Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.73 KB, 20 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO
HIỂM XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH
CAO BẰNG
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG CỦA TỈNH CAO
BẰNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG
1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tổ quốc bao gồm 12
huyện và một thị xã, với vị trí địa lý hai mặt Đông, Tây giáp tỉnh Quảng Tây -
Trung Quốc, có đường biên giới dài 311 km. Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và
Hà Giang. Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn. Với tổng diện tích đất tự
nhiên là 6690,72Km
2
, địa hình của tỉnh là núi non trùng điệp, rừng núi chiếm
90% diện tích toàn tỉnh, tổng số dân tính đến 31/12/2009 là 583 288 người. Qua
đó ta thấy mật độ dân số của tỉnh là 76 người/ 1 km
2

Cao Bằng là một tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn nên trong
những năm qua Cao Bằng là một trong những tỉnh luôn có sự phát triển kinh tế
đứng trong tốp cuối của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người thấp là 560 800
đồng/ tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung. Cùng với sự phát triển chung
của đất nước và sự giúp đỡ của các tổ chức trong cũng như ngoài nước. Cao
Bằng đang từng bước củng cố, khắc phục và phát triển.
1.2. Đặc điểm tình hình chung ở Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) tỉnh Cao
Bằng
1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Cao
Bằng
Hoạt động của BHXH tỉnh Cao Bằng ra đời cùng với sự hình thành và
phát triển của BHXH Việt Nam, ngay từ những ngày đầu thành lập Nhà nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên trong những năm đó, hoạt động BHXH
vẫn phân tán và chưa có một tổ chức thống nhất quản lý. Ngày 16/02/1995


Chính phủ ban hành Nghị định số 19/CP, về việc thành lập hệ thống BHXH Việt
Nam thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đồng thời đánh dấu sự hình
thành của BHXH Cao Bằng.
Ngày 16/8/1995, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quyết định
số 86/QĐ-TCCB về việc tổ chức, sắp xếp cán bộ và quy chế làm việc của
BHXH tỉnh Cao Bằng. Từ đó, cơ quan BHXH tỉnh Cao Bằng chính thức được
thành lập và đi vào hoạt động. BHXH tỉnh Cao Bằng có tư cách pháp nhân, là
đơn vị hạch toán cấp 2, có con dấu và có tài khoản riêng, và có trụ sở đặt tại
đường Pác Bó, Phường Sông Bằng, Thị xã Cao Bằng.
Những ngày đầu mới thành lập, do điều kiện kinh tế – xã hội còn gặp
nhiều khó khăn nên điều kiện làm việc của cơ quan BHXH cũng còn nhiều hạn
chế. Năm 1996, ngành chỉ có 66 cán bộ, viên chức, chủ yếu là trình độ trung cấp
và bộ đội chuyển ngành. Trụ sở còn chật hẹp, máy móc thiết bị hầu như không
có gì. Do đó, việc thực hiện BHXH còn gặp nhiều khó khăn, năm 1997 số người
tham gia BHXH mới chỉ có 18.099 người, kết quả thu chỉ đạt 16,6 tỷ đồng.
Nhưng đến nay, nhìn lại một chặng đường sau 16 năm hình thành và phát
triển, BHXH Cao Bằng đã có nhiều thay đổi về cơ sở vật chất và cùng với sự nỗ
lực, cố gắng của các cán bộ - công nhân viên chức trong đơn vị và sự quan tâm
giúp đỡ của các ngành địa phương. BHXH tỉnh Cao Bằng đã từng bước phát
triển và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam giao cho.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH
tỉnh Cao Bằng
 Về chức năng: Theo quy định tại điều 1 và điều 2 Quyết định số
4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2008 như sau:
BHXH tỉnh Cao Bằng là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam tại Cao
Bằng, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức, thực hiện
chế độ, chính sách BHXH Bắt buộc, BHXH tự nguyện, BH thất nghiệp, BHYT
bắt buộc, BHYT tự nguyện; Quản lý quỹ BHXH; BHYT trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng theo quy định của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật..
 Nhiệm vụ, quyền hạn

+ Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát
triển BHXH, BHYT trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm, tổ chức
thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
+ Tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chế độ
chính sách pháp luật về BHXH, BHYT; Tổ chức khai thác, đăng kí, quản lý đối
tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo quy định.
+ Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho đối tượng tham gia;
+ Tổ chức thu, chi và quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh;
+ Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ
BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ không
đúng quy định
+ Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra BHXH các huyện, thị trên địa bàn tỉnh.
+ Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về BHXH,
BHYT và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi
phạm pháp luật
+ Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các
chế độ BHXH, BHYT.
+ Cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng, thủ tục thực hiện BHXH,
BHYT cho người tham gia và các thông tin có liên quan cho các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
+ Quản lý, sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH
tỉnh
+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
Ngoài các nhiệm vụ trên, BHXH tỉnh Cao Bằng còn thực hiện một số
nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
 Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Cao Bằng
- Đứng đầu là Ban giám đốc bao gồm 1 Giám đốc – ông Nguyễn Mạnh
Tuấn và 2 Phó Giám đốc - ông Nông Văn Hiệp và Nông Công Hiếu chịu trách
nhiệm quản lý điều hành chung.
- Tiếp theo là 9 phòng nghiệp vụ và BHXH của 13 huyện, thị - có chức

năng giúp giám đốc BHXH tỉnh Cao Bằng thực hiện các công tác chuyên môn
và quản lý các đơn vị trực thuộc trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp
luật. Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh thể hiện rõ hơn trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Cao Bằng

Giám đốc
P. Giám đốcP. Giám đốc

Văn phòng BHXH tỉnh được phân thành 9 phòng ban chức năng riêng
biệt, các bộ phận này đều đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, phó giám
đốc, sự phân công công việc được tiến hành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
của mỗi bộ phận và năng lực của mỗi cán bộ
1.2.3 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH tỉnh Cao Bằng
BHXH tỉnh Cao Bằng tính đến thời điểm 31/12/2010 có tất cả 184 cán bộ
công chức, viên chức trong đó: trình độ đại học có 82 người chiếm 42,3%; cao
đẳng có 10 người chiếm 5,43%; trung cấp có 88 người chiếm 47,83%, lái xe có
4 người chiếm 2,17%. Với tổng số 184 cán bộ công chức, viên chức thì gồm có
68 nam chiếm 36,96%, có 116 nữ chiếm 63,04%.
Trong đó đội ngũ công chức, viên chức tại Văn phòng BHXH tỉnh là 73
người. Cụ thể số lao động trong các phòng ban như sau: lãnh đạo có 2 người,
phòng chế độ BHXH có 7 người, phòng giám định BHYT 13 người, phòng thu
12 người, phòng kế hoạch tài chính 9 người, phòng kiểm tra 3 người, phòng
công nghệ thông tin 4 người, phòng cấp sổ thẻ 7 người, phòng tiếp nhận - quản
lý hồ sơ 5 người, phòng tổ chức - hành chính 10 người. Về trình độ chuyên
môn, cán bộ có trình độ đại học là 51 người, cao đẳng là 5 người, trung cấp là
14 người.
Công tác củng cố kiện toàn xây dựng đội ngũ cán bộ luôn được ngành
chú trọng. Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ luôn được đề cao;
BHXH tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ BHXH, BHYT và công
nghệ thông tin cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ trong ngành, tham gia

các lớp tập huấn do BHXH Việt Nam tổ chức. Công tác phát triển Đảng luôn
P.
CNT
T
P.
một
cửa
P.
Kiể
m
tra
P.gi
ám
địn
h
P.
TC -
HC
P.
cấp
phát
sổ,
thẻ
P.
CĐ-
C.sá
ch
.
P.
KH -

TCh
ính
Phò
ng
Thu
BHXH khối
Huyện, Thị xã
được Chi ủy, Chi bộ BHXH tỉnh Cao Bằng quan tâm. Hiện nay toàn ngành có
80 đồng chí Đảng viên, chiếm 43,5% số cán bộ. Hiện nay, Chi bộ tiếp tục cử
một số đoàn viên ưu tú đi học lớp bồi dưỡng kiến thức về Đảng. Với đội ngũ
cán bộ công chức, viên chức trẻ, nhiệt huyết, đầy trách nhiệm…BHXH tỉnh Cao
Bằng luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
1.2.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của BHXH tỉnh Cao Bằng
Cơ sở hạ tầng của ngành được đầu tư, nâng cấp và xây dựng thêm một số
hạng mục, hiện nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trụ sở của BHXH tỉnh
Cao Bằng đặt tại Đường Pác Bó, phường Sông Bằng, Thị xã Cao Bằng, với một
toà nhà kiên cố và khang trang gồm 06 tầng rộng rãi với 35 phòng làm việc, có
hệ thống cầu thang máy, thêm vào đó có hệ thống điều hoà. Hiện nay, tại văn
phòng BHXH tỉnh, số máy vi tính bình quân đạt 1 máy/1cán bộ, các phòng làm
việc đều có máy in riêng đảm bảo phục vụ kịp thời cho quá trình thực hiện
nghiệp vụ, 100% máy vi tính được nối mạng Internet và mạng nội bộ, tạo điều
kiện cho việc tìm hiểu, trao đổi thông tin giữa các phòng chuyên môn. BHXH
tỉnh cũng đã tiết kiệm chi thường xuyên để đầu tư 22 máy tính xách tay và 04
máy scan cho các đơn vị, Thêm vào đó cơ quan cũng có một phòng photocopy
chuyên để phục vị công tác nghiệp vụ, chuyên môn.. Ngoài ra. BHXH tỉnh có
ôtô phục vụ cho việc đi công tác của các cán bộ…Điều đó đó tạo môi trường
làm việc thuận lợi, góp phần thành công trong thực hiện chức năng nhiệm vụ
được giao.
1.3 Những thuận lợi và khó khăn
Năm 2010, Bảo hiểm xã hội tỉnh Cao Bằng triển khai, tổ chức thực hiện

các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao đã đạt được những thuận lợi và gặp phải những
khó khăn chủ yếu sau
1.3.1. Những thuận lợi cơ bản
- Từ ngày thành lập đến nay BHXH tỉnh Cao Bằng luôn nhận được sự
quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của BHXH Việt Nam; của
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và Cấp ủy, Chính quyền các
cấp; sự ủng hộ giúp đỡ, phối hợp của các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức đoàn thể
và sự hợp tác, tạo điều kiện của các đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ), các cơ sở
khám chữa bệnh trong việc tổ chức chính sách BHXH, BHYT cho người lao
động và nhân dân.
- Công tác tổ chức tiếp tục được củng cố, kiện toàn, từng bước đáp ứng
được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và nâng cao chất lượng công tác
chuyên môn của ngành. Đoàn kết nội bộ ngày càng được củng cố
- Chuyển hóa được nhiệm vụ trọng tâm của ngành thành nhiệm vụ chính
trị của địa phương. Vị thế và hình ảnh của ngành được quan tâm, nhìn nhận
đánh giá đúng với kết quả chuyên môn mà tập thể Cán bộ công chức đó nỗ lực
phấn đấu.
- Hệ thống văn bản pháp luật về BHXH, BHYT đó dần được hoàn thiện,
tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả
chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh.
- Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của cơ quan là những cán bộ trẻ, khỏe,
nhiệt tình, không ngừng học tập và đoàn kết cùng nhau hoàn thành tốt công việc
của tập thể cũng như nhiệm vụ của mỗi thành viên.
- Cở sở vật chất của ngành từng bước được củng cố và hiện đại hóa, nhất
là hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin, giúp công tác quản lý và thực
hiện nhiệm vụ, chuyên môn đạt chất lượng, hiệu quả tốt hơn.
1.3.2. Những khó khăn vướng mắc
- Chức năng, nhiệm vụ, khối lượng của công việc ngày càng lớn, trong
khi đó biên chế CBCC có hạn; một số CBCC đó nghỉ hưởng chế độ nhưng vẫn
chưa có nguồn bổ sung; việc tuyển dụng yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp đại

học hệ chính quy theo quy định của BHXH Việt Nam là rất khó thực hiện trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc còn thiếu về số lượng và có những
hạn chế về kinh nghiệm quản lý điều hành. Nhận thức về chính trị, trình độ, kỹ
năng, chuyên môn nghiệp vụ của CBCC không đồng đều nên ảnh hưởng tới
việc sắp xếp, bố trí và sử dụng.
- Nhiều đơn vị SDLĐ chưa tham gia BHXH, BHYT đầy đủ cho số lao
động thuộc diện bắt buộc, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Một số
đơn vị nợ đọng kéo dài và không có khả năng thanh toán.
- Chưa thực hiện được việc thu BHXH, BHYT và BHTN theo mức lương
tối thiếu 730.000 đồng đối với một số đơn vị sử dụng nguồn kinh phí do Ngân
sách đảm bảo theo chỉ đạo của UBND tỉnh Cao Bằng tại công văn số 740/UB-
TM ngày 29/04/2010. Điều đó gây khó khăn trong việc sử dụng phần mềm quản
lý thu và ảnh hưởng đến tiến độ thu và việc giải quyết chế độ chính sách cho
người tham gia.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện một số quy định của pháp luật BHXH,
BHYT chưa phù hợp với thực tiễn, các văn bản hướng dẫn còn chưa kịp thời
hoặc có những văn bản thay đổi liên tục gây khó khăn trong quá trình thực hiện
và hướng dẫn các đơn vị, đối tượng.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở CƠ QUAN BHXH TỈNH
CAO BẰNG
2.1. Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật
về BHXH
Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật về
BHXH là một trong những biện pháp quan trọng mà nhiều năm qua BHXH tỉnh
Cao Bằng thường xuyên chú trọng, cụ thể là quan tâm đẩy mạnh có trọng tâm,
trọng điểm và hiệu quả bám sát với yêu cầu thực tiễn, tích cực phối hợp với các
cơ quan thông tin đại chúng để đưa các chế độ, chính sách đến mọi đối tượng và
đó triển khai và thực tế đã triển khai và thực hiện có hiệu quả, nhờ đó đã góp
phần quan trọng giúp đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được

giao, đảm bảo quyền lợi cho mọi đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH trên
địa bàn toàn tỉnh.vì thế công tác tuyên truyền được
Trong năm 2010 đã đăng tải được 55 tin, bài trên báo Cao Bằng, 10 tin,
bài trên báo BHXH, 30 chuyên mục trên Đài Phát thanh và truyền hình Cao
Bằng. Bên cạnh đó BHXH các huyện thị đã chủ động phối hợp với đài phát
thanh địa phương để tuyên truyền các quy định về chính sách BHXH và cả
những phóng sự mới về hoạt động của ngành... Ngoài ra tích cực Phối hợp với
các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội... để thực hiện thành công công tác
tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật
Đây thật sự là những kênh thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách
pháp luật có tác dụng lớn, góp phần quan trọng đưa chính sách BHXH, BHYT,
BH thất nghiệp đi vào cuộc sống.
2.2. Tình hình tham gia BHXH
BHXH tỉnh Cao Bằng luôn nhận thức được được rằng cần phải đẩy mạnh
phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm, góp phần ổn định đảm bảo đời sống cho
NLĐ, thúc đẩy sản xuất phát triển. Chính từ nhận thưc đúng đắn trên mà BHXH
tỉnh Cao Bằng đó đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền động viên để NLĐ và
chủ SDLĐ hiểu và tham gia bảo hiểm. Những việc làm đó mang lại hiểu quả,
làm cho số lượng đơn vị và số lượng lao động tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh
ngày càng được mở rộng. Trong năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 971 đơn vị
thuộc 7 khối kinh tế tham gia đóng BHXH. Số lượng cụ thể được thể hiện qua
bảng số liệu sau:
Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH năm 2010
ĐV: Đơn vị, người
STT Khối đoàn thể
Số đơn
vị
Số lao
động
1 HCSN, Đảng đoàn thể 520 24120

2 DN Nhà nước 15 3400
3 Ngoài công lập 1 30
4 DN Ngoài quốc doanh 120 6021
5 Xã, phường, thị trấn 134 500
6 Hợp tác xã 70 697
7 Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác 111 2330
8 Tổng cộng 971 37098
(Nguồn BHXH tỉnh Cao Bằng)
2.3 Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
 Công tác cấp sổ BHXH
Sổ BHXH do cơ quan BHXH Việt Nam cấp cho các đối tượng tham gia
bảo hiểm để ghi nhận quá trình làm việc, có đóng BHXH, thông qua sổ BHXH
để giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động theo quy định của pháp
luật.
Thực hiện Thông tư số 09 ngày 25/4/1996 của Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội, Quyết định số 113 ngày 22/6/1996 của BHXH Việt Nam và các quy
trình hướng dẫn về việc cấp và quản lý, sử dụng sổ BHXH, Tỉnh ủy – UBND
tỉnh đó chỉ đạo ngành BHXH tỉnh phối kết hợp với các ngành, các cấp, các đơn
vị cơ sở tiến hành việc thẩm định hồ sơ đề nghị BHXH tỉnh duyệt và cấp sổ cho
người lao động.
BHXH tỉnh tiếp tục đôn đốc các đơn vị SDLĐ khẩn trương hoàn tất các
thủ tục hồ sơ theo quy định để đảm bảo việc cấp sổ cho người lao động theo
đúng quy định, nhất là khối cán bộ xã phường, doanh nghiệp ngoài quốc doanh
và khối HCSN. Có kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động
về kê khai, cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH cũng như giải quyết dứt điểm tình
trạng tồn đọng sổ chưa cấp được cho người lao động trong những năm trước
đây.

×