Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty BVNT Đông Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.21 KB, 39 trang )

Khoa Bảo hiểm Lớp C10-BH2
Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty BVNT Đông Đô
Chương I. Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể hiểu cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường là sự ganh đua giữa một hoặc một nhóm người mà sự nâng cao vị thế
của người này sẽ làm giảm đi vị thế của người khác. Cạnh tranh có thể đem lại
lợi ích cho người khác, song xét dưới góc độ toàn xã hội, cạnh tranh có tác
động tích cực như: chất lượng tốt hơn, giá rẻ, dịch vụ tốt hơn…Cạnh tranh là
môi trường đào thải các nhà kinh doanh không thích nghi với điều kiện của thị
trường, duy trì và phát triển những thành viên tốt nhất qua đó hỗ trợ đắc lực
cho quá trình phát triển xã hội.
Có nhiều khái niệm về cạnh tranh khác nhau nhưng nói chung “cạnh
tranh là sự đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể tham gia kinh doanh
trên thị trường nhằm giành được những điều kiện kinh doanh thuận lơi nhất và
thu được lợi nhuận cao nhất”.
1.1.2. Chức năng của cạnh tranh.
Đối với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng, sự
quan trọng của các chức năng này có thể thay đổi theo từng thời kì.
Cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh giữa cung và cầu.
Cạnh tranh hướng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những hướng sản
xuất có hiệu quả.
Cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với những biến
động của cầu và công nghệ sản xuất.
1
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nguyệt Trang
Khoa Bảo hiểm Lớp C10-BH2


Cạnh tranh tác động tích cực đến phân phối thu nhập. Cạnh tranh sẽ hạn
chế bóc lột trên cơ sở quyền lực thị trường và hình thành thu nhập không
tương ứng với năng suất.
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới. Trong cạnh tranh tất yếu sẽ có
doanh nghiệp này lớn mạnh do làm ăn hiệu quả, đồng thời có doanh nghiệp bị
phá sản. Đối với xã hội, phá sản doanh nghiệp không hoàn toàn mang ý nghĩa
tiêu cực vì các nguồn lực của xã hội được chuyển sang cho nhà kinh doanh
khác tiếp tục sử dụng có hiệu quả hơn.
1.2. Vai trò của cạnh tranh.
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập chung bao cấp trước đây hầu như không tồn
tại cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, chính điều đó đã không tạo động lực
cho các doanh nghiệp phát triển. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường,
cạnh tranh bắt đầu xuất hiện và có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với
nền kinh tế quốc dân mà còn đối với doanh nghiệp và với người tiêu dùng.
1.2.1.Với nền kinh tế quốc dân.
Cạnh tranh là môi trường, động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành
phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xóa bỏ độc quyền, bất
bình đẳng trong kinh doanh.
Cạnh tranh góp phần thúc đẩy tính năng động, tháo vát và óc sáng tạo của
các doanh nghiệp. Tạo ra các doanh nhân giỏi và có bản lĩnh trên thương
trường.
Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh nhu cầu mới…
1.2.2. Đối với doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo ra môi trường, động lực cho sự phát
triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi biện pháp nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát
triển công tác marketing, nghiên cứu thị trường.
2

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nguyệt Trang
Khoa Bảo hiểm Lớp C10-BH2
Doanh nghiệp cũng cần chú trọng các dịch vụ như: Tăng cường công
tác quảng cáo, khuyến mại và có chế độ đãi ngộ khách hàng.
Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất
lượng cao hơn, tiện dụng cho người tiêu dùng. Muốn vậy doanh nghiệp phải
áp dụng công nghệ thông tin, tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ
của nhân viên.
Cạnh tranh thuận lợi sẽ tạo cho doanh nghiệp một vị trí xứng đáng trên thị
trường, tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp.
1.2.3. Với người tiêu dùng.
Cạnh tranh đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng. Người tiêu
dùng nhận được cái họ muốn với giá thấp nhất và nhận được dịch vụ sau bán
tốt nhất.
1.3.Các hình thức cạnh tranh.
Dựa trên những tiêu thức khác nhau người ta có thể phân loại cạnh
tranh theo những cách thức khác nhau.
1.3.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia vào thị trường.
Với tiêu thức cạnh tranh này gồm: cạnh tranh giữa với người mua với
người bán. Cạnh tranh giữa người bán với người bán. Cạnh tranh giữa người
mua với người mua. Trong phạm vi bài viết này em chỉ đề cập khía cạnh:
Cạnh tranh giữa người bán với người bán.
Đây là cuộc cạnh tranh có ý nghĩa quyết định tới sự sống còn đối với
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải luôn ganh đua loại trừ nhau để giành
những lợi ích kinh tế về phía mình như chiếm lĩnh thị trường của đối thủ cạnh
tranh, tăng thị phần nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển. Trong cuộc cạnh
tranh này, sẽ loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng, đồng thời giá thành sản
phẩm giảm mà chất lượng hàng hóa tăng lên và người tiêu dùng sẽ được lợi.
Cạnh tranh này sẽ kích thích sản xuất.
3

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nguyệt Trang
Khoa Bảo hiểm Lớp C10-BH2
1.3.2.Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường.
1.3.2.1.Cạnh tranh hoàn hảo.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà trong đó cả người bán
và người mua đều cho rằng các quyết định mua và bán của họ không ảnh
hưởng gì đến giá cả của thị trường.
1.3.2.2. Cạnh tranh không hoàn hảo.
Là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất mà ở đó
các cá nhân bán hay doanh nghiệp sản xuất có đủ mạnh để chi phối được giá
cả sản phẩm của mình. Các sản phẩm trên thị trường này phần lớn là không
đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩm có thể có nhãn hiệu, mỗi nhãn hiệu lại
mang hình ảnh và uy tín khác nhau, mặc dù xét về thực chất khác biệt giữa
các sản phẩm không đáng kể nhất là trong dịch vụ. Những người bán có thể
cạnh tranh với nhau nhằm kéo khách hàng về mình bằng nhiều cách như:
Quảng cáo, khuyến mại, giá ưu đãi.
1.3.2.3. Thị trường cạnh tranh độc quyền.
Là thị trường chỉ có một người mua ( độc quyền mua ), hoặc chỉ có một
người bán ( độc quyền bán ) là duy nhất, bán một sản phẩm mà không có sản
phẩm thay thế gần giống với nó.
1.4. Các công cụ cạnh tranh.
1.4.1. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là một công cụ cạnh tranh quan trọng của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Người tiêu dùng thường quan tâm
đến chất lượng khi lựa chọn một sản phẩm nào đó, họ sẵn sàng trả giá cao để
có một sản phẩm với chất lượng tốt.
Một doanh nghiệp không thể chỉ kinh doanh một mặt hàng duy nhất,
nếu như vậy không thể tồn tại trong nền kinh tế mở như hiện nay. Do vậy
không còn con đường nào khác là doanh nghiệp phải đa dạng hóa các sản
phẩm của mình mới có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị

trường. Đa dạng hóa sản phẩm sẽ tạo cho doanh nghiệp có lợi thế mở rộng thị
4
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nguyệt Trang
Khoa Bảo hiểm Lớp C10-BH2
trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút được nhiều khách hàng hơn và có nhiều
quan hệ đối tác.
1.4.2. Cạnh tranh bằng chính sách phân phối sản phẩm.
Cần xây dựng được chiến lược phân phối bao gồm các tiêu chí: Đảm
bảo phân phối nhanh chóng ( Chiến lược phân phối phải đảm bảo việc phân
phối nhanh, kịp thời, chính xác theo đúng yêu cầu của nơi cần hàng. Tránh
tình trạng phân phối không hợp lý ), tiêu thụ khối lượng lớn, đảm bảo chất
lượng hàng hóa với chi phí thấp.
1.4.3. Cạnh tranh bằng giao tiếp khuếch trương.
Giao tiếp khuếch trương là công cụ đắc lực cho hoạt động bán hàng.
Giao tiếp khuếch trương nhằm kích thích, lôi kéo kách hàng, biến khách hàng
tiềm năng thành khách hàng hiện thực, biến khách hàng lần đầu và khách
hàng của đối thủ thành khách hàng truyền thống của doanh nghiệp.
Nội dung của giao tiếp khuếch trương bao gồm: Quảng cáo ( quảng cáo
là quá trình truyền tin tới khách hàng có tiềm năng bằng phương tiện truyền
thông thích hợp nhằm thường xuyên, liên tục lặp đi lặp lại những thông tin về
một sản phẩm được đưa ra bán trên thị trường, đủ để khách hàng nhận biết,
nắm bắt được thông tin đó và chịu tác động, ảnh hưởng của thông tin đó mà
nảy sinh nhu cầu mua sản phẩm ), xúc tiến bán hàng ( Xúc tiến bán hàng là
đưa sản phẩm đến với khách hàng, là cách làm cho sản phẩm được quan tâm,
chú ý hơn, hấp dẫn hơn ), quan hệ công chúng ( là một công cụ marketing
quan trọng của công ty, công ty phải có quan hệ tốt với khách hàng, người
cung ứng và đại lý của mình…).
1.5. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.5.1. Khái niệm cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo quan điểm quản trị chiến lược của Micheal Porter “ Khả năng

cạnh tranh của công ty có thể là khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ các
sản phẩm cùng loại ( hay sản phẩm thay thế ) của công ty đó”.
5
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nguyệt Trang
Khoa Bảo hiểm Lớp C10-BH2
Có rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên ta có thể hiểu: “ Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả
năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó trên thị trường
cạnh tranh ”. Để có một vị trí trên thị trường cạnh tranh thì các sản phẩm dịch
vụ của doanh nghiệp phải được khách hàng chấp nhận về giá cả và chất lượng.
Và để duy trì lâu dài trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục đổi
mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ…
1.5.2. Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Có nhiều yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, song
ta có thể chia chúng thành hai nhóm chính: Các lợi thế về nội lực của doanh
nghiệp và các cơ hội bên ngoài doanh nghiệp
1.5.2.1. Các lợi thế về nguồn nội lực của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực ( Nguồn lực lao động ) được hiểu là tất cả những người
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dù họ có làm
công việc gì trong doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt
là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhân lực là một yếu tố quan trọng có ý
nghĩa quyết định hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn nhân lực khác, quyết định
sự thành bại của doanh nghiệp. Thông qua nguồn lực này, thì các nguồn lực
khác như đất đai, vốn, công nghệ, cơ sở vật chất được khai thác được sử dụng
để mang lại hiệu quả. Nguồn nhân lực cùng với những nguồn lực khác không
những tạo ra nguồn lực vật chất mà còn tạo ra nguồn lực tinh thần cho doanh
nghiệp. Từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh và sức mạnh cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
1.5.2.2. Các cơ hội bên ngoài của doanh nghiệp.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp không chỉ dựa vào các
nguồn lực bên trong của mình mà phải biết tận dụng cơ hội bên ngoài doanh
nghiệp. Các cơ hội ( hay lợi thế ) bên ngoài doanh nghiệp như ngành kinh
doanh, các chính sách vĩ mô của nhà nước, môi trường kinh doanh…đều tạo
6
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nguyệt Trang
Khoa Bảo hiểm Lớp C10-BH2
nên khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Cơ hội bên ngoài doanh nghiệp
tác động lên tất cả các doanh nghiệp kinh doanh;đặc biệt là các doanh nghiệp
cùng kinh doanh một mặt hàng. Các cơ hội này có thể tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp tạo nên sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.5.3.1. Thị phần của doanh nghiệp.
Là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thường dùng để đánh giá mức độ
chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh.
Các loại thị phần:
- Thị phần của công ty so với toàn bộ thị trường: là tỉ lệ % giữa doanh thu của
công ty so với doanh thu toàn ngành.
- Thị phần của công ty trong phân đoạn mà nó phục vụ: Đó là tỉ lệ % giữa
doanh thu của doanh nghiệp so với doanh thu toàn phân đoạn.
- Thị phần tương đối: Đó là tỉ lệ so sánh về doanh thu của doanh nghiệp so với
đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.
Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này, doanh nghiệp biết mình đang
đứng ở vị trí nào so với các đối thủ cạnh tranh và cần phải đưa ra các chiến
lược nào để đối phó với các đối thủ cạnh tranh.
1.5.3.2. Doanh số bán.
Doanh số bán là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Để tính doanh số bán ta tính theo công thức:
M = Q. P
Trong đó: M: là doanh số bán

Q : là số lượng bán
P: là giá bán
Từ công thức trên ta thấy có thể tăng doanh số bán bằng cách tăng số
lượng bán hoặc giá bán. Khi doanh số bán của doanh nghiệp ngày càng lớn thì
thị phần của doanh nghiệp trên thị trường càng cao. Doanh số bán lớn đảm
bảo cho doanh thu để trang trải các chi phí bỏ ra, mặt khác thu được một phần
7
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nguyệt Trang
Khoa Bảo hiểm Lớp C10-BH2
lợi nhuận và có tích lũy để tái mở rộng doanh nghiệp. Doanh số bán càng lớn
thì tốc độ chu chuyển hàng hóa và chu chuyển vốn càng nhanh, đẩy mạnh quá
trình tái sản suất mở rộng của doanh nghiệp. Doanh số bán càng lớn thì khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao nhưng không phải là việc tăng giá
các sản phẩm của mình. Bởi vì để cạnh tranh được trên thị trường hiện nay thì
các sản phẩm cần có chất lượng cao mà giá rẻ để thu hút khách hàng. Có như
vậy mới nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.5.3.3. Uy tín, bản sắc doanh nghiệp.
Uy tín và bản sắc doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nó
có ý nghĩa rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị
trường. Uy tín và vị thế của doanh nghiệp được thể hiện qua thị phần, qua sự
tín nhiệm của khách hàng và qua chất lượng của sản phẩm. Văn hóa doanh
nghiệp bao hàm trong triết lý kinh doanh, truyền thống, phong tục tập quán,
những lễ nghi và cách ứng xử trong kinh doanh của doanh nghiệp. Tất cả
những khía cạnh đó tạo nên sức mạnh tinh thần tác động đến từng thành viên
và tập thể doanh nghiệp, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, việc tạo lập uy tín và bản sắc cho
doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Chúng tạo ra nét đặc sắc riêng, nét khác biệt
của doanh nghiệp để phân biệt với đối thủ cạnh tranh.
1.5.3.4. Các lợi thế thương mại khác.
Các lợi thế thương mại khác bao gồm địa bàn kinh doanh, thương hiệu

sản phẩm… Một doanh nghiệp được đặt ở một vị trí thuận lợi về giao thông,
dân cư đông đúc thì hoạt động thương mại, mua bán sẽ phát triển. Bởi vì khi ở
những vị trí địa lý càng thuận lợi bao nhiêu thì hoạt động vận chuyển giao
nhận hàng hóa cũng như việc thu hút khách hàng sẽ tốt hơn bấy nhiêu.
Thương hiệu có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sản phẩm và doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp xác định cho sản phẩm của mình một thương hiệu thì đó
chính là sự thông báo cho người tiêu dùng biết về sự xuất hiện của nó trên thị
trường. Người tiêu dùng sẽ quen với sản phẩm của doanh nghiệp và thương
8
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nguyệt Trang
Khoa Bảo hiểm Lớp C10-BH2
hiệu trở thành hình ảnh uy tín cũng như sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu
thương hiệu nổi tiếng, nó sẽ là phương tiện quan trọng để cạnh tranh vì nó có
thể định hướng khách hàng, giữ được khách hàng.
1.5.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp,
các yếu tố bên trong bao gồm ( nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, quy mô
năng lực sản xuất, các sản phẩm thay thế, giá cả, các yếu tố về xúc tiến quảng
cáo ) và các yếu tố bên ngoài như: các môi trường kinh doanh đặc trưng
( người cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh ), môi trường kinh doanh
chung ( môi trường kinh tế, môi trường chính trị- pháp luật, yếu tố khoa học
công nghệ ). Nhưng trong phạm vi bài viết chỉ nêu một vài nhân tố sau:
1.5.4.1. Yếu tố về xúc tiến quảng cáo.
Hoạt động xúc tiến bán sẽ hỗ trợ và nâng cao uy tín của doanh nghiệp,
phát triển và tăng cường hình ảnh về sản phẩm của doanh nghiệp. Giúp cho
khách hàng thêm hiểu biết về dịch vụ và đặc trưng của dịch vụ đó, củng cố
thêm sự tin tưởng của khách hàng khi quyết định mua sản phẩm. Việc xúc tiến
quảng cáo làm cho khách hàng nhớ đến thương hiệu sản phẩm của doanh
nghiệp thông qua hoạt động đặc thù, doanh nghiệp thực hiện tốt việc xúc tiến
quảng cáo thì sẽ nắm được nhiều thông tin về khách hàng hơn.

Yếu tố xúc tiến quảng cáo đóng vai trò to lớn không thể thiếu trong việc tác
động vào nhu cầu để thúc đẩy động cơ mua, giúp khách hàng biết về doanh
nghiệp cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
1.5.4.2. Đối thủ cạnh tranh.
- Doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt đối thủ cạnh tranh. Do
đó sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng đối với doanh
nghiệp.
- Các đối thủ cạnh tranh với nhau trên thị trường nhăm dành lợi thế
cạnh tranh, tăng thị phần và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
9
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nguyệt Trang
Khoa Bảo hiểm Lớp C10-BH2
- Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương quan giữa các yếu tố: Số
lượng dịch vụ sản phẩm tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành
cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hóa của hàng hóa.
- Các đối thủ cạnh tranh mới và các giải pháp công nghệ mới cũng ảnh
hưởng tới mức độ và tính chất cạnh tranh. Các doanh nghiệp mới xâm nhập
thị trường sẽ trở thành các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đang hoạt
động. Sự cạnh tranh diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực từ phân chia thị trường tới
các nguồn cung cấp và hoạt động khuyến mại.
1.5.4.3. Môi trường kinh tế.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kéo theo thu nhập của
dân cư tăng lên. Khi thu nhập tăng sẽ ảnh tới khả năng thanh toán của họ đồng
thời người tiêu dùng có thể sử dụng những sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt
và nảy sinh nhu cầu khác.
- Tỷ giá hối đoái là giá trị đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ, có ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong nền kinh tế
mở như hiện nay. Nếu đồng nội tệ bị mất giá trị sẽ ảnh hưởng tới khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Lãi xuất cho vay của ngân hàng: nếu tỉ lệ lãi xuất cao sẽ làm cho phí

của doanh nghiệp tăng lên do phải trả lãi tiền vay lớn hơn, khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp sẽ kém.
1.5.4.4. Môi trường chính trị - pháp luật.
Các nhân tố chính trị pháp luật tác động đến môi trường theo các hướng
khác nhau, chúng tạo ra lợi thế, trở ngại thậm chí rủi ro cho các doanh nghiệp.
Một thể chế chính trị, pháp luật rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ là cơ sở
đảm bảo sự thuận lợi bình đẳng cho cá doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có
hiệu quả…
10
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nguyệt Trang
Khoa Bảo hiểm Lớp C10-BH2
Chương II. Thực trạng Khả năng cạnh tranh của công ty
Bảo Việt Nhân Thọ Đông Đô
Để thấy được một cách khái quát và rõ nét tình hình cạnh tranh của
công BVNT Đông Đô, từ đó đánh giá chuẩn xác thực trạng năng lực cạnh
tranh của công ty, ta đi phân tích một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá khả năng
cạnh tranh, các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh, các công cụ cạnh tranh
đã được công ty sử dụng.
2. Tình hình cạnh tranh của công ty.
2.1. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty Bảo
Việt Nhân Thọ Đông Đô.
Năm 2001 thị trường Bảo Hiểm Nhân Thọ tỉnh Hà Tây đã xuất hiện các
đối thủ cạnh tranh là các công ty BHNT có vốn đầu tư nước ngoài như:
Manulife, Prudential đã đạt tổng đại lý tại hai thị xã lớn của tỉnh Hà Tây là Hà
Đông và Sơn Tây.
Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty BVNT
Đông Đô so với các đối thủ cạnh tranh,song nổi bật nhất trong các chỉ tiêu đó
là các chỉ tiêu: thị phần, thị trường và các chỉ tiêu hiệu quả.
2.1.1. Thị phần thị trường.
(Bảng 9: So sánh thị phần của công ty BVNT Đông Đô với đối thủ cạnh tranh

của công ty trên thị trường tỉnh Hà Tây).
ĐVT: tỷ đồng
Đơn vị tính
2005 2006 2007
ST TT % ST TT % ST TT %
BVNT Đông Đô 23,177 70,96 35,214 69,5 42,6 64,83
Manulife 2,958 9,06 4,151 8,19 5,370 8,7
Prudential 6,524 19,98 11,302 22,30 17,406 26,47
Tổng 32,659 100 50,667 100 65,709 100
(Nguồn: Công ty BVNT Đông Đô)
Qua bảng số liệu trên cho thấy thị phần của công ty ngày càng giảm do
tổng doanh thu phí bảo hiểm của 3 đơn vị tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh
11
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nguyệt Trang
Khoa Bảo hiểm Lớp C10-BH2
thu phí bảo hiểm của công ty, thể hiện qua số liệu sau: Năm 2005 tổng doanh
thu phí bảo hiểm đạt được 32,659 tỷ đồng, đến năm 2006 tăng lên 50,667 tỷ
đồng và năm 2007 đạt 65.709 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu phí
bảo hiểm của công ty Prudential tăng nhanh. Nhưng công ty BVNT Đông Đô
vẫn dẫn đầu trên thị trường bảo hiểm nhân thọ tỉnh Hà Tây.
Công ty BVNT Đông Đô trong giai đoạn 2005- 2007 thị phần bị giảm.
Năm 2005 công ty chiếm 70,96% thị phần, năm 2006 thị phần của công ty bị
giảm xuống còn 69,5% và đến năm 2007 thị phần của công ty là 64,83%. Thị
phần của công ty giảm xuống là do doanh thu phí bảo hiểm của tổng 3 đơn vị
tăng nhanh hơn. Trong đó doanh thu phí bảo hiểm của công ty Prudential tăng
nhanh nhất đã làm cho thị phần của công ty giảm xuống.
Thị phần của công ty Prudential ngày càng tăng. Năm 2005 thị phần
của công ty Prudential là 19,98% đến năm 2006 tăng lên 26,315, vì công ty
Prudential có chính sách hoa hồng cho đại lý cao hơn nên doanh thu phí bảo
hiểm tăng nhanh. Đây là đối thủ cạnh tranh chính của công ty trên thị trường

BHNT nên công ty cần phải chú ý. Thị phần của công ty Manulife thị phần bị
giảm sút trong mấy năm gần đây. Năm 2005 thị phần của công ty là 9,6%,
năm 2006 thị phần bị giảm xuống còn 8,19%, năm 2007 thị phần của công ty
tăng lên 8,7%.
2.1.2. Doanh thu và các chỉ tiêu hiệu quả.
Quá trình kinh doanh BHNT là một quá trình kinh doanh đảo ngược và
một sản phẩm bảo hiểm có chu kỳ kinh doanh ít nhất là 5 năm, mà các công ty
BHNT của nước ngoài mới xâm nhập vào thị trường nên ta so sánh các chỉ
tiêu của công ty BVNT Đông Đô với một số công ty khác:
(Bảng 10: So sánh các chỉ tiêu hiệu quả của công ty BVNT Đông Đô với đối
thủ cạnh tranh).
ĐVT: Tỷ đồng
12
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nguyệt Trang
Khoa Bảo hiểm Lớp C10-BH2
Năm
Tên công ty
2005 2006 2007
Chênh lệch
2006/2005 2007/2006
1.Doanh thu
BVNT Đông Đô
Manulife
Prudential
23,177
2,956
6,524
35,214
4,151
11,302

42,6
5,703
17,406
12,037
1,195
3,778
7,386
1,552
6,104
2. Chi phí
TSCP(%)
BVNT Đông Đô
Manulife
Prudential
7,181
30,98(%)
0,942
31,86(%)
2,082
31,92(%)
10,192
28,94(%)
1,271
30,62(%)
3,502
30,99(%)
11,998
28,16(%)
1,708
29.94(%)

5,347
30,72(%)
3,011
-2,04
0,329
-1,24
1,42
-0,93
1,806
-0,03
0,437
-0,68
1,845
-0,27
(Nguồn: Công ty BVNT Đông Đô)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy doanh thu của ba đơn vị như sau:
Doanh thu phí bảo hiểm của công ty BVNT Đông Đô luôn đứng đầu nhưng
tốc độ tăng doanh thu chưa cao, đứng sau là Prudential có tốc độ tăng doanh
thu phí bảo hiểm cao thứ hai và cuối cùng là Manulife. Về chỉ tiêu chi phí, chi
phí của công ty BVNT Đông Đô cao nhất, sau đó là Prudential, cuối cùng là
Menulife. Có kết quả như vậy là do số lượng hợp đồng bảo hiểm của công ty
BVNT Đông Đô ngày càng tăng, chiếm hơn 60% số hợp đồng bảo hiểm của
ba công ty do chi phí lớn chủ yếu là chi phí hoa hồng đại lý. Nhưng tỷ suất chi
phí của công ty nhỏ nhất bởi vì chi phí hoa hồng đại lý của các công ty đối thủ
cao hơn nên doanh thu phí bảo hiểm của các công ty khác tăng nhanh hơn.
Nhìn chung, cả ba công ty đều kinh doanh phát triển và có tốc độ tăng
doanh thu phí bảo hiểm cao hơn tốc độ tăng chi phí.
13
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nguyệt Trang
Khoa Bảo hiểm Lớp C10-BH2

2.2. Phân tích các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của công ty
BVNT Đông Đô.
Phân tích các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của công ty BVNT
Đông Đô ta sẽ đi phân tích hoạt động cạnh tranh thông qua hai nhóm nhân tố
là nội lực và ngoại lực.
2.2.1 Cạnh tranh bằng nội lực.
Nội lực bao gồm những nguồn lực bên trong doanh nghiệp: nguồn nhân
lực, uy tín bản sắc doanh nghiệp, công nghệ,…
2.2.1.1. Nguồn nhân lực.
Con người là nguồn nhân lực quan trọng nhất, quý giá nhất của mọi tổ
chức, của mọi doanh nghiệp bởi con người luôn làm chủ vật chất, làm chủ vốn
tài chính và tham gia vào mọi quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do đó,
thành công của doanh nghiệp không thể tách rời với yếu tố con người.
Nhận thức được điều này nên công ty đã có nhiều hoạt động và chính
sách để bồi dưỡng và nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ của cán bộ, công
nhân viên. Hàng năm, công ty mời giảng viên ở các trường đại học có khoa
bảo hiểm về bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho nhân viên. Công ty cũng luôn
tạo điều kiện gửi nhân viên đi học nâng cao trình độ văn hóa và nghiệp vụ.
Đồng thời công ty cũng tiến hành tuyển dụng những cán bộ có năng lực, kinh
nghiệm và tâm huyết bổ sung cho đội ngũ cán bộ kinh doanh chủ chốt của
công ty.
Hàng năm, công ty có những chương trình tuyển dụng đại lý bảo hiểm
để phục vụ cho mục đích mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình.
Ngoài những người hoạt động trong biên chế, công ty còn có đội ngũ nhân
viên làm việc với các hợp đồng ngắn hạn và dài hạn. Trong quá trình làm việc,
phòng ban có chức năng luôn quan tâm theo dõi một cách chặt chẽ, từ đó tìm
ra những thành viên làm việc có hiệu quả để đề xuất lên ban lãnh đạo tuyển
dụng vào biên chế của công ty.
2.2.1.2. Uy tín, bản sắc của doanh nghiệp.
14

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nguyệt Trang
Khoa Bảo hiểm Lớp C10-BH2
Xây dựng hình ảnh tốt đẹp về công ty trong tâm trí khách hàng luôn là
mục tiêu vươn tới của các nhà quản trị trong công ty. Trong họat động kinh
doanh, công ty thực hiện phương châm: “Phục vụ khách hàng một cách tốt
nhất để phát triển”, còn trong quan hệ thì lấy chữ “Tín” làm đầu. Biểu hiện
chữ “Tín” trong kinh doanh là nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ, cam kết trong
các hợp đồng bảo hiểm của công ty, thể hiện qua phương thức thanh toán
thuận lợi, nhanh chóng, đơn giản khi chi trả các trường hợp rủi ro thuộc phạm
vi bảo hiểm.
2.2.2. Cạnh tranh bằng ngoại lực.
Nền kinh tế phát triển tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo
hiểm. Khi kinh tế phát triển, người dân có cuộc sống ổn định, mức sống được
nâng cao hơn nên nhận thức của con người ngày càng tiến bộ, nhưng con
người không thể lường trước được những rủi ro. Do đó, bảo hiểm ra đời nhằm
đáp ứng nhu cầu và chia sẻ những rủi ro đó.
Sự ổn định về chính trị, tăng trưởng về kinh tế là một điều kiện thuận
lợi cho các công ty kinh doanh về BHNT nâng cao khả năng cạnh tranh của
mình, trong đó có công ty BVNT Đông Đô.
Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tự
chủ và phát triển trong khuôn khổ pháp luật, nhà nước cũng ban hành luật về
quảng cáo, chính sách về kiểm soát giá, chống độc quyền. Để điều chỉnh và
tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Bộ Tài
chính đã ban hành một số văn bản pháp quy và một bộ luật kinh doanh bảo
hiểm đã được Quốc hội thông qua tạo hành lang pháp lý, đồng thời góp phần
khẳng định vị trí của ngành bảo hiểm trong xã hội.
+ Thông tư số 26/1998/TT – BTC về việc hướng dẫn thủ tục chấp nhận
đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
+ Thông tư số 27/1998/TT – BTC về việc hướng dẫn hoạt động khai
thác và quản lý bảo hiểm.

15
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Nguyệt Trang

×