Ebook: Sử dụng máy tính hiệu quả.
Xin chào bạn!
Nhu cầu sống học tập làm việc đòi hỏi con người phải luôn luôn nỗ lực cố gắng
hết sức mình. Máy tính ( computer ) là một công cụ không thể thiếu trong thời đại
ngày nay, nó có mặt trong tất cả môi trường hoạt động sống.
Chính vì sự tất yếu đó, mà từ bác tiến sĩ đến bác nông dân, trẻ con, choai choai,
thanh niên đến các cụ bô lão cũng muốn sờ mó, chơi, nghịch, làm việc … ấy với
nó và cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc, tình yêu, sự đam mê, những
giây phút thăng hoa, sung sướng dạt dào cảm xúc và cả những thăng trầm trong
cuộc đời mỗi con người.
Ấy vậy mà nhiều khi ta quên đi điều ấy, thật là ấy quá, biết chăm sóc giữ gìn
bảo vệ sử dụng ấy hiệu quả, điều ấy làm cho ta cư xử đúng với ấy lắm.
Luận về ấy
Ấy không như cơm ăn, như nước uống, như khí trời, không có ấy mấy ngày, ta
cũng chẳng ấy, nhưng mà ấy thế thì ăn cơm uống nước hít thở làm gì nếu ấy
không cho ấy? Không có ấy trên đời, ta có ấy đến mấy, thì cũng chỉ là người
không biết ấy thôi!
Không phải lúc nào ta cũng ấy được dù lúc nào ta cũng muốn ấy, và lúc nào ấy
cũng có thể cho ta ấy. Chán thế! Lúc nào ấy cũng có thể cho ta ấy, ấy vậy mà ta
vẫn muốn ấy thêm ấy khác, như vậy có phải ta ấy quá không?
Khi ta chưa thấy cần ấy ấy thế, ta là trẻ con, khi ta hết cần ấy ấy nữa, ta lại thành
trẻ con, vậy thì ấy làm ta thành đàn ông? Hay là đàn ông ấy ấy nên ấy mới thành
ấy?
Khi ta chưa bao giờ có ấy, ta tưởng ấy ấy lắm, nhưng càng có nhiều ấy, ta càng
thấy ấy cũng ất thôi, ấy vậy mà ta vẫn chết vì ấy, thế thì ta có ấy quá không?
Có khi, ta đã nghĩ là ấy chỉ đế ấy, ấy vậy mà, nhiều khi không cần ấy ấy, ấy vẫn
làm ta ấy lắm. Nhiều khi đang ấy ấy, mà ta vẫn thấy, ấy thế nào ấy!
Ấy không có ta, ấy không ấy được, ta chẳng có ấy, ta cũng có ấy được đâu, ấy
vậy mà ấy và ta, chẳng mấy khi ấy được với nhau, hay là vì ta ấy quá, mà ấy cũng
không ấy như ta muốn ấy ấy?
Thật ra, ấy có ấy mấy, ta vẫn nghĩ là ấy rất ấy, dù ta có biết ấy cũng chỉ ấy thôi,
ta cũng vẫn ấy lắm, nếu mà một ngày nào đó, ta biết ấy đã ấy rồi, thì dù cho ta
ấy ấy mãi, vẫn thấy ấy lắm! Hu hu ấy có thấy ta ấy quá không?
Cơ mà ấy có thấy ấy cần ấy thật hay là ấy chỉ cần ấy nhưng mà không ấy? Hay là
ấy nghĩ là bọn ta ấy ấy chỉ vì muốn ấy ấy thôi?
(Anh Vũ)
Ấy chết thật, ai lại để đọc giả ngã lăn trên keyboar thế bao giờ chứ lị. hị hị.
-A nô, 1 2 3 4… Kính thưa ….
-Dẹp, dẹp ngay…
Vâng thế thôi tớ chả đùa nữa. ơ bạn kia bỏ củ đậu xuống hộ tớ với, cứ giơ giơ thế
bố thằng nào mà viết tut được. hẹ hẹ
Sau đây là bài viết về Máy vi tính Computer ( PC ), bài viết này mong
muốn người đọc từ chưa hiểu gì về PC, có thể tự mua cho mình 1 chiếc
máy tính đến sử dụng 1 cách thành thạo và không xảy ra sự cố.(nổ bùm)
Bạn có thể phóng lớn hình xem cho dễ
1. C u trúc máy tínhấ ................................................................................................................3
2. Cài H đi u hành Windows XPệ ề ..........................................................................................7
3. Kh c ph c s c khi Windows XP x y ra s cắ ụ ự ố ả ự ố.........................................................15
Cách dùng ph n m m ghost ầ ề ............................................................................................16
4. B o đ m bí m t, an toàn cho PCả ả ậ ....................................................................................19
1. S xâm nh p trái phép.ự ậ ..................................................................................................19
2. B o v máy tính kh i s xâm nh p trái phép.ả ệ ỏ ự ậ ...............................................................20
4.1 S d ng Shadowử ụ .....................................................................................................21
4.2 An toàn cho d li uữ ệ ...................................................................................................25
D li u không b m t hoàn toàn.ữ ệ ị ấ .................................................................................25
Không đ d li u b xâm nh p, phá ho i, khai thác:ể ữ ệ ị ậ ạ ....................................................25
Dùng winrar.................................................................................................................25
1.1.2 Dùng winzip mà b n thân windown h tr ( đã có )ả ỗ ợ ................................................27
Khôi ph c, l y l i d li u đã m t.ụ ấ ạ ữ ệ ấ .................................................................................30
D li u ch u s đi u khi n c a mìnhữ ệ ị ự ề ể ủ ...........................................................................43
5. S d ng Internetử ụ ...........................................................................................................43
1. Cấu trúc máy tính
Các thành phần chính của máy tính cá nhân để bàn. 1: màn hình, 2: bo mạch chủ,
3: CPU, 4: chân cắm ATA, 5: RAM, 6: các thẻ cắm mở rộng chức năng cho máy, 7:
nguồn điện, 8: ổ đĩa quang, 9: ổ đĩa cứng, 10: bàn phím, 11: chuột
Phần cứng, còn gọi là cương liệu (tiếng Anh:
hardware
), là các cơ phận (vật lý)
cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính như là màn hình, chuột, bàn phím,
máy in, máy quét, vỏ máy tính, bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ, các loại
dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD, ...
Dựa trên chức năng và cách thức hoạt động người ta còn phân biệt phần cứng ra
thành:
• Nhập hay đầu vào (
Input
): Các bộ phận thu nhập dữ liệu hay mệnh lệnh
như là bàn phím, chuột...
• Xuất hay đầu ra (
Output
): Các bộ phận trả lời, phát tín hiệu, hay thực thi
lệnh ra bên ngoài như là màn hình, máy in, loa, ...
Ngoài các bộ phận nêu trên liên quan tới phần cứng của máy tính còn có các khái
niệm quan trọng sau đây:
• Bus : chuyển dữ liệu giữa các thiết bị phần cứng.
• BIOS (Basic Input Output System): còn gọi là hệ thống xuất nhập cơ bản
nhằm khởi động, kiểm tra, và cài đặt các mệnh lệnh cơ bản cho phần cứng
và giao quyền điều khiển cho hệ điều hành
• CPU : bộ phân vi xử lý điều khiển toàn bộ máy tính
• Kho lưu trữ dữ liệu: lưu giữ, cung cấp, thu nhận dữ liệu
• Các loại chíp hỗ trợ: nằm bên trong bo mạch chủ hay nằm trong các thiết
bị ngoại vi của máy tính các con chip quan trọng sẽ giữ vai trò điều khiển
thiết bị và liên lạc với hệ điều hành qua bộ điều vận hay qua phần sụn
• Bộ nhớ : là thiết bị bên trong bo mạch chủ giữ nhiệm vụ trung gian cung
cấp các mệnh lệnh cho CPU và các dữ liệu từ các bộ phận như là BIOS,
phần mềm, kho lưu trữ, chuột đồng thời tải về cho các bộ phận vừa kể kết
quả các tính toán, các phép toán hay các dữ liệu đã/đang được xử lý
• các cổng vào/ra
Để lắp được máy tính bạn cần biết rất nhiều thứ vì có rất nhiều chuẩn khác
nhau có cùng một kiểu thiết bị. Nếu lắp khác chuẩn, máy sẽ không chạy được
hoặc chạy không ổn định. Tuy nhiên một máy tính một cách rất sơ lược về phần
cứng thì bao gồm:
1. Vỏ máy (case): là hộp để dựng máy và thường có bộ nguồn (power supply) đi
kèm. Bạn cần phải chú ý: có nhiều kiểu bộ nguồn khác nhau, hộ chợ các kiểu
chip (processor) khác nhau. Ví dụ bộ nguồn của máy chạy chip Pentium III sẽ
không dùng cho máy chạy Pentium 4 được (ngược lại thì được).
2. Bo mạch chủ (Motherboard): có rất nhiều loại khác nhau hỗ trợ chíp khác
nhau, RAM khác nhau, chuẩn ổ cứng khác nhau. Nhìn chung chipset của bo
mạch chủ quyết định các loại phần cứng khác mà bo mạch này hỗ trợ.
3. Chip (processsor), hay bộ vi xử lý: thường được sản xuất bởi AMD hay
Intel (theo chuẩn x86) và có rất nhiều tốc độ khác nhau. Thường thì các chip có
tốc độ cao nhất (hiện là Pentium 4 3.08GHz và AMD Athlon XP 2800+) thường
có yêu cầu cao về bo mạch chủ cũng như RAM, chipset v.v.
4. Bộ nhớ (RAM): là nơi lưu trữ các thông tin đang được thính toán: Có rất
nhiều kiểu RAM khác nhau (RDRAM, DDR RAM, SDRAM), tốc độ khác nhau
(PC 100/133, PC 2100, PC 2700 v.v.) mỗi loại RAM chỉ hoạt động với một loại
chipset (bo mạch chủ) nhất định.
5. Ổ cứng (Hard disk): là nơi thông tin được lưu trữ: có nhiều loại ổ cứng khác
nhau với tốc độ khác nhau (5400RPM, 7200 RPM), chuẩn khác nhau (IDE hay
SCSI hay Serial ATA), DMA khác nhau (ATA 66/100/133), dung lượng khác
nhau (30GB, 100GB, 200GB v.v.)
6. Ổ đĩa mềm (Floppy): là ổ đĩa dùng cho đĩa mềm, đây là loại ổ đĩa đã rất lâu
đời và hiện thời chỉ có một chuẩn thôi, khá đơn giản). Trong tương lai gần ổ này
sẽ bị loại bỏ. Và đã bị loại bỏ, bi giờ dùng USB hay Ổ cứng di động.
7. Ổ đĩa quang (Optical drive): bao gồm CD-ROM, DVD-ROM, CD-RW (ổ ghi
CD), DVD-RW, DVD+RW (ổ ghi DVD), DVD-RAM (ổ ghi DVD).
8. Các lại thiết bị ngoại vi lắp thêm (Peripheral devices): Có vô cũng nhiều loại
khác nhau bao gồm: Video card (sử dung khe cắm AGP hoặc PCI), sound card,
NIC, Modem, USB 2.0, Firewre (PCI) v.v. một số bo mạch chủ cũng có sound,
NIC, video gắn kèm, tuy nhiên loại lắp thêm vào thường có hiệu suất cao hơn.
Đó là chưa kể đến việc cài đặt hệ điều hành, có nhiều hệ điều hành khác nhau
và cách cài đặt khác nhau... Nhìn chung bạn cần đọc nhiều sách để tìm hiểu, và
không bao giờ là đủ cả. Để thực hành, bạn nên mua một máy tính về, tháo ra rồi
tự lắp lại xem sao.Đông Ngô
Tôi muốn nhắc nhở bạn đôi chúc khi tháo ráp máy hay lắp ráp máy. Hạng chế tối
đa đụng vào các con chip, những phần nối (hai mạch nối vào nhau) vì bạn có thể
tạo ra hiệu ứng tích điện làm cháy chip. Cách tốt nhất là bạn nên có ground trap
Nếu không có ground trap, cách tốt nhất bạn nên chạm tay vào vỏ sắt của máy
computer hay vào những gì bằng kim loại bự như chân bàn, ống nước sắt...
trước khi đụng chip. Nếu nhà là sàn gạch thì nên đi chân không. Lý do là khi bạn
đứng lên, ngồi xuống hay đi đứng, cơ thể bạn có thể tích điện cao lên đến vài
ngàn Vôn, và năng lượng đó sẽ đốt cháy chip. Các chip hiện giờ có thể chịu
được đến 2000V, nhưng tốt hơn hãy nên phòng xa.Lộc Sơn
2. Cài Hệ điều hành Windows XP
Hướng dẫn cài đặt Windows XP Professional
Mỗi khi mua máy mới, bạn thường được nơi bán cài đặt sẵn hệ điều hành Windows XP và một số
phần mềm thông dụng. Thật tuyệt, bạn chỉ việc rinh máy về rồi cứ thế mà xài cho đến khi Windows
thường xuyên... “trở chứng”, không còn chạy tốt như ban đầu nữa. Nguyên nhân ư? Có thể do
bạn vô tình xóa mất một vài tập tin hệ thống hay do máy bị nhiễm virus. Đã đến lúc bạn cần phải
cài lại Windows rồi đó! Giải pháp tốt nhất là bạn tự học để biết cách cài đặt hệ điều hành vì việc
Windows hư hỏng sẽ là “chuyện thường ngày ở... nhà” đối với bạn.
Windows XP Professional (WinXP) dành cho máy đơn và hệ thống mạng, cho phép cài mới hay
nâng cấp từ Windows 98/ ME/ NT/ 2000/ XP Home. WinXP có thể cài đặt bằng nhiều cách như:
Boot từ CD WinXP rồi tự động cài (có thời gian cài nhanh nhất); Khởi động bằng đĩa cứng hay đĩa
mềm rồi cài từ dấu nhắc DOS (thời gian cài lâu nhất); Cài mới hay nâng cấp trong Windows đã có.
* Yêu cầu hệ thống
- CPU: Tối thiểu là Pentium 233MHz. Nên có Pentium II trở lên
- Bộ nhớ RAM: Tối thiểu 64MB, nên có 128MB trở lên.
- Dung lượng đĩa cứng: 1,5GB, tối thiểu khi nâng cấp từ Windows ME là 900MB.
- Upgrade (nâng cấp): Mục đích của nâng cấp (cài chồng lên Windows cũ) là để giữ lại toàn bộ
các ứng dụng và xác lập đã có trong Windows cũ. Bạn vào Windows, chạy file Setup.exe trong thư
mục gốc hay file Winnt32.exe trong thư mục I386 của của bộ cài đặt WinXP (trên CD hay trên đĩa
cứng) và chọn mục Upgrade. Khi nâng cấp, trình Setup luôn luôn tiến hành việc kiểm tra hệ thống
của bạn có tương thích với WinXP hay không.
Nếu ổ CD khó đọc đĩa (kén đĩa) bạn có thể chép bộ cài đặt WinXP từ CD vào đĩa cứng rồi tiến
hành cài đặt từ đĩa cứng. Cách cài cũng giống như trên CD nhưng thời gian cài lâu hơn vì trình cài
đặt sẽ thực hiện thêm một bước sao chép toàn bộ file vào thư mục tạm tự tạo trước khi cài chính
thức.
Tiến trình cài đặt mới hoàn toàn Windows XP Professional từ đĩa CD ROM
-
Trước tiên bạn cần vào BIOS bằng cách cắm điện và 3s sau ần phím Del hay F1, F2 tùy theo
mainboard để chọn khởi động từ CD-ROM, sau đó đặt CD WinXP vào ổ CD-ROM rồi khởi động lại
máy tính. Bạn bấm phím bất kỳ khi màn hình xuất hiện thông báo Press any key to boot from CD
để khởi động bằng CD.
- Màn hình đầu tiên của tiến trình cài đặt hiện ra, trong màn hình này, bạn có thể bấm phím F6 để
cài đặt driver của nhà sản xuất nếu bạn sử dụng ổ cứng theo chuẩn SCSI, SATA, RAID. Sau đó
Setup sẽ nạp các file cần thiết để bắt đầu cài đặt.
- Trong màn hình Welcome to Setup, bạn bấm phím Enter để tiếp tục cài đặt (bấm phím F3 để
thoát khỏi trình cài đặt).
- Trong màn hình License, bấm F8 để đồng ý với thỏa thuận về bản quyền.
- Trong màn hình liệt kê ổ đĩa, không gian chưa phân vùng (partition), các phân vùng hiện có và
định dạng của chúng. Bạn có thể dùng phím mũi tên chọn ổ đĩa (hay phân vùng) rồi bấm Enter để
cài đặt (hay chọn Unpartitioned space rồi bấm phím C để tạo phân vùng mới, hoặc xóa phân vùng
đang chọn với phím D). Trong trường hợp ổ đĩa mới và bạn không cần phân vùng, chọn
Unpartitioned space rồi bấm Enter.
+ Nếu muốn phân vùng, bạn bấm phím C -> nhập dung lượng ( 1000MB = 1GB ) chỉ định cho
phân vùng -> Enter.
+ Bấm phím mũi tên để chọn định dạng cho phân vùng là FAT (FAT32 cho phân vùng trên 2GB)
hay NTFS, có thể chọn chế độ Quick (nhanh) nếu muốn bỏ qua việc kiểm tra đĩa (tìm và đánh dấu
sector hỏng) để rút ngắn thời gian định dạng -> Enter để tiến hành định dạng.
Bức ảnh thiếu dòng chữ :" Leave the current no change " ( nó chỉ hiện lên khi bạn đã có 1 hệ điều hành
rồi ). Nếu bạn chọn : "Leave the current no change " thì sẽ không bị mất dữ liệu trong ổ cứng. Chỉ mất dữ
liệu của những phần nào liên quan đến Windows thôi.Dữ liệu của bạn không sao cả.
Bạn nên chia đĩa thành 2 phân vùng, gồm: phân vùng khởi động (Primary) để cài WinXP và phân
vùng Logic (extanded) để lưu trữ dử liệu quan trọng của bạn. Như vậy, khi WinXP bị hư hỏng bạn
chỉ cần định dạng và cài lại phân vùng WinXP, không ảnh hưởng đến phân vùng dữ liệu. Trước khi
cài đặt WinXP, bạn có thể sử dụng Fidsk để phân vùng nếu chỉ cần định dạng theo FAT32. Nếu
muốn phân vùng theo định dạng khác (NTFS, Linux...), bạn cần dùng Partition Magic.
- Setup sao chép các file cần thiết của
WinXP từ CD vào ổ cứng. Sau khi sao chép xong, Setup sẽ tự khởi động máy lại.
- Khi khởi động lại cũng sẽ xuất hiện thông
báo Press any key to boot from CD. Lần này, bạn đừng bấm phím nào cả để máy khởi động bằng
đĩa cứng và tiếp tục quá trình cài đặt trong chế độ giao diện đồ họa (GUI - Graphical User
Interface).
- Màn hình Regional and Language Options xuất
hiện. Bạn bấm nút Customize để thay đổi các thiết đặt về dạng thức hiển thị số, tiền tệ, thời gian,
ngôn ngữ cho phù hợp với quốc gia hay người dùng. Bấm nút Details để thay đổi cách bố trí bàn
phím (Keyboard layout) -> Bấm Next để tiếp tục.
* Sử dụng bàn phím tiếng Việt Unicode trong WindowsXP
Windows XP có sẵn bàn phím tiếng Việt, tuy ít người dùng nhưng rất hữu
dụng trong trường hợp bạn chưa cài được phần mềm gõ tiếng Việt nào khác. Sau khi cài xong
WinXP, mở Control Panel/Regional and Language Options -> chọn bảng Languages, đánh dấu
chọn mục Install files for complex script and right-to-left languages để cài đặt phần hỗ trợ tiếng Việt
Unicode -> bấm nút Detail trong phần Text Services and Input languages. Trong bảng Settings
bấm nút Add và chọn Vietnamese.
Chỉ định bàn phím Việt (hay Anh) là mặc định mỗi
khi chạy Windows trong mục Default input language và chọn phím tắt để chuyển đổi bàn phím
bằng nút Key Setttings.
* WindowsXP chỉ có một cách gõ tiếng Việt như sau (giữ phím Shift để đánh chữ in Hoa):
WindowsXP cung cấp sẵn một số ít font tiếng Việt Unicode với các kiểu thông dụng như Times
New Roman, Arial, Verdana, Tahoma...
- Trong màn hình Personalize Your Software,
nhập tên của bạn (bắt buộc) và tên công ty/tổ chức bạn đang làm việc (không bắt buộc) -> Next.
- Khi màn hình Your Product Key xuất hiện,
nhập mã khoá cuả bộ cài đặt WinXP gồm 25 ký tự được kèm theo sản phẩm khi mua (in trong
“tem” Certificate of Authenticity dán trên bao bì).
- Tiếp theo, trong màn hình Computer Name And
Administrator Password bạn đặt tên cho máy tính không trùng với các máy khác trong mạng (có
thể dài tối đa 63 ký tự với gia thức mạng TCP/IP, nhưng vài giao thức mạng khác chỉ hỗ trợ tối đa
11 ký tự). Đặt mật mã của Admin (người quản lý máy), nếu máy chỉ có mình bạn sử dụng và bạn
không muốn gỏ Password mỗi khi chạy WinXP, hãy bỏ trống 2 ô password này (bạn xác lập
password sau này cũng được).
- Nếu máy bạn có gắn Modem, Setup sẽ phát hiện ra nó và hiển thị màn hình Modem Dialing
Information. Bạn chỉ định Quốc gia/vùng (Country/region= Vietnam), mã vùng (Area code=8), số
tổng đài nội bộ (nếu có) và chọn chế độ quay số là Tone (âm sắc) (chế độ Pulse – xung hiện nay
không xài ở Việt Nam).
- Trong màn hình Date anh Time Settings, bạn
điều chỉnh ngày/giờ cho phù hợp thực tế.
- Nếu bạn có card mạng, Setup hiển thị màn
hình Networking Settings để cài đặt các thành phần mạng. Bạn chọn Typeical settings để cài Client
for Microsoft Networks, File and Print Sharing, QoS Packet Scheduler và giao thức TCP/IP với
cách định địa chỉ tự động.
+ Nếu bạn chọn Custom settings (dành cho
người nhiều kinh nghiệm) rồi bấm Next, bạn sẽ có thể thay đổi các thiết đặt mặc định trong màn
hình Network Components bằng cách thêm (nút Install), bỏ bớt (nút Uninstall) hay điều chỉnh cấu
hình (nút Properties) các dịch vụ.
- Trong màn hình Workgroup or Computer Domain,
bạn đặt tên cho nhóm làm việc (workgroup) khi kết nối mạng ngang hàng hay nhập tên Domain (hệ
thống máy chủ mạng) mà máy sẽ là thành viên.
- Sau khi hoàn tất việc sao chép file, Setup sẽ tạo
Start Menu -> đăng ký các thành phần (registering components) -> lưu các thiết đặt -> xóa các thư
mục tạm -> khởi động lại máy (bạn có thể lấy đĩa CD WinXP ra được rồi đó). Khi thông báo cho
biết là Windows sẽ thay đổi độ phân giải của màn hình (mặc định là 800 x 600 hay 1024 x 768),
bạn bấm OK để tiếp tục.
- Màn hình chào mừng xuất hiện, bấm
Next -> Nếu bạn có Card mạng hay Modem, Setup sẽ giúp bạn cấu hình mối kết nối Internet trong
màn hình How Will This Computer Connect to the Internet?. Bạn có thể chọn Telephone Modem
(nếu có modem thường), Digital Subscriber line - DSL (Modem DSL/ modem cáp) hay Local Area
Network - LAN (thông qua mạng nội bộ). Nếu không cần cấu hình lúc này, bấm Skip để bỏ qua.
- Trong màn hình Ready to register
(đăng ký sử dụng sản phẩm), bạn có thể chọn No, not at this time để đăng ký sau -> bấm Next.
- Trong màn hình Who will use this
computer?, bạn có thể thiết lập đến 5 tài khoản người dùng (nếu có nhiều người dùng chung). Tên
(Your name) có thể dài 20 ký tự (không được có ký tự đặc biệt như: “ * + , / : ; < = > ? [ ] |) và
không được trùng nhau -> Next -> Bấm Finish để hoàn tất và đăng nhập vào tài khoản bạn vừa
tạo.
- Sau khi đăng nhập, bạn phải đăng ký quyền sử dụng hợp pháp Windows trong một thời gian hạn
định, thí dụ: 30 ngày (xuất hiện ở system tray thông báo 30 days left for activation) bằng cách bấm
vào cái biểu tượng thông báo (hình chiếc chìa khóa) và thực hiện theo hướng dẫn. Sau khi đăng
ký sẽ không còn thấy thông báo này.
Đến đây xem như việc cài đặt Windows XP đã hoàn tất, bạn có thể khởi động máy lại lần
nữa và hưởng thụ thành quả của mình.
Nếu bạn muốn sao chép file cùng các thiết đặt trong Windows cũ trên máy khác hay ổ cứng khác
sang Windows XP mới cài, bạn có thể sử dụng tiện ích File and Settings Transfer Wizard có trong
đĩa CD WinXP.
- Đầu tiên bạn chạy Setup.exe trong
Windows cũ rồi chọn Perform Additional Tasks -> chọn Transfer files and settings, bấm Next ->
chọn Old Computer, bấm Next -> chọn cách chuyển giao dữ liệu (thí dụ: Other để chỉ định ổ cứng
khác), bấm Next -> chọn Both files and settings (nếu muốn tuỳ biến danh sách các file và thiết đặt
cần chuyển thì đánh dấu chọn Let me select a custom list...).
Sau khi cài đặt xong WinXP, bạn vào Start/ All
Programs/ Accessories/ System Tools/ Files and Settings Transfer Wizard -> Next -> chọn New
Computer, bấm Next -> chọn I don’t need the Wizard disk..., bấm Next -> chỉ định nơi lưu dữ liệu
chuyển giao, bấm Next. Sau khi hoàn tất, bạn cần phải đăng xuất (log off) rồi đăng nhập (log on)
lại để các thay đổi có hiệu lực.
3. Khắc phục sự cố khi Windows XP xảy
ra sự cố
Sử dụng máy tính tránh virus và khôi phục lại trạng thái ngon nhất của máy tính
( pc )
Ngon là ngon thế êk nào, có ăn được đâu mà bảo ngon, nhưng mà là nghĩa bóng
tức là trạng thái ổn định nhất của máy tính :
• Không virus
• chạy nhanh
• không bị lỗi
• cài phần mềm (software) nào cũng chạy ổn định
• .o bít nữa
bắt đầu nào: dùng hình ảnh là phương pháp sư phạm trực quan sinh động lại dễ
tiếp thu
nhớ là làm y chang như hình là ổn
Bạn mua 1 đĩa Hiren’s Boot để vào phần mềm Ghost bạn tìm xem nó ở đâu
( thường là khi khởi động đĩa Hiren boot ( nhớ là thiết lập BIOS giống khi cài win í,
tức là chọn lần khởi động đầu tiên bằng đĩa CD
-
Trước tiên bạn cần vào BIOS bằng cách cắm điện và 3s sau ần phím Del hay F1, F2 tùy theo
mainboard để chọn khởi động từ CD-ROM, sau đó đặt CD WinXP vào ổ CD-ROM rồi khởi động lại
máy tính. Bạn bấm phím bất kỳ khi màn hình xuất hiện thông báo Press any key to boot from CD
để khởi động bằng CD. )
Bạn có thể tạo Dos, đây là môi trường cứu hộ máy tính, khi mà ổ CD của bạn bị hỏng,
hay không muốn thường xuyên cho đĩa Hiren Boot vào máy tính, bằng cách dùng phần
mềm GURB4DOS Đã đính kèm
Nó vào mà có 2 dòng thì ta chọn dòng 2, dòng 2 tiếp, tiếp dòng 2, cuối là dòng 8 mà có chữ Ghost
( Nomal )
Cách dùng phần mềm ghost
Norton Ghost là phần mềm rất phổ biến và cực kỳ hữu hiệu trong việc khôi phục hệ
điều hành. Chỉ mất vài phút dùng Norton Ghost là bạn có thể khôi phục HĐH như mới.
Hầu hết, đa phần người dùng máy tính nghiệp dư đều rất mơ hồ về phần mềm này.
Chức năng chính của Norton Ghost
Phần mềm này có thể sao lưu một cách nhanh nhất toàn bộ đĩa cứng, hoặc cũng có thể
sao lưu từng phân vùng một cách rất nhanh và tiện lợi. Điểm mạnh của Norton Ghost là
có khả năng nén file rất mạnh, hơn nữa, lại chỉnh sửa được file Ghost. Sử dụng phần
mềm này, bạn có thể phục hồi hệ điều hành như cũ chỉ trong cùng lắm là 10 phút!
Thực ra, Windows XP cũng có chức năng phục hồi hệ điều hành, đó là System Restore.
Thế nhưng chức năng này vừa cồng kềnh vừa vô dụng. Hơn nữa, khi Windows lỗi thì
System Restore rất hiếm khi tỏ ra có thể hoạt động.
Bài viết sẽ hướng dẫn các bạn ghost win từ DOS một cách tỉ mỷ. Sử dụng ghost thành
thạo, bạn sẽ thấy việc phục hồi hệ điều hành- trước kia đồng nghĩa với việc cài lại máy
là cả một cực hình - thì nay chỉ còn là chuyện nhỏ.
Sử dụng Norton Ghost
Có rất nhiều cách để bắt đầu sử dụng Norton Ghost. Hoặc bạn chạy ghost từ ổ đĩa cứng
HDD, hoặc từ CD-ROM. Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu cách ghost từ CD-ROM.
- Trước hết, bạn phải có một đĩa tiện ích Hiren boot CD. Đĩa này bạn có thể mua tại bất
kỳ cửa hàng đĩa nào. Sau khi chắc chắn là bạn đã đặt first boot device = CD-ROM. (tuỳ
chọn trong Bios), bạn khởi động máy, cho đĩa vào ổ CD. Máy sẽ khởi động (boot) từ đĩa
CD.
- Từ dấu nhắc DOS, bạn có thể gõ ghost/enter. Lúc này, cửa sổ ghost sẽ hiện ra, công
việc ghost bắt đầu.
- Tại cửa sổ chính, bạn chọn LocalPartitionTo Imagic (hình 1), bạn phải đặc biệt lưu ý,
không chọn LocalDiskTo Imagic.
Một cửa sổ mới hiện ra, sẽ liệt kê tất cả các ổ cứng có trên máy tính của bạn (lưu ý
phân biệt ổ cứng với các phân vùng). Bạn chọn ổ cứng cài đặt hệ điều hành và nhấn
OK. Thông thường, mỗi máy tính chỉ có 1 ổ cứng.
- Sau khi chọn xong, ổ cứng đó sẽ liệt kê tất cả các phân vùng có trên đó. Các bạn chọn
phân vùng mình cài đặt hệ điều hành (HĐH) bằng cách nhìn vào nhãn Volume Lable.
Lưu ý việc lựa chọn phải chính xác. Sau khi chọn đúng phân vùng đặt HĐH (thường là
part 1, ổ C), bạn nhấn ok bằng cách bấm tổ hợp phím Alt+O hoặc space bar.(hình 2)
nhấn Tab hay Mouse để chọn ổ C ( nơi có HĐH ) rồi thấy chữ OK trắng là
chọn.
- Tiếp đó, máy sẽ yêu cầu bạn chọn nơi save file ghost. Chú ý phải chọn phân vùng
khác với phân vùng đặt HĐH (chẳng hạn như D,E..). Bạn nhập tên file ghost và save
bằng tổ hợp phím Alt+S hoặc phím space bar. (hình 3)