Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Duyên Nợ & Tình Yêu Của Trai Gái Nông Thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.58 KB, 8 trang )

Duyên Nợ & Tình Yêu Của Trai Gái Nông Thôn Qua Ca Dao

Võ Thu Tịnh; Paris, 01/2008

Phần nhiều những bài ca dao của ta đều là những bài thơ trữ tình,
những bài "tình ca", mà tác giả hầu hết là trai, gái nông thôn Việt Nam thời
xưa.

Thơ trữ tình là tiếng nói của lòng người khi tâm tình bị xúc động, bất bình,
đau khổ. Người đau khổ thường thấy cần phải bộc lộ nỗi lòng u uất của mình
ra. Đó là một nhu cầu khẩn thiết như bất cứ mọi nhu cầu nào khác !

Kinh Thi xưa có câu : "Tâm chi ưu hĩ, ngã ca thả dao", nghĩa là "lòng có sự
buồn, ta vừa ca vừa hát". Hàn Dũ đời Đường cũng xác nhận : "Vật bất đắc
kỳ bình tắc minh", nghĩa là "vật không được vừa lòng thì ắt phải kêu lên".
Tiếng kêu lên đó là văn thơ.

Ngày nay, các nhà văn học Tây phương cho rằng :
"Con người đau khổ. Hát lên cái khổ đau của mình, con người sẽ vượt
qua cái đau khổ ấy". (1)


Rồi chính ca dao ta cũng nói rõ ràng :

Chim xanh ăn trái xoài xanh,
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
Cực tấm lòng em phải nói ra,
Chờ trăng trăng xế, chờ hoa hoa tàn.
Qua các câu ca dao trữ tình ấy, dân gian đã đúc kết các thành tố chính yếu
của những rung cảm, suy tư về "tình yêu" giữa trai gái nông thôn, vào mấy
danh từ "Duyên, Nợ, Tình". Trong ngôn ngữ hằng ngày, khi người ta bàn


đến vấn đề Yêu Thương, mấy từ nầy đã được lặp đi lặp lại biết bao nhiêu
lần.

Một duyên, hai nợ, ba tình,
Chiêm bao lẩn quất bên mình năm canh.
...
Răng đen ai khéo nhuộm cho mình,
Để duyên mình đẹp, cho tình anh yêu.
Trăm con ống sợi chỉ điều,
Trăm con chỉ ấy buộc vào tay anh.
Một duyên, hai nợ, ba tình ...
Dân gian thời trước cho rằng yêu nhau, lấy nhau, được hay không là do
"duyên số". Theo tích Vi-Cố xưa, một đêm trăng đi dạo, gặp một ông lão
ngồi xe các sợi tơ đỏ với nhau. Hỏi, thì đáp là đang xe những cặp trai gái ở
thế gian nầy lại cho thành vợ chồng. Vi Cố tỏ ý muốn biết vợ của y sẽ là ai
? Ông lão chỉ một đứa bé, con mụ ăn mày ở xó chợ gần đó. Vi Cố xấu hổ,
tức giận, cho người giết đứa bé, rồi sợ tội, bỏ trốn. Mãi về sau Vi Cố cưới
được con gái nhà quan, không dè đó lại là con gái mụ ăn mày trước kia bị Vi
Cố giết hụt, mẹ đem bỏ ngoài chợ, một ông quan đi ngang qua gặp được,
thương hại đem về nuôi. Cho nên, gặp nhau, trai gái nông thôn thường tự
hỏi :

Vừa đi là gặp em đây,
Một là duyên kỳ ngộ, hai là trời xoay đất vần.
Sông sâu nước hiểm làm vầy,
Ai xui em đến chốn nầy gặp anh ?
Nhưng dân gian ta lại thêm từ "nợ" vào, cho rằng vì kiếp trước có nợ nần
nhau, nên kiếp nầy phải gặp lại thành vợ chồng, để đền trả cho xong.

Đôi ta là nợ hay tình,

Là duyên là kiếp, đôi mình kết giao
Em như hoa mận hoa đào
Cái gì là nghĩa tương giao hỡi chàng ?
Hoặc ...

Chồng gì anh, vợ gì tôi,
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây !
Mỗi người một nợ cầm tay,
Ngày xưa nợ vợ, ngày nay nợ chồng.

Vậy "duyên nợ" là một từ kép bao gồm hai mặt tích cực và tiêu cực của
thuyết "nhân quả" áp dụng vào phạm vi hôn nhân và tình yêu đôi lứa. Nói
một cách khác, dân gian ngày xưa cho rằng hôn nhân thành hay không, là
tùy theo trai gái có "phải duyên" hay "trái duyên" với nhau không ?

Phải duyên, áo rách cũng màng,
Không phải duyên, áo nhiễu, nút vàng chẳng ham
Chẳng tham nhà ngói bức bàn (gỗ),
Trái duyên, coi cũng bằng gian chuồng gà
Ba gian nhà lá lòa xòa,
Phải duyên, coi tựa chín tòa nhà lim.
...
Đẹp như tiên, không phải duyên không tiếc,
Xấu như ma mò, duyên hiệp anh thương.
Như vậy, dân gian đã công nhận rằng hễ "phải duyên" hay có "duyên nợ"
với nhau thì xấu đẹp gì trai gái cũng đi đến chỗ thương yêu nhau.

Và dân gian cũng khẳng định "đảo lại" rằng : Hễ xấu đẹp gì mà cũng thương
nhau, tức là đã "phải duyên", trai, gái quả đã có "duyên nợ" với nhau rồi.


Khẳng định đảo lại nầy đã dẫn trai gái nông thôn đến một quyết định táo bạo
hơn :

Số em giàu, lấy khó cũng giàu,
Số em nghèo, chín đụn mười trâu cũng nghèo.
Phải duyên, phải kiếp thì theo,
Thân em có quản khó nghèo làm chi.
Chữ nhân duyên thiên tải nhất thì
Giàu ăn, khó chịu, lo gì mà lo.
"Phải duyên, phải kiếp thì theo" cụ thể có nghĩa là : nếu trai gái quả đã cảm
thấy "thương yêu nhau", tức là "phải duyên", nghĩa là đã có " duyên nợ" với
nhau, thì cứ theo nhau, lấy nhau, thành vợ thành chồng, bất chấp sang hèn,
giàu khó, hay bất chấp cả sự cản trở của cha mẹ, họ hàng. Phải chăng đó
là một quyết định táo bạo đối với xã hội ta ngày xưa ! Mà ngày nay, trái lại
có thể coi như là một quan niệm về tình yêu và hôn nhân có tính cách tự do
và hiện đại !

Ở thời phong kiến, những tục "cha mẹ đặt đâu ngồi đó" và "nam nữ thụ thụ
bất thân" vốn là của Nho giáo phụ quyền, từ Trung quốc du nhập vào nước
ta, và thịnh hành trong các từng lớp quan lại, phú thương, trưởng giả. Nhưng
ở nông thôn, Nho giáo chỉ được phổ biến một cách hời hợt thông qua các
hàn Nho sống rải rác trong xóm làng, và một khi lắng sâu vào quần chúng,
thì cũng đã dần dần bị Việt hoá đi.

Riêng đối với thanh niên nông thôn, tình yêu lại còn là lẽ sống của một cuộc
đời cần lao lam lũ. Ngoài tình yêu ra, còn có gì để có thể an ủi họ được nữa
đâu. Cho nên, bao nhiêu Lễ giáo của đạo Nho khi xuống đến nông thôn,
cũng phải nhân nhượng trước tình yêu đôi lứa của họ :

Mình về, ta chẳng cho về,

Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ
Câu thơ ba chữ rành rành :
Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba.
Chữ Trung thì để phần cha,
Chữ Hiếu phần mẹ, đôi ta chữ Tình.
Hơn nữa, xã hội nông thôn trước đây vẫn còn chịu ít nhiều ảnh hưởng di sản
của mẫu hệ, nên trong việc cưới hỏi, cha mẹ không mấy khi ép buộc con cái
:

Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên
...
Xưa kia ai cấm duyên bà,
Bây giờ bà già, bà cấm duyên tôi !
Rồi thỉnh thoảng nếu có trường hợp bị cha mẹ ép duyên, thì trai gái nông
thôn sinh ra liều lĩnh :

Tiếc răng, tiếc rứa, tiếc ri,
Liều mình bỏ xứ mà đi cho rồi
Liều mình, giả như đứa đứt tao nôi, (a)
Giả như cha với mẹ không sinh ra đôi đứa mình.
Chú giải - (a) Đứt tao nôi (tao : sợi giây, nôi : đồ đan bằng tre để trẻ nhỏ
nằm) Câu nầy ý nói : Coi như chúng mình khi còn bé đã bị đứt tao nôi,mà
chết non đi.

Nhưng tục "không được cưỡng duyên" vốn đã phổ biến từ xưa trong dân
gian. Trong bộ Luật Hồng Đức, đời Lê Thánh Tông, cũng có trường hợp
cấm ép duyên như thế : "Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu
người con trai bị ác tật, phạm hình án, hoặc phá tán gia sản, thì cho phép con
gái được kêu quan mà trả đồ lễ... Trái luật (nghĩa là con trai ấy cứ ép con gái
phải lấy mình) thì bị xử phạt 80 trượng (b)." (2)


Chú giải : (b) Trượng : ngày xưa cây gậy bằng gỗ được gọi là trượng.

Về sau, nếu tình yêu bị gián đoạn, đổ vỡ, hôn nhân không thành, người xưa
cho là tại "duyên số" dở dang, và tự an ủi rằng :

Khi nào gánh nặng anh chờ,
Qua cầu anh đợi, bây giờ em quên.
Kiếp nầy đã lỡ làng duyên,
Kiếp sau xin hẹn cửu tuyền gặp nhau.

Như đã nói trên, ở các tầng lớp quan lại, phú thương chịu ảnh hưởng Nho
giáo, phong kiến, thì nhất luật "nam nữ thụ thụ bất thân". Trái lại ở nông
thôn, trai gái, vì nhu cầu sinh hoạt nông tác nên thường có nhiều dịp gặp
nhau : trong một vụ cấy mạ, một tối giả gạo, một chuyến đò ngang, một buổi
hát giao duyên, hát trống quân, hát phường vải, một ngày chợ phiên, một lễ
hội trong làng... và được tự do chuyện trò, hò hát trêu ghẹo, đưa tình với
nhau

Ăn chơi cho hết tháng hai
Để làng gióng đám cho trai dọn đình.
Trong thời đánh trống rập rình,
Ngoài thời trai gái tự tình với nhau.
Ngày xưa, các buổi gặp gỡ hò hát nầy thường đưa trai gái nông thôn đến
việc "nên vợ nên chồng" một cách nghiêm túc :

Con cò lấp ló bụi tre,
Sao cò lại muốn lăm le vợ người ?
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời ở ăn.

...
Một đàn cò trắng kia ơi !
Có nghe ta hát những lời nầy không ?
Hát câu đẹp cốm tươi hồng,
Hát câu nên vợ nên chồng, cò ơi !

Chính các thân hào đã đứng ra tổ chức những đám "hát phường vải", "hát
trống quân", "hát quan họ", "hát giã gạo", hát giao duyên"... để trai gái hát

×