Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.83 KB, 2 trang )
Bài giảng thực hành Sửa chữa ôtô – Bài số 3
BÀI TRƯỚC NỘI DUNG BÀI SAU
Bài số 3. CÁC NHẬN BIẾT VỀ ĐỘNG CƠ.
.1 Mục tiêu
– Xác định được chiều quay của động cơ.
– Xác định được thứ tự của xilanh.
– Xác định được điểm chết trên cho động cơ.
– Đảm bảo thời gian và vệ sinh công nghiệp.
.2 Điều kiện cho dạy và học
– Giáo án, lịch trình, đề cương bài giảng, tài liệu tham khảo, tài liệu phát tay.
– Các dụng cụ kiểm tra, tháo lắp, các loại động cơ phục vụ cho bài giảng.
.3 Nội dung
.1 Tìm chiều quay
– Phương pháp nhanh nhất là dùng máy khởi động hoặc dùng tay quay để kiểm tra chiều quay.
– Tìm dấu của nhà chế tạo có ghi nơi bánh đà hoặc puli.
– Nhìn chiều quay của cánh quạt gió làm mát khi quay quạt gió có xu hướng hút gió đẩy vào động
cơ.
– Xác định chiều quay theo sự đóng mở của các xupáp để xác định được ta phải phân biệt đâu là
xupáp nạp, đâu là xupáp xả của mỗi xi lanh. Nếu chiều quay đúng là chiều quay mà xupáp xả vừa đóng thì
xupáp nạp chớm mở.
– Kích một bên bánh xe chủ động cài số tiến cao nhất rồi quay bánh xe theo chiều tiến của xe
và ta quan sát được chiều quay của động cơ.
.2 Thứ tự của xi lanh
– Theo quy ước chung xi lanh số một được tính từ đầu cho đến đầu truyền công xuất ra ngoài.
– Nếu xilanh hai hàng chữ V thì tính hết hàng bên trái xong qua hàng bên phải.
– Một số động cơ khác nhà chế tạo có quy ước riêng và có ghi thứ tự các xilanh thì ta phải theo
chỉ dẫn của nhà chế tạo.
.3 Tìm điểm chết trên
.3.1. Theo dấu có sẵn của nhà chế tạo
– Thông thường nhà chế tạo đã đánh dấu ở puli hay bánh đà đối với các loại xe của các nước
thường có các chữ như sau: