Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Bài giảng triết học - Chương 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.22 KB, 19 trang )


Chương 9
XÃ HỘI VÀ TỰ NHIÊN
“L’homme n’est qu’un roseau,
le plus faible de la nature mais c’est un roseau pensant”
(Con người chỉ là một cây sậy, cái thứ yếu đuối nhất của
tự nhiên,
nhưng đó là một cây sậy biết suy nghĩ.)
B. Pascal

Chương 9
XÃ HỘI VÀ TỰ NHIÊN
9.1. XÃ HỘI- BỘ PHẬN ĐẶC THÙ CỦA TỰ NHIÊN
Tự nhiên:
- Nghĩa rộng: toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách
quan, bao gồm cả con người và xã hội (đặc thù).
- Nghĩa hẹp: giới tự nhiên (vô cơ, hữu cơ).

Chương 9
XÃ HỘI VÀ TỰ NHIÊN
Con người là động vật cao cấp nhất, là một bộ phận
của tự nhiên, là sản phẩm cao nhất của qúa trình tiến
hóa.
Con người chỉ trở thành con người đích thực, khi sống
trong môi trường xã hội, với những mối quan hệ xã
hội giữa người với người.

Chương 9
XÃ HỘI VÀ TỰ NHIÊN
Một con người toàn diện cần có đầy đủ 7 lĩnh vực của trí
năng (


seven types of intelligences
):

1- Ngôn ngữ: khả năng dùng ngôn ngữ để mô tả các
sự kiện một cách thuyết phục, hình ảnh.

2- Logic-toán học: khả năng dùng các con số để tính
toán và mô tả, dùng các quan niệm toán học để kết
nối, ứng dụng toán học vào đời sống, vào phân tích
các số liệu, xây dựng các luận điểm, nhạy cảm với
tính đối xứng, giải quyết các vấn đề trong thiết kế và
mô hình hóa.

Chương 9
XÃ HỘI VÀ TỰ NHIÊN

3- Âm nhạc: khả năng hiểu và phát triển kỹ năng âm
nhạc, rung động trước âm nhạc, diễn giải các hình
thức và ý tưởng âm nhạc, biểu hiện qua sáng tạo âm
nhạc và trình diễn âm nhạc.

4- Không gian: khả năng cảm thụ và trình bày thế giới
một cách chính xác bằng hình ảnh trong không gian,
khả năng sắp xếp màu sắc, đường nét, hình dáng, khả
năng diễn giải các ý tưởng bằng hình ảnh, khả năng
chuyển các ý tưởng bằng không gian hay hình ảnh
thành các biểu hiện sáng tạo.

Chương 9
XÃ HỘI VÀ TỰ NHIÊN


5- Thể hình: khả năng dùng cơ thể và dụng cụ để tạo
nên các hành động hữu hiệu, để xây dựng hay sửa
chữa, cảm thụ thẩm mỹ của cơ thể và dùng các giá trị
đó để tạo nên các hình thức biểu hiện mới.

6- Giao cảm: khả năng tổ chức mọi người, truyền đạt
rõ ràng những gì cần giải quyết, khả năng đồng cảm
và giải quyết các vấn đề vướng mắc, khả năng động
viên kêu gọi mọi người tham gia thực hiện một mục
đích chung.

Chương 9
XÃ HỘI VÀ TỰ NHIÊN

7- Nội cảm: khả năng hiểu được chính mình, các chỗ
mạnh chỗ yếu của mình, các mối quan tâm của mình,
và dùng các yếu tố đó để đặt ra mục đích phấn đấu,
để hiểu chính mình có ích cho người khác đến đâu và
như thế nào, khả năng tạo nên các quan niệm và lý
thuyết dựa trên soi xét chính bản thân mình, khả năng
dùng trực giác và nhiệt tình của mình để tạo ra và bộc
lộ quan điểm riêng.
Nguồn: Howard Gardner - giáo sư đại học Harvard. Xem

×