Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.21 KB, 28 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH CHỨNG
KHOÁN NGÂN HÀNG NO&PTNT VIỆT NAM.
I. HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
THỜI GIAN QUA.
Với những nỗ lực vượt bậc và sau hơn bốn năm tích cực chuẩn bị các
khuôn khổ pháp lý, hạ tầng cơ sở, hàng hoá và các điều kiện phụ trợ khác, ngày
20-7-2000 trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã chính
thức khai trương đi vào hoạt động. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan
trọng trong quá trình xây dựng đồng bộ và hoàn thiện thị trường tài chính ở Việt
Nam. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, mở ra kênh huy
động vốn trung và dài hạn bên cạnh hệ thống ngân hàng, khẳng định quyết tâm
của Đảng và Nhà nước thực hiện đường lối: ‘‘ Xây dựng thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ’’. Tuy qui mô thị trường còn nhỏ
bé, vai trò tác động đến nền kinh tế chưa lớn nhưng đây là bước thí điểm, tập
dượt quan trọng để các cơ quan quản lý điều hành, các tổ chức tham gia thị
trường và công chúng đầu tư làm quen với một lĩnh vực đầu tư mới, tạo tiền đề
vững chắc cho sự phát triển lành mạnh và ổn định của thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Sau hơn hai năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng
bước được phát triển và xã hội Việt Nam đã phần nào làm quen được với sự tồn
tại và hoạt động của thị trường chứng khoán.
Cho đến nay, đã có 21 công ty niêm yết với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết
trên thị trường là 999,633 tỉ đồng. Các công ty niêm yết đều là những doanh
nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, và hoạt động kinh doanh của các công ty có
chiều hướng tốt, đều có lãi. Thêm vào đó, các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán được hưởng ưu đãi về thuế nên mức trả cổ tức rất cao đã rất hấp
dẫn người đầu tư. Thời gian đầu khi thị trường mới đi vào hoạt động, các công
ty niêm yết đều đã cố gắng để đáp ứng các quy định do Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước đề ra. Tuy nhiên, do chưa có thói quen trong môi trường hoạt động
của thị trường chứng khoán, nên đa số các công ty niêm yết còn thụ động trong
việc công bố thông tin; hầu hết các công ty chỉ chú trọng vào thông tin định kỳ


và thông tin phải cung cấp theo yêu cầu, chưa chủ động cung cấp kịp thời thông
tin liên quan tới hoạt động của công ty.
Về thị trường trái phiếu, đã thực hiện thành công các đợt đấu thầu qua
trung tâm giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ. Đã
có 41 loại trái phiếu niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán, trong đó có
39 loại trái phiếu chính phủ và 2 trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị trái
phiếu niêm yết trên thị trường đạt 4.276,338 tỉ đồng.
Đến nay đã có 10 công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường, trong
đó có 4 công ty cổ phần và 6 công ty TNHH. Tính đến 31/12/2002 số tài khoản
giao dịch của khách hàng được mở tại các công ty chứng khoán là trên 13.000,
trong đó có tài khoản của 91 nhà đầu tư có tổ chức và 33 nhà đầu tư nước ngoài.
Các công ty chứng khoán đang triển khai mở rộng phạm vi hoạt động, mở chi
nhánh và đại lý nhận lệnh tại 7 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai,
Bình Dương, Long An. Nhìn chung, kết quả kinh doanh của các công ty chứng
khoán đều có chiều hướng tốt, các chỉ tiêu báo cáo tài chính cho thấy các công
ty chứng khoán có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng thanh toán được đảm
bảo. Hiện nay, cơ cấu doanh thu của các công ty chứng khoán đã có sự thay đổi
đáng kể. Nếu như trong thời gian đầu, doanh thu từ vốn kinh doanh chiếm tỉ
trọng lớn trong doanh thu của các công ty chứng khoán, và tiếp đến là các
nghiệp vụ như tự doanh, môi giới..., thì đến hết năm 2002 doanh thu từ hoạt
động môi giới và tự doanh đã chiếm tỷ lệ đáng kể.
Với 21 loại cổ phiếu và 41 loại trái phiếu niêm yết giao dịch thì bình quân
giá trị giao dịch chứng khoán trong một phiên đạt 4.578 tỷ đồng, trong đó giao
dịch cổ phiếu chiếm 88,5%. Thị trường cổ phiếu hoạt động sôi động thu hút
được đông đảo nhà đầu tư quan tâm. Thời gian đầu thị trường tăng giá liên tục
do sự mất cân đối lớn về cung cầu và tâm lý đầu tư. Chỉ số VN-Index lên đỉnh
cao là 571 điểm, nhưng đến năm 2002, thị trường ít biến động, có xu hướng
giảm liên tục. Chỉ số VN-Index đã tụt xuống mức 139,64 điểm vào phiên ngày
1/4/2003. Sự suy giảm của thị trường có dấu hiệu xuất hiện từ tháng 10/2001.
Sang những tháng đầu năm 2002, sự suy giảm thực sự bộc lộ nhưng ở mức nhẹ

và có hồi phục vào hai tháng 6 và 7, nhưng về những tháng cuối năm sự sụt
giảm tăng tốc. Sau nhiều biện pháp nhằm ổn định thị trường của Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước và trung tâm giao dịch chứng khoán, đến nay dao động giá các
cổ phiếu đã đi vào ổn định xoay quanh giá trị nội tại của các công ty. Việc lựa
chọn các mức giá của người đầu tư đã căn cứ vào những phân tích đánh giá về
công ty niêm yết mà không chạy theo phong trào như trước. Biên độ giao động
giá chứng khoán là một trong những biện pháp được áp dụng nhằm ổn định thị
trường và bảo vệ các nhà đầu tư trong thời kỳ hoạt động ban đầu của thị trường
chứng khoán, và điều đó được thể hiện qua việc điều chỉnh biên độ theo tình
hình thực tế của thị trường. Nếu thời gian đầu áp dụng biên độ dao động giá =
2%, sau đó tăng lên = 7% và 3%, đến nay vẫn áp dụng biên độ giao động giá là
3%.
Trong thời gian đầu, trung tâm giao dịch TP HCM chỉ giao dịch 3 phiên/
một tuần; từ 1/3/2002 nâng lên 5 phiên/ một tuần, đồng thời nghiên cứu cải tiến
quy trình thanh toán, giảm thời gian thanh toán từ 4 xuống còn 3 ngày theo
thông lệ quốc tế. Cùng với việc thực hiện tăng phiên giao dịch, hình thức giao
dịch thoả thuận cũng được chính thức thực hiện đối với cổ phiếu từ ngày
1/3/2002. Hoạt động giao dịch thoả thuận được thực hiện thông qua công ty
chứng khoán và cũng tuân thủ biên độ giao động giá 3% như giao dịch khớp
lệnh.
Văn bản pháp lý cao nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
là Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ được soạn thảo và
ban hành trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đi vào hoạt
động, do vậy, sau khi đưa thị trường vào vận hành, một số nội dung trong Nghị
định tỏ ra không còn phù hợp với hoạt động của thị trường cũng như với nội
dung mới của Luật Doanh nghiệp.
Xét một cách tổng quát, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại có qui
mô và phạm vi còn nhỏ, thể hiện ở các mặt như hàng hoá ít về số lượng và
chủng loại; mạng lưới dịch vụ kinh doanh chứng khoán chỉ tập trung ở một số
thành phố lớn, chưa hoàn thiện về chất lượng; chưa có thị trường cho nhiều loại

hình doanh nghiệp; các hệ thống giao dịch, lưu ký, thanh toán, giám sát, công
bố thông tin của trung tâm giao dịch chứng khoán còn nhiều hạn chế về khả
năng cung ứng dịch vụ; đồng thời có thể thấy rằng mức độ sử dụng kỹ thuật
thông tin hiện đại còn hạn chế, thể hiện ở trình độ bán thủ công của hệ thống
giao dịch trong trung tâm giao dịch chứng khoán và hệ thống dịch vụ của các
công ty chứng khoán.
II. CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NO&PTNT
VIỆT NAM.
1. Giới thiệu về công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng NO&PTNT
Việt Nam.
Quyết định số 172/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông tư
04/1999/TT-NHNN5 ngày 01/11/1999 về việc cho phép các tổ chức tín dụng
thành lập công ty chứng khoán là tiền đề cho việc thành lập công ty chứng
khoán của Ngân hàng NO&PTNT Việt Nam. Theo các văn bản này, các ngân
hàng thương mại chỉ được phép thành lập công ty chứng khoán độc lập dưới
dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Xét về điều kiện, Ngân hàng
NO&PTNT Việt Nam đã hội tụ đầy đủ các điều kiện thành lập công ty chứng
khoán của một ngân hàng thương mại. Vì vậy, ngày 16/12/1999, Tổng Giám
đốc NHNO&PTNT Việt Nam đã ký quyết định số 969/QĐ-NHNO về việc
thành lập Ban trù bị thành lập công ty chứng khoán để chuẩn bị các thủ tục pháp
lý và các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của công ty
chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam. Sau một thời gian hoạt động, Ban trù bị
thành lập công ty chứng khoán đã hoàn thành Đề án thành lập và dự thảo điều lệ
công ty chứng khoán NHNO&PTNT Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam phê duyệt, chấp thuận cho NHNO&PTNT Việt Nam thành lập công ty
chứng khoán; đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ nhân sự chuẩn bị cho hoạt động
kinh doanh chứng khoán; hoàn thành hồ sơ xin Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Với công tác chuẩn bị tích cực, ngày 20/12/2000, Hội đồng quản trị
NHNO&PTNT Việt Nam có Quyết định số 269/QĐ-HĐQT V/v thành lập Công

ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng NO&PTNT Việt Nam.
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng NO&PTNT Việt Nam là công
ty trực thuộc, hạch toán độc lập của Ngân hàng NO&PTNT Việt Nam; thành
viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Việt Nam; có tên tiếng Anh đầy đủ là Agribank Securities Company Ltd., viết
tắt là AGRISECO:
- Giấy phép hoạt động số 08/GPHĐKD do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
cấp ngày 04/05/2001.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000024 do Sở Kế hoạch
Đầu tư Hà Nội cấp ngày 04/5/2001.
- Trụ sở chính:
- Điện thoại: (48)5743470; Fax: (48)57443571; Email:
- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Số 2 Phó Đức Chính, Quận I,
TPHCM
- Vốn điều lệ: 60 tỷ VND
Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng NO&PTNT Việt Nam được tổ
chức theo mô hình chủ tịch Công ty và Giám đốc được qui định tại luật Doanh
nghiệp, là công ty TNHH một thành viên. Bộ máy lãnh đạo công ty gồm chủ
tịch công ty và các phó giám đốc, trong đó có một phó giám đốc trực tiếp phụ
trách hoạt động của chi nhánh TPHCM.
Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội và Chi nhánh tại TPHCM. Tại hai địa
điểm này Công ty đều có phòng kinh doanh, phòng Kế toán lưu ký và phòng
Hành chính- tổng hợp.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Chứng khoán
NHNO&PTNT Việt Nam:
Giám đốc
Phó giám đốc chi nhánh TPHCM
Phó giám đốc Hà Nội
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán lưu ký

Phòng hành chính TH
Phòng kinh doanh
Phòng kế toán lưu ký
Phòng hành chính TH
Chủ tịch
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty TNHH chứng khoán Ngân
hàng NO&PTNT Việt Nam tuân thủ hai nguyên tắc chủ đạo, đó là: Công ty một
mặt hoạt động như một công ty hạch toán độc lập, tức là mang tính ‘‘tự lực’’,
song phải tuân thủ các quy định đối với một đơn vị thành viên của
NHNO&PTNT Việt Nam, tức là mang tính ‘‘gắn bó’’ với Ngân hàng mẹ. Cụ
thể:
- Nguyên tắc “ tự lực, tự chủ trong hạch toán kinh doanh”:
Công ty có nghĩa vụ bảo toàn và phát triển vốn, tự chịu trách nhiệm trên
kết quả kinh doanh trước pháp luật và NHNO&PTNT Việt Nam. Điều này đồng
nghĩa với việc kinh doanh phải có hiệu quả, lợi nhuận là thước đo trình độ và
năng lực. Tiết kiệm chi phí phải trở thành phương châm hoạt động. Và trên hết,
hợp pháp phải là tinh thần chỉ đạo trong mọi nghiệp vụ của công ty.Với tư cách
pháp nhân độc lập và các quyền hạn được ban hành tại Điều lệ của Công ty,
công ty tương đối độc lập trong việc hoạch định chiến lựơc và kế hoạch kinh
doanh cũng như tổ chức thực hiện chiến lược và kế hoạch đó.
- Nguyên tắc “gắn bó, liên kết trong hoạt động kinh doanh”:
Hoạt động kinh doanh của công ty phải gắn liền với mục tiêu, kế hoạch
và chiến lược của NHNO&PTNT Việt Nam. Cụ thể là trong chính sách đa dạng
hoá sản phẩm nhằm thu hút vốn trung và dài hạn cho phát triển nông thôn, nông
nghiệp, từng bước tạo điều kiện để người nông dân trở thành người chủ thực sự
các doanh nghiệp ở nông thôn, nông nghiệp – sứ mạng chính trị của
NHNO&PTNT Việt Nam. Sự “gắn bó, liên kết” cũng đồng nghĩa với ưu thế của
công ty do NHNO&PTNT Việt Nam đem lại, cụ thể cho phép công ty được san
sẻ rủi ro, khai thác thế mạnh của NHNO&PTNT Việt Nam về mặt vốn, mạng
lưới khách hàng cũng như uy tín trên thương trường.

Với số vốn điều lệ 60 tỷ VND, AGRISECO được cấp giấy phép hoạt
động cả 5 nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường chứng khoán, đó là môi giới, tự
doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng
khoán.
- Nghiệp vụ môi giới:
Công ty làm trung gian giúp khách hàng mở và theo dõi tài khoản chứng
khoán, tiến hành mua hoặc bán chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng.
Trước mắt, AGRISECO sẽ đại diện cho khách hàng tiến hành các giao dịch trên
thị trường chứng khoán tập trung. Khi thị trường OTC được phép hoạt động,
công ty cũng thực hiện nghiệp vụ môi giới cho việc giao dịch các chứng khoán
đó.
Để thực hiện nghiệp vụ này, công ty có đội ngũ các nhân viên môi giới
chứng khoán trên sàn của công ty (trụ sở chính và chi nhánh) và đại diện giao
dịch của công ty tại trung tâm giao dịch chứng khoán cùng các trang bị về cơ sở
vật chất kỹ thuật (hệ thống máy tính, mạng thông tin, bảng điện tử…)
Hoạt động với tư cách đại diện trung gian nên công ty được hưởng hoa
hồng môi giới. Tiền hoa hồng thường được tính phần trăm (%) trên tổng gía trị
mỗi giao dịch. Hiện nay, theo quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, phí
giao dịch khách hàng phải trả cho công ty chứng khoán tối đa là 0,5% giá trị
giao dịch đối với giao dịch cổ phiếu, 0,15% đối với giao dịch trái phiếu. Tuy
nhiên trong chính sách khách hàng của công ty hiện nay đang thực hiện chế độ
ưu đãi về hoa hồng môi giới cho các khách hàng có doanh số giao dịch lớn
trong tháng (từ 100 triệu đồng trở lên).
- Nghiệp vụ tự doanh :
Nghiệp vụ tự doanh của công ty là nghiệp vụ mua bán chứng khoán với
nguồn vốn của công ty nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ mua bán và sở hữu chứng
khoán. Với nghiệp vụ này, công ty có thể tham gia mua bán chứng khoán trên
thị trường giao dịch tập trung, trên thị trường phi tập trung (mua bán các loại
chứng khoán chưa niêm yết), góp vốn vào các doanh nghiệp đang trong quá
trình cổ phần hoá… ngoài ra công ty còn có thể thực hiện mua bán các giấy tờ

có giá như: thương phiếu (hối phiếu, lệnh phiếu), tín phiếu kho bạc…
- Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành:
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của công ty là giúp các tổ chức phát hành
chuẩn bị các điều kiện cần thiết (tư vấn về cơ cấu lại tài chính doanh nghiệp,
trung gian tín dụng), thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán (lập
hồ sơ xin phép niêm yết, thăm dò thị trường…); thực hiện việc phân phối chứng
khoán của tổ chức phát hành cho công chúng đầu tư.
Theo quy định hiện nay việc bảo lãnh phát hành chứng khoán ở Việt Nam
chỉ áp dụng phương thức “cam kết chắc chắn”, nghĩa là công ty cam kết sẽ phân
phối toàn bộ chứng khoán phát hành, cho dù có thực hiện phân phối được hết ra
công chúng hay không. Để thực hiện nghiệp vụ này, xu hướng của công ty là sẽ
kết hợp với các công ty chứng khoán và các tổ chức tín dụng khác hình thành tổ
hợp bảo lãnh để chia sẻ trách nhiệm và hạn chế rủi ro.
Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành sẽ đem lại cho công ty phí bảo lãnh phát
hành (hiện nay, phí bảo lãnh phát hành tối đa theo quy định của Uỷ ban chứng
khoán Nhà nước là 3% tổng giá trị bảo lãnh phát hành) và lợi thế là thu hút các
cổ đông của tổ chức phát hành lưu ký cổ phiếu tại công ty.
- Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư:
Là nghiệp vụ giúp khách hàng quản lý vốn thông qua việc mua, bán và
nắm giữ các chứng khoán theo tiêu chí vì quyền lợi của khách hàng với phương
châm phân tán rủi ro, đảm bảo nguồn doanh lợi.
Để thực hiện nghiệp vụ này, giữa công ty và khách hàng sẽ ký hợp đồng
trong đó khách hàng uỷ thác cho công ty một số vốn và công ty sẽ thực hiện
quản lý số vốn đó với các điều khoản cụ thể theo yêu cầu của khách hàng (ví dụ
về danh mục chứng khoán khách hàng lựa chọn hay đơn thuần khách hàng chỉ
yêu cầu về tỉ suất lợi nhuận mà danh mục đầu tư đem lại cho khoản vốn mà
khách hàng bỏ ra…).
Nghiệp vụ này sẽ đem lại khoản phí quản lý danh mục đầu tư cho công ty
(hiện nay theo quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước phí quản lý danh
mục đầu tư là 2%/năm/trị giá vốn uỷ thác bình quân).

- Nghiệp vụ tư vấn đầu tư:
Nghiệp vụ tư vấn chứng khoán của công ty bao gồm các lĩnh vực :
Tư vấn cho tổ chức phát hành: Hoạt động tư vấn cho tổ chức phát hành
tương đối đa dạng, từ việc phân tích tài chính đến đánh giá giá trị doanh nghiệp,
tư vấn về các loại chứng khoán phát hành hay giúp tổ chức phát hành cơ cấu lại
tài chính, hỗ trợ các công ty trong quá trình cổ phần hoá chuyển đổi sở hữu và
phát hành cổ phiếu ra công chúng.
Tư vấn cho khách hàng: Là hoạt động tư vấn cho khách hàng có nhu cầu
tham gia thị trường chứng khoán trong việc đưa ra quyết định liên quan tới mua,
bán chứng khoán.
Ngoài ra, nghiệp vụ tư vấn còn boa gồm việc đưa ra các thông tin phân
tích, nhận định (dưới dạng các ấn phẩm sách, báo, bản tin…) của công ty về
diễn biến thị trường và từng loại chứng khoán.
Công ty đã tuyển dụng và đào tạo những chuyên gia phân tích tài chính,
phân tích thị trường, đồng thời kết hợp với các chuyên gia tín dụng của ngân
hàng mẹ trong việc đánh giá tài chính doanh nghiệp.
Mức phí cho hoạt động tư vấn sẽ được thoả thuận giữa khách hàng với
công ty. Hiện tại, để thực hiện chính sách tiếp thị, công ty không thu phí đối với
hoạt động tư vấn.
- Nghiệp vụ lưu ký và đăng ký chứng khoán:
Để thực hiện nghiệp vụ này, công ty đăng ký là thành viên của trung tâm
lưu ký và có cán bộ thực hiện công tác lưu ký chứng khoán. Việc lưu ký có thể
do khách hàng mang chứng khoán đến công ty hoặc cán bộ lưu ký nhận chứng
khoán tại địa điểm khách hàng yêu cầu. Sau khi nhận lưu ký của khách hàng,
công ty thực hiện tái lưu ký các chứng khoán tại trung tâm lưu ký để đảm bảo
điều kiện giao dịch cho chứng khoán.
Phí lưu ký chứng khoán mà công ty thu của khách hàng được tính trên cơ
sở mức phí do Trung tâm lưu ký quy định đối với thành viên lưu ký (công ty) và
cộng thêm một tỷ lệ thoả thuận giữa khách hàng và công ty.
Bộ tài chính đã ban hành các mức biểu phí cho hoạt động lưu ký của

trung tâm giao dịch chứng khoán nhưng do thời gian đầu của thị trường chứng
khoán nên các mức phí này đang được thực hiện miễn giảm 100%. Do đó, cũng
như các tổ chức lưu ký khác, công ty không thu phí lưu ký đối với khách hàng.
Từ nhu cầu của khách hàng trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh
doanh của công ty, AGRISECO có thể phối hợp với NHNO&PTNT Việt Nam
và các đơn vị của NHNO&PTNT Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ tiện
ích như cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho người lao động vay tiền
mua cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hoá, cho khách hàng vay tiền mua
chứng khoán, thực hịên việc cầm cố chứng khoán, lập đại ký nhận lệnh các chi
nhánh, chứng khoán hoá các khoản nợ, quản lý danh mục đầu tư cho
NHNO&PTNT Việt Nam.
- Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán:
Theo quy định về thanh toán bừ trừ của trung tâm giao dịch chứng khoán,
nếu khách hàng bán chứng khoán vào ngày T+0 thì đến tận ngày T+3 họ mới
nhận được tiền thông qua công ty chứng khoán. Nếu thời điểm bán chứng khoán
rơi vào giữa hoặc cuối tuần thì họ nhận được tiền sau 5 ngày (do nghỉ 2 ngày
cuối tuần). Do nhu cầu tiền mặt hoặc nhu cầu đầu tư vào chứng khoán khác nên
khách hàng rất muốn nhận được tiền ngay sau khi bán được chứng khoán.
Vì vậy, AGRISECO có thể phối hợp với chi nhánh của NHNO&PTNT
Việt Nam cho khách hàng vay ứng trước tiền bán chứng khoán. Sau khi tiền bán
chứng khoán của khách hàng chỉ định thanh toán chuyển vào tài khoản của
AGRISECO, AGRISECO sẽ đứng ra thu hộ tiền vay (cả gốc và lãi) cho
NHNO&PTNT Việt Nam.
Hình thức cho vay này hầu như không có rủi ro vì nếu khách hàng đã bán
được chứng khoán (có xác nhận của trung tâm giao dịch chứng khoán) thì họ sẽ
chắc chắn nhận được tiền.
AGRISECO đóng vai trò trung gian trong quá trình cho vay và thu nợ
(thẩm định món vay và thu nợ hộ chi nhánh), chi nhánh NHNO&PTNT Việt
Nam phê duyệt hồ sơ cho vay và giải ngân.
- Cho người lao động vay tiền mua cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ

phần hoá:

×