:
+BHXH tỉnh Thanh Hoá đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có Chỉ thị
11 CT/TU ngày 12/03/2007 và Chủ tịch UBND tỉnh có Chỉ thị 15/CT – UBND ngày
08/06/2007 về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH, tạo ra bước phát
triển vững chắc cho sự nghiệp BHXH ở địa phương.
+Thông tư số 30/2007/TT – BLĐTBXH ngày 05/12/2007 của Bộ Lao động
Thương binh & xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung và
mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác,
trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao
động.
+Quyết định 902/QĐ – BHXH ngày 26/06/2007 của Tổng giám đốc BHXH
Việt Nam quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc.
+Quyết định số 1333/QĐ – BHXH ngày 21/12/2008 của BHXH Việt Nam về
việc sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Quyết định 902/QĐ – BHXH.
+Thông tư 23/2008/TTLT – BLĐTBXH –BTC – NHNN ngày 18/02/2008 của
Bộ Tài chính – Ngân hàng Nhà nước - Bộ Lao động Thương binh & xã hội về việc
hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để nộp tiền
BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh.
Dương Thị Hằng Lớp: BHXH 48
66
6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp THS. Nguyễn Thị Chính
Trên đây là một số trong rất nhiều các văn bản pháp quy của các bộ ngành liên
quan nhằm hướng dẫn chi tiết việc thực hiện BHXH, là cơ sở cho hoạt động của các
đơn vị BHXH trong đó có BHXH Thị xã Sầm Sơn
2.2.2. Quy trình thu BHXH tại BHXH Thị xã Sầm Sơn:
Bước 1: Nắm đối tượng:
Bước này BHXH Thị xã Sầm Sơn cần xác định đối tượng phải nộp BHXH.
- Có hai đối tượng phải nộp BHXH là: NSDLĐ và NLĐ
- Phương pháp nắm đối tượng: Có hai phương pháp nắm đối tượng là phương
pháp chủ động và phương pháp thụ động:
+ Phương pháp chủ động: là dựa vào luật lệ, tiêu chuẩn của các đơn vị sử
dụng lao động và NLĐ tham gia bắt buộc. Tổ chức điều tra nắm tình hình, biết trước
về đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc, chủ động mời họ đến đăng ký nộp BHXH.
Nếu họ không tới thì tìm cách tác động để họ thực hiện nghĩa vụ nộp BHXH cho
NLĐ.
+ Phương thức thụ động: là chờ NLĐ đến đăng ký nộp BHXH. Nắm số đối
tượng và số người tham gia BHXH chỉ khi họ tự đến đăng ký nộp BHXH.
- Muốn chủ động nắm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có thể thu thập
thông tin qua các cơ quan sau:
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở chủ quản nơi cấp giấy phép thành lập các
đơn vị, doanh nghiệp;
+ Chi cục thuế tỉnh, nơi cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký nộp thuế;
+ Cấp Uỷ, UBND tỉnh, thành phố, huyện nơi quản lý hành chính tại địa
phương;
+ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố;
+ Bưu điện: Hầu hết các đơn vị hiện nay muốn hoạt động đều phải có điện
thoại.
Bước 2: Lập kế hoạch thu:
Hiện nay, kế hoạch thu được lập theo 2 bước:
+ Bước 1: Lập và giao sổ kiểm tra

Dương Thị Hằng Lớp: BHXH 48
77
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp THS. Nguyễn Thị Chính
+ Bước 2: Điều chỉnh kế hoạchvà giao chính thức
Muốn lập được kế hoạch phải nắm được:
-Số lao động tham gia;
- Mức lương của từng NLĐ và mức lương bình quân của đơn vị;
- Mức thu từng đối tượng ;
- Tỷ lệ tăng lương tự nhiên;
- Khả năng tăng giảm lao động và thu hồi nợ BHXH.
Bước 3: Triển khai thực hiện kế hoạch thu BHXH:
-Thu nhận tiền:
+ Thu bằng chuyển khoản;
+ Thu bằng tiền mặt.
-Thời điểm thu tiền:
+ Đối với các doanh nghiệp, cơ quan HCSN: phải nộp hàng tháng vào kỳ phát
lương cuối cùng trong tháng;
+ Đối với người Việt Nam làm việc ở nước nước ngoài: đóng BHXH 6 tháng
1 lần.
-Chuyển tiền thu BHXH lên cấp trên:
+ Mỗi tháng chuyển 3 lần vào các ngày 10, 20 và cuối tháng
+ Định kỳ 15 ngày 1 lần BHXH Việt Nam phải chuyển toàn bộ số tiền thu
BHXH vào tài khoản tiền gửi quỹ BHXH mở tại Kho bạc Nhà nước.
-Xác định số thu nộp và công nợ BHXH:
+ Cùng đơn vị sử dụng lao động định kỳ mỗi quý một lần lập bảng đối chiếu
nộp BHXH, xác định số phải nộp, đã nộp và số còn nợ.
+ Cuối mỗi quỹ, BHXH cấp trên kiểm tra số liệu thu nộp đối với BHXH cấp
dưới.
-Báo cáo kết quả thu nộp:

Lập báo cáo kết quả thu nộp theo biểu mẫu nộp cho BHXH tỉnh vào các ngày
12, 22 và ngày 2 của tháng liền kề.
Dương Thị Hằng Lớp: BHXH 48
88
8

×