Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phát triển các kỹ năng nghiên cứu cho người học thôngqua dạy học theo dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.22 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU CHO NGƯỜI HỌC THÔNG</b>
<b>QUA DẠY HỌC THEO DỰ ÁN</b>


<i><b> TS. Nguyễn Thế Hưng</b><b>1</b></i>
<i><b> Th.s. Hoàng Văn Hải</b><b>2</b></i>


Dạy học theo dự án là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, phát huy
được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Tuy nhiên, trong quá trình giảng
dạy và nghiên cứu việc dạy học dự án ở các trường THPT trên tồn quốc, chúng tơi
nhận thấy, ở các trường Trung học phổ thông ở Việt Nam, dạy học theo dự án rất ít
được sử dụng¸ phần lớn giáo viên còn bỡ ngỡ với phương pháp dạy học này.


Trong bài viết này, bên cạnh việc trình bày một cách ngắn gọn những điểm quan
trọng nhất về dạy học theo dự án, chúng tơi cịn đưa ra những ví dụ minh họa cho dạy
học dự án, kể từ khâu hình thành ý tưởng, thiết kế dự án và tổ chức thực hiện dự án.


<i><b>1. Thế nào là dạy học dự án?</b></i>


Có nhiều quan điểm khác nhau về dạy học theo dự án, nhưng phần lớn các
quan điểm đều nhấn mạnh đến “tính tự quyết” và “sự tự hoạt động của con người”
như là cơ sở, nền móng của dạy học.


Khái niệm “<i>Dự án”</i> đã đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục –
đào tạo, với ý nghĩa như một phương pháp hay hình thức tổ chức dạy học. Dạy học
dự án là <i>phương pháp dạy học</i> thể hiện quan điểm dạy học: <i>Dạy người học cách</i>
<i>học </i>và <i>Dạy học thông qua hoạt động</i>. Khi đó, chúng ta cần hiểu rằng, đó là phương
pháp dạy học theo nghĩa rộng, một phương pháp dạy học phức hợp.


Dạy học theo dự án tạo điều kiện cho người học tự quyết trong tất cả các giai
đoạn học tập, người học tạo ra được một sản phẩm hoạt động nhất định. Vì vậy,
dạy học theo dự án được coi là phương pháp dạy học mà giáo viên và học sinh


cùng nhau giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. Trong phương pháp này,
người học được cung cấp điều kiện (tài liệu, hoá chất, phần mềm, dụng cụ nghiên


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

cứu...), và các chỉ dẫn để áp dụng trên các tình huống cụ thể, qua đó người học tích
lũy được kiến thức và khả năng giải quyết vấn đề.


Dạy học dự án là một phương pháp có chức năng kép (kết hợp giữa học tập
và nghiên cứu), góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà
trường và xã hội, nó có vai trị tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc sáng
tạo, năng lực giải quyết vấn đề.


Cũng có thể coi dạy học dự án là một <i>hình thức dạy học</i> vì khi thực hiện một
dự án, có nhiều phương pháp dạy học cụ thể được sử dụng, người học thực hiện
một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra
các sản phẩm nhất định. Với hình thức này, người học thực hiện với tính tự lực cao
trong tồn bộ q trình học tập, từ việc xác định mục tiêu, lập kế họach, đến việc
thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện dự án.


<i><b>2. Đặc điểm của Dạy học theo dự án</b></i>


So với các phương pháp dạy học khác, dạy học theo dự án có nhiều ưu điểm.
Trước hết, dạy học theo dự án mang tính <i>định hướng thực tiễn. </i>Bởi vì,nhiệm vụ dự
án chứa đựng những vấn đề cần giải quyết. Vấn đề cần giải quyết này có thể xuất
phát từ thực tiễn ở địa phương. Chẳng hạn, nghiên cứu khả năng giữ nước của các
trạng thái thảm thực vật: rừng phục hồi tự nhiên, các loại rừng trồng (với các độ tuổi
khác nhau), xác định mối liên quan giữa tỷ lệ người mắc bệnh đau mắt hột với việc
sử dụng nguồn nước ô nhiễm ở nơi cư trú, đánh giá năng lực tái sinh của một số lồi
cây gỗ trong q trình khoanh ni, phục hồi rừng… Định hướng thực tiễn này cịn
thể hiện ở việc nhiệm vụ dự án phù hợp với trình độ và khả năng của người học.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trọng trong việc tạo hứng thú và giảm áp lực học tập cho người học. Người học
được tham gia chọn đề tài, nghiên cứu một cách tương đối độc lập, nhiệm vụ học
tập phù hợp với khả năng và hứng thú của mỗi cá nhân. Hứng thú của người học
cịn được tiếp tục phát triển trong q trình thực hiện dự án. Đặc biệt là, người học
được nghiên cứu ở môi trường thiên nhiên, được sử dụng công nghệ, phương tiện
hiện đại, được bổ sung kiến thức, được phát triển về kỹ năng học tập, kỹ năng giải
quyết vấn đề, cũng như các kỹ năng sống khác.


Dạy học theo dự án cịn mang tính<i> định hướng hành động. Khác với các</i>
<i>phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác, </i>trong quá trình thực hiện dự án,
nhất thiết phải có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào
trong hoạt động thực tiễn. Ví dụ: Kiến thức lý thuyết người học lĩnh hội được trong
bài “Hệ tiêu hóa”, “Sinh trưởng và phát triển ở động vật”, “Ảnh hưởng của các
nhân tố đến quá trình sinh trưởng, phát triển của động vật” (Sinh học 11), là những
cơ sở lý thuyết giúp người học có thể xác định được lồi cỏ chăn ni thích hợp
nhất với điều kiện cụ thể ở địa phương.


Một điều khác biệt cơ bản của dạy học dự án và các phương pháp dạy học
khác là dạy học dự án mang <i>định hướng sản phẩm. </i>Định hướng này thể hiện ở chỗ,
dạy học dự án phải tạo ra sản phẩm. Sản phẩm của dự án cũng rất đa dạng. Sản
phẩm có thể là bản báo cáo kết quả nghiên cứu, mơ hình, bản vẽ hoặc sản phẩm vật
chất cụ thể. Ví dụ: Báo cáo kết quả nghiên cứu về khả năng bảo vệ nguồn nước của
các thảm thực vật tự nhiên và nhân tạo ở địa phương, dụng cụ tự chế để bắt côn
trùng hại cây trồng, mơ hình kết hợp chăn ni, trồng trọt hiệu quả, sơ đồ xây dựng
hệ thống mương đào hợp lý….Nếu sản phẩm của dự án thực sự có ý nghĩa, thì
những sản phẩm này có thể sử dụng, cơng bố và phổ biến rộng rãi, thậm chí được
đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

khi người dạy càng khuyến khích được tính trách nhiệm và sự sáng tạo của người
học ở mọi khâu của dạy học dự án (hình thành ý tưởng, thực hiện dự án, tổng kết và


báo cáo kết quả). Ví dụ: Su khi học xong bài “Môi trường và các nhân tố sinh thái”,
“các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp của thực vật”, “Các yếu tố ảnh hưởng đến hô
hấp của thực vật”, “Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật”,
người dạy có thể tổ chức cho người học xác định chế độ chiếu sáng tối ưu cho một
loài cây thảo dược. Để đạt được được mục đích này, người học có thể thực hiện
nhiệm vụ theo nhiều phương pháp. Người học có thể trồng cây thảo dược dưới các
tấm che (nhằm tạo ra các điều kiện chiếu sáng khác nhau), nhưng người học cũng
có thể trồng cây thảo dược trong điều kiện tự nhiên (trồng xen cây thảo dược dưới
tán rừng, dưới tán cây trồng…)


Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành hoặc
môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề. Vì vậy, dạy học theo dự án mang


<i>tính phức hợp</i>. Ví dụ: Để đánh giá được khả năng giữ nước của các trạng thái thảm
thực vật, ngoài việc hiểu được ý nghĩa của nước đối với đời sống sinh vật, vai trò
của thảm thực vật trong việc bảo vệ nguồn nước, người học cần phải có kiến thức
về độ ẩm của đất (khái niệm, cách xác định độ ẩm…). Thậm chí, để cho cơng tác
điều tra, khảo sát được nhanh chóng và chính xác, quá trình xử lý số liệu được hiệu
quả, người học phải sử dụng toán thống kê hoặc một số phần mềm chuyên dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>cây gỗ trong rừng phục hồi tự nhiên</i> có thể được chia nhỏ hơn để giao cho các
nhóm thực hiện. Mỗi nhóm có thể theo dõi sự tái sinh của một loài cây nhất định ở
tồn bộ khu vực nghiên cứu. Cũng có thể mỗi nhóm nghiên cứu sự tái sinh của
nhiều lồi cây, nhưng chỉ ở một vị trí địa hình (chân đồi, lưng chừng đồi hoặc đỉnh
đồi).


Tuy nhiên, trong khi tiến hành dự án, có thể cùng một nội dung cơng việc
nhưng được phân cho nhiều người. Ví dụ: Việc điều tra, khảo sát số người mắc
bệnh ngoài da trong một làng nghề truyền thống do sử dụng nguồn nước ô nhiễm
có thể được tiến hành cùng một lúc bởi nhiều người học.



Dạy học dự án kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học, học sinh
chủ động tiếp nhận kiến thức nên kiến thức được lưu giữ lâu hơn.


Thường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của dự án, người học không chỉ
cần hiểu biết kiến thức Sinh học, mà người học còn phải biểu biết một số kiến thức
cả các ngành khoa học có liên quan (Tốn học, Vật lý học, Hóa học…) và một số
kỹ năng cần thiết (kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng viết báo cáo khoa
học, kỹ năng xử lý số liệu bằng bảng thống kê, bằng biểu đồ và đồ thị, kỹ năng sử
dụng thiết bị hiện đại…). Chính vì vậy, dạy học theo dự án tạo cơ hội cho người
học tự đánh giá mình, tự khẳng định mình thơng qua việc thực hiện dự án.


Tuy nhiên, dạy học theo dự án thường cần nhiều thời gian, vật chất và kể cả
tài chính và khơng phải nội dung kiến thức nào cũng có thể được tổ chức dạy học
theo dự án.


<i><b>3. Tiến trình thực hiện dạy học dự án </b></i>


Q trình dạy học dự án có thể chia làm 5 khâu <i>(Hình 1)</i>


<i><b>Hình 1: Sơ đồ cấu trúc dạy học dự án</b></i>


<i>Ý tưởng về dự án</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>cứu khả năng chống xói mịn của các kiểu thảm thực vật”, “Nghiên cứu chu kỳ</i>
<i>ngập nước của sông suối”,“Đánh giá hiệu quả của công tác phủ xanh đất trống</i>
<i>đồi núi trọc”, “Nghiên cứu sự biến đổi về độ che phủ của thảm thực vật”</i>.


Thông thường, người dạy phân tích chương trình mơn học để lựa chọn ra
những nội dung có thể tiến hành dự án. Giáo viên và học sinh cũng có thể cùng


thảo luận, đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án. Giáo viên có thể giới
thiệu một số hướng đề tài nghiên cứu. Ví dụ: Sau khi học xong các bài: “Quang
hợp ở thực vật”, “Quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM”, “Các yếu tố ảnh hưởng
tới quang hợp ở thực vật”, người dạy có thể hình thành ý tưởng dự án: “Phân loại
hệ thực vật nhân tạo ở địa phương theo nhóm C2, C4 và CAM”.


Tuy nhiên, ý tưởng dự án cũng có thể được xuất phát từ phía người học. Ví
dụ: Trước thực tế ở nơi sinh sống có tỷ lệ về số người mắc một số bệnh khá cao,
người học có thể có ý tưởng dự án <i>“Điều tra khảo sát thực trạng mắc bệnh da liễu</i>
<i>của người dân ở thôn…, xã….huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương</i>”. Tình hình lũ lụt ở địa
phương có xu hướng diễn biến theo chiều hướng xấu có thể làm xuất hiện ở người
học dự án: “<i>Nghiên cứu chu kỳ và biên độ về diện tích của lũ trong năm</i>”. Khi ý
tưởng dự án xuất phát từ phía người học, thì khi đó, dự án thường phù hợp với
hứng thú người học, người học có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập cao hơn. Tuy
nhiên, việc ý tưởng dự án xuất phát từ phía người học lại gây khơng ít khó khăn
cho người dạy lập kế hoạch dự án theo chương trình đào tạo.


<i>Thiết kế dự án</i>


Xây dựng bộ câu hỏi định hướng nhằm khuyến khích người học vận dụng
các kĩ năng tư duy mức cao, giúp người học hiểu rõ bản chất các vấn đề và hình
thành được một hệ thống kiến thức:


<i>Câu hỏi khái quát: </i>là những câu hỏi mở, bao qt tồn diện có thể liên quan


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Ví dụ: Với dự án:<i>“Điều tra, khảo sát số người mắc bệnh da liễu trong làng</i>
<i>nghề truyền thống ở……”</i>, người dạy có thể đặt ra một trong những câu hỏi khái
quát như sau:


- Nghề truyền thống đã tác động tới đời sống con người như thế nào?


- Chúng ta sẽ ra sao, nếu khơng có nghề truyền thống?


- Nghề truyền thống đêm lại cho ta những gì?


- Ý nghĩa của nghề truyền thống trong xã hội hiện đại?


Thực ra, tất cả các câu hỏi khái quát trong ví dụ trên đây là câu hỏi của nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực: y tế, giáo dục, môi trường, kinh tế, xã hội học, văn hóa, lịch
sử, kỹ thuật, đạo đức…Như vậy, đối với dạy học dự án, câu hỏi khái quát chỉ mang
tính định hướng chung cho một chủ đề nào đó, mà khơng u cầu nười học phải trả
lời.


<i>Câu hỏi bài học: </i>Cũng là câu hỏi mở nhưng thường giới hạn trong một chủ


đề hoặc bài học cụ thể. Câu hỏi bài học hỗ trợ và phát triển câu hỏi khái quát.
Thường trong một dự án, người dạy có thể xây dựng một hoặc hai câu hỏi bài học.
Ví dụ: Với dự án:<i>“Điều tra, khảo sát số người mắc bệnh da liễu trong làng</i>
<i>nghề truyền thống ở……”</i>, người dạy có thể chọn một trong những câu hỏi bài học
sau đây:


- Tỷ lệ người mắc bệnh da liễu ở …. có liên quan như thế nào với nghề
truyền thống?


- Tác dụng của nghề truyền thống đối với tỷ lệ mắc bệnh da liễu ở …. ?
- Thực trạng mắc bệnh da liễu của nhân dân ở làng nghề …..?


 <i>Câu hỏi nội dung: </i>là các câu hỏi trực tiếp hỗ trợ đạt mục tiêu học tập


theo dự án. Khác với câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung có số
lượng nhiều hơn. Ví dụ: Với dự án nói trên, người dạy có thể xây dựng các câu hỏi


nội dung như sau:


<i>-</i> Hàng ngày làng nghề truyền thống thải ra môi trường bao nhiêu nước thải?


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>-</i> Những loại bệnh da liễu phổ biến ở địa phương?


<i>-</i> Có bao nhiêu lượt người dân mắc bệnh da liễu?


<i>-</i> Tỷ lệ (%) số người mắc từng bệnh da liễu?


<i>- </i>Nhận xét về nguyên nhân và đánh giá việc mắc bệnh da liễu ở địa phương?


<i>-</i> Những kiến nghị đối với việc cải thiện môi trường, làm giảm tỷ lệ mắc
bệnh?


<i>Thực hiện dự án</i>


Người dạy tổ chức người học thực hiện cơng việc theo kế hoạch đã đề ra cho
nhóm và cá nhân. Người học thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn,
thực hành để hoàn thành dự án.


<i>Thu thập kết quả và công bố sản phẩm của người học</i>


- Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo…
Đơi khi, đó lại là các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành.


<i>Đánh giá dự án</i>


Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kỹ
năng đạt được.



Khi đánh giá bài học theo dự án, nên sử dụng nhiều hình thức đánh giá khác
nhau, khuyến khích học sinh tham gia trong quá trình đánh giá, cần đánh giá định
kỳ, đánh giá quá trình dạy học, người học sẽ được đánh giá qua các bài tập, hoạt
động bằng những cơng cụ đánh giá với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng.


<b>Kết luận</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

2) So với các phương pháp dạy học truyền thống, vai trò của giáo viên trong
hoạt động dự án có sự thay đổi. Người dạy chỉ đóng vai trị người hướng dẫn,
người trợ giúp người học trong suốt các hoạt động dự án.


3) Để nâng cao chất lượng dạy học theo dự án, bên cạnh việc phân tích
chương trình, lựa chọn nội dung phù hợp, người dạy cần phải nâng cao kỹ năng
thiết kế và tổ chức dạy học, kỹ năng khai thác và sử dụng công nghệ thông tin, đặc
biệt là nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học.


<b>SUMMRY</b>


Project-based teching is among modern teaching methods, promoting the
positiveness, activeness àn creativity of learners. However, in the process of teaching
and researching the project-based teaching in many high shools all over the country, we
realised that, in most of the high shools in Vietnam, project-based teaching is rarely
used, and the teachers are primarily not yet familiar with this teaching method.


</div>

<!--links-->

×