Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

thi tìm hiểu 1000 năm thăng long hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.43 KB, 34 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>Câu 1: Di tích thành Cổ Loa gắn với những sự kiện lịch sử nào của dân tộc</i>
<i>trong thời kì dựng nước? Có hình ảnh, tư liệu minh họa.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Khu di tích cổ Loa cách trung Tâm Hà Nội 17 km có diện tích bảo tồn
gần 500ha được coi là địa chỉ văn hóa đặc biệt của Thủ đơ và cả nước. Cổ
Loa có hàng loạt di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện, phản ánh quá trình
phát triển liên tục của dân tộc ta từ sơ khai qua các thời kì đồ đồng, đồ đá và
đổ sắt mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn, vẫn được coi là nền “Văn minh
sông Hồng” thời kì tiền sử của dân tộc Việt Nam. Cổ Loa từng là kinh đô
của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và của
nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỉ X) mà thành Cổ Loa là một chứng
tích cịn lại cho đến ngày nay. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh
giá là “Tịa thành cổ nhất, quy mơ lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại
độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km².
Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành
đắp đến đâu, lũy xây đến đó.


Đến khu di tích Loa Thành, du khách cảm nhận được cảnh quan thiên
nhiên khoáng đạt của làng quê Việt với hào nước, sơng ngịi, gị đống. Khu
vực Thành nội có nhiều di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật như khu đền
Thượng thờ An Dương Vương, Khu Đình Ngự Triều Di Quy, Am Thờ Mỵ
Châu và chùa Bảo Sơn.


<i>Đôi rồng đá trước cửa đền An Dương Vương</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

có một cặp rồng đá uốn khúc sinh động với nghệ thuật điêu khắc thời Lê.
Bên trong cảnh vật im ắng, cây cối vườn phía sau xanh tốt. Nhà bia nhỏ với
vịm mái cong cong, ẩn dưới những tán đa. Ở đây có ba bia đá cổ khắc năm
1606. Đền thờ An Dương Vương gồm nhiều cửa, đi vào khu vực chính là


điện thờ vua, nằm phía trong hai bên là thờ hoàng hậu và thờ Mẫu.


Dinh Ngự Triều Di Quy được xây dựng trên nền điện thiết triều cũ,
năm 1907 thời Nguyễn. Dáng vóc vững chãi, bề thế, mái đao vút cong. Tại
đây có trưng bày nhiều di tích khảo cổ có giá trị quan trọng.


Đến Cổ Loa, có một nơi mà du khách khơng thể bỏ qua đó là Am thờ
Mỵ Châu. Đó chỉ là một am nhỏ nằm khiêm tốn dưới gốc đa với vẻ u tịch
như muốn gợi về câu chuyện tình ngang trái cánh đây hàng ngàn năm. Trong
căn phịng trong cùng có tượng bà chúa Mỵ Châu. Đây là một hịn đá tự
nhiên có hình dáng người cụt đầu cũng áo gấm khăn hoa mà linh hồn oan
khuất, gợi lên trong lòng những thương cảm. Truyền thuyết kể rằng sau khi
Mỵ Châu hóa thành hịn đá to trơi dạt về bãi Đường Cấm, ở phía Đơng thành
Cổ Loa. Dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hịn
đá rơi xuống, bèn lập am thờ ngay tại chỗ. Ngay trước cửa am gắn một bia
đá nhỏ khắc mấy câu thơ:


“Đường ốc quanh quanh tới Cổ Thành
Cây đa thiên cổ dáng cịn thanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Ơi ! Hồn ngọc tỉnh giờ lai láng


Làm khách đang yêu bước chẳng đành”.


Từ Am Mỵ Châu đi sâu vào phía trong cịn có chùa Bảo Sơn với
nhiều tượng phật hết sức sinh động với các tư thế, vẻ mặt khác nhau.


<i>Tượng Phật trong chùa Bảo Sơn</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng như bức tường


thành trung tâm.


Người xưa lại xây thành bên cạnh con sơng Hồng để dùng sông này
vừa làm hào bảo vệ thành vừa là nguồn cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống
hào vừa là đường thủy quan trọng. Chiếc Đầm Cả rộng lớn nằm ở phía Đơng
cũng được tận dụng biến thành bến cảng làm nơi tụ họp cho đến cả hàng
trăm thuyền. Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và
gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn
thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác.


Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền khác.
Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày mỏng khác nhau, nhiều
nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở. Các cuộc khai quật khảo
cổ học đã tìm thấy một số lượng gốm khổng lồ gồm ngói ống, ngói bản, đầu
ngói, đinh ngói. Ngói có nhiều loại với độ nung khác nhau. Ngói được trang
trí nhiều loại hoa văn ở một mặt hay hai mặt. Với các bức thành kiên cố, với
hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để
bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đơ. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài
hòa thủy binh cùng bộ binh. Nhờ ba vịng hào thơng nhau dễ dàng, thủy binh
có thể phối hợp cùng bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi
tác chiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

tưởng nhớ đến những người xưa đã có cơng xây thành và nhất là để ghi ơn
An Dương Vương. Ông Lại Duy Vinh – người được nhân dân tín nhiệm bầu
ra để trơng coi đền Thượng cho biết “Nhân dân nơi đây tự hào về mảnh đất
này, một miền đất thịnh vì đã được hai đời vua đóng đơ”.


Hướng tới năm 2010 kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Cổ Loa
đang từng bước được tôn tạo, tu bổ để xứng đáng với Thủ đô ngàn năm văn
hiến.



<i> Ai về thăm huyện Đông Anh</i>


<i>Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương</i>
<i> Cổ Loa thành ốc khác thường</i>


<i>Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây.</i>
(Ca dao)


<i>Câu 2: Trận Đống Đa – Thăng Long ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30/01/1789)</i>
<i>là một chiến công vĩ đại vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của</i>
<i>dân tộc ta đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống quân</i>
<i>Thanh xâm lược. Hãy nêu diễn biến của trận quyết chiến chiến lược này. Có</i>
<i>hình ảnh, tư liệu minh họa.</i>


<b>Trận Ngọc Hồi - Khương Thượng</b> (hay <b>Chiến thắng Kỷ Dậu</b>) là
tên gọi do các nhà sử học Việt Nam dành cho loạt trận đánh chống ngoại
xâm thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo
vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan hàng vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ
Nghị chỉ huy - kéo sang do sự cầu viện của vua Chiêu Thống nhà Hậu Lê.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

này còn đánh dấu việc nhà Tây Sơn chính thức thay nhà Hậu Lê trong việc
cai quản đất Bắc Hà và trong quan hệ với nhà Thanh.


Nước Đại Việt cuối thế kỷ 18 rất rối ren và phân liệt nhiều hơn sau
hơn 200 năm chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài. Vua nhà Hậu Lê chỉ tồn
tại trên danh nghĩa ở Thăng Long – nơi quyền hành trong tay các chúa
Trịnh; cịn từ sơng Gianh trở vào nam, đất đai do chúa Nguyễn cai quản,
cũng lấy danh nghĩa "phù Lê".





Sơ đồ Diễn biến trận Đống Đa


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Ngày 30 tháng chạp, Quang Trung cho quân ăn tết trước rồi hạ lệnh
tiến quân. Ông hẹn với ba quân mồng 7 tháng giêng âm lịch sẽ vào ăn tết ở
Thăng Long.


Đêm trừ tịch (30 tết), quân Tây Sơn xuất phát. Đạo quân do Quang
Trung chỉ huy vượt sông Gián Thuỷ đánh đồn Gián Khẩu của quân cần
vương nhà Lê. Quân Lê tan vỡ, Hoàng Phùng Tứ bỏ chạy.


Quân Quang Trung thần tốc tiến lên bắt gọn đám quân Thanh do thám
và tiêu diệt các đồn bắc sông Nguyệt Quyết và đồn Nhật Tảo (Duy Tiên). Do
đạo quân Tây Sơn hành quân nhanh và các đám quân do thám bị bắt, quân
Thanh từ Hà Hồi tới Thăng Long khơng biết gì về cử động của quân Tây
Sơn.


Quang Trung cho quân vây chặt đồn rồi sai bắc loa kêu gọi quân
Thanh đầu hàng. Quân Thanh bị bất ngờ trước sự áp sát quá nhanh của quân
Tây Sơn, không kịp kháng cự, đều ra hàng.


Ngày 4 tháng giêng, Quang Trung tiến đến đồn Ngọc Hồi. Hứa Thế
Hanh ở đây nghe tin đồn Hà Hồi bị diệt vội báo về Thăng Long. Tôn Sĩ
Nghị vội điều Thang Hùng Nghiệp mang quân ra tăng viện, lại đặc sai 20 kỵ
binh phải thay nhau chạy đi chạy lại báo cáo tình hình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

báo cáo của kỵ binh cũng bị hút vào đồn Ngọc Hồi mà không nhận ra nguy
cơ từ cánh quân của đô đốc Long. Ngày 3 tháng giêng, quân Tây Sơn tiến
đến Hà Hồi cách Thăng Long khoảng 20 km.



Khi Quang Trung diễu võ ngồi đồn Ngọc Hồi, đơ đốc Long đang trên
đường bắc tiến hướng đến Sơn Tây – nơi có đạo qn Vân Q của Ơ Đại
Kinh – thì bất thần rẽ sang làng Nhân Mục nay thuộc xã Nhân Chính và
Khương Đình và nửa đêm bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng của Sầm
Nghi Đống.


Các đội voi của Tây Sơn đều có đại bác trên lưng nã vào đồn. Quân
Thanh bị đánh bất ngờ trong đêm tối, chết rất nhiều, tan vỡ bỏ chạy. Sầm
Nghi Đống thấy không thể giữ được đồn bèn tự sát trên đài chỉ huy ở Loa
Sơn (Khu vực phố chùa Bộc – Hà Nội hiện nay). Nhà thơ đương thời Ngô
Ngọc Du đã làm bài thơ Loa Sơn điếu cổ có câu:


<i>Thánh Nam thập nhị kình nghê quán</i>
<i>Chiến điệu anh hùng đại võ công</i>


Khu vực Khương Thượng và xung quanh, do xác quân Thanh chết
quá nhiều, sau chất thành 12 gò cao, có đa mọc um tùm gọi là Gị Đống Đa.
Trận diệt đồn Khương Thượng cũng còn gọi là trận Đống Đa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Tôn Sĩ Nghị vội vàng tháo chạy. Các tài liệu cũ đều mô tả cảnh hỗn
loạn của qn Thanh. Hồng Lê nhất thống chí viết:


<i>“Nghị lên ngựa khơng kịp đóng n, qn sĩ các doanh nghe tin đều</i>
<i>hoảng hốt tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô nhau</i>
<i>rơi xuống nước mà chết... Lát sau cầu lại đứt, qn lính bị rơi xuống</i>
<i>nước, sơng Nhị Hà bị tắc khơng chảy được...”</i>


<i>Đại Nam chính biên liệt truyện</i> viết:



<i>“Tơn Sĩ Nghị đóng trên bãi cát, được tin bại trận vội vàng cưỡi ngựa</i>
<i>một mình chạy về bắc. Tướng sĩ thấy vậy tranh nhau qua cầu mà</i>
<i>chạy, cầu đứt, lăn cả xuống sông, chết đến vài vạn người, làm cho</i>
<i>nước sông không chảy được.”</i>


Lê Duy Kỳ được tin Sĩ Nghị đã bỏ chạy, vội dắt gia quyến chạy theo,
ra đến bờ sơng thì cầu đã gãy, phải men theo bờ sơng phía Nghi Tàm, lấy
được chiếc thuyền đánh cá chèo sang được bên kia sông Hồng. Em Duy Kỳ
là Duy Chi được sai giữ cửa ô Yên Hoa (Tức Yên Phụ ngày nay) thấy Duy
Kỳ đã chạy, cũng bỏ chạy lên Tuyên Quang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Mờ sáng mùng 5, 100 voi chiến Tây Sơn tiến lên. Ngựa quân Thanh
sợ voi lui lại, giẫm lên nhau, lùi về đồn. Quân Thanh không dám ra nữa, cố
thủ trong đồn bắn ra. Quang Trung chia tượng binh làm hai cánh, một cánh
vịng qua sau đồn Ngọc Hồi, đóng phía đơng đê Yên Duyên để chặn đường
địch rút; cánh kia dùng mộc tẩm rơm ướt tiến lên hãm đồn. Đại bác quân
Thanh bị vô hiệu lực. Quân Tây Sơn tiến vào đồn hỗn chiến. Quân Thanh
không chống nổi chạy tản ra tứ phía, lại giẫm phải địa lơi chính mình đặt từ
trước nên bị chết rất nhiều. Đồn Ngọc Hồi bị quân Tây Sơn thiêu cháy.


Quân Thanh từ đồn Ngọc Hồi chạy tới đê Yên Duyên, trông thấy phục
binh Tây Sơn chặn đánh, phải chạy theo đường Vịnh Kiều trốn về Thăng
Long. Nhưng chạy tới nửa đường thì gặp cánh quân đô đốc Bảo đánh tới từ
làng Đại Áng. Quân Thanh phải chạy lên làng Quỳnh Đô định trốn vào đầm
Mực. Quân đô đốc Bảo tiến vào đầm Mực tiêu diệt tồn bộ qn Thanh cịn
lại chạy từ Ngọc Hồi về đây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Như vậy toàn bộ hệ thống đồn do Tơn Sĩ Nghị thiết lập để phịng thủ
ở nam Thăng Long đều bị quân Tây Sơn tiêu diệt. Các tướng Hứa Thế Hanh,
Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng đều tử trận.



Cũng theo <i>Thánh vũ ký</i>, đạo quân Vân Nam – Quý châu đóng ở Sơn
Tây được tin các đồn thất thủ, tướng Ơ Đại Kinh khơng giao chiến trận nào
đã bỏ chạy, nhờ tướng người Việt là Hoàng Văn Đồng dẫn đường chạy về
Trung Quốc.


Chiều mồng 5 tết, Quang Trung và đô đốc Bảo tiến vào Thăng Long
trong sự chào đón của nhân dân, đơ đốc Long ra đón rước vào thành. Áo bào
của Quang Trung sạm màu khói súng.


Trên đường tháo chạy, Tơn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô
đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh ở Hải Dương và Phượng Nhãn, tơi tả
chạy về, bỏ lại cả quân ấn, kỳ bài, sắc thư. Trần Nguyên Nhiếp là bí thư dưới
quyền Nghị sau này mô tả: <i>Sĩ Nghị cùng Nguyên Nhiếp đi lạc lối, quanh co</i>
<i>nhiều chỗ, bị đói khát 7 ngày đêm mới tới ải Nam Quan</i>. Quân Thanh kịp
theo Nghị qua bên kia biên giới chỉ có khoảng 50 người.


Lê Duy Kỳ vội chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây
Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Nghị và
Duy Kỳ mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm
cho suốt vài chục dặm không có người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Trung đã hẹn với ba quân mồng 7 vào ăn tết ở Thăng Long nhưng chỉ đến
mồng 5, quân Tây Sơn đã khải hoàn ở kinh thành.


Chiến thắng Đống Đa giữa trưa mồng 5 tết Kỷ Dậu


Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời, đã ghi lại khơng khí tưng
bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó của Tây Sơn trong một bài thơ:



<i>Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng</i>
<i>Quân vua một giận oai bốn phương</i>
<i>Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,</i>
<i>Như trên trời xuống dám ai đương</i>
<i>Một trận rồng lửa giặc tan tành,</i>
<i>Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh</i>
<i>Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,</i>


<i>Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh</i>
<i>Mây tạnh mù tan trời lại sáng</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Quân lính trở về sau trận chiến


Sau cuộc chiến, Quang Trung ra lệnh thu nạp và nuôi dưỡng hàng vạn
tù binh Mãn Thanh. Ông sai thu nhặt xương cốt qn Thanh tử trận, chơn
thành những gị đống, lập đàn cúng tế và sai Vũ Huy Tấn soạn văn tế, biểu
thị sự thương xót với những quân, dân Trung Quốc chết xa nhà. Bài văn có
đoạn:


<i>Nay ta</i>


<i>Sai thu nhặt xương cốt chơn vùi</i>
<i>Bảo lập đàn bên sơng cúng tế</i>


<i>Lịng ta thương chẳng kể người phương Bắc</i>
<i>Xuất của kho mà đắp điếm đống xương khô</i>


<i>Hồn các ngươi không vơ vẩn ở trời nam, hãy lên đường mà quay về</i>
<i>nơi hương chí</i>



<i>Nên kính ngưỡng ta đây là chủ, chan chứa lịng thành</i>
<i>Nhưng mong sao đáp lại đạo trời, dạt dào lẽ sống</i>[24]<sub>.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Việt Nam như Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng đánh giá là chiến
công oanh liệt nhất của hoàng đế bách chiến bách thắng Nguyễn Huệ. Chiến
thắng này đã chặn đứng ý định xâm chiếm Đại Việt của nhà Thanh dưới thời
Càn Long thịnh trị.


Hành quân thần tốc, hạ chớp nhoáng liên tiếp gần 10 đồn, tiêu diệt
quân địch đông hơn (theo sử Việt Nam) từ cường quốc phương bắc. Tất cả
chỉ diễn ra trong 6 ngày. Yếu tố bất ngờ trong chiến thuật của Quang Trung
luôn khiến quân Thanh lâm vào thế bị động. Bất ngờ chiến lược mà ông
giành được là đánh địch ở không gian và thời gian do mình lựa chọn[26]<sub>.</sub>


Đầu tiên là việc ra quân thần tốc. Tôn Sĩ Nghị ban đầu yên tâm với hệ
thống đồn phòng thủ liên tiếp nương tựa nhau, định cho quân nghỉ ngơi tới
mồng 6 ra quân đánh Tây Sơn. Nhưng Tây Sơn hành quân quá nhanh tới
Tam Điệp ngay từ trước Tết nguyên đán buộc Nghị phải thay đổi kế hoạch.
Từ chủ định tấn công, Nghị khơng kịp điều qn thực hiện ý định đó mà
phải phòng thủ chờ quân Tây Sơn đến..


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Theo sách của Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng thì mũi tên
bay rất nhanh, từng xuyên thủng liên tiếp các rào cản thì bất chợt dừng lại
trước đồn Ngọc Hồi[28]<sub>. Quang Trung bất ngờ hỗn binh khơng đánh, chỉ phô</sub>
trương thanh thế cho đạo quân của đô đốc Long, tưởng như sẽ đánh thẳng
vào đạo quân Vân Q của Ơ Đại Kinh ở Sơn Tây thì lại rẽ bước ngoặt
quyết định vào đồn Khương Thượng - sườn tây Thăng Long - chỗ Tôn Sĩ
Nghị không ngờ đến. Cuộc tập kích của đơ đốc Long bất ngờ và mạnh mẽ
tới mức khi đồn Ngọc Hồi – lá chắn tin tưởng nhất của Nghị - chưa mất,
Nghị đã bỏ chạy. Việc qn đơ đốc Long tung hồnh trong kinh thành khiến


đồn Ngọc Hồi dù kiên cố song quân Thanh ở đó cũng giảm nhiều nhuệ khí
khi kinh thành sau lưng đã bị hạ - khơng cịn được che chắn và tiếp viện từ
đại doanh của chủ sối họ Tơn. Mục tiêu trước mắt đạo quân chủ lực của
Quang Trung, chỉ sau 1 hơm, lại khơng cịn là trở ngại lớn như ban đầu nữa.
Đó mới là lúc ơng thúc quân đánh chiếm đồn.


Như vậy là đạo quân chủ lực tác chiến nhiều nhất lại không phải là
đạo quân đâm nhát kiếm quyết định vào quân Thanh để giải phóng Thăng
Long. Đại doanh tan vỡ, chủ sối Tơn Sĩ Nghị bỏ chạy khiến quân Vân Quý
không đánh phải tự rút. Trường hợp này tương tự như đạo quân Vân Nam
của Mộc Thanh tháo chạy trong khởi nghĩa Lam Sơn, khi đạo quân chủ lực
của Liễu Thăng đã bị diệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Gò Đống Đa mùa xuân năm Kỷ Dậu


Trận Ngọc Hồi - Đống Đa chấm dứt sự tồn tại của nhà Hậu Lê. Lê
Duy Kỳ chạy sang lưu vong rồi chết ở Yên Kinh. Vua Tây Sơn – hồng đế
Quang Trung sau đó khơng lâu chính thức được nhà Thanh cơng nhận, trở
thành người cai quản Bắc Hà. Chiến thắng này cũng đánh dấu bước phát
triển cực thịnh – dù không dài - của nhà Tây Sơn.




</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>Hồ Hoàn Kiếm</b> hay <b>hồ</b>
<b>Gươm</b> là một hồ nước
ngọt nằm giữa thủ đô Hà
Nội. Tên hồ cũng được
đặt cho một quận của Hà
Nội, Quận Hoàn Kiếm.
Cách đây khoảng 6 thế


kỷ, hồ Gươm gồm hai
phần chạy dài từ phố
Hàng Đào, qua Hai Bà
Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ
quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là <b>hồ Lục Thuỷ</b>.


Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn
liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của
cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh
(1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi
nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hố) có mị được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt
được một cái chi ở ruộng cày. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt
thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đơ ở Thăng
Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con
rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về
phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có
tên gọi mới là hồ Hồn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Sách Lam Sơn thực lục<i> của Nguyễn Trãi chép:</i>


<i>Khi ấy Lê Lợi cùng người ở trại Mục-sơn là Lê</i>
<i>Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm</i>
<i>nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma-viện, đêm thấy</i>
<i>đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài</i>
<i>suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một</i>
<i>mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ</i>
<i>tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha</i>
<i>mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh</i>
<i>sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi:</i>



- <i>Sắt nào đây?</i>
<i>Thận nói:</i>


- <i>Đêm trước quăng chài bắt được.</i>


<i>Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ,</i>
<i>mài cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi".</i>


<i>Lại một hơm, nhà vua ra ngồi cửa, thấy một cái chi gươm đã mài-dũa</i>
<i>thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng:</i>


- <i>Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!</i>


<i>Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chi, thành ra một chiếc gươm hồn</i>
<i>chỉnh.</i>


<i>Tới hơm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm ngày mai, hồng hậu ra trông</i>
<i>vườn cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng</i>
<i>hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận</i>
<i>Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy</i>
<i>là của trời cho, lịng lấy làm mừng, giấu giếm khơng nói ra.</i>


<i>Truyền thuyết kể tiếp rằng, sau Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm</i>
<i>chiến đấu, xơng pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân</i>
<i>Minh, lên làm vua</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i>Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân.</i>
<i>Ra giữa hồ, có Rùa Vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi</i>
<i>to:</i>



<i>- Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!</i>


<i>Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất.</i>


<i>Từ đó hồ Thủy Quân được đặt tên là <b>Hồ Hồn Kiếm</b>.</i>


Có thuyết khác nói khác về truyện trả gươm. Đại ý khi thuyền của vua
ra giữa hồ thì rùa vàng chắn trước. Vua Lê rút gươm chỉ vào Rùa Vàng, Rùa
Vàng liền đớp lấy gươm của vua mà bơi đi. Vua Lê sai tát cạn hồ Thủy
Qn để tìm lại gươm báu nhưng khơng thấy rùa đâu.


Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân
nên có lúc được gọi là <b>hồ Thuỷ Quân</b>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Cầu Thê Húc dẫn vào Đền Ngọc Sơn Tháp Rùa


Hồ Hoàn Kiếm được du khách cho là một thắng cảnh của Hà Nội.
Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có
đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ cịn có những di tích lịch sử khác như tượng
vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông
Kinh Nghĩa Thục, Tháp Hịa Phong... bên cạnh những cơng trình kiến trúc
hiện đại. Toà nhà Bưu điện với tháp đồng hồ cổ kính in bóng hồ Gươm đã đi
vào lịng nhiều người dân Hà Nội.


Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập
thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm
quanh hồ là <i>Bờ Hồ</i>.


Tháp Bút (hay là bút tháp) nằm ở cạnh hồ, đối với đài nghiên nằm ở
bờ hồ. Mỗi ngày, bóng của Tháp bút ngả xuống chấm mực trong đài nghiên,


tạo thành một biểu tượng rất đẹp cho học vấn: "Tháp Bút - đài nghiên - đề
thơ lên trời xanh"


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>



Tiêu bản một con rùa Hồ Gươm lưu giữ trong Đền Ngọc Sơn


Ngày trước rùa sống trong lòng Hồ Gươm rất hiếm khi nổi lên mặt
nước, truyền rằng mỗi lần rùa nổi đều liên quan đến việc quốc gia đại sự.
Nhưng thời gian gần đây rùa nổi lên nhiều hơn, có lẽ vì nước hồ ơ nhiễm
nên rùa phải thường xuyên nổi lên để thở. Trong đền Ngọc Sơn có trưng bày
xác một con rùa già đã chết của hồ. Hình ảnh của rùa cũng gắn liền với hồ,
thông qua tên gọi tháp Rùa ở giữa hồ và truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho
thần Kim Quy, một truyền thuyết mang lại tên gọi cho bản thân hồ. Các nhà
khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra được chính xác phân loại
của rùa Hồ Gươm.


<i>Truyền thuyết về hồ Gươm</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận.
Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên,
chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi
thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt ln xuống
nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.


Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt
vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần
thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi
lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên: Ha ha! Một lưỡi gươm!



Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng
hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người
tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hơm đó tự nhiên sáng
rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ "Thuận
Thiên" khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn khơng biết đó là
báu vật.


Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người
một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên
ngọn cây đa. Ơng trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ
đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.


Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê
Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi
đem tra gươm vào chi thì vừa như in.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi
nguyện đem xương thịt của mình theo minh cơng, cùng với thanh gươm thần
này để báo đền Tổ quốc!


Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi,
thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía.
Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước
mà xông xáo đi tìm giặc. Họ khơng phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã
có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã
mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc khơng cịn bóng một tên giặc
trên đất nước.


Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm
vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp


đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền
rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi
mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy
lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ
người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt
nước và nói: "Xin bệ hạ hồn gươm lại cho Long Quân!".


Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng
đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước,
người ta vẫn cịn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i>Câu 4: Các bia tiến sĩ ở văn miếu Quốc Tử Giám được dựng vào những</i>
<i>khoảng thời gian nào? Có hình ảnh, tư liệu minh họa.</i>


<b>1.</b> Bia Tiến sĩ khoa
Nhâm Tuất (1442) là
tấm bia đầu tiên được
dựng và cũng là tấm
bia cho biết đầy đủ
nhất các vị trí quan
trường với đoạn văn:
“Đề điệu là Thượng
thư Tả Bộc xạ Lê Văn
Linh, Giám thí là Ngự
sử đài Thị Ngự sử
Triệu Thái, cùng các
quan Tuần xước, Thu quyển, Di phong, Đằng lục, Đối độc ai nấy đều kính
cẩn thi hành cơng việc”.


Theo đó thì Đề điệu chính là Chánh chủ khảo, phụ trách việc kiểm


soát trường thi, Giám thí là Phó chủ khảo các trường thi Hương, thi Hội.
Tuần xước là người đứng đầu các quan giám thị ghi ký hiệu lên quyển thi,
niêm phong hòm đựng quyển tại các trường thi.


Thu quyển là người phụ trách thu bài thi của thí sinh. Di phong là
người rọc phách bài thi. Đằng lục là người sao chép bài thi của thí sinh (thời
xưa chấm điểm ở bản sao này chứ khơng chấm trực tiếp vào bài thi chính).
Đối độc là người đọc đối chiếu giữa bài thi bản gốc và bản sao soát lại, đối
chiếu quyển văn của thí sinh trước khi đưa đi chấm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

giáp Tiến sĩ cập đệ vẫn có đủ 3 người đỗ, nhưng khơng có ai đoạt học vị
Trạng ngun mà có 1 người đỗ Bảng nhãn là Lê Quảng Chí và 2 người đỗ
Thám hoa là Trần Bích Hồnh và Lê Ninh


<b>3.</b> Bia Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1502) là tấm bia duy nhất có khắc hai
thời điểm dựng bia. Theo nội dung trên bia thì thi Đình tổ chức vào mùa
xuân (trên bia không ghi rõ ngày tháng) và được dựng ngay sau đó.


Trên bia sau phần nội dung bài ký có khắc dịng chữ: “Bia dựng ngày
10 tháng 11 niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502)”, sau đó là đến danh sách
các vị đỗ khoa này và cuối cùng lại có dịng chữ: “Bia dựng lại ngày 15
tháng 9 niên hiệu Đại Chính năm thứ 7 (1536)”.


Các nhà nghiên cứu cho rằng ở trên đã ghi bia dựng ngày 10 tháng 11
niên hiệu Cảnh Thống 5 (1502), nhưng có thể năm ấy chỉ mới viết bài ký mà
chưa thực sự khắc chữ và khắc bia hoặc bia đã được dựng nhưng do nguyên
nhân nào đó mà bị hạ xuống. Mãi đến đầu triều Mạc mới đem bài ký đã viết
trước ra khắc thành bia như đã ghi ở dịng cuối bia hoặc cũng có thể lúc đó
mới cho tìm lại bia cũ để dựng lại và khắc thêm dòng chữ về sự kiện này
theo niên hiệu của năm đó: “Mạc Đại Chính thất niên cửu nguyệt thập ngũ


trùng lập” (Nhà Mạc, niên hiệu Đại Chính thứ 7, tháng 9 ngày 15 dựng lần
thứ 2).


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

thư giám Chính tự Tư chính khanh họ Vũ vâng sắc viết chữ. Thông chương
đại phu kim quang môn đãi chiếu tư chính khanh họ Nguyễn vâng sắc khắc
chữ”.


Tấm bia này cịn có một điểm độc đáo khác, nó là tấm bia ghi tên các
vị đỗ tiến sĩ trong khoa thi được tổ chức dưới triều vua Lê Chiêu Tông,
nhưng thời gian và niên hiệu trên bia lại khắc là: “Bia dựng ngày 5 tháng
giêng niên hiệu Đại Chính thứ 7”, tức năm Bính Thân (1536) và niên hiệu
đó là niên hiệu của vua Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh).


<b>5. </b>Bia Tiến sĩ khoa Kỷ Sửu (1529) là tấm bia duy nhất có 2 người
cùng soạn bài văn ký, phần cuối bia cho biết: “Đồng đức công thần Đặc tiến
Kim tử Vinh lộc đại phu Lễ bộ Thượng thư Thái tử Thái bảo Đông các Đại
học sĩ Thiếu bảo Thơng Quận cơng thượng trụ quốc Nguyễn Thì Ung cùng
Phụng trực đại phu Đơng các Hiệu thư Tư chính Thượng khanh Nguyễn Cư
Nhân vâng sắc soạn”. Đây cũng là tấm bia tiến sĩ duy nhất của nhà Mạc.


<b>6. </b>Bia Tiến sĩ khoa Qúy Sửu (1613) là tấm bia duy nhất cho biết cụ
thể về chiếc đai của tân khoa. Theo lệ, người đỗ đại khoa được nhà vua ban
cho áo mão, cân đai, phẩm phục triều đình. Theo một số văn bia cho biết, áo
là áo bằng gấm có màu xanh, cịn đai thì ghi chung chung là “đai thơm”;
riêng bia Tiến sĩ khoa Qúy Sửu cho biết thông tin thú vị, đó là đai được gọi
là “tê đái”, tức vịng đai có nạm sừng tê giác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Đến năm Thiệu Bình thứ 13 mới bắt đầu đặt khoa Tiến sĩ, năm Kiến Trung
thứ 8 (1232) mới định ra cấp bậc tam giáp. Nhưng định lệ nhất quán, quy
cách chặt chẽ thì phải đến năm Long Hưng thứ 12 về sau mới thật đầy đủ”.



Ở đây có một vài điều nghi vấn: Mạch văn đoạn này đang nói về thời
Lý-Trần, như năm Kiến Trung thứ 8 (1232) định cấp bậc tam giáp, thì điều
đó đúng, sử có ghi và các tài liệu chuyên khảo khoa cử cũng khẳng định.
Nhưng ghi là năm “Thiệu Bình thứ 13” thì khơng giải thích được, vì thời
khơng có vị vua nào thời Lý - Trần đặt niên hiệu Thiệu Bình.


Niên hiệu Thiệu Bình chỉ có 1 lần ở triều Lê (đời Lê Thái Tơng) và
tồn tại 6 năm chứ khơng có năm thứ 13. Lại nói đó là lần đầu tiên có khoa
thi Tiến sĩ thì điều đó khơng có một cứ liệu nào chứng minh và cũng không
một sử sách nào ghi chép. Tiếp đến là niên hiệu “Long Hưng”, trong lịch sử
Việt Nam khơng có vị vua nào đặt niên hiệu này.


Nếu giả thiết do người thợ khắc ngược thứ tự thành Hưng Long thì là
niên hiệu Hưng Long (1293-1314) đời Trần Anh Tông. Khoa thi năm Hưng
Long thứ 12 (1304) là có đặc điểm đáng nói, là khoa này vua ban thêm danh
hiệu Hoàng giáp để chỉ những người đỗ hàng Đệ nhị giáp. Không hiểu do
nguyên nhân nào đã gây nên sự nhầm lẫn này mặc dù nội dung bia do một
đại thần danh tiếng là Nguyễn Qúy Ân soạn và chính cha ơng (Nguyễn Qúy
Đức) là người kiểm duyệt lại nội dung bài bia ký đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Mỹ, Hưng Yên). Nội dung bia ghi “nhập tịch phường Báo Thiên, huyện Thọ
Xương” (nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).


<b>9.</b> Bia Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1760) là tấm bia duy nhất được dựng
ngay sau khi thi Hội. Theo nội dung bia cho biết thi mùa xuân tháng 2 thi
Hội, sang tháng 3 thi Đình, tuy nhiên phần cuối văn bia lại khắc dòng chữ:
“Bia dựng tháng 2 mùa xuân niên hiệu Cảnh Hưng thứ 21(1760)”. Như vậy
có thể bia này dựng ngay sau khi thi Hội tổ chức xong chứ khơng chờ đến
khi thi Đình kết thúc mới dựng như các khoa thi khác.



<b>10. </b>Bia Tiến sĩ khoa Kỷ Hợi (1779) là tấm bia duy nhất khắc tên


những người đỗ Tiến sĩ Thịnh khoa. Thịnh khoa là một dạng khoa thi đặc
biệt do vua đặt ra không theo lệ 3 năm tổ chức một lần, nó gần giống các
khoa thi đột xuất khác như Chế khoa, Cát sĩ, Hoành từ, Sĩ vọng… Bên cạnh
các khoa thi chính thức, việc mở các khoa thi ngoại lệ này nhằm tuyển lấy
những người tài giỏi bị bỏ sót.


Đây cịn là tấm bia Tiến sĩ cuối cùng được dựng ở Văn Miếu-Quốc Tử
Giám, thời điểm đó là vào “ngày tốt, tháng giữa đông, năm Canh Tý niên
hiệu Cảnh Hưng thứ 41 (1780)”. Nó cũng là tấm bia duy nhất cho biết cụ thể
một số người thi ở đâu, đỗ thế nào, xếp thứ mấy, từng làm chức gì…


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

lâm viện Hiệu thảo, kiêm Quốc sử Toản tu, thi đỗ năm 40 tuổi. Trường hai,
trường bốn và ứng chế đều đỗ đầu”.


Hay như Hoàng Quốc Trân, người xã Nam Chân, huyện Nam Chân,
phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Nam Trực, Nam Định),
là “giám sinh, thi ở Bộ Lễ và thi Chế đều đỗ thứ 3, đỗ năm 29 tuổi”.


<i>Câu 5: Anh chị hãy trình bày cảm tưởng một chặng đường lịch sử ( về</i>
<i>chính trị - xã hội, về kinh tế, về văn hóa – giáo dục, về quân sự của một triều</i>
<i>đại) Thăng Long - Hà Nội: Thời Nhà Lý hoặc Thời Trần; Thời Lê; Thời</i>
<i>Mạc – Lê Trung Hưng; thời Tây Sơn( Không quá 1000 chữ).</i>


<i><b>Thời Trần</b></i>


Thăng Long, Kinh đô 1000 năm!



Nơi mà đất trời, sông núi, con người và vạn vật như giao thoa vào
nhau, hoà quyện vào nhau: tạo thành một vùng đất thiêng liêng, hào hùng
của dân tộc Việt. Để từ đây, biết bao áng thiêng hùng ca đã được viết nên từ
vùng đất huyền thoại này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

lòng tin của người Việt để có thể đương đầu với những cơn sóng lớn tiếp
theo


.




Đền Trần Súng thần công


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>


Quốc Học Viện


Để rồi, không biết có phải do tơi đang sống trong những giây phút
thiêng liêng của lịch sử, khi Thăng Long – thành phố huyền thoại tròn 1000
năm tuổi, khiến bất kỳ ai mang trong mình dịng máu Hùng Vương cũng
cảm thấy nao nao khó tả. Những con phố cổ như xinh tươi lộng lẫy trong
ánh đèn. Với nhiều hơn những trai thanh nữ tú sóng bước bên nhau đi chơi
hội, những góc phố nhỏ với hàng trà đá đặc trưng đất Hà Thành như nhộn
nhịp hơn…bao nhiêu thứ ấy cứ hoà quyện đến nơi mà truyền thuyết và
huyền thoại cứ xen lẫn vào nhau, khiến cho bất kỳ ai mang trong mình dịng
máu Việt cũng bồi hồi khi thốt lên hai tiếng Thăng Long!


Mỗi lần nghĩ về Thăng Long – Hà Nội, những câu chuyện lan man về
nơi đây cứ kéo tôi đi từ ký ức này đến ký ức khác trong suốt q trình lịch
sử tồn tại. Trong lịng Hà Nội ln ẩn chứa trong mình những khúc bi ca của


một thời nước mắt. Nhưng dường như đó cũng chính là bệ phóng của những
khúc hùng ca mà những cung bậc của nó đã làm rạng danh dân tộc Việt.
Như một lời khẳng định hùng hồn về sự tồn tại của một dân tộc anh hùng.


Ôi Thăng Long! Mảnh đất mến thương, mảnh đất mà thi tướng Huỳnh
Văn Nghệ đã gởi vào đây biết bao tình cảm:


“Từ thủơ mang gươm đi mở nước


Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long…”


Thăng Long - Rồng bay: sẽ bay cao, cao mãi, cao mãi cùng dân tộc
Việt, đất trời Việt!!!


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Photo hảo hảo, 60 trần văn ơn tx THỦ DẦU MỘT
IM MẦU, SCAN, PHOTO MẦU.


</div>

<!--links-->
<a href=' /><a href=' /> Truyen thong VH-LS 1000 nam Thang Long - Ha Noi
  • 81
  • 447
  • 1
  • ×