Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bài thu hoạch học nâng hạng giáo viên THPT hạng II : NHỮNG VẤN ĐỀ CỐT LÕI CỦA GIÁO VIÊN THẾ KỶ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.63 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHỀ NGHIỆP GIẢNG VIÊN/GIÁO VIÊN, HẠNG II
BỒI DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH QUẢNG TRỊ

BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA
TÊN ĐỀ TÀI:
NHỮNG VẤN ĐỀ CỐT LÕI CỦA GIÁO VIÊN THẾ KỶ 21

Đánh giá kết quả thu hoạch
Điểm bằng số: …………………………….
Điểm bằng chữ: ……………….
Cán bộ chấm 1:………………..
…………………………………

Họ và tên: ………………..
Ngày sinh: ………………….
Đơn vị công tác: ………………….
Điện thoại: .…………………………..

Cán bộ chấm 2:………………..
…………………………………

…….., ngày 28 tháng 11 năm 2020



1


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do tham gia khóa bồi dưỡng........................................................................1
2. Những băn khoăn, vướng mắc, mâu thuẫn trong quá trình dạy học và
giáo dục mà bản thân đang gặp phải và mong muốn giải quyết.........................
3. Những mục tiêu cần đạt sau khóa bồi dưỡng cho cá nhân, cho tổ chức
các hoạt động giáo dục trong nhà trường..............................................................
4. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2
5. Các nhiệm vụ được đặt ra cho bài viết thu hoạch............................................5
6. Dự kiến nội dung..................................................................................................5
NỘI DUNG...............................................................................................................6
PHẦN 1. KẾT QUẢ THU HOẠCH KHI THAM GIA KHÓA BỒI DƯỠNG...7
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................6
2. Kết quả thu hoạch về lý luận/lý thuyết qua đề tài được xác định ..................7
2.1. Bối cảnh chung..................................................................................................7
a. Bối cảnh quốc tế...................................................................................................7
b. Bối cảnh trong nước............................................................................................7
c. Thời cơ và thách thức..........................................................................................9
2.2. Những vấn đề cốt lõi của giáo viên thế kỷ 21...............................................10
a. Quan điểm chủ đạo trong dạy học...................................................................10
b. Phát triển đội ngũ giáo viên trong thời kỳ mới...............................................11
c. Nhiệm vụ của người giáo viên thế kỷ 21..........................................................12
c.1. Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở
trường THPT phù hợp với yêu cầu hiện nay......................................................12
c.2. Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II..........................12
c.3. Góp phần đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn ................................................12


2


c.4. Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất
lượng giáo dục và phát triển trường THPT .......................................................
c.5. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh .............................
c.6. Tham gia công tác tư vấn học sinh trong trường THPT.............................
2. 3. Quan niệm của bản thân về người giáo viên thế kỷ 21.............................
2. 4. Liên hệ bản thân trước những yêu cầu đối với người giáo viên thế kỷ
21.............................................................................................................................
3. Kết quả thu hoạch về kĩ năng...........................................................................
4. Đánh giá về ý nghĩa/giá trị của hệ thống tri thức, kĩ năng thu nhận
được sau khóa bồi dưỡng......................................................................................
PHẦN 2. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN SAU KHÓA
BỒI DƯỠNG..........................................................................................................
1. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân....................................
2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi
tham gia khóa bồi dưỡng......................................................................................
3. Kế hoạch hoạt động cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm
đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp...................................
PHẦN 3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do tham gia khóa bồi dưỡng
Khơng ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng bản thân là yêu cầu tất yếu đối với
mỗi giáo viên nhằm nâng cao năng lực chun mơn để có thể theo kịp xu thế của
thời đại, đồng thời cũng để đáp ứng yêu cầu về vị trí, việc làm trong giai đoạn hiện
nay. Theo thông tư số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn

chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập, và công văn số
2022/SGDĐT- TCCB -CTTT của sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị về việc bổ sung
viên chức tham gia xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáp viên năm 2020- giáo
viên THPT hạng II phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông hạng
II.
Là giáo viên, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc mở mang tri thức, nâng
cao năng lực chuyên mơn để có kết quả tốt giáo dục – đào tạo học sinh thành những
con người mới, đáp ứng yêu cầu về năng lực, kiến thức của xã hội hiện đại. Đồng
thời, với mong muốn phát triển nghề nghiệp trong tương lai, tơi đã chọn khóa học
bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng
Trị, do trường Đại Học Sư Phạm Huế - một trường đại học có uy tín và kinh nghiệm
đào tạo giáo viên nhiều năm - tổ chức.
2. Những băn khoăn, vướng mắc, mâu thuẫn trong quá trình dạy học và giáo
dục mà bản thân đang gặp phải và mong muốn giải quyết
Là một giáo viên tiếng Anh có kinh nghiệm 12 năm giảng dạy ở trường Trung
học phổ thông, tơi có nhiều băn khoăn trăn trở về mặt chun môn cũng như về mặt
xã hội như: làm thế nào để xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng
cao chất lượng giáo dục và phát triển trường THPT, sinh hoạt tổ chuyên môn như
thế nào để có hiệu quả tốt nhất, cơng tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THPT
hiện nay đã phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp và có hiệu quả hay chưa, giáo viên
THPT nên thực hiện công tác tư vấn học sinh như thế nào?


4

3. Những mục tiêu cần đạt sau khóa bồi dưỡng cho cá nhân, cho tổ chức các
hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Đối với cá nhân, khóa bồi dưỡng nhằm giúp giáo viên hiểu được các nội dung
cơ bản về:
+ Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng

giáo dục và phát triển trường THPT
+ Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường
THPT
+ Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường THPT
+ Giáo viên THPT với công tác tư vấn học sinh trong trường THPT
+ Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo
+ Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
+ Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II
+ Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
+ Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước
+ Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở
trường THPT
Dựa vào những kiến thức và kĩ năng đã học qua các chuyên đề, bản thân tôi
càng hiểu rõ hơn bản chất các hoạt độc dạy học và giáo dục trong trường THPT,
cũng như tầm quan trọng trong việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục tại
trường mình đang cơng tác, biế cách tổ chức, xây dựng các hoạt động dạy học và
giáo dục một cách có hiểu quả, đồng thời vận dụng và giải quyết một cách có hiệu
quả các tình huống giáo dục nảy sinh ở trường.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Thế kỷ 21 có nhiều biến động so với thời kỳ trước, đặc biệt là dưới sự tác
động của cuộc cách mạng 4.0. Người giáo viên – những người có ảnh hưởng lớn


5

đến thế hệ tương lai của đất nước – cũng khơng thể khơng thay đổi, cải thiện bản
thân mình. Do đó, tơi chọn đề tài “Những vấn đề cốt lõi của giáo viên thế kỷ 21”,
với đối tượng nghiên cứu là những giáo viên thời kỳ số hóa, những yêu cầu, thách
thức đặt ra cho họ và những phẩm chất cốt yếu để có thể đương đầu với những thách

thức đó.
5. Các nhiệm vụ được đặt ra cho bài viết thu hoạch
- Phân tích bối cảnh chung, những thời cơ, thách thức đặt ra cho ngành giáo
dục nói chung và người giáo viên nói riêng trong thế kỷ 21.
- Rút ra những phẩm chất, năng lực, kĩ năng cần thiết của người giáo viên thế
kỷ 21. Đề xuất những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học tại
trường THPT
6. Dự kiến nội dung
Trong đề tài này, tơi dự kiến sẽ trình bày về bối cảnh chung, những vấn đề cốt
lõi của giáo viên thế kĩ 21, quan niệm của bản thân về người giáo viên thế kỷ 21, và
liên hệ bản thân trước những yêu cầu đối với người giáo viên thế kỷ 21.


6

NỘI DUNG
PHẦN 1. KẾT QUẢ THU HOẠCH KHI THAM GIA KHÓA BỒI DƯỠNG
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ 21 gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc trưng của cuộc
cách mạng công nghiệp lần này là sự hợp nhất về mặt cơng nghệ. Mạng Internet phủ
song tồn cầu, thể hiện khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động như máy tính
bảng, máy tính xách tay, điện thoại thơng minh với các tính năng ngày càng tiên tiến
và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thơng tin sẽ được
nhân lên bởi những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục.
Ở Việt Nam, chúng ta đã quá quen thuộc với những tiết học ứng dụng công
nghệ thông tin thông qua bảng điện tử, màn hình TV, máy chiếu. Học sinh thế kỷ 21
được tiếp cận với thế giới tri thức bao la và liên tục cập nhật từng giây thông qua
thiết bị thông minh có kết nối internet, được học những bài giảng mang tính trực
quan sinh động đầy màu sắc. Giáo viên thế kỷ 21 vì lẽ đó cũng khơng thể thu mình
trong những cuốn sách vở, giáo trình đen trắng, với những thông tin đôi khi đã cũ so

với thực tế bên ngồi mà lúc cịn là học sinh – sinh viên họ từng được học. Không
ngừng tự học, tự bồi dưỡng là một trong những yêu câu cơ bản của người thầy ngày
nay, để bắt kịp với xu thế tất yếu của thời đại số hóa.
Bên cạnh đó, dưới tác động của đại dịch Covid-19 trên tồn cầu nói chung và
ở Việt Nam nói riêng, đã có một khoảng thời gian dài những tiết học truyền thống
với bảng đen, phấn trắng không thể thực hiện được và dần được thay thế bằng
những giờ học online. Điều này đặt ra thách thức lớn cho cả những giáo viên vốn đã
thành thạo về công nghệ và cả những giáo viên chưa tiếp xúc nhiều với cơng nghệ
thơng tin.
Do đó, tơi chọn đề tài “Những vấn đề cốt lõi của giáo viên thế kỷ 21” nhằm
rút ra những phẩm chất, năng lực, kĩ năng thiết yếu, đề ra những giải pháp để người


7

giáo viên ngày nay – trong đó có bản thân tơi – có thể thực hiện tốt vai trị, trách
nhiệm của mình.
2. Kết quả thu hoạch về lý luận/lý thuyết qua đề tài được xác định
2.1. Bối cảnh chung
a. Bối cảnh quốc tế:
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những bước
tiến nhảy vọt trong thế kỷ 21, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang
kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, đồng thời tác động tới tất cả các
lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã
hội. Khoảng cách giữa các phát minh khoa học- công nghệ và áp dụng vào thực tiễn
ngày càng thu hẹp lại; kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong
phú và tăng theo cấp số nhân.
Tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu.
Cách mạng khoa học công nghệ, cơng nghệ thơng tin và truyền thơng, kinh tế trí
thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền

giáo dục trên thế giới.
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối cảnh trên đã tạo nên
những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây
dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà
trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó
chặt chẽ với nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng; nhà giáo thay vì chỉ
truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận
thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp. Ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy trở thành một trong những yêu cầu cơ bản đối với giáo viên.
b. Bối cảnh trong nước:
Theo “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010”, Đại hội IX của Đảng đã
khẳng định rằng trên cơ sở nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tổ quốc; trong thời gian từ 2001 đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi


8

tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân.
“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020” tiếp tục khẳng định phấn
đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại,
vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững
chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Chiến lược cũng đã xác định rõ một
trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn
kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công
nghệ. Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận
lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển
giáo dục.
Để đi tắt đón đầu từ một đất nước kém phát triển thì vai trị của giáo dục và

khoa học cơng nghệ lại càng có tính quyết định. Giáo dục phải đi trước một bước,
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công
các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Ở nước ta, q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố được tiến hành trong điều
kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sản xuất hàng hoá phát triển làm cho thị
trường lao động được mở rộng, nhu cầu học tập tăng lên; mặt khác, cũng làm thay
đổi quan niệm về giá trị, ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề, động cơ học tập,
các quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội. Tự do cạnh tranh làm phân hoá giàu
nghèo, làm tăng thêm sự cách biệt về cơ hội học tập giữa các tầng lớp dân cư.
Xã hội tạo điều kiện cho giáo dục phát triển, đồng thời cũng đòi hỏi giáo dục
phải phục vụ đắc lực cho xã hội; kịp thời điều chỉnh cơ cấu và quy mơ, nâng cao
trình độ đào tạo đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thực tiễn, tăng hiệu quả giáo dục,
nhạy bén và thích ứng nhanh với những biến động của nhu cầu nhân lực. Giáo dục


9

cần phải định hướng lại quan niệm về các giá trị; bồi dưỡng phẩm chất nhân cách
mới, năng lực mới và đảm bảo công bằng về cơ hội học tập ở mọi cấp bậc học và
trình độ đào tạo cho mọi tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh đó, trong 2 năm gần đây, ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 đang
đặt ra những vẫn đề cấp thiết cho ngành giáo dục nước ta. Theo báo Tuổi trẻ, TTO UNESCO ước tính khoảng 23,8 triệu trẻ em và thanh thiếu niên khác ở tất cả cấp
học có thể bỏ học, hoặc khơng được đến trường vào năm 2021 do chỉ riêng tác động
kinh tế của đại dịch. Đại dịch COVID-19 đã tạo nên nhiều sự thay đổi trong giáo
dục trong và ngoài nước. Từ sự bị động khi buộc phải đóng cửa trường học hàng
loạt, hệ thống giáo dục các nước và tại Việt Nam dần lấy lại sự chủ động khi chuyển
sang các hình thức học tập ứng dụng cơng nghệ. Trong đó, giáo viên, phụ huynh và
học sinh thay đổi để thích nghi với hồn cảnh. Dạy và học online trở thành một hình
thức dạy học quen thuộc ở Việt Nam. Tuy có nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian,

ứng dụng cơng nghệ hiện đại, có thể mở rộng không gian lớp học và số lượng học
viên, ngăn ngừa dịch bệnh…, nhưng dạy học online cũng thể hiện một số bất cập
như thiếu tương tác giữa giáo viên – học sinh và giữa học sinh – học sinh, không
kiểm soát được hoạt động của học sinh, một số giáo viên cịn lúng túng về mặt cơng
nghệ dẫn đến mất thời gian mà hiệu quả chưa cao.
c. Thời cơ và thách thức:
Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách
thức không nhỏ cho giáo dục nước ta. Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn
ra ở quy mơ tồn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với
các xu thế mới, tri thức mới, những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung
giảng dạy hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển.
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục,
quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu
ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kĩ


10

năng nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Giáo dục nước ta phải vượt qua không chỉ những thách thức riêng của giáo
dục Việt Nam mà cả những thách thức chung của giáo dục thế giới. Một mặt phải
khắc phục những yếu kém bất cập, phát triển mạnh mẽ để thu hẹp khoảng cách với
những nền giáo dục tiên tiến cũng đang đổi mới và phát triển. Mặt khác, phải khắc
phục sự mất cân đối giữa yêu cầu phát triển nhanh quy mơ và nguồn lực cịn hạn
chế, giữa u cầu phát triển nhanh quy mơ và địi hỏi gấp rút nâng cao chất lượng;
giữa yêu cầu vừa tạo được chuyển biến cơ bản, toàn diện vừa giữ được sự ổn định
tương đối của hệ thống giáo dục.
Thực tiễn chuyển đổi cơ chế và phát triển kinh tế đòi hỏi giáo dục phải tiếp
cận và thích nghi với cơ chế mới, phải luôn phát triển và đi trước một bước đón đầu

sự phát triển của xã hội. Theo xu thế của cuộc cách mạng 4.0, việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy và thay thế một phần những tiết học trực tiếp bằng dạy
học trực tuyến đã đặt ra yêu cầu cao hơn đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục. Giáo viên ngày này không chỉ cần vững vàng về chuyên môn mà cịn phải
thành thạo sử dụng máy tính, các phần mềm soạn giảng, các chương trình dạy học
trực tuyến, và các ứng dụng quản lý giáo dục. Giáo viên cần phải khơng ngừng tự
học, tự bồi dưỡng mới có thể thích nghi và bắt kịp với xu thế thời đại.
2.2. Những vấn đề cốt lõi của giáo viên thế kỷ 21
a. Quan điểm chủ đạo trong dạy học
Hiện nay, “Dạy học lấy người học làm trung tâm” hay “ Dạy học cùng tham gia”
đang là tư tưởng chủ đạo, định hướng cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
Người giáo viên phải thể hiện sự tôn trọng đối với học sinh, đề cao kinh nghiệm và
tính sáng tạo của các em. Dạy học không được áp đặt mà phải xuất phát từ nhu cầu của
học sinh. Tri thức của nhân loại là vô hạn, mà kiến thức của con người thì có hạn. Người
thầy phải tự nhận thức được mặt hạn chế của mình, biết lắng nghe và biết tiếp thu. Dạy


11

học khơng cịn là q trình rót tri thức từ giáo viên sang học sinh mà là quá trình trao đổi
kinh nghiệm, thảo luận , học hỏi lẫn nhau giữa giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh,
giúp phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của các em
b. Phát triển đội ngũ giáo viên trong thời kỳ mới
Theo Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 và Chiến lược phát triển giáo dục
2011 – 2020 do thủ tướng chính phủ phê duyệt, để phát triển giáo dục, một trong những
biện pháp cơ bản là phát triển đội ngũ giáo viên:
+ Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn
về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo
dục.
+ Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt tri

thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá
trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thơng tin một
cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi cá nhân;
tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, hoạt
động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội.
+ Đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, chú trọng việc
rèn luyện, giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo để làm gương cho học sinh,
sinh viên.
+ Giáo viên cần được thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện theo chương trình giáo
dục mầm non và phổ thơng, dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo viênn tư
vấn học đường và hướng nghiệp, giáo viên giáo dục đặc biệt và giáo viên giáo dục thường
xuyên.
Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020, 100%
giáo viên mầm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 60% giáo viên mầm
non, 100% giáo viên tiểu học, 88% giáo viên trung học cơ sở và 16,6% giáo viên trung


12

học phổ thơng đạt trình độ đào tạo trên chuẩn; 38,5% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp,
60% giảng viên cao đẳng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 100%
giảng viên đại học và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ.
c. Nhiệm vụ của người giáo viên thế kỷ 21
c.1. Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường
THPT phù hợp với yêu cầu hiện nay.
Cùng với sự thay đổi về quan điểm chủ đạo trong dạy học, giáo dục ngày nay cũng
đã có nhiều cải cách về chương trình, sách giáo khoa, và phương pháp giảng dạy. Giáo
viên cần phải nắm rõ những thay đổi đó, hiểu được bản chất của hoạt động dạy học và
giáo dục, từ đó biết cách tổ chức, xây dựng các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà

trường sao cho phù hợp.
c.2. Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II
Giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt là
tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin, học hỏi các cơng nghệ mới.
c.3. Góp phần đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn
Cùng với việc nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng, giáo viên cần biết cách hợp
tác và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm bởi vì đây cũng là một cách hiệu quả để nhận ra và
khắc phục những thiếu sót của bản thân, giúp nhau cùng tiến bộ. Tổ chun mơn gồm
những giáo viên có cùng chuyên ngành, cùng giảng dạy một chương trình là nơi tốt nhất
để phát triển tinh thần hợp tác đó. Muốn nâng cao chất lượng giáo viên, phải nâng cao chất
lượng, hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn bằng cách đổi mới phương pháp nhận xét đánh
giá, chú trọng vào tính góp ý, xây dựng, giúp nhau cùng phát triển thay vì phê bình, chỉ
trích.
c.4. Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo
dục và phát triển trường THPT
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Muốn đào tạo một con người cần
phải biết kết hợp các mối quan hệ đó. Vì vậy, việc xây dựng mơi trường học tập tích cực,


13

thân thiên, phối hợp giữa giáo viên - nhà trường, gia đình và xã hội đối với việc chăm sóc
giáo dục học sinh là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành cơng.
c.5. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Phương pháp dạy học thụ động, thầy giảng, trị nghe từ lâu đã khơng cịn phù hợp
nữa. Dạy học ngày nay hướng tới phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học,
hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm
thơng tin,...). Giáo viên cần phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong
tồn bộ q trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng
cao chất lượng dạy học. Ngoài ra, phương tiện dạy học và cơng nghệ mới cũng đóng vai

trị quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan
và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Việc sử dụng các phương tiện dạy học cần phù
hợp , tránh lạm dụng gây phản tác dụng.
c.6. Tham gia công tác tư vấn học sinh trong trường THPT
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế nhưng cũng
để lại nhiều hệ lụy. Sự phát triển của mạng xã hội và xu thế tồn cầu hóa đưa thơng tin đi
xa và đi nhanh hơn. Thế hệ trẻ, đặc biệt là những học sinh đang ở độ tuổi nổi loạn, hay tò
mò sẽ dễ bị ảnh hưởng về mặt tâm, sinh lý, dẫn đến những tư tưởng lệch lạc và lối sống sai
lầm. Do đó, giáo viên cần nhạy bén, quan tâm sâu sát và nắm bắt xu hướng hiện đại để có
thể chia sẻ, thấu hiểu và tư vấn cho các em hành động đúng đắn.
2. 3. Quan niệm của bản thân về người giáo viên thế kỷ 21
Trước hết, phải khẳng định rằng người giáo viên – dù ở bất kỳ thời đại nào cũng
đều phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về chuẩn đào tạo và chuẩn năng lực nghề
nghiệp của nhà giáo. Năng lực đó bao gồm kiến thức về môn học, hệ thống kĩ năng giảng
dạy và thái độ yêu nghề, tâm huyết với học sinh. Theo tôi, người giáo viên thế kỷ 21 lại
càng phải chú trọng phát triển năng lực nghề nghiệp của mình để phù hợp với yêu cau của
thời kỳ mới.


14

Kiến thức về môn học bao gồm kiến thức chuyên môn, kiến thức công cụ, kiến
thức nghiệp vụ sư phạm và kiến thức về xã hội. Trong đó, ngồi kiến thức chuyên môn
vững vàng và cần được thường xuyên trau dồi, rèn giũa, giáo viên cũng cần phải mở rộng
kiến thức xã hội thông qua việc theo dõi các phương tiện thơng tin đại chúng, cập nhật tình
hình thời sự để khiến những bài giảng của mình khơng chỉ sinh động mà cịn thiệt thực, sát
với tình hình xã hội, có tính ứng dụng cao. Người giáo viên thế kỷ 21 càng phải thể hiện
tính năng động, sáng tạo, tiếp thu tri thức mới; nắm bắt được xu thế phát triển và vấn đề
mang tính tồn cầu; sàng lọc, bổ sung, điều chỉnh những tri thức đã cũ, khơng cịn phù hợp
với hoàn cảnh xã hội hiện nay. Như vậy, khơng ngừng tìm tịi, khơng ngừng học hỏi chính

là một trong những yêu cầu cơ bản đối với người giáo viên ngày nay.
Hệ thống kĩ năng giảng dạy bao gồm kĩ năng thiết kế bài học, kĩ năng tổ chức và
điều khiển lớp học, kĩ năng sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học, kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng giáo dục học sinh, kĩ năng hoạt động xã hội và nhiều kĩ năng mềm khác. Cùng với sự
phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ ngày nay, việc kết hợp sử dụng các thiết bị
công nghệ cao để thiết kế bài giảng cùng với bảng đen, phấn trắng là một yêu cầu mang
tính tất yếu của thời đại. Tính nhạy bén, biết đổi mới và khả năng thích ứng với những
cơng cụ dạy học và kỹ thuật dạy học mới chính là phẩm chất tiếp theo mà người giáo viên
cần có.
Bên cạnh đó, áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên mơn là việc làm cần thiết
hiện nay. Giáo dục ngày nay hướng tới đào tạo một thế hệ tương lai có khả năng thực
hành, áp dụng tri thức mình đã học vào cuộc sống và cơng việc. Mà cuộc sống thì mn
màu mn vẻ, kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau. Giáo viên cần có sự am hiểu
những kiến thức liên mơn trong q trình giảng dạy bộ mơn của mình giúp cho bài học trở
nên sinh động, thu hút với các em, không gây nhàm chán mà tạo động lực để các em sáng
tạo, tự tư duy theo cách suy nghĩ của bản thân, giúp các em vận dụng ngay những kiến
thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, tránh học vẹt.


15

Một u cầu khơng kém phần quan trọng nữa chính là phát triển năng lực chính trị
của giáo viên. Bác Hồ đã nói: “Giáo dục được người thầy giáo, được cả một thế hệ”.
Trong xu thế tồn cầu hóa như hiện nay, sự đan xen giữa cái tốt và cái xấu đầy rẫy trên
mạng xã hội và được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Học sinh có thể tìm thấy vơ vàn
kiến thức hữu ích chỉ sau một cú click chuột, đồng thời cũng có thể vơ tình tìm ra hàng
ngàn thông tin sai lệch chưa kiểm chứng. Đáng quan ngại nhất chính là những luận điệu
xuyên tạc về mặt chính trị, tư tưởng. Bởi vậy, giáo viên – người có tầm ảnh hưởng lớn lên
cả một thế hệ - lại càng phải vững vàng về mặt tư tưởng thì mới có thể góp phần phát huy
vai trị của nhà trường trong việc bảo vệ hệ thống chính trị của quốc gia, gìn giữ bản sắc

văn hóa, truyền thống gốc rễ của dân tộc.
2. 4. Liên hệ bản thân trước những yêu cầu đối với người giáo viên thế kỷ 21.
Là giáo viên, tơi ln có tinh thần cầu thị, khơng ngừng nỗ lực học tập để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đối với giáo viên thế kỷ 21.
Về việc ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương pháp giảng dạy, tôi đã sử
dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng, TV, bảng tương tác kết hợp với bảng
đen trong giảng dạy, giao dự án cho học sinh tự thực hiện và trình bày trước lớp để phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong thời gian dịch bệnh, tôi đã vận
dụng linh hoạt các ứng dụng dạy học online như zoom, Viettelstudy, MS Teams để giảng
dạy và ơn luyện cho học sinh. Ngồi ra, tơi đã kết hợp có hiệu quả các ứng dụng soạn bài
tập và kiểm tra online của Google và Viettelstudy để hỗ trợ cho học sinh luyện tập và kiểm
tra đánh giá.
Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi cũng tranh thủ những lợi ích của các ứng dụng
mạng xã hội facebook, zalo, viber… để tạo ra mạng lưới thông tin liên lạc chặt chẽ và rộng
khắp với phụ huynh và học sinh; góp phần xây dựng các mối quan hệ trong và ngồi
trường để giáo dục học sinh có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, ở lớp tơi cũng kết hợp giáo dục
học sinh kĩ năng sử dụng Internet và mạng xã hội, phòng tránh những tác động tiêu cực từ
những luận điệu sai trái của các phần tử quá khích, cực đoan.


16

3. Kết quả thu hoạch về kĩ năng
Qua khóa học bồi dưỡng giáo viên THPT hạng II và bài thu hoạch này tơi có cơ hội
rèn giũa thêm một số kĩ năng cần thiết cho người giáo viên như:
+ Hình thành được kĩ năng phân tích, đánh giá những yếu tố tác động đến
giáo dục, có kĩ năng nhận định và đánh giá điểm mạnh - yếu, thuận lợi khó khăn đặt
ra cho giáo dục hiện nay. Hiểu được bối cảnh trong nước và quốc tế của giáo dục
Việt Nam hiện nay, những yêu cầu mà xu thế quốc tế hoá đang đặt ra cho giáo dục;
biết được xu the phát triển của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Hiểu rõ

các quan điếm chì đạo đối mới giáo dục cùa Đảng và Nhà nước, các chính sách phát
triển giáo dục nói chung và chính sách phát triển giáo dục phơ thơng nói riêng. Phân
tích được một số chính sách giáo dục đối với giáo dục phổ thơng hiện nay: hiệu quả
áp dụng và những tồn tại khi thực hiện.
+ Rèn luyện kĩ năng phân tích các yêu cầu đổi mới giáo dục đế có cơ sớ xác
định những yêu cầu phát triển năng lực của giáo viên, có biện pháp tự rèn luyện các
năng lực dạy học hiện đại, đáp ứng yêu cầu đôi mới giáo dục
+ Chú trọng hơn đến kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy.
+ Phát triển được kĩ năng nghiên cứu khoa học.
4. Đánh giá về ý nghĩa/giá trị của hệ thống tri thức, kĩ năng thu nhận được
sau khóa bồi dưỡng
Khóa học đã cung cấp cho tôi thêm những kiến thức vô cùng bổ ích và thiết
thực, đặc biệt là về: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Một số
phương pháp dạy học hiệu quá phát triển năng lực học sinh; Thiết kế và vận dụng
dạy học tích hợp theo chu de lien môn nhằm phát triển năng lực học sinh.
Ngồi ra, khóa học cũng giúp tơi củng cố vả nâng cao được các nhóm kĩ
năng: nghiên cứu, tìm hiếu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực, nhóm kĩ
năng học tập, đặc biệt là kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, nhóm kĩ năng vận đụng như


17

là vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực người
học, kỹ năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin.
Với những tri thức đó, tơi càng nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong
thực hiện đồi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay ở trường phổ
thông; vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã thu nhận được qua đợt bồi dưỡng vào
thực tiễn đối mới phương pháp dạy học ở trường phổ thơng, góp phần hiện thực hố
nội dung Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đáng cộng sản Việt

Nam khố XI về đơi mới căn bản, tồn diện trong giáo dục và đào tạo ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
PHẦN 2. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN SAU KHÓA BỒI
DƯỠNG
1. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân
Hiện tại, tôi đang là giáo viên bộ môn Tiếng Anh, kiêm nhiệm công tác chủ
nhiệm, bồi dưỡng học sinh giỏi, hướng dẫn thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật, thi hùng
biện tiếng Anh, và một số công tác khác tại trường THPT Hải Lăng.
Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được phân cơng, bản thân tôi phải đáp ứng
được các tiêu chuẩn/yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp như:
+ đảm bảo yêu cầu về trình độ chun mơn của giáo viên trung học phổ
thông, đạt chuẩn hoặc trên chuẩn. Hiện tại tôi là thạc sĩ giáo dục học, chuyên ngành
lí luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh. Tôi vẫn luôn không ngừng nỗ lực học
hỏi để nâng cao trình độ chun mơn của mình.
+ đổi mới phương pháp giảng dạy, thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin
và dạy học online. Đây là yêu cầu chung do ngành và nhà trường đặt ra và đặc biệt
nhấn mạnh trong giai đoạn gần đây. Do đó, bản thân tơi cũng đã cố gắng học hỏi bổ
sung tri thức và đạt chứng chỉ B tin học ứng dụng để có thể theo kịp yêu cầu mới.


18

+ có kiến thức liên mơn phong phú ngồi kiến thức chuyên ngành, đáp ứng
yêu cầu dạy học tích hợp liên mơn, dạy học mang tính hướng nghiệp và có thể áp
dụng vào thực tiễn.
+ xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường, kết nối rộng rãi với
phụ huynh và học sinh.
2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi tham
gia khóa bồi dưỡng
Trước khi tham gia khóa bồi dưỡng, tơi vẫn luôn nỗ lực tực hiên tốt nhiệm vụ

dạy học và giáo dục của mình; khơng ngừng tự học, tự trau dồi tri thức và kỹ năng
để không bị lạc hậu so với thời đại; ứng dụng công nghệ thông tin vào trong soạn
giảng cũng như tạo ra kết nối với học sinh để kịp thời tiếp nhận các phản hồi từ phía
các em và điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp.
Tơi đã thực hiện tốt việc tích hợp giảng dạy và giáo dục. Trong năm học
2019-20 20 tôi đã giao cho học sinh mỗi lớp10 dự án, trong đó có 1 dự án tìm hiểu
về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh, 1 dự án về bảo vệ mơi trường,
1 dự án về tìm hiểu và gìn giữ các tinh hoa văn hóa dân tộc. Ngồi ra, trong q
trình giảng dạy, tơi ln chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh lồng ghép giáo dục
lối sống giản dị, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức cầu tiến... cho học sinh.
Trong công tác chủ nhiệm, tơi cũng thực hiện có hiệu quả công tác kết nối với
học sinh và phụ huynh, xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
Về tồn tại, với đặc thù môn tiếng Anh, mặc dù chất lượng mũi nhọn khá cao,
kết quả thi học sinh giỏi khá khả quan, điểm thi tốt nghiệp THPT trung bình mơn
tiếng Anh của trường đứng thứ 4 tồn tỉnh, nhưng thực tế điểm bình qn cịn khá
thấp so với các môn học khác. Một số học sinh cịn học đối phó, chưa hứng thú với
bộ mơn tiếng Anh do môn học này không phù hợp với nhu cầu hướng nghiệp cũng
như điều kiện thực hành của một bộ phận học sinh nông thôn hiện nay.


19

3. Kế hoạch hoạt động cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm đáp
ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Sau khi tham gia khóa học, tôi sẽ tiếp tục tự học để nâng cao năng lực chuyên
môn, tiếp tục bổ sung những kiến thức cần thiết để đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp.
Tơi cũng sẽ tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá,
vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã thu nhận được qua đợt bồi dưỡng này vào
thực tiễn đối mới phương pháp dạy học và cơng tác chủ nhiệm ở trường mình.

Tơi sẽ tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên thế kỷ 21, động
viên và đồng hành cùng học sinh trên con đường mở mang tri thức, hoàn thiện nhân
cách, trở thành những người có ích cho xã hội.
PHẦN 3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Qua thời gian học tập, được bồi dưỡng kiến thức thuộc lớp bồi dưỡng tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II, cùng với sự hướng dẫn tận
tình của q thầy, cơ của trường Đại học sư phạm Huế tôi đã tiếp thu được những
kiến thức, kỹ năng hết sức bổ ích và cần thiết cho người giáo viên trong bối cảnh
nền giáo dục nước nhà đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là tình hình
thiên tai, dịch bệnh như hiện nay.
Qua đây, tơi cũng có một số kiến nghị, đề xuất như sau:
- Mở nhiều lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo
viên THPT hạng II. Tăng chỉ tiêu xét thăng hạng giáo viên THPT hạng II.
- Cần thông báo thời gian, địa điểm học tập kịp thời, chính xác cho học viên
tham gia khóa học. Cung cấp số điện thoại liên lạc chính xác của cán bộ phụ trách
khóa học để học viên có thể kịp thời liên hệ khi cần thiết.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô, trường Đại học sư phạm
Huế, và trung tâm GDTX tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện cho tơi và các đồng
nghiệp hồn thành khóa học này.


20

Cam kết của học viên
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong bài thu hoạch cuối khóa của
lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II là
của bản thân tự làm.


21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bình Minh (2020), “Thế giới như tôi thấy - Kỳ 2: Dịch COVID-19 ảnh hưởng
đến gần 1,6 tỉ người học” . Truy cập ngày 27/08/2020 tại />2. “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010” do thủ tướng chính phủ phê duyệt.
3. “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” do thủ tướng chính phủ phê duyệt..
4. “Cơng văn số 2022/SGDĐT- TCCB -CTTT” của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng
Trị, nguồn: mail công vụ
5. “Thông tư số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV” của Bộ nội vụ - Bộ Giáo dục và Đào
tạo, nguồn: mail công vụ.
6. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2017), Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn
chức danh nghê nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II, Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm.



×