Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bình với công suất 300m3ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ
GIA SÚC CHO HỘ KINH DOANH LÊ HỮU BÌNH VỚI
CƠNG SUẤT 300 M3/ NGÀY ĐÊM
Ngành:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : PGS T.S Đặng Viết Hùng
Sinh viên thực hiện

: Lê Diễm Nương

MSSV: 1311090435

Lớp: 13DMT05

TP. Hồ Chí Minh, 2017


LỜI CAM ĐOAN






Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp là kết quả thực hiện của riêng tôi. Những
kết quả trong luận văn là trung thực, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Đặng Viết
Hùng
Nội dung đồ án có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải
trên các tác phẩm và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn tốt nghiệp.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 07 năm 2017

Lê Diễm Nương


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên của luận văn tốt nghiệp này em xin trân trọng gởi đến quý Thầy
Cô lời cám ơn chân thành nhất !
Trong suốt thời gian học tập tại trường dưới sự dìu dắt tận tình của các Thầy
Cô ngành Kỹ thuật Môi trường và các khoa khác của trường Đại học Công Nghệ
TP.HCM đã truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu trong
chuyên môn cũng như trong nhiều lĩnh vực khác. Sự tận tụy, say mê, lòng nhân ái
nhiệt thành của Thầy Cô là động lực giúp em cố gắng trau dồi thêm kiến thức và
vượt qua những khó khăn trong học tập.
Em gởi lời cám ơn chân thành đến thầy PGS.TS Đặng Viết Hùng đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời cũng xin cám ơn tất cả những bạn bè đã gắn bó cùng nhau học tập
và giúp đỡ nhau trong suốt thời gian qua, cũng như trong suốt quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.

Sau cùng con gửi lòng yêu quí, kính trọng và biết ơn đến ba mẹ đã vất vả
khó nhọc ni con ăn học thành người và đặc biệt hơn nữa,em xin cảm ơn Anh, Chị
Hai của em khơng những là hậu phương vững chắc mà cịn là niềm động viên to lớn
đã giúp em có thể vững bước trên con đường học vấn đến tận ngày hơm nay.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 07 năm 2017.
Sinh viên Lê Diễm Nương


Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1

II.

TÍNH CẤP THIẾT PHẢI XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ ........................................... 1

III.

MỤC TIÊU LUẬN VĂN ......................................................................................... 2

IV.


NỘI DỤNG CỦA LUẬN VĂN .................................................................................. 2

V.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .................................................................................. 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘ KINH DOANH LÊ HỮU BÌNH ................... 4
1.1.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC TẠI HỘ KINH DOANH LÊ HỮU

BÌNH

........................................................................................................................... 4

1.2.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CƠ SỞ GIẾT MỔ ......................................................... 4

1.2.1.

Quy trình cơng nghệ sản xuất hiện tại: .............................................................. 5

1.2.2.

Nguyên, nhiên liệu, vật liệu ( đầu vào) cho hoạt động sản xuất. ....................... 6

1.3.

CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ................................................................... 7


1.3.1.

Ô nhiễm mơi trường khơng khí .......................................................................... 7

1.3.2.

Ơ nhiễm mơi trường nước .................................................................................. 8

1.3.3.

Ô nhiễm chất thải rắn ...................................................................................... 10

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC VÀ CÁC
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ........................................................................ 12
2.1.

THÀNH PHẦN GÂY Ô NHIỄM CHÍNH TRONG NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC ........ 12

2.2.

CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC ..................................... 13

2.2.1.

Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học ...................................................... 13

2.2.2.

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học ................................................... 14


i


Đồ án tốt nghiệp

2.2.3.

Điều kiện nước thải được phép xử lý sinh học ................................................. 18

2.2.4.

Phương pháp khử trùng ................................................................................... 19

2.2.5.

Quá trình xử lý bùn thải ................................................................................... 19

2.3.

MỘT SỐ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG THỰC TẾ ................................... 21

2.3.1.

Hệ thống xử lý nước thải tại Cơ sở giết mổ gia súc Hiệp Bình Chánh qui mơ

300m3 /ngày đêm. .......................................................................................................... 21
2.3.2

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm An Nhơn thuộc công


ty Nông Nghiệp Sài Gịn, UBND tp.HCM ( 2005), với qui mơ 200 m3/ng.đ ................ 24
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
GIẾT MỔ GIA SÚC TẠI HỘ KINH DOANH LÊ HỮU BÌNH ............................ 26
3.1.

THƠNG SỐ VÀ U CẦU THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ......................................... 26

3.1.1.

Yêu cầu về mặt môi trường: ............................................................................. 26

3.1.2.

Yêu cầu về mặt kinh tế: .................................................................................... 26

3.1.3.

Yêu cầu về mặt kỹ thuật: .................................................................................. 26

3.1.4.

CÔNG XUẤT HỆ THỐNG XỬ LÝ .......................................................................... 26

3.2.

ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ......................................................... 28

3.2.1.


Quy trình cơng nghệ đề xuất ............................................................................ 28

3.2.2.

Đề xuất công nghệ xử lý ................................................................................... 31

3.2.3.

Lựa chọn công nghệ ......................................................................................... 32

CHƯƠNG 4: TÍNH TỐN CÁC CƠNG TRÌNH ĐƠN VỊ .................................... 36
4.1.

HẦM BIOGAS .................................................................................................... 37

4.2.

TÍNH TỐN HẦM TỰ HOẠI ................................................................................. 38

4.2.1.

Nhiệm vụ........................................................................................................... 38

4.2.2.

Tính tốn .......................................................................................................... 39

4.3.

SCR TINH ......................................................................................................... 40


4.3.1.

Nhiệm vụ........................................................................................................... 40

ii


Đồ án tốt nghiệp

4.3.2.

Tính tốn .......................................................................................................... 40

4.4.

HỐ THU GOM .................................................................................................... 42

4.4.1.

Nhiệm vụ........................................................................................................... 42

4.4.2.

Tính tốn .......................................................................................................... 42

4.5.

BỂ ĐIỀU HỊA .................................................................................................... 47


4.5.1.

Nhiệm vụ: ......................................................................................................... 47

4.5.2.

Tính tốn kích thước bể điều hịa ..................................................................... 48

4.6.

BỂ KỴ KHÍ UASB ............................................................................................. 55

4.6.1.

Nhiệm vụ........................................................................................................... 55

4.6.2.

Tính tốn bể UASB ( theo tài liệu XLNT ĐT&CN tính tốn thiết kế cơng trình

do Lâm Minh Triết chủ biên, trang 459 ) ...................................................................... 55
4.7.

BỂ ANOXIC ....................................................................................................... 65

4.7.1.

Nhiệm vụ........................................................................................................... 65

4.7.2.


Tính tốn .......................................................................................................... 65

4.8.

BỂ MBBR ........................................................................................................ 70

4.8.1.

Nhiệm vụ........................................................................................................... 70

4.8.2.

Tính tốn .......................................................................................................... 70

4.9.

BỂ LẮNG II ....................................................................................................... 82

4.9.1.

Nhiệm vụ........................................................................................................... 82

4.9.2.

Tính tốn .......................................................................................................... 82

4.10.

BỂ KHỬ TRÙNG ................................................................................................. 90


4.10.1. Nhiệm vụ........................................................................................................... 90
4.10.2. Tính tốn .......................................................................................................... 90
4.11.

BỂ NÉN BÙN ...................................................................................................... 93

4.11.1. NHIỆM VỤ ......................................................................................................... 93
4.11.2. Tính tốn .......................................................................................................... 94

iii


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 5 : DỰ TỐN CHI PHÍ ........................................................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 115

iv


Đồ án tốt nghiệp

CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biological Oxygen Demand)

BOD5


: Nhu cầu oxy sinh hóa được xác định trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ ủ 20 oC

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

F/M

: Tỷ số thức ăn và vi sinh vật (Food to Microorganism ratio)

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

SS

: Hàm lượng chất rắn lơ lửng (Suspended Solids)

DO

: oxy hòa tan

SCR

: Song chắn rác

v



Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Nhu cầu nguyên liệu sử dụng/ ngày................................................................ 6
Bảng 1. 2 Lưu lượng nước thải theo giai đoạn hoạt động .............................................. 9
Bảng 1. 3 Tổng lưu lượng nước thải phát sinh tại cơ sở .............................................. 10
Bảng 2. 1 Thành phần nước thải giết mổ gia súc ......................................................... 12
Bảng 2. 2 Các công đoạn và thiết bị áp dụng trong dây chuyền xử lý cặn................... 20
Bảng 2. 3 Chất lượng nước thải trước khi xử lý và yêu cầu sau xử lý phải đạt ............ 21
Bảng 3. 1 Đặc tính nước thải đầu vào cơ sở ................................................................. 27
Bảng 3. 2 Hiệu suất xử lý qua các cơng trình ............................................................... 34
Bảng 4. 1 Lượng khí biogas của trại heo theo mơ hình trang trạng kín ( Trại lạnh) ... 38
Bảng phụ lục 4. 2 Thông số thiết kế lưới chắn rác ....................................................... 41
Bảng phụ lục 4. 3 Các thông số thiết kế hố thu gom..................................................... 46
Bảng 4. 4 Thơng số thiết kế bể điều hịa ....................................................................... 54
Bảng phụ lục 4. 5 Thông số thiết kế bể UASB .............................................................. 64
Bảng phụ lục 4. 6 Thông số thiết kế bể anoxic ............................................................ 70
Bảng 4. 7 Thông số chi tiết giá thể trong bể MBBR ...................................................... 72
Bảng 4. 8 Thơng số đĩa phân phối khí ........................................................................... 79
Bảng 4. 9 Thông số thiết kế bể MBBR ........................................................................... 81
Bảng 4. 10 Các thông số thiết kế bể lắng 2................................................................... 90
Bảng phụ lục 4. 11 Các thông số thiết kế bể khử trùng ................................................ 92
Bảng 4. 12 Thông số thiết kế nén bùn ............................................................................ 98
Bảng 5. 1 Bảng khái toán chi tiết các hạng mục thực hiện............................................ 99

vi


Đồ án tốt nghiệp


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Mặt bằng tổng thể hộ kinh doanh Lê Hữu Bình.............................................. 4
Hình 1. 2 Sơ đồ quy trình giết mổ tại cơ sở .................................................................... 5
Hình 2. 1 Các phương pháp xử lý nước thải theo cơng nghệ hiếu khí .......................... 15
Hình 2. 2 Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tại Cơ sở giết mổ gia súc Hiệp Bình Chánh
qui mơ 300m3 /ngày đêm. ............................................................................................... 23
Hình 2. 3 Sơ đồ thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm An Nhơn
thuộc cơng ty Nơng Nghiệp Sài Gịn, UBND tp.HCM ( 2005) ...................................... 24
Hình 3. 1 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc (cơng nghệ 1 ) .................... 29
Hình 3. 2 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc (cơng nghệ 2 ) .................... 30
Hình 4. 1 Song chắn rác tinh ........................................................................................ 40
Hình 4. 2 Bơm Nation Pump, Model: HSM 250- 1.37 265 ........................................... 54
Hình 4. 3 Sơ đồ tấm răng cưa thu nước ........................................................................ 60
Hình phụ lục 4. 4 Giá thể WD F10 – 4 trong bể MBBR ............................................... 73
Hình 4. 5 Máng răng cưa ............................................................................................... 87

vii


Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
I.

Đặt vấn đề
Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình là một trong những cơ sở giết mổ gia súc lớn ở ấp

Bình Đơng, xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Trong những năm gần đây, do
nhu cầu tiêu thụ thịt đặc biệt thịt heo của người tiêu dùng ngày càng tăng nhanh. Nắm
bắt được tình hình đó, hộ kinh doanh Lê Hữu Bình đã triển khai dự án nâng qui mô lên

1000 con heo/ngày nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như việc thúc đẩy
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, cung cấp nguồn thực phẩm sạch,
đảm bảo an toàn thực phẩm cho thị trường. Định hướng phát triển của dự án phù hợp với
chủ trương phát triển tỉnh Long An và của Việt Nam trong thời kỳ mới.
II.

Tính cấp thiết phải xây dựng hệ thống xử lý
Bên cạnh các tác động tích cực, những tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường

cũng như vấn đề xả thải ra môi trường làm ảnh hưởng môi trường xung quanh khu vực
là không thể tránh khỏi nếu không được kiểm sốt, quản lý và xử lý tốt. Vì vậy, việc
kiểm soát, quản lý và xử lý nước thải giết mổ là một nhiệm vụ cấp bách tại hộ kinh doanh
Lê Hữu Bình nhằm bảo vệ mơi trường, bảo vệ sức khỏe cho mọi người xung quanh .Và
hơn hết, để khẳng định vị trí của cơ sở trong lịng người dân, việc đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý nước thải giết mổ là một việc làm cần thiết nhất hiện nay.
Chính vì lẽ đó, tơi đã chọn đề tài“ Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia
súc cho hộ kinh doanh Lê Hữu Bình với qui mơ 1.000 con heo/ngày” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp ngành kỹ thuật mơi trường của mình với mong muốn đáp ứng được nhu
cầu xử lý nước thải tại hộ kinh doanh cũng như góp phần bảo vệ mơi trường và hạn chế
ô nhiễm do nước thải giết mổ gây ra.

1


Đồ án tốt nghiệp

III.

Mục tiêu luận văn
Tính tốn thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh Lê


Hữu Bình với qui mơ 1.000 con heo/ngày”tại Ấp Bình Đơng, xã Mỹ Bình, huyện Tân
Trụ, tỉnh Long An, đáp ứng các yêu cầu sau:
- Về mặt môi trường: Nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011
BTNMT, cột A.
- Về mặt kinh tế: Hệ thống xử lý nước thải có suất đầu tư nhỏ hơn 10.000đồng/m3.nước
thải.Chi phí xử lý 1m3 nước thải nhỏ hơn 5.000 đồng/m3.
- Về mặt kỹ thuật: Diện tích khu vực cho hệ thống xử lý nước thải phải nhỏ hơn 1.000
m3, công nghệ hiện đại, tiết kiệm điện năng và hóa chất, dễ quản lý và vận hành.
IV.

Nội dụng của luận văn

 Tổng quan về cơ sở giết mổ gia súc tại hộ kinh doanh Lê Hữu Bình
 Nghiên cứu các phương pháp xử lý nước thải tại cơ sở giết mổ gia súc
 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải tại cơ sở giết mổ gia súc.
 Tính tốn và thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh Lê
Hữu Bình với qui mơ 1.000 con heo/ngày.
 Dự tốn chi phí đầu tư cho hệ thống và giá thành xử lý cho 1m3 nước thải.
 Thiết kế bản vẽ các cơng trình đơn vị.
 Kết luận kiến nghị.
V.

Phương pháp thực hiện
Tổng hợp tài liệu.
Phương pháp kế thừa, tham khảo kết quả xử lý của các cơ sở khác trên thực tế.
Tính tốn thiết kế theo những chuẩn mực đã quy định (TCVN 6492:2011, QCVN
01- 5: 2010/PNNBTNT, QCVN 40:2011/BTNMT…)
Phương pháp so sánh: So sánh ưu nhược điểm của 02 công nghệ xử lý và đề xuất
công nghệ xử lý tối ưu.


2


Đồ án tốt nghiệp

Phương pháp tốn: Sử dụng cơng thức tốn học để tính tốn cơng trình đơn vị trong
hệ thống xử lý nước thải, dự tốn kinh phí xây dựng, vận hành hệ thống.
Phương pháp đồ họa: Dùng phần mền AutoCad để mơ tả kiến trúc các cơng trình
đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.

3


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘ KINH DOANH LÊ HỮU BÌNH
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh Lê Hữu Bình
với qui mơ 1000 con heo/ngày.
1.1.

Thơng tin chung về cơ sở giết mổ gia súc tại hộ kinh doanh Lê Hữu Bình

- Tên cơ sở: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình.
- Địa chỉ: Ấp Bình Đơng, xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.
- Điện thoại: 091.8499.338
- Người đại diện theo pháp luận: ơng Lê Hữu Bình, chức vụ: Chủ hộ kinh doanh.

Hình 1. 1 Mặt bằng tổng thể hộ kinh doanh Lê Hữu Bình


4


Đồ án tốt nghiệp

1.2. Quy trình sản xuất tại cơ sở giết mổ
1.2.1. Quy trình cơng nghệ sản xuất hiện tại:

Heo

Tập kết
Lị hơi

Khí thải, nước

Gây chống, thọc huyết
Trụng nước nóng

CTR, nước thải

Cạo lông

CTR, nước thải

Cắt đầu

CTR, nước thải

Làm sạch


CTR, nước thải

Mổ bụng, lấy nội tạng,
rã đôi

CTR, nước thải

Làm sạch

CTR, nước thải

Kiểm nghiêm, cân
Chuyển ra xe đơng lạnh

Hình 1. 2 Sơ đồ quy trình giết mổ tại cơ sở

5


Đồ án tốt nghiệp



Thuyết minh quy trình
Nguồn heo hơi được hộ kinh doanh Lê Hữu Bình thu mua từ các thương lái trong

tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai. Đơn vị cung cấp giao heo đến lò giết
mổ bằng xe tải trọng 12 tấn theo đường bộ. Tại cơ sở heo sẽ được dẫn tập trung về
chuồng nhốt, thời gian tập trung khơng q 24 giờ sau đó heo được đưa vào giết mổ.
Quy trình giết mổ bắt đầu bằng việc gây ngất heo bằng điện. Tiếp đó công nhân

thực hiện thọc huyết và rửa sơ bộ rồi đưa heo vào chảo trụng, Chảo trụng được cấp nhiệt
từ lị hơi đốt củi. Sau khi trụng heo, cơng nhân tiến hành cạo lông và cắt đầu heo. Heo
sơ chế được treo lên rửa và cạo sạch rồi bị mổ bụng lấy nội tạng, rã đôi. Thịt heo sẽ đưa
thú y kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi vận chuyển ra xe đông lạnh tải trọng
3,5 tấn và vận chuyển đến chợ đầu mối.
1.2.2. Nguyên, nhiên liệu, vật liệu ( đầu vào) cho hoạt động sản xuất.
Bảng 1. 1 Nhu cầu nguyên liệu sử dụng/ ngày
STT

Tên nguyên

Đơn vị tính

Nhu cầu sử dụng

Mục đích sử dụng

1000

Hoạt động giết mổ

liệu/ nhiên liệu

1

Heo hơi

Kg/ngày
(Trung bình
khoảng 100

kg/con)

2

Vi sinh ( vi

Kg/ngày

5 lít

khuẩn hiếu khí,
kỵ khí)
Nguồn: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình

6


Đồ án tốt nghiệp

Nhiên liệu:
- Nhu cầu cấp điện: nhu cầu cung cấp điện trong giai đoạn hiện hữu khoảng 19.000
kwh/tháng cho quá trình sản xuất và sinh hoạt tại cơ sở.
- Nhu cầu cấp nước: nhu cầu cấp nước hiện tại của cơ sở khoảng 86 m3/ngày.đêm , dự
kiến sau khi nâng qui mô nhu cầu cấp nước của cơ sở khoảng 302 m3/ngày.đêm
1.3.

Các vấn đề ô nhiễm môi trường

Các nguồn thải gây ô nhiễm ở cơ sở giết mổ gia súc tại hộ kinh doanh Lê Hữu Bình
chủ yếu từ các nguồn sau:

- Khí thải
- Nước thải
- Chất thải rắn
1.3.1. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
a. Ơ nhiễm từ tiếng ồn và rung động
Ô nhiễm tiếng ồn được đánh giá là một nguồn ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe,
nó gây các ảnh hưởng bất lợi về tâm sinh lý và sức khỏe của con người. Đối với tai
người, 140dB là mức cao nhất mà tai người có thể chịu đựng nghe được và được xem là
ngường chói tai.
Tiếng ồn phát sinh do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi
công cơ giới trong q trình thi cơng xây dựng là nguồn ơ nhiễm không thể tránh khỏi,
trong điều kiện giả định tất cả máy móc trên cơng trường đều hoạt động cùng 1 lúc như:
Băng chuyền, máy nén, từ khu vực lưu giữ gia súc, nhìn chung độ ồn nằm trong giới hạn
cho phép của QCVN 24/2016/BYT và QCVN 26:2010/BTNMT.
b. Ô nhiễm từ các hoạt động giao thông vận tải
Hoạt động của các phương tiện vận tải chủ yếu gồm xe tải vận chuyển nguyên vật
liệu cho xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động của máy móc thi cơng. Nhiên liệu sử dụng
cho hoạt động của các phương tiện này chủ yếu là xăng và dầu diesel. Như vậy, môi

7


Đồ án tốt nghiệp

trường sẽ phải tiếp nhận thêm lượng khí thải với thành phần là các chất ơ nhiễm như:
bụi, CO, NOx, SOx, hydrocacbon.
c. Ô nhiễm mùi
Ô nhiễm mùi hôi được xem là loại ô nhiễm đặc trưng của cơ sở hoạt động trong
lĩnh vực giết mổ. Các yếu tố gây mùi đáng chú ý bao gồm các loại khí hydrosulfua,
amoni, mercaptan,…, sẽ gây ảnh hưởng cho mơi trường khơng khí xung quanh và nhất

là ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp lao động. Mùi hôi thường phát sinh
từ các nguồn như”
- Khu vực chuồng nhốt: mùi hôi phát sinh từ chất tiết ra của heo, các hợp chất mùi chủ
yếu được tạo ra do quá trình chuyển hóa vi sinh vật đối với thức ăn trong ruột già và
các hợp chất trong phân heo. Khu vực giết mổ: mùi hôi phát sinh từ sự phân hủy máu,
thịt nội tạng hoặc mô mỡ… rơi vãi trong q trình giết mổ khơng được thu gom xử lý
thích hợp.
- Mùi hôi từ hệ thống xử lýnước thải: Mùi do các khi thải H2S, NH3 …phát sinh từ các
đơn ngun mà tại đó xảy ra q trình phân hủy kỵ khí.
1.3.2. Ơ nhiễm mơi trường nước
1.3.2.1.

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp
chất hữu cơ (BOD5, COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh.
Số lượng cơng nhân viên trung bình khoảng 50 người, tổng lượng nước thải sinh
hoạt ước tính khoảng 3,75 m3/ngày.
Nước thải từ các nhà vệ sinh thì được thu gom và cho chảy vào bể tự hoại để lắng
phần cặn trước khi dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của công ty.
1.3.2.2.

Nước thải sản xuất

Nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ sở giết mổ cũng được xem
làm 1 nguồn ô nhiễm đặc trưng của ngành nghề sản xuất có khả năng gây ơ nhiễm cao

8



Đồ án tốt nghiệp

đối với nguồn tiếp nhận, môi trường đất, khơng khí, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
cuộc sống của dân cư xung quanh khu vực.
Thành phần nước thải từ cơ sở bao gồm nước thải từ quá trình giết mổ, nước thải
vệ sinh nhà xưởng, nước thải từ quá trình vệ sinh chuồng nhốt (khu vực tập kết heo),
nước rửa xe vận chuyển heo và sản phẩm thịt heo…
Bảng 1. 2 Lưu lượng nước thải theo giai đoạn hoạt động
Lưu lượng nước thải

STT
Mục đích cấp nước

Hiện tại

Nâng qui mô

Sau khi nâng
qui mô

1

Hoạt động giết mổ

2

Vệ sinh chuồng, nhốt,

54


12

180

22,5

52,5

75

11

26

37

87,5

204,5

292

tắm heo
3

Nước rửa xe

4

Tổng


Nguồn: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình
Trong nước thải hợp chất hữu cơ chiếm 70- 80 % gồm proteim, acid amin, chất
béo, hydratcarbon và các dẫn xuất của chúng. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy, giàu
Nitơ và phootspho.
Như vậy, tổng lưu lượng nước thải phát sinh tại cơ sở bao gồm nước thải sinh hoạt
và nước thải sản xuất tại giai đoạn hiện hữu khoảng 90 m3/ngày, tổng lưu lượng nước
thải sau khi thực hiện nâng qui mô khoảng 296 m3/ngày.

9


Đồ án tốt nghiệp

Bảng 1. 3 Tổng lưu lượng nước thải phát sinh tại cơ sở
STT

Mục đích sử dụng

Định mức

Lưu lượng thải

nước

(m3/ngày)
Dự án

Tổng


2,25

1,5

3,75

54

126

180

22,5

52,5

75

11

26

37

89,75

206

295,75≈


Hiện
tại
1

Cấp nước sinh hoạt

75L/ người.ngày

Hoạt động Theo nhu cầu sử

2

giết mổ
Cấp

dụng thực tế khoảng
180l/con heo

nước

Chuồng

cho

nhốt ( Khu dụng thực tế khoảng

hoạt

vực tập kết 75l/con heo


động

heo)

Theo nhu cầu sử

sản

Nước rửa Theo nhu cầu sử

xuất

xe

dụng thực tế khoảng
1m3/xe.chuyến
Tổng

≈90

296

Nguồn: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình
1.3.3. Ơ nhiễm chất thải rắn
Chất thải rắn của cơ sở giết mổ gia súc bao gồm:
a. Rác thải sinh hoạt
Chất thải rắn sinh của người dân trong quá trình xây dựng, chủ yếu là những chất
thải phát sinh từ quá trình ăn uống.
b. Rác thải từ quá trình sản xuất


10


Đồ án tốt nghiệp

Chủ yếu từ hoạt động giết mổ và chất bài tiết từ khu vực chuồng nhốt ( khu vực tập
kết heo). Đặc trưng của chất thải thường chứa các hợp chất hữu cơ giàu Nitơ và Phospho
và các chất vô cơ chiếm khoảng 20- 30% như cát, đất, muối, ure, amonium, muối chlorua,
sulfat…
c. Rác thải nguy hại
Phát sinh chủ yếu từ các bóng đèn huỳnh quang thải, hộp mực in thải, giẻ lau sử
dụng lau chùi dầu nhớt.

11


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI GIẾT MỔ GIA SÚC VÀ CÁC
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1. Thành phần gây ơ nhiễm chính trong nước thải giết mổ gia súc
Nước thải giết mổ gia súc có nguồn ô nhiễm đặc trưng chủ yếu là chủ yếu chứa các
chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5, COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và
vi sinh.
Để đánh giá chất lượng nước thải, ta dựa vào kết quả phân tích mẫu nước thải trong
“Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nâng cao qui mơ cơ sở giết mổ gia súc
Lê Hữu Bình từ 300 con heo/ngày lên 1000 con heo/ngày, tại địa điểm: áp Bình Đơng ,
xã Mỹ Bình, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An”, Tân Trụ 2017, ta có được kết quả phân tích
về thành phần nước thải tại cơ sở được thể hiện ở bảng 3.1
Bảng 2. 1 Thành phần nước thải giết mổ gia súc

STT Thông số

Đơn vị

Kết quả

phân tích
1

pH

2

phân QCVN 40: 2011/BTNMT,

tích

cột A. Kq= 0.9, K f = 1.1

-

6.7

6- 9

BOD5

mg/l

326


29.7

3

COD

mg/l

957

74.25

4

SS

mg/l

325

49.5

5

Tổng Nitơ

mg/l

130


19.8

6

Tổng Phospho

mg/l

14.4

3.96

7

Amoni

mg/l

90.2

4.95

8

Độ màu

Pt- Co

167


50

9

Sunfua

mg/l

0.44

0.198

10

Coliform

MPN/

1.1*106

3000

100ml
(Nguồn: Hộ kinh doanh Lê Hữu Bình)

12


Đồ án tốt nghiệp


Kết luận: Kết quả phân tích cho thấy mẫu nước có các thơng số như BOD, COD,
SS, tổng Nitơ, tổng phospho, amoni, độ màu, sunfua, coliform đều vượt quy chuẩn cho
phép. Do đó nước thải cần phải được xử lý đạt lọại A: QCVN 40:2011/BTNMT trước
khi thải ra môi trường
2.2. Các công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc
Nước thải ở các cơ sở giết mổ gia súc thường ô nhiễm do các thành phần các chất
hữu cơ như: Huyết rơi vãi, huyết ứ đọng trong bụng, protein, nitơ, phospho, các chất tẩy
rửa và chất bảo quản thực phẩm. Các hợp chất hữu cơ trong nước thải chủ yếu là
carbohydrat. Đây là các hợp chất dễ bị sinh vật phân hủy bằng cơ chế sử dụng oxi hịa
tan trong nước để oxi hóa các hợp chất hữu cơ.
Thơng thường có những biện pháp xử lý như sau :
 Xử lý bằng phương pháp cơ học
 Xử lý bằng phương pháp hóa lý và hóa học
 Xử lý bằng phương pháp sinh học.
2.2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Quá trình tiền xử lý hay cịn gọi là q trình xử lý cơ học thường được áp dụng ở
giai đoạn đầu của quy trình xử lý. Để tách các hạt lơ lửng ra khỏi nước thải, thường
người ta sử dụng các quá trình thuỷ cơ . Việc lựa chọn phương pháp xử lý tuỳ thuộc vào
kích thước hạt, tính chất hố lý, nồng độ hạt lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm
sạch cần thiết mà ta sử dụng một trong các quá trình sau: lọc qua song chắn rác hoặc lưới
chắn rác, lắng dưới tác dụng của lực li tâm, trọng trường và lọc.
Q trình xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất khơng hồ tan có
trong nước thải và giảm BOD đến 30%. Tuy nhiên để tăng hiệu suất của các cơng trình
xử lý cơ học có thể dùng biện pháp làm thống sơ bộ… Hiệu quả xử lý có thể lên tới
75% chất lơ lửng và 40% ÷ 50% BOD.

13



Đồ án tốt nghiệp

2.2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học thường được sử dụng để làm sạch hồn tồn các loại nước
thải có chứa các chất hữu cơ hòa tan hoặc các chất phân tán nhỏ, keo. Do vậy, phương
pháp này thường được dùng sau khi loại các tạp chất phân tán thô ra khỏi nước thải. Đối
với các chất vô cơ chứa trong nước thải thì phương pháp này dùng để khử chất sulfite,
muối amon, nitrat – tức là các chất chưa bị oxy hóa hồn tồn. Sản phẩm cuối cùng của
q trình phân hủy sinh hóa các chất bẩn sẽ là: khí CO2, nitơ, nước, ion sulfate, sinh
khối… Cho đến nay, người ta đã biết được nhiều loại vi sinh vật có thể phân hủy tất cả
các chất hữu cơ có trong thiên nhiên và rất nhiều các chất hữu cơ tổng hợp nhân tạo.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học có thể xem là tốt nhất trong các phương
pháp khác vì: chi phí thấp; có thể xử lý được độc tố; xử lý được N-NH3; tính ổn định
cao.
Việc phân loại các quá trình xử lý sinh học phụ thuộc vào đặc tính của từng loại bể
phản ứng. Các bể phản ứng nước thải bằng phương pháp sinh học chia làm 2 nhóm chính,
theo cách thức sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường sinh trưởng lơ lững hay bám
dính.

14


Đồ án tốt nghiệp

Cơng nghệ hiếu khí

Sinh trưởng lơ lửng

Aerotank


MBR

Sinh trưởng dính bám

Xử lý sinh
học theo
mẻ

MBBR

Lọc sinh
học nhỏ
giọt

Đĩa quay
sinh học

Hình 2. 1 Các phương pháp xử lý nước thải theo cơng nghệ hiếu khí
Do vi sinh vật đóng vai trị chủ yếu trong quá trình xử lý sinh học nên căn cứ vào
tính chất, hoạt động và mơi trường của chúng, ta có thể chia phương pháp sinh học thành
2 dạng chính là sinh học kị khí và sinh học hiếu khí.
Nước thải ở các cơ sở giết mổ gia súc thường ô nhiễm do các thành phần các chất
hữu cơ như: Huyết rơi vãi, huyết ứ đọng trong bụng, protein, nitơ, phospho, các chất tẩy
rửa và chất bảo quản thực phẩm. Các hợp chất hữu cơ trong nước thải chủ yếu là
carbohydrat. Đây là các hợp chất dễ bị sinh vật phân hủy bằng cơ chế sử dụng oxi hịa
tan trong nước để oxi hóa các hợp chất hữu cơ. Q trình sinh trưởng hiếu khí dựa trên
ngun tắc là vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy hịa
tan. Q trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm 3 giai đoạn sau:
 Giai đoạn 1: Oxy hóa các chất hữu cơ.
CO2 + H2O + ∆H


CxHyOz + O2
 Giai đoạn 2: Tổng hợp tế bào mới.
CxHyOz + NH3 + O2

C5H7NO2 (tế bào vi khuẩn) + CO2 + H2O

15


×