Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.26 KB, 18 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH
1.1. Khái quát chung về BHXH
1.1.1. Khái niệm BHXH
Nhu cầu của con người là luôn vận động và phát triển theo chiều hướng
ngày càng được nâng lên. Khi xã hội phát triển, con người có xu hướng mong
muốn đảm bảo an toàn cho cuộc sống của mình trước những rủi ro. Có thể nói
nhu cầu an toàn của loài người là nhu cầu vĩnh cửu. Xuất phát từ nhu cầu thiết
thực này, bảo hiểm ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài
người.
Trải qua một quá trình phát dài, hiện nay BHXH đã trở thành một chính
sách lớn của Đảng và nhà nước ta, được quy định rõ trong Hiến pháp, nhằm góp
phần ổn định chính sách cho NLĐ và gia đình của họ khi không may gặp rủi ro.
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, BHXH được nghiên cứu dưới nhiều góc độ
khác nhau như: góc độ tài chính, pháp luật,…Vì vậy, có thể có nhiều định nghĩa
khác nhau về BHXH. Tuy xuất phát ở nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau,
nhưng các khái niệm, định nghĩa về BHXH đều xem xét BHXH là một hình
thức bảo hiểm mang tính xã hội, hoạt động phi lợi nhuận, có sự hỗ trợ của nhà
nước, chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ thu nhập cho NLĐ và an toàn xã hội.
Một trong những khái niệm về BHXH đáng chú ý hơn cả và được xem là
phù hợp với hệ thống BHXH ở nước ta là khái niệm BHXH theo góc độ pháp
luật được quy định cụ thể trong Điều 3 Luật BHXH năm 2006 của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: “BHXH là sự bảo đảm,
thay thế, bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
do ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết,
trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”.
Như vậy, phát sinh từ những nhu cầu của NLĐ và an toàn xã hội, BHXH
đã trở thành phương thức dự phòng để khắc phục hậu quả của các rủi ro xã hội,
đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong xã hội, đồng thời tạo động lực hữu
hiệu để phát triển kinh tế.
1.1.2. Vai trò của BHXH đối với đời sống kinh tế xã hội
Trong điều kiện phát triền nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN


hiện nay, BHXH càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công tác
xã hội và phát triển xã hội một cách bền vững. Nó giữ vai trò quan trọng không
chỉ đối với NLĐ mà còn có ý nghĩa to lớn đối với tổ chức SDLĐ và toàn xã hội,
cụ thể:
1.1.2.1. Đối với người lao động
BHXH được hình thành và phát triển chủ yếu là nhằm đảm bảo chính
sách cho NLĐ và người thân của họ khi gặp phải những khó khăn, làm giảm
hoặc mất một phần thu nhập. Do đó, BHXH có vai trò vô cùng quan trọng đối
với đối tượng này. BHXH không chỉ là quyền lợi cho NLĐ mà nó còn thể hiện
trách nhiệm của NLĐ đối với xã hội. Một mặt, BHXH tạo điều kiện cho NLĐ
nhận được sự tương trợ của cộng đồng, xã hội khi ốm đau, thai sản,… Mặt
khác, cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những
khó khăn của các thành viên khác trong cộng đồng, khắc phục hậu quả và khống
chế rủi ro trong lao động ở mức độ cần thiết.
Khi tham gia vào hệ thống BHXH, việc chi dùng cá nhân của NLĐ được
nâng cao hiệu quả cho họ tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, đều đặn hàng
tháng để chi dùng khi già cả, mất sức lao động… Đây không chỉ là nguồn hỗ trợ
về vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn đối với mỗi cá nhân khi
gặp khó khăn, giúp họ ổn định về mặt tâm lý, ổn định chính sách cho bản thân
và gia đình khi gặp bất trắc. Khi đã có một chỗ dựa vững chắc, NLĐ sẽ cảm
giác yên tâm hơn trong cuộc sống lao động, làm việc hết sức mình để nâng cao
năng suất lao động.
1.1.2.2. Đối với tổ chức sử dụng lao động
BHXH ngoài việc mang lại các lợi ích thiết thực cho NLĐ, nó còn giúp
cho các tổ chức SDLĐ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua việc
phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lý. Bởi vì, nếu không có BHXH,
người SDLĐ sẽ trả tiền BHXH cùng tiền lương hàng tháng cho NLĐ để họ tự
quản lý và sử dụng nguồn tiền vào các mục đích khác nhau, không phải lúc nào
cũng mang lại hiệu quả như mong đợi. Đặc biệt, khi NLĐ không may bị ốm
đau, tai nạn lao động… không có khoản tiền tiết kiệm, dự phòng để chi dùng

cuộc sống của họ bị ảnh hưởng dẫn đến chất lượng lao động cũng bị ảnh hưởng
theo. Vì vậy, qua việc phân phối chi phí cho NLĐ hợp lý, BHXH góp phần làm
cho quá trình sản xuất kinh doanh được ổn định, hoạt động liên tục và hiệu quả,
tăng cường mối quan hệ bền chắc giữa các thành viên trong quan hệ lao động.
Mặt khác, BHXH tạo điều kiện để người SDLĐ có trách nhiệm với NLĐ
trong suốt cuộc đời NLĐ cho những đóng góp của họ đối với doanh nghiệp, làm
cho quan hệ lao động giữa chủ SDLĐ với NLĐ có tính nhân văn sâu sắc hơn.
Bên cạnh đó, BHXH còn giúp đơn vị SDLĐ ổn định nguồn chi ngay cả
khi có rủi ro không đáng có xảy ra. Nhờ đó mà các khoản chi phí được chủ động
hạch toán, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh mà
không bị phụ thuộc quá nhiều vào hoàn cảnh khách quan. Tuy nhiên, chính vì
những lợi ích mà BHXH mang lại cho đơn vị SDLĐ không phải là những lợi
ích trực tiếp nên nhiều doanh nghiệp, đơn vị SDLĐ chưa thực sự coi trọng và có
nhận thức đúng đắn về vai trò của BHXH.
1.1.2.3. Đối với xã hội
BHXH là một chính sách xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta coi
trọng. Bởi đúng như tên gọi đã phản ánh, BHXH không chỉ có vai trò quan
trọng đối với NLĐ và người SDLĐ mà nó còn có những vai trò xã hội to lớn
như:
Tạo ra một cơ chế chia sẻ rõ ràng, để nâng cao tính cộng đồng xã hội,
củng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội. Tuy
không nhằm mục đích sinh lợi, kinh doanh nhưng BHXH được xem như một
công cụ phân phối, sử dụng nguồn quỹ dự phòng hiệu quả nhất cho việc giảm
hậu quả rủi ro, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua hoạt động
BHXH, những rủi ro trong đời sống NLĐ được dàn trải theo nhiều chiều, tạo ra
khả năng giải quyết an toàn nhất, với chi phí thấp nhất.
BHXH vốn là trụ cột chính trong bốn trụ cột chính của hệ thống ASXH
của nhà nước ta hiện nay. Căn cứ vào mức độ bao phủ của chính sách BHXH
mà các nhà hoạch định chính sách xã hội sẽ thiết kế những mạng lưới an sinh
khác nhau. Do đó, phát triển BHXH chính là cơ sở để phát triển các bộ phận

khác nhau của hệ thống an sinh xã hội.
Có thể nói nhìn vào hệ thống BHXH của mỗi quốc gia có thể biết được
trình độ phát triển của quốc gia đó. Nếu kinh tế chậm phát triển, xã hội lạc hậu,
đời sống nhân dân thấp kém thì hệ thống BHXH cũng chậm phát triển ở mức
tương đối. Bởi vì, chỉ khi kinh tế phát triển, những nhu cầu cần thiết nhất được
đảm bảo thì người dân mới nghĩ đến nhu cầu cao hơn. Mặt khác, thông qua hệ
thống BHXH, trình độ tổ chức, quản lý rủi ro xã hội của nhà nước, trình độ văn
hóa của cộng đồng được nâng cao.
Ngoài ra, hệ thống BHXH cũng góp phần vào việc huy động vốn đầu tư,
làm cho thị trường tài chính phong phú và kinh tế phát triển. Do quỹ BHXH có
nguồn tiền nhàn rỗi được đem đi đầu tư đảm bảo an toàn và tăng trưởng quỹ,
mang lại lợi ích cho tất cả các chủ thể trong quan hệ BHXH.
Như vậy, vai trò của BHXH là rất lớn đối với NLĐ, người SDLĐ và toàn
xã hội. Đối với Việt Nam hiện nay, với chức năng của mình, BHXH đang là
một khâu không thể thiếu trong việc thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, góp phần vào ổn định và phát triển kinh
tế đất nước.
1.1.3. Quỹ BHXH
Bất kì một hoạt động kinh tế - xã hội nào muốn thực hiện được đều phải
có một nguồn tài chính riêng. Đối với hoạt động BHXH, quỹ BHXH được hiểu
là một quỹ tài chính độc lập, tập trung, được tồn tích dần từ sự đóng góp của các
bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác và được Nhà nước bảo
hộ; được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ theo quy định của pháp
luật BHXH [4]. Theo đó, quỹ BHXH bắt buộc ở Việt Nam được hình thành từ
các nguồn sau:
- Người SDLĐ đóng theo quy định hiện hành.
- NLĐ đóng theo quy định hiện hành.
- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH.
- Hỗ trợ của Nhà nước.
- Các nguồn thu hợp pháp khác.

Từ các nguồn thu này, quỹ BHXH sẽ được sử dụng vào các mục đích cụ
thể như:
- Chi trả các khoản trợ cấp BHXH cho NLĐ theo quy định của Luật
BHXH.
- Chi phí quản lý quỹ BHXH bao gồm: chi phí hành chính, chi lương,
khấu hao tài sản cố định và các khoản chi sự nghiệp khác theo quy định hiện
hành
- Chi khen thưởng người SDLĐ thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động,
phòng ngừa TNLĐ – BNN, chi dự phòng… theo quy định của Nhà nước.
- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định của Luật BHXH.
Hiện nay quỹ BHXH bắt buộc được chia thành ba thành phần đó là:
+ Quỹ ốm đau, thai sản.
+ Quỹ hưu trí, tử tuất.
+ Quỹ TNLĐ - BNN.
Quỹ BHXH bắt buộc ở nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tập trung,
tạo lập một quỹ tiền tệ chung. Do đó, vấn đề quản lý quỹ sao cho đảm bảo
quyền lợi của tất cả các thành viên tham gia đóng góp là rất quan trọng. Đặc
biệt, công tác quản lý thu BHXH hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập cần phải
giải quyết, có biện pháp xử lý triệt để. Vì vậy, không chỉ riêng ngành BHXH mà
các ban ngành liên quan cần có sự quam tâm đúng mức hơn với những thực
trạng này.
1.2. Vai trò của công tác quản lý thu BHXH
1.2.1. Khái niệm quản lý thu BHXH
Cũng như các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội khác, tổ chức BHXH
muốn tồn tại và phát triển phải có một tài chính riêng để chi dùng cho công tác
thực hiện chính sách, chế độ. Do đó, thu BHXH là nhân tố có tính chất quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của BHXH ở bất kì một quốc gia nào trên thế
giới.
Thu BHXH là việc nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối
tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tượng

được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với
thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm
mục đích bảo đảm cho các hoạt động BHXH.[5]
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy hiệu quả thu BHXH nói chung và
thu BHXH đối với hình thức bắt buộc nói riêng thường đạt được kết quả không
cao. Trong nền kinh tế nhiều thành phần như Việt Nam hiện nay, lợi ích của các
bên tham gia BHXH là khác nhau. Đơn vị SDLĐ thì luôn muốn tối đa hóa lợi
nhuận, tối thiểu hóa chi phí. Trong khi đó, NLĐ thì lại muốn đóng góp ít nhất
mà lại được hưởng nhiều nhất. Qũy BHXH là có hạn, để đảm bảo cho mọi hoạt
động được bền vững, cơ quan BHXH phải luôn tiến hành cân đối quỹ sao cho
hợp lý nhất. Chính những mâu thuẫn về lợi ích trên và có thể đảm bảo lợi ích
hợp pháp cũng như trách nhiệm của các bên tham gia cần phải có người trọng
tài là Nhà nước. Với chức năng cai trị, Nhà nước sẽ sử dụng quyền lực của mình
xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu và quản
lý thu BHXH.
Trước khi đi đến khái niệm công tác quản lý thu BHXH cần phải hiểu thế
nào là quản lý? Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý. Nhưng xét về mặt bản
chất, quản lý chính là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, kiểm
tra các chủ thể quản lý, các quá trình xã hội và hoạt động của con người để
chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra của tổ chức và
đúng với ý chí của nhà nước quản lý với chi phí thấp nhất.
Quản lý thu BHXH là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý để điều
chỉnh các hoạt động thu. Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống các biện
pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục tiêu thu đúng đối
tượng, thu đủ số lượng và không để thất thu tiền đóng BHXH, đảm bảo thời
gian theo quy định.[5]
1.2.2. Vai trò công tác quản lý thu BHXH
1.2.2.1 Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH
Hoạt động thu BHXH vốn có tính chất đặc thù khác với các hoạt động
khác đó là: đối tượng thu BHXH đa dạng, phức tạp, bao gồm nhiều thành phần

kinh tế khác nhau, độ tuổi, thu nhập và vị trí địa lý vùng miền cũng không thống
nhất. Do đó, nếu không có sự chỉ đạo thống nhất giữ các cấp quản lý thì hoạt
động thu BHXH sẽ không đạt được hiệu quả cao.
Hiện nay, ngành BHXH của nước ta được quản lý theo ngành dọc, hệ
thống đại lý bảo hiểm ở các xã cũng khá lớn. Thông qua công tác quản lý, quá
trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH giữa các cấp khác nhau được thống
nhất. Việc thống nhất giữa những người bị quản lý và người quản lý sẽ làm
giảm chi phí, tiền của và công sức cho các cơ quan BHXH.
Như vậy, thông qua hoạt động quản lý những nội dung quan trọng của
hoạt động thu BHXH được thống nhất về đối tượng thu, biểu mẫu, hồ sơ thu,
quy trình thu nộp BHXH… Đồng thời giúp cho cơ quan BHXH nắm chắc được
các nguồn thu, từ các đối tượng khác nhau để đưa ra các biện pháp nâng cao
hiệu quả các nguồn thu đó.
1.2.2.2. Đảm bảo thu BHXH ổn định, bền vững, hiệu quả
Thu BHXH có vai trò rất quan trọng trong việc cân đối quỹ BHXH. Tính
ổn định và bền vững, hiệu quả của hoạt động thu BHXH là một mục tiêu mà bất
kì một hệ thống BHXH của quốc gia nào cũng mong muốn đạt được. Bởi vì
BHXH là một phần quan trọng của hệ thống ASXH. Khi hoạt động thu BHXH
ổn định, bền vững và hiệu quả cũng có nghĩa là hệ thống an sinh xã hội được
đảm bảo, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để đạt được những
mục tiêu quan trọng này trong quá trình thu BHXH đòi hỏi phải đảm bảo một số
yếu tố nhất định. Với chức năng của mình, công tác quản lý thu BHXH sẽ đảm
bảo hoạt động thu BHXH ổn định, bền vững, hiệu quả thông qua:
Thứ nhất, công tác quản lý sẽ giúp định hướng công tác thu BHXH một
cách đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong
mỗi thời kì trên cơ sở xác định mục tiêu chung của hoạt động thu BHXH đó là:
thu đúng, thu đủ, thu không để thất thoát, từ đó hướng mọi nỗ lực cá nhân, tổ
chức vào mục tiêu chung đó.
Thứ hai, nhờ việc “chỉ huy” liên tục của người quản lý mà quá trình thu
BHXH với rất nhiều yếu tố phức tạp đã được tổ chức, điều hòa, phối hợp nhịp

nhàng, hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong hệ thống BHXH, giúp tăng
cường tính ổn định trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Thứ ba, công tác thu BHXH có thể tạo động lực cho mọi người trong tổ
chức BHXH. Do đó, trong vấn đề này, quản lý giữ vai trò đảm nhiệm, thông
qua công tác đánh giá sẽ khen thưởng cho các cá nhân, tổ chức thu BHXH có
thành tích tốt, đạt kết quả cao, đồng thời uốn nắn những sai lệch hoặc những
biểu hiện tiêu cực làm thất thoát quỹ BHXH, làm ảnh hưởng đến lợi ích của
người tham gia.
1.2.2.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu BHXH
Thu BHXH là một nội dung của tài chính BHXH mà thông thường bất kì
một hoạt động nào liên quan đến tài chính đều rất dễ mắc phải tình trạng thất
thoát, vô ý hoặc cố ý làm sai, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia,
không thể hiện ý nghĩa, tầm quan trọng của hệ thống BHXH. Mặt khác, quá
trình thực hiện thu BHXH được tiến hành theo ba cấp, nếu không có công tác
quản lý trong quá trình thu nộp sẽ dẫn đến quỹ BHXH bị thất thoát. Để giải
quyết mặt hạn chế này, người quản lý sẽ đảm nhiệm công tác kiểm tra, đánh giá
hoạt động thu BHXH một cách kịp thời và toàn diện, sát với thực tế, để có
những điều chỉnh kịp thời sau khi đánh giá.
Ngoài ra, công tác quản lý thu BHXH còn có vai trò to lớn trong việc tạo
ra nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trên thị trường tài chính để đầu tư phát triển kinh

×