Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.9 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>1. MỤC TIÊU:</b>
<i><b>1.1 Kiến thức:</b></i>
* Hoạt động 1: - Học sinh biết sự cần thiết phải có kiểu dữ liệu kiểu mảng trong
ngơn ngữ lập trình.
- Học sinh hiểu khái niệm dữ liệu kiểu mảng.
* Hoạt động 2: - Học sinh biết cú pháp khai báo mảng; cách truy nhập giá trị các
phần tử trong mảng; nhập giá trị và in giá trị các phần tử ra màn
hình.
- Học sinh hiểu cú pháp khai báo mảng; câu lệnh truy nhập giá trị
các phần tử trong mảng; nhập giá trị và in giá trị các phần tử ra
màn hình.
<i><b>1.2 Kĩ năng: </b></i>
<i><b>Hs thực hiện được:</b></i>
- Học sinh thực hiện được việc khai báo mảng; truy nhập giá trị các phần tử
trong mảng; nhập giá trị và in giá trị các phần tử ra màn hình.
<i><b>Hs thực hiện thành thạo:</b></i>
- Học sinh thực hiện thành thạo việc khai báo mảng; truy nhập giá trị các phần tử
trong mảng; nhập giá trị và in giá trị các phần tử ra màn hình.
<i><b>1.3 Thái độ:</b></i>
<i><b>Thói quen:</b></i>
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của mơn học có ý thức học tập bộ mơn,
ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học.
<i><b>Tính cách:</b></i>
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
<b>2. NỘI DUNG BÀI HỌC:</b>
- Dãy số và biến mảng.
- Ví dụ về biến mảng.
<b>3. CHUẨN BỊ:</b>
<b>3.1. Giáo viên:</b> Giáo án
<b>3.2. Học sinh:</b> Học bài cũ, xem trước bài mới.
<b>4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:</b>
<b>4.1.</b>
<b> Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2 phút)</b>
<b>4.2.</b>
<b> Kiểm tra miệng : (3’)</b>
<b> </b>Nêu cú pháp câu lệnh lặp với số lần biết trước và lệnh lặp với số lần chưa biết trước?
<b>4.3.</b>
<b> Tiến trình bài học:</b>
<b>Hoạt động 1: Dãy số và biến mảng: (10 p)</b>
<i><b>Gv:</b></i> Phân tích ví dụ 1. Chỉ ra khó khăn
trong việc khai báo và nhập giá trị cho các
biến.
<i><b>Hs:</b></i> Nghe giảng để thấy được khó khăn.
<i><b>Gv:</b></i> Để giải quyết vấn đề trên , hầu hết các
ngơn ngữ lập trình đều có kiểu dữ liệu được
gọi là kiểu mảng….. Dẫn học sinh đi đến
khái niệm dữ liệu kiểu mảng.
<i><b>Hs: </b></i>Lắng nghe giáo viên giảng để hiểu khái
niệm dữ liệu kiểu mảng.
<i><b>Gv:</b></i> Đưa ra biến mảng cụ thể: Diem. Chỉ
cho học sinh thấy chỉ số; các biến trong
mảng,…
<i><b>Hs: </b></i>Quan sát, lắng nghe để hiểu hơn khái
niệm.
<b>1. Dãy số và biến mảng:</b>
<b> Dữ liệu kiểu mảng</b> là một tập hợp hữu hạn
các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có
cùng một kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử.
Ví dụ:
<b>Hoạt động 2: Ví dụ về biến mảng: (22’)</b>
<i><b>a) Khai báo biến mảng:</b></i>
<i><b>Gv:</b></i> Đưa ra 2 ví dụ trong Sgk và chỉ rõ từng
phần (Tên mảng, từ khóa, kiểu dữ liệu).
<i><b>Hs: </b></i>Quan sát 2 ví dụ và lắng nghe giáo viên
giảng.
<i><b>Gv:</b></i> Từ 2 ví dụ yêu cầu học sinh đưa ra cú
pháp khai báo biến mảng..
<i><b>Hs: </b></i>Đưa ra cú pháp.
<i><b>Gv: </b></i> Chính xác hóa kiến thức. Đưa ra thêm
ví dụ để học sinh nắm.
<i><b>b) Truy cập mảng: </b></i>
<i><b>Gv:</b></i> Đưa ra cú pháp truy cập phần tử trong
mảng.
<i><b>Hs: </b></i>Nắm cú pháp truy cập phần tử mảng.
<i><b>Gv:</b></i> Đưa ra ví dụ và bài tập cụ thể để học
sinh hiểu.
<i><b>Hs: </b></i>Hiểu ví dụ và làm bài tập giáo viên ra.
<i><b>Gv: </b></i> Có thể thực hiện các thao tác như gán
giá trị, so sánh, viết giá trị ra màn hình...
<b>2. Ví dụ về biến mảng:</b>
<i><b>a) Khai báo biến mảng:</b></i>
Cú pháp khai báo:
<i><Tên biến mảng></i> : <b>array</b> <i>[<chỉ số đầu> .</i>
<i><chỉ số cuối>.]</i><b>of</b><i>[kiểu dữ liệu]</i>;
Trong đó <i>chỉ số đầu</i> và <i>chỉ số cuối </i>là hai
số nguyên hoặc biểu thức nguyên thỏa mản
<i>chỉ số đầu</i> ≤ <i>chỉ số cuối </i>và <i>kiểu dữ liệu</i> có thể
là integer hoặc real.
<b>Ví dụ:</b> Khai báo mảng A gồm 20 phần tử có
kiểu nguyên:
A: array [1 . . 20] of integer;
<i><b>b) Truy cập mảng: </b></i>
<b>Cú pháp:</b><i>Tên biến mảng</i>[<i>chỉ số phần tử</i>].
<b> Ví dụ: var </b>Diem:<b> array</b>[1..50]<b> of </b>real;
<i>Diem</i>[<i>1</i>] là phần tử thứ nhất;
<i>Diem</i>[<i>5</i>] là phần tử thứ 5.
Có thể thực hiện các thao tác như gán giá trị,
so sánh, viết giá trị ra màn hình... với
với <i>Diem[1], Diem[2]...Diem[50]</i> như với
biến đã học (biến đơn).
<i><b>c) Nhập giá trị cho biến mảng:</b></i>
<i><b>Gv:</b></i> Yêu cầu học sinh nhắc lại cách thông
thường để nhập dữ liệu.
<i><b>Hs: </b></i>Chỉ ra cách nhập dữ liệu thông thường.
<i><b>Gv:</b></i> Đưa ra cách nhập dữ liệu cho mảng và
nêu lợi ích.
<i><b>Hs: </b></i>Nắm câu lệnh nhập dữ liệu cho mảng.
<b>d)</b> <b>Viết giá trị của các phần tử của</b>
<b>mảng ra màn hình: </b>
<i><b>Gv:</b></i> Đưa ra lệnh viết giá trị của các phần tử
của mảng ra màn hình và phân tích câu lệnh
<i><b>Hs: </b></i>Hiểu câu lệnh.
<i><b>Gv:</b></i> Kết hợp câu lệnh điều kiện để viết các
giá trị phần tử của mảng ra màn hình theo
điều kiện.
<i><b>Hs: </b></i>Nắm câu lệnh.
học (biến đơn).
<i><b>c) Nhập giá trị cho biến mảng:</b></i>
<b> var Diem: array[1..50] of real;</b>
<i><b> Nhập dữ liệu cho mảng: </b></i>
For i:=1 to 50 do readln(Diem[i]);
<b>d)</b> <b>Viết giá trị của các phần tử của mảng</b>
<b>ra màn hình: </b>
For i:=1 to 50 do writeln(‘Diem[‘,i,’]=’ );
<b>Viết ra màn hình những điểm số lớn</b>
<b>hơn hoặc bằng 9 chẳng hạn, câu lệnh như</b>
<b>sau:</b>
For i:=1 to 50 do
if Diem[i]>=9 then writeln(Diem[i]);
<b>4.4.</b>
<b> Tổng kết. (5 phút)</b>
- Yêu cầu các em học sinh nhắc lại những kiến thức vừa học.
- Đưa ra bài tập cho học sinh áp dụng kiến thức vừa học.
<b>4.5.</b>
<b> Hướng dẫn học tập . (3 phút)</b>
<b>Đối với bài học ở tiết này:</b>
- Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay.
- Làm bài tập sách giáo khoa.
<b>Đối với bài học ở tiết tiếp theo:</b>
- Tìm hiểu lại ví dụ 6 bài 5. Xem trước chương trình ở mục 3 của bài này.
<b>5. PHỤ LỤC.</b>