Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mô phỏng trong phần cơ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.49 KB, 19 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong dạy học vật lý, việc bồi dưỡng cho học sinh những phương pháp đặc
thù như phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình cũng như việc gắn bài
giảng với thực tiễn cuộc sống là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Song việc tổ chức
dạy học bằng hoạt động và thông qua các hoạt động của học sinh lại gặp phải
những khó khăn nhất định như trang thiết bị cịn thiếu, khơng đồng bộ, khi nghiên
cứu các chuyển động cơ học các đại lượng vật lý biến đổi nhanh theo thời gian thì
các phương tiện truyền thống không thể hỗ trợ cho việc nghiên cứu bằng thực
nghiệm một cách đầy đủ
Để phần nào giải quyết các khó khăn trên, đã có rất nhiều phần mềm hỗ trợ
mơ phỏng các thí nhiệm, các hiện tượng cơ học như Crocodile Physics, Pakma,
Flash... Tuy nhiên các phần mềm trên thường có kho các thí nghiệm khá hạn chế
hoặc khó sử đụng do nó địi hỏi người dùng phải biết lập trình, do vậy việc tìm
một phần mềm hỗ trợ cao về các hiện tượng cơ học và dễ sử dụng trở nên cần
thiết, Working Model là một phần mềm đáp ứng được yêu cầu này. Qua thực tế sử
dụng cho thấy, phần mềm này có khả năng đáp ứng đầy đủ các tính năng cần thiết
của một bộ phần mềm mô phỏng. Working Model được dùng để mơ phỏng phân
tích các kết cấu tĩnh hoặc có thể phân tích động lực học cho các hệ thống cơ học.
Trong dạy học Vật lí sự hỗ trợ của phần mềm là rất cần thiết, các thí nghiệm cơ
học tĩnh hoặc động được thiết kế dễ dàng. Trong các q trình cơ học biến đổi
nhanh Working Model cịn cho phép ta xem ảnh hoạt nghiệm của chúng, chính
điều này cho ta quan sát một cách trực quan quỹ đạo chuyển động của vật… Cịn
nhiều tính năng mạnh nữa nếu ta nghiên cứu sâu về Working Model. Do vậy tôi
chọn đề tài: “Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ
phổng trong phần cơ học” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa


Trang 1/19


Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Khai thác Working Model để thiết kế thí nghiệm mơ phỏng vật lý phần cơ
học nhằm góp phần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức
để từ đó mà nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý bậc Trung học.

Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 2/19


Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

PHẦN NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM WORKING MODEL
1. Giới thiệu phần mềm Working Model
Phần mềm mô phỏng (simulation software) được sử dụng ngày càng nhiều
trong dạy học phổ thông hỗ trợ cho phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với
công nghệ thông tin.
Các lý do để ngày càng nhiều giáo viên Vật lí chọn phần mềm Working
Model bao gồm:
– Một là, mơ phỏng bằng máy tính sẽ mang lại tính an tồn và hiệu quả
trong dạy học so với thực nghiệm.
– Hai là, công cụ mô phỏng giúp học sinh nắm được các khái niệm một

cách linh hoạt, dễ liện hệ thực tế hơn và có thể thay đổi các thông số cho phù hợp.
– Ba là, trong quá trình giảng dạy với sự hỗ trợ của phần mềm mô phỏng
làm cho bài giảng sinh động và hiệu qua các hiện tượng được mô phỏng.Working
Model là một trong những phần mềm thỗ mãn đầy đủ các tính năng cần thiết của
một bộ phần mềm mô phỏng. Working Model có thể phân tích thiết kế, đo đạc các
đại lượng vật lý ở bất kỳ đối tượng nào trong hệ thống, xem kết quả xuất hiện dưới
dạng vectơ, giá trị số hay đồ thị. Ngồi ra nó cịn cung cấp các công cụ liên kết các
đối tượng. Tạo các vật thể và khai báo các đặc trưng như khối lượng, lực, chiều
dài, mơ phỏng q trình tiếp xúc, va chạm, ma sát…tạo các đoạn phim ngắn.

Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 3/19


Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

Hình 1: Giao diện phần mềm Working Model.

2. Cách thức làm việc của Working Model
a. Thao tác với các đối tượng trong Working Model
Thao tác với các đối tượng trong Working Model chủ yếu được thực hiện
với chuột.
b. Working Model là môi trường soạn thảo thông minh
Working Model cho phép người sử dụng dùng chuột thao tác với mơ hình
mà không phá vỡ hoặc vi phạm các liên kết và ràng buột giữa các đối tượng. Mơ
hình có thể dễ dàng kéo rê và dịch chuyển trong vùng làm việc của nó.
Mơi trường soạn thảo của Working Model được thiết kế phục vụ cho việc thực
hiện các thao tác bằng cách click và drag chuột ở mức nhiều nhất có thể.

c. Cách thức làm việc của Working Model dùng
Tất cả các chuyển động được tạo ra trong môi trường Working Model đều
được dựa trên các nguyên lí động lực học cơ bản như phương trình định luật II
Niutơn, các phương trình động học…

Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 4/19


Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

Working Model cịn thiết lập một số mơ hình ma sát và các kết quả thực
nghiệm mơ tả các tính chất không đàn hồi và va chạm.
3. Cách sử dụng Working Model để thực hiện các mô phỏng
Trên giao diện thiết kế của Working có rất nhiều cơng cụ dùng để thiết kế
các mô phỏng. Chức năng cũng như cách sử dụng của các công cụ này tôi sẽ giới
thiệu thơng qua việc hướng dẫn thiết kế các chương trình đơn giản. Từ các chương
trình đơn giản này người dùng có thể tạo ra được các sản phẩm phức tạp hơn tùy
vào sự sáng tạo của mình.
a. Thả các vật xuống va chạm với mặt sàn nằm ngang
Thiết kế mô hình như hình vẽ

Bước 1: Khởi động Working Model
Bước 2: Chọn cơng cụ vẽ hình chữ nhật Rectangle từ toolbar body, nhấp và
kéo vẽ hinh chữ nhật.
Bước 3: Nhấp Run thì thấy hình chữ nhật rơi xuống, để cố định ta nhấp
Reset. Chọn biểu tượng hình neo (Anchor) từ toolbar body, nhấp vào hình chữ
nhật. Nhấp Run thì hình chữ nhật đã được cố định.

Bước 4: Chọn công cụ vẽ hình trịn (Circle) từ toolbar body, nhấp và kéo vẽ
hình trịn. Chọn hình trịn vừa vẽ và chọn Edit\Copy, tiếp tục chọn Edit\Paste ta
được hai hình trịn giống nhau, lặp lại thao tác đó ta có 3 hình trịn giống nhau.
Nhấp vào hình trịn và rê các hình trịn vào vị trí giống như hình vẽ.
Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 5/19


Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

Bước 5: Ban đầu 3 hình trịn có màu giống nhau, để đổi màu ta nhấp chọn
hình trịn sau đó chọn Window\Apperance\Frame sau đó chọn màu thích hợp.
Nhấp Run ta sẽ thấy ba vật rơi xuống va chạm đàn hồi với sàn.
Bước 6: Để thay đổi tính chất vật liệu ta nhấp chọn vật và nhấp đúp chuột,
hộp Properties hiện ra, chọn Material để thay đổi tính chất vật liệu, chọn elastic để
thay đổi độ nẩy, chọn mass để thay đổi khối lượng …
Như vậy ta đã thiết kế được một chương trình mơ phỏng đơn giản bằng
Working Model.
b. Hai vật va chạm nhau trên mặt phẳng nằm ngang
*Thiết kế mơ hình như hình vẽ

Bước 1: Chọn và vẽ các đối tượng tương tự như trên. Nhấp Run thấy khơng
có hiện tượng gì xảy ra vì vận tốc mặc định ban đầu bằng không.
Bước 2: Nhấp đúp vào vật 1 chọn vx = 1m/s, chọn vật 2 với v x = –1m/s,
nhấp đúp hình chữ nhật chọn stat.fric = 0 và kin.fric = 0 (hệ số ma sát bằng
không).
Bước 3: Nhấp Run, hai vật va chạm nhau trên mặt phẳng nằm ngang.
c. Vật trượt trên mặt phẳng nghiêng

Bước 1: Chọn cơng cụ vẽ hình chữ nhật, và vẽ một hình chữ nhật nhỏ hơn
đặt trên hình chữ nhật lớn như hình vẽ.

Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 6/19


Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

Bước 2: Sau đó nhấp chọn cả 2 và sử dụng công cụ Rotate tool để quay
thành hệ thống vật đặt trên mặt phẳng nghiêng (hình vẽ).

Cơng cụ Rotate tool

Bước 3: Chọn Run thì thấy vật trượt trên mặt phẳng nghiêng
Bước 4: Để xem biểu diễn lực tác dụng lên vật chọn vật cần biểu diễn lực\
chọn define\ vectors\ Gravitational Force(trọng lực) ; lặp lại thao tác đó chọn
Contact Force(phản lực), Frictional Force(lực ma sát)…
Bước 5: Chọn Run để xem biểu diễn lực trong quá trình vật trược trên mặt
phẳng nghiêng.

d. Vật dao động điều hoà
Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 7/19


Sáng kiến kinh nghiệm:

“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

Bước 1: Sử dụng cơng cụ vẽ hệ lị xo như hình dưới
Bước 2: Chọn cơng cụ Anchor (neo) để cố định điểm treo. Chọn Run để
xem lò xo dao động.

Bước 3: Để xem đồ thị của vật dao động điều hoà ta làm như sau: Nhấp vật
cần xem đồ thị. Chọn Measure\ Position\ All

e. Dao động của con lắc dơn
Bước 1: Chọn công cụ vẽ con lắc đơn như hình vẽ, dây treo con lắc dùng
cơng cụ Rol.

Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 8/19


Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

Bước 2:

- Sau khi liên kết xong, nhấp Run để xem con lắc dao động
- Nếu muốn xem đồ thị dao động thao tác tương tự như con lắc

lò xo. Chú ý muốn xem đồ thị dao động của vật nào thì nhấp chọn vật đó.
Bước 3: Để xem ảnh hoạt nghiệm của
con lắc đơn trong quá trình dao động ta chọn:
World\ Tracking\ Every frame hoặc Every 2

frame\ Every 4 frame…

III. CÁC SẢN PHẨM CỤ THỂ ĐÃ THIẾT KẾ ĐƯỢC
Trình tự thể hiện của các mục kiến thức đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và bám
sát nội dung SGK, mục tiêu chương trình. Tuy nhiên, GV khơng nhất thiết phải sử
dụng các sản phẩm này mà có thể điều chỉnh mô phỏng thêm, bớt các mục theo
một ý tưởng riêng mình.

Hình 2: Thí nhiệm sự phụ thuộc thời gian rơi tự do vào độ cao của vật

Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 9/19


Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

Hình 3: Thí nhiệm kiểm chứng định luật II Newton

Hình 4: Thí nhiệm mơ phỏng chuyển động của vật bị ném ngang

Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 10/19


Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”


Hình 5: Thí nhiệm sự phụ thuộc tầm xa của vật ném xiên.

Hình 6: Thí nhiệm kiểm chứng định luật bảo toàn động lượng

Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 11/19


Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

Hình 7: Thí nhiệm về dao động điều hịa của con lắc lị xo.

Hình 8: Mơ phỏng đồ thị của vật dao động điều hòa.

Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 12/19


Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

IV. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG CÓ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM WORKING
MODEL
Để thiết kế bài giảng với phần mềm Working Model, trước hết phải tạo ra các
sản phẩm thí nghiệm mơ phỏng với sự hỗ trợ của phần mềm, đây là một cơng việc
khơng dễ dàng vì cịn mới mẻ, địi hỏi đầu tư ý tưởng, chuẩn bị công phu và sau
nữa phải thực hiện đúng quy trình thiết kế: Xác định mục tiêu cả bài học và mục

tiêu của từng bước, giai đoạn, của từng hoạt động. Xác định được những hoạt
động chủ yếu trong tiến trình dạy học
Sản phẩm bài dạy sử dụng sản phẩm thiết kế
từ Working Model vào bài giảng
Phương pháp tọa độ - Chuyển động của một vật bị ném ngang
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
Làm quen với phương pháp nghiên cứu các kiến thức vật lý theo PP thực
nghiệm.
Diển đạt được các khái niệm: Chuyển động thành phần ,chuyển động tổng
hợp, phân tích chuyển động.
Trình bày được nội dung chính của phương pháp động lực học.
Chỉ ra các đặc điểm quan trọng của chuyển động ném ngang.
Phát biểu được định nghĩa và nêu được điều kiện để có thể phân tích một lực
thành hai lực thành phần đồng quy.
b. Kỹ năng
Áp dụng được định luật II Newton để lập các phương trình chuyển động
thành phần của chuyển động vật bị ném ngang.
Dùng cách tổng hợp hai chuyển động thành phần để được chuyển động tổng
hợp (chuyển động thực). Giải được một số dạng bài tập về chuyển động. (SGK)

Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 13/19


Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

Vẽ được (định tính) quỹ đạo của vật bị ném ngang và các xác định vectơ gia

tốc, vận tốc tại mọi điểm trên quỹ đạo.
Xử lý các thông tin rút ra từ thí nghiệm mơ phỏng chuyển động của vật ném
ngang để rút ra kết luận chuyển động.
c. Thái độ
Qua thí nghiệm kiểm chứng. phát hiện ra đặc điểm lý thú của chuyển động
vật bị ném ngang là thời gian rơi bằng thời gian rơi tự do ở cùng độ cao mà không
phụ thuộc vào vận tốc ném ngang. Củng cố niềm tin vào tính đúng đắn của phép
phân tích và tổng hợp chuyển động.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: MVT và thí nghiệm mơ phỏng về chuyển động của vật ném ngang.
HS: SGK, quả bóng bàn, banh nhựa, đồng hồ bấm giây, thước.
3. Tổ chức hoạt động nhận thức
Khái niệm về chuyển động vật bị ném ngang được xây dựng dựa vào nhu
cầu nhận thức hay một khó khăn nhận thức mà có thể vượt qua được đó là loại
chuyển động thường gặp. Quỹ đạo của nó là một đường cong, phẳng mà trong
tốn học gọi là đường parabol trong khi đó vốn kiến thức đã biết của HS chỉ là
chuyển động thẳng biến đổi và sự rơi tự do.
Khi thiết kế bài giảng, GV dùng phần mềm minh họa để thay thế chuyển
động cong, phẳng của một vật bằng hai chuyển động thẳng tương đương từ hai
hình chiếu của vật trên hai trục tọa độ Dercates nhằm tăng cường tính trực quan
trong dạy học, hỗ trợ cho quá trình nhận thức của HS.
Trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS ở phần xác định tính
chất của mỗi chuyển động thành phần: GV tiến hành chia lớp thành 4 nhóm (hai
nhóm sẽ xác định tính chất của mỗi chuyển động thành phần, hai nhóm sẽ viết
phương trình chuyển động).Với sự hỗ trợ của WM, GV có thể phân cơng nhiệm vụ

Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 14/19



Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

và hướng dẫn ngay trên màn hình MVT, giúp cho HS tiếp thu kiến thức được dễ
dàng.
Khi xác định chuyển động tổng hợp từ các chuyển động thành phần chẳng
hạn thời gian rơi, vận tốc tức thời. GV hướng dẫn cho HS thực hiện phép tổng hợp
hai chuyển động thành phần.
Sau khi dạy toàn bộ nội dung kiến thức, cuối tiết học GV cho HS làm một số
bài tập vận dụng liên quan đến thực tế nhờ vào phần mềm WM.
4. Tiến trình dạy học
a. Phương pháp tọa độ: Trình bày như PPDH truyền thống
b. Chuyển động vật bị ném ngang
GV cho HS làm thí nghiệm ném ngang (bóng và banh đạt trên mép bàn) để
quan sát quỷ đạo, dùng thước đo tầm xa và đồng hồ để đo thời gian rơi.
Trong thí nghiệm thực khi GVvà HS cùng tiến hành, HS chỉ quan sát quỹ đạo
bằng định tính vì thời gian của quá trình rất ngắn, các đại lượng như vận tốc tức
thời, trọng lực… không thể biểu diển một cách tường minh.
GV: Tổ chức lớp bằng cách chia lớp học thành 4 nhóm u cầu HS dự đốn
quỹ đạo trước khi tến hành thí nghiệm thực và yêu cầu các nhóm thảo luận để cho
biết phương chiều, độ lớn của vectơ vận tốc tức thời, vectơ trọng lực tại một số
thời điểm trước khi tién hành thí nghiệm mô phỏng.
GV: Cho cả lớp quan sát đoạn phim mô phỏng vật bị ném ngang (hình 1).
Mục đích của đoạn mô phỏng này là để HS nhận thấy quỹ đạo của vật bị ném
ngang và phương, chiều của vectơ vận tốc, trọng lực của vật tại từng thời điểm
điều mà phương pháp dạy học truyền thống không thể làm được.
Với thí nghiệm được thiết kế trên WM có thể giúp cho GV giải quyết được
một phần khó khăn mà bài giảng truyền thống chưa khắc phục được và sẽ dành
nhiều thời gian cho tổ chức hoạt động nhận thức của HS.


Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 15/19


Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

Hình 9

Sau khi quan sát các TN , GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong phiếu học tập :
Qũi đạo của vật là đường parabol.
Vectơ vận tốc tức thời có phương, chiều và độ lớn thay đổi.
GV: Trình bày phép phân tích chuyển động, đây là khái niệm mới đối với HS.
Thay thế chuyển động cong của vật bằng các chuyển động thẳng của hình
chiếu vật đó trên hai trục tọa độ. (chuyển động thành phần)
Yêu cầu từng nhóm lên bảng để chọn hệ tọa độ và xác định các hình chiếu
theo trục Mx, My của vật M tại một vài điểm trên quỹ đạo cong parabol.
GV trình chiếu lên màn hình MVT phép phân tích chuyển động.

Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 16/19


Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

Hình 10


TN mơ phỏng phân tích chuyển động của vật bị ném ngang để HS nhìn
thấy một cách trực quan về phân tích chuyển động của vật (hình 2)
Khi vật chuyển động, thì hình chiếu của nó trên các trục tọa độ cũng
chuyển động theo đó là chuyển động thành phần của chuyển động thực và thay vì
xét trực tiếp chuyển động thực bằng cách xét các chuyển động thành phần được
gọi là phép phân tích chuyển động. Lưu ý HS khi xét tại mỗi thời điểm trong một
hệ quy chiếu nhất định thì vật chỉ có một giá trị xác định. Vật khơng thể đồng thời
ở vị trí này và ở vị trí kia, tức là vật khơng thể đồng thời tham gia hai chuyển động
khác nhau
Bên cạnh phân tích chuyển động thực, qua thí nghiệm mơ phỏng cho Hs thấy
được ta có thể phân tích vectơ vận tốc tức thời tại các thời điểm thành hai vectơ
thành phần. (theo phương ngang và theo phương thẳng đứng)
Để xác định tính chất của chuyển động thành phần. Áp dụng:
Phương trình định luật II Newton dưới dạng hình chiếu. (HS có thể tự thực hiện)
Qua thí nghiệm mơ phỏng để HS thấy phương, chiều và độ lớn các vectơ Vx, Vy:
Chuyển động của Mx là chuyển động thẳng đều. (quán tính)
Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 17/19


Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

Chuyển động của My là chuyển động rơi tự do. (chỉ có trọng lực)
Với giả thiết như phần thí nghiệm mơ phỏng u cầu các nhóm: Vẽ qũi đạo
vật ném ngang (lập bảng) chuyển động tổng hợp. Từ vectơ vận tốc của chuyển
động thành phần hãy biểu diễn hướng và tính độ lớn của vectơ vận tốc của chuyển
động tổng hợp tại thời điểm vật chạm đất. Tính thời gian chuyển động của vật

ném ngang và so sánh với thời gian rơi tự do của vật ở cùng độ cao. Tầm ném xa.
c. Thí nghiệm kiểm chứng

Hình 11: Dùng thí nghiệm mô phỏng để kiểm chứng kết quả

Sau khi học xong bài học, học sinh sẽ dùng máy tính, kiểm tra các kết quả
đạt được trong tiết học thông qua thí nhiệm kiểm chứng. Trong thí nhiệm này, học
sinh được thay đổi các thơng số của thí nghiệm để kiểm tra và củng cố kiến thức
của mình.
Trên đây là một sản phẩm bài dạy ví dụ mà tơi đã thiết kế trong quá trình
làm đề tài. Và chắc chắn các thí nhiệm trên cịn có thể ứng dụng vào rất nhiều bài
học khác tùy vào mục đích sử dụng và sự sáng tạo của người giáo viên.

Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 18/19


Sáng kiến kinh nghiệm:
“Sử dụng phần mềm Working Model để thiết kế các thí nhiệm mơ phỏng trong phần cơ học”

PHẦN KẾT LUẬN
Phần mềm Working model là một phần mềm rất tiện ích và thân thiện với
người dùng nghiệp dư. Nó khơng những cho phép ta dễ dàng tạo ra các hoạt cảnh
với hình 2D mà cịn cho phép ta thêm vào các véc tơ vận tốc, gia tốc, lực v.v làm
tăng tính trực quan, tính hiệu quả đối với dạy học của các thí nghiệm được thiết
kế. Bằng việc sử dụng phần mềm tiện ích Working model chúng ta có thể thiết kế
được hầu hết các thí nghiệm về cơ học trong chương trình vật lí THPT. Việc mơ
phỏng của phần mềm này hầu như rất giống với thực tế, điều này tạo hứng thú hơn
cho học sinh trong q trình sử dụng. Điều này làm cho các thí nhiệm mơ phỏng

của Working Model tiến rất gần đến thí nghiệm ảo. Nếu có sự đầu tư thiết kế về
hình ảnh cho các thí nghiệm, người giáo viên có thể tạo ra được các thí nghiệm ảo
khá trọn vẹn, có thể ứng dụng vào cả các tiết thực hành của học sinh trong điều
kiện các thiết bị thí nghiệm bị xuống cấp, hư hỏng.
Với điều kiện khả năng và thời gian cịn có hạn nên số lượng thí nhiệm
thiết kế vẫn chưa nhiều, chưa đầu tư nhiều vào mặt hình ảnh để các thiết nghiệm
thu hút được nhiều hơn cũng như số lượng bài dạy cịn ít. Trong thời gian tới, tôi
sẽ đầu tư kỹ hơn vào việc thiết kế các thí nghiệm có sự ảnh hưởng ngẫu nhiên của
mơi trường cũng như đầu tư thêm về mặt hình ảnh để xây dựng các thí nghiệm ảo,
phục vụ cho quá trình dạy học. Đồng thời sẽ thiết kế nhiều bài dạy hơn để vận
dụng vào q trình cơng tác của mình. Rất mong sự đóng góp ý kiến của q đồng
nghiệp để sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn và ứng dụng được nhiều vào thực
tế.

Người thực hiện: Phan Trung Tuấn – Trường THPT Hướng Hóa

Trang 19/19



×