Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Hình ảnh ẩn dụ về cơ thể con người trong quán dụng ngữ nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.91 KB, 35 trang )

..

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI

GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XX NĂM 2018

TÊN CÔNG TRÌNH :

HÌNH ẢNH ẨN DỤ VỀ CƠ THỂ CON NGƯỜI TRONG
QUÁN DỤNG NGỮ NHẬT BẢN.

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: Xã hội và nhân văn
CHUN NGÀNH: Ngơn ngữ học

Mã số cơng trình:…………………..


1

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Qn dụng ngữ mang nét đẹp bình dị, nhưng lại chứa đầy giá trị ngôn từ.
Bằng những cách ví von đầy hàm ý, quán dụng ngữ đã đi sâu vào tiềm thức mỗi
người Nhật như một công cụ hỗ trợ cho việc diễn đạt câu nói ngắn gọn, nhưng xúc
tích và giàu hình ảnh tượng hình, tượng thanh. Và bị thu hút bởi lối nói dân gian
đầy hàm ý cũng như mong muốn tìm hiểu sâu hơn về quán dụng ngữ. Song song đó,
cũng hướng đọc giả đến với hình ảnh của quán dụng ngữ ngày nay, cách sử dụng


phù hợp cho từng hoàn cảnh và những chính sách bảo tồn hình thức ngơn ngữ này
của chính phủ Nhật Bản.


2

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 3
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................................. 3
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................. 3
4. Lịch sử vấn đề: ........................................................................................................................ 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................................ 4
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ...............................................................................
7. Bố cục .......................................................................................................................................
PHẦN 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................... 6
1.1. Lịch sử hình thành tiếng Nhật (日本語) .............................................................................. 6
1.2. Giải thích các khái niệm: ..................................................................................................... 7
1.2.1. Hình ảnh ẩn dụ về cơ thể con người ...................................................................................
1.2.2. Quán dụng ngữ....................................................................................................................
PHẦN 2 MỤC TIÊU-PHƯƠNG PHÁP ................................................................................ 11
2.1. Quán dụng ngữ về ẩn dụ con người ................................................................................... 11
2.2. Đặc tính chung của quán dụng ngữ là gì? .......................................................................... 12
PHẦN 3 KẾT QUẢ-THẢO LUẬN ....................................................................................... 11
3.1. Sự đóng góp của qn dụng ngữ vào kho tàng ngơn ngữ Nhật ......................................... 17
3.2. Quán dụng ngữ trong môi trường giao tiếp của giới trẻ ........................................................
3.3. Chính sách bảo tồn của Nhật Bản ..........................................................................................
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 22



3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Ngày nay- trong môi trường giao lưu mở rộng thị trường quốc tế thì mối quan
hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng phát triển mạnh
mẽ.Dẫn chứng là các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam ngày càng
nhiều.Song song với điều đó, số người học tiếng Nhật ở Việt Nam cũng liên tục
tăng lên. Vì thế đòi hỏi người học phải tự nâng cao vốn kiến thức của mình, xây
dựng cho bản thân kỹ năng giao tiếp khơng những tốt mà cịn hiểu sâu rộng nghĩa
của câu từ để có thể nói thành thạo như một người bản ngữ.Với việc nghiên cứu đề
tài này,chúng tôi hi vọng phần nào giúp được người học ngoại ngữ có thể sử dụng
quán dụng ngữ để lời nói có thể mạch lạc thuyết phục hơn và cũng thêm phần hiệu
quả hướng tới sự cân bằng trong giao tiếp. Ở một khía cạnh nào đó, qn dụng ngữ
cũng chính là những phản ánh đời sống văn hóa – xã hội của một dân tộc, thế nên
nó mang theo tinh thần của dân tộc với những cung bậc biểu cảm riêng, việc nghiên
cứu quán dụng ngữ cũng có thể giúp chúng ta hiểu đại khái nét văn hóa đó. Và đây
cũng là lý do mà chúng tôi chọn đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu:
Qn dụng ngữ là một phần khơng thể thiếu trong ngơn ngữ Nhật Bản. Nó
khơng chỉ mang sắc thái đa dạng phong phú, mà còn là một cách sử dụng ngơn ngữ
gần gũi bình dị, chứa đựng hình ảnh sinh động, dễ liên tưởng. Từ đó cho thấy, việc
học hỏi và sử dụng hình thức ngơn ngữ này đối với việc học tiếng Nhật là vô cùng
cần thiết và hữu ích. Thế nhưng các loại tài liệu về quán dụng ngữ không nhiều, đặc
biệt là quán dụng ngữ được tạo nên từ các từ vựng liên quan đến bộ phận con người
thì lại càng ít có được tài liệu phân tích. Do đó, vơ hình trung tạo nên một rào cản
đối với người học tiếng Nhật và loại ngơn ngữ này, khiến người học khó có thể tiếp
cận và hiểu sâu, dẫn đến việc khó khăn trong việc sự dụng. Vì vậy, mục đích của
nghiên cứu này là có thể soạn nên một tài liệu cơ sở, mang tính chất tham khảo căn

bản nhất về ý niệm con người trong quán dụng ngữ Nhật Bản, giúp các bạn học


4

tiếng Nhật có được bậc thang vững chắc hơn trong q trình nghiên cứu sâu rộng về
qn dụng ngữ nói chung, đồng thời hiểu hơn về quán dụng ngữ và có cách sử dụng
phù hợp trong giao tiếp thường ngày.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về quán dụng ngữ Nhật Bản, nhưng cụ thể tìm hiểu sâu ở nội
dung ý niệm về cơ thể của con người trong quán dụng ngữ.
4. Lịch sử vấn đề:
Trong các đề tài nghiên cứu khoa học về ngơn ngữ Nhật, đã có nhiều đề tài
nghiên cứu về các nội dung như trợ từ, ngữ pháp, kính ngữ… Tuy nhiên qn dụng
ngữ Nhật Bản nói chung và đề tài “Hình ảnh ẩn dụ của bộ phận cơ thể người trong
quán dụng ngữ Nhật Bản” là một đề tài nghiên cứu mới hiện chưa được khai thác
nghiên cứu một cách triệt để.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta hay thay đổi các từ ngữ bình thường
thành nhiều cách nói khác nhau tạo ra những cách nói thú vị để thể hiện cảm xúc
của bản thân. Trong các từ ngữ, cách nói mà chúng ta biến đổi đó thì những cách
nói hay, thú vị được nhiều người sử dụng sẽ dần dần trở thành những cụm từ, cách
nói thơng dụng để diễn đạt một ý nghĩa cố định nào đó và những cụm từ đó được
gọi là quán dụng ngữ.
Có thể nói trong bất kỳ ngơn ngữ nào đều cũng có quán dụng ngữ và tiếng
nhật cũng như vậy. Quán dụng ngữ thường mang nghĩa ẩn dụ thông qua việc so
sánh hình ảnh, do đó việc hiểu nghĩa của qn dụng ngữ khá khó khăn đối với
người học tiếng nước ngồi. Tuy nhiên vì qn dụng ngữ được sử dụng rất rộng rãi
trong đời sống hằng ngày nên việc hiểu nghĩa của chúng rất quan trọng và cũng
góp phần làm cho cách nói của chúng ta thêm phong phú hơn.

Từ đó, việc nghiên cứu và tìm hiểu sâu rộng về quán dụng ngữ là một quá
trình thực tiễn và cần thiết. Đây là cơ sở giúp các bạn học ngôn ngữ Nhật Bản bước


5

đầu tiếp xúc và sử dụng quán dụng ngữ, cải thiện và nâng cao lời văn, câu nói, làm
chúng trở nên mềm mại, gần gũi hơn, thông qua cách biểu đạt giàu hình ảnh, dễ
liên tưởng và đơi khi cịn rất dí dỏm. Việc sử dụng qn dụng ngữ ngồi việc tăng
khả năng giao tiếp ngoại ngữ của bản thân, còn giúp các cuộc đối thoại với người
bản địa trở nên dễ dàng và gần gũi hơn cả.
Vì vậy, nhóm chúng tơi mong muốn nghiên cứu của nhóm sẽ phần nào giúp
ích được các bạn đang theo đuổi tiếng Nhật, để các bạn có thể tham khảo như một
nguồn tài liệu bổ trợ, cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình cũng như hiểu thêm về
một phần ngơn ngữ giàu đẹp của Nhật Bản.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu:
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu, dựa trên kết
quả phân tích và tổng hợp tư liệu, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
thực tiễn như sau:
Phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra được những đặc điểm giống nhau
và khác nhau giữa “hình ảnh ẩn dụ cơ thể con người” trong Quán dụng ngữ
Nhật Bản và Việt Nam. Người đọc có thể thơng qua đó mà có được cái nhìn
sâu rộng, nắm được điểm tương đồng về nội dung hay cách sử dụng.
Phương pháp tổng hợp tài liệu để liên kết những kết quả phân tích với nhau
nhằm hình thành một hệ thống nghiên cứu hoàn chỉnh và đầy đủ về đề tài
nghiên cứu.
Nguồn tư liệu tìm kiếm : sách, từ điển, internet…
7. Bố cục:
Trong nghiên cứu về đề tài “Hình ảnh ẩn dụ của bộ phận cơ thể người trong
quán dụng ngữ Nhật Bản”bao gồm 3 nội dung chính được chia thành 3 chương.

CHƯƠNG 1: Phân tích khái niệm - định nghĩa “Quán dụng ngữ”
Trong chương này sẽ tóm tắt lịch sử hình thành ngơn ngữ Nhật. Sau đó giải
thích các khái niệm “Qn dụng ngữ”, “ẩn dụ về cơ thể con người”.


6

CHƯƠNG 2: Đưa ra ví dụ - phân tích ví dụ
Trong chương này sẽ liệt kê các ví dụ quán dụng ngữ về cơ thể con người theo
chiều từ trên xuống đầu, mắt, tai, mũi, miệng, tay, … và giải thích ý nghĩa, cách sử
dụng chúng trong giao tiếp. Đồng thời làm rõ đặc tính chung của quán dụng ngữ.
CHƯƠNG 3: Giá trị ngôn từ, giá trị bảo tồn
Làm rõ sự đóng góp của qn dụng ngữ đối với ngơn ngữ Nhật, so sánh với
Việt Nam. Quán dụng ngữ trong giới trẻ Nhật Bản ngày nay. Giới thiệu chính sách
bảo tồn.


7

PHẦN 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử hình thành tiếng Nhật (日本語)
にほんご

Tiếng Nhật Bản, hay tiếng Nhật (日本語 Nihongo, Nhật Bản ngữ) là một ngôn
ngữ được hơn 130 triệu người sử dụng ở Nhật Bản và những cộng đồng dân di cư
Nhật Bản khắp thế giới. Nó là một ngơn ngữ chắp dính (khác biệt với tiếng Việt vốn
thuộc vào loại ngơn ngữ đơn lập phân tích cao) và nổi bật với một hệ thống các nghi
thức nghiêm ngặt và rành mạch, đặc biệt là hệ thống kính ngữ phức tạp thể hiện bản
chất thứ bậc của xã hội Nhật Bản, với những dạng biến đổi động từ và sự kết hợp
một số từ vựng để chỉ mối quan hệ giữa người nói, người nghe và người được nói

đến trong cuộc hội thoại. Kho ngữ âm của tiếng Nhật khá nhỏ, với một hệ thống
ngữ điệu rõ rệt theo từ. Tiếng Nhật cổ nhất được biết đến chủ yếu dựa vào trạng thái
của nó vào thế kỷ thứ VIII, khi ba tác phẩm chủ yếu của tiếng Nhật cổ được dịch
(hai bộ
こじき

sử Kojiki 古事記 Cổ
tập

にほんしょき

sự ký, Nihon Shoki 日 本書紀 Nhật Bản thư kỷ, và thi

まんようしゅう

Manyoshu 万 葉 集 Vạn diệp tập); nhưng một số lượng tài liệu ít hơn, chủ yếu là
chữ khắc, còn cổ hơn.
Từ vựng Nhật chịu ảnh hưởng lớn từ các từ mượn của ngôn ngữ khác. Một
lượng khổng lồ các từ vựng mượn từ tiếng Hán, hoặc được tạo ra theo kiểu của
tiếng Hán qua giai đoạn ít nhất 1500 năm. Từ cuối thế kỷ XIX, tiếng Nhật đã mượn
một lượng từ vựng đáng kể từ hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, chủ yếu là tiếng Anh. Do mối
quan hệ thương mại đặc biệt giữa Nhật Bản và Hà Lan vào thế kỷ XVII, nên ở thời
kỳ này tiếng Hà Lan cũng có ảnh hưởng
Cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi về nguồn gốc của
tiếng Nhật. Có rất nhiều ý kiến cho rằng tiếng Nhật thuộc hệ ngôn ngữ Altaic, cùng
họ với tiếng Mông Cổ, Triều Tiên và các ngơn ngữ vùng Trung Á đến phía Tây Thổ


8


Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, đó là xét về đặc điểm ngữ pháp của ngơn ngữ này, cịn đứng
trên bình diện văn hóa thì tiếng Nhật lại có nhiều nét giống với các ngơn ngữ phía
nam Trung Quốc. Mặt khác, dựa trên đặc điểm cấu tạo từ vựng và hệ thống phát âm
thì tiếng Nhật
lại có vẻ tương đồng với các ngơn ngữ Nam Á Dravidian và nhóm ngơn ngữ châu
Úc. Đó chính là cái khó để các nhà ngữ học đưa ra một kết luận chính thức về
nguồn gốc của tiếng Nhật.
1.2. Giải thích các khái niệm
1.2.1. Ý niệm
Với sự giải thích của “Từ điển tiếng Việt” tái bản lần thứ 3 của Khoa học-Xã
hội-Nhân văn, viện Ngôn Ngữ, nhà xuất bản từ điển Bách Khoa thì “Ý niệm” là:
“Quan niệm với nhiều ý thức”
Theo trang vi.wiktionary.org có định nghĩa “ý niệm” là: “Sự hiểu biết, nhận
thức bước đầu về sự vật, sự việc, quan hệ, q trình nào đó.”
Bên cạnh đó, trang tratu.soha.vn cũng cho rằng “Ý niệm” là: “sự hiểu biết,
nhận thức bước đầu về một sự vật, sự việc hay quan hệ, q trình nào đó”
Ví dụ như: Ý niệm về sự vật, ý niệm về không gian, thời gian
1.2.2. Ẩn dụ về cơ thể con người là gì
Là những quan niệm, sự hiểu biết, nhận thức bước đầu về từng bộ phận trên
cơ thể của một con người.
1.2.3. Quán dụng ngữ
慣用句 (かんようく) QUÁN DỤNG CÚ : có nghĩa là câu cú thường dùng,
quen dùng trong đời sống hằng ngày.(Theo Từ điển Nhật – Việt. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội tr.164, tr.377)
“Quán dụng ngữ” là “tổ hợp từ” được ra đời và sử dụng thông qua q trình
lâu dài. Nghĩa của “Qn dụng ngữ” có thể tổng hợp từ nghĩa các từ tạo nên. Nhưng


9


đơi khi, “Qn dụng ngữ” thường mang nghĩa bóng hơn là nghĩa đen của tổ hợp từ
cộng lại.
Ngoài ra, trong phần giới thiệu của trang facebook Trung tâm Nhật ngữ Genki
giới thiệu Quán dụng ngữ là: “Trong tiếng Nhật, các Quán Dụng Ngữ 慣用句 (かん
うく ), chỉ các từ sử dụng nhiều trong dân gian Nhật Bản và vẫn còn được sử dụng
rộng rãi đến ngày nay. Những từ này không những cung cấp cho chúng ta những
kiến thức về văn hóa Nhật Bản mà cịn giúp chúng ta nói tiếng Nhật tốt hơn và tinh
tế hơn”.


10

PHẦN 2. MỤC TIÊU-PHƯƠNG PHÁP
2.1. Quán dụng ngữ về hình ảnh ẩn dụ cơ thể con người
Quán dụng ngữ về cơ bản là một dạng ngơn ngữ dân gian, hình thành dựa trên
thói quen ngơn ngữ sinh hoạt của con người, qua đó phản ánh đời sống của con
người một cách dung dị và gần gũi. Vì được sinh ra một cách tự nhiên và hòa hợp
với cuộc sống xung quanh như vậy, nên các hình ảnh được dùng làm cơ sở cho
quán dụng ngữ thường có nguồn gốc từ thiên nhiên, từ nền nông nghiệp và đặc biệt
là từ các bộ phận trên cơ thể con người. Sở dĩ quán dụng ngữ bắt nguồn từ bộ phận
cơ thể con người trở nên đặc biệt là vì, thơng qua nó, chúng ta có thể phần nào hiểu
được suy nghĩ của con người khi xưa về các bộ phận trên cơ thể mình. Từ hình
dáng, chức năng của các bộ phận hay cả những phép ẩn dụ so sánh về các bộ phận
đó, qua cái nhìn của người xưa đều mang một ý nghĩa tượng trưng nhất định, có giá
trị văn hóa và tinh thần được duy trì cho đến tận ngày nay.
Đó là lí do khiến qn dụng ngữ về các bộ phận trên cơ thể con người trở nên
thú vị hơn cả.
2.1.1. ĐẦU (頭):
Đa số những quán dụng ngữ liên quan đến bộ phận đầu của con người thường
là những cụm từ biểu đạt sự suy nghĩ, ý chí, trăn trở hay lo âu về những sự vật, sự

việc trong một tình huống cụ thể. Trước hết chúng ta tìm hiểu cụm 頭が来る(あた
まがくる).
Quán dụng ngữ trên trong tiếng Nhật có ý nghĩa いかりの気持ちが頭に上る
意味.
Khi nghe cụm từ này, chúng ta có thể hiểu người nói lúc đấy đang rất giận dữ,
giận đến đỉnh điểm và đang ở một trạng thái cảm xúc cực kì xấu.
Nếu trong tiếng Việt có cụm “Vắt óc suy nghĩ”, thì tương đồng ý nghĩa với
cụm ấy trong tiếng Nhật là 頭をひねる (あたまをひねる). ひねる có nghĩa là
vặn, xoắn. Như vậy quán dụng ngữ này được sử dụng trong ngữ cảnh để giải quyết


11

vấn đề hay tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất thì phải nổ lực suy nghĩ hết sức
có thể Ví dụ:研究室に
A:この問題はとても難し
B: 困ったな…
A: じゃ, 頭をひねてください.

A: Vấn đề này rất là khó
B: Vất vả rồi đây…
A: Hãy vặn óc suy nghĩ để giải quyết nào.
Một ví dụ nữa cho quán dụng ngữ của bộ phận đầu là 頭が痛める (あたまがいた
める). Sử dụng khi suy nghĩ nhiều phương pháp để đối phó, giải quyết vấn đề, cũng
như khi gặp những việc rắc rối, làm phiền đầu óc. Trong tiếng Việt cụm này mang ý
nghĩa lo lắng, đau đầu nhứt óc, trăn trở.Ví dụ:
もうすぐ卒業(そつぎょう)だが、まだ就職(しゅうしょく)できなくて
頭が痛い。
Có nghĩa là: Sắp tốt nghiệp đến nơi rồi, mà vẫn chưa xin được việc làm, làm tơi đau
đầu nhức óc.

2.1.2. MẮT (目):
Nói đến quan dụng ngữ về mắt, ta thường thấy các quán dụng ngữ này biểu thị
trạng thái, đặc điểm bên ngồi của chủ thể, đặc biệt có vai trị như một cơng cụ hỗ
trợ,làm cho nghĩa của hành động được nhắc tới như được tô vẽ thêm một phần sinh
động, giàu hình ảnh.
Để mở đầu cho quán dụng ngữ về mắt, chúng ta cùng đến với cụm 目がない
(めがない) có nghĩa là mù quáng, sử dụng khi chúng ta say mê, cực kì thích vật
này, việc này mà qn hết những thứ khác xung quanh.


12

Ví dụ:
甘(あま)いものに目がないから、いつも買い物(かいもの)に行くと、
ケーキを買(か)ってしまう。
Vì mê mẩn/ rất thích đồ ngọt, nên lúc nào đi mua đồ tôi cũng mua luôn bánh ngọt .
Một quán dụng ngữ khác về mắt không thể bỏ qua đó là 目に余る(めにあま
る). Cụm từ này được dùng khi diễn tả một điều gì đó cực kì tồi tệ, khơng thể đứng
n mà nhìn. Trong tiếng Nhật cụm từ này được sử dụng khi ものごとの程度など
があまりにひどすぎて、見すごすことができない。Mức độ sự việc quá tồi tệ,
khơng thể bỏ qua.Ví dụ:
あいつの態度(たいど) は目に余るから, 注意(ちゅうい)したほうがいい.
Thái độ hắn ta vơ cùng tồi tệ đấy. Nên cảnh giác thì hơn.
Ngồi ra chúng ta có một cụm từ nữa, cũng dùng sắc thái của đôi mắt để biểu
thị trạng thái, tâm trạng của người được nói đến. Đó là cụm 目を細くする. Với
cụm từ này, chúng ta có thể hiểu với nghĩa "cười tít cả mắt". Khi cười, mắt ta thu
hẹp lại và đến một mức độ nào đó, nó gần như trở thành một đường kẻ ngang, và
hình ảnh ấy đã được sử dụng trong cụm từ này, thể hiện mức độ, phạm vi của nụ
cười, phải vui vẻ đến dường nào thì mới cười đến độ mắt tít cả lại như thế. Cụm từ
này thường được sử dụng khi chủ thể bắt gặp những sự vật, hiện tượng đáng yêu,

hay khi tâm trạng vô cùng vui sướng, bật ra nụ cười trong vơ thức.
Ví dụ cụ thể cho cụm từ này như sau:
たろうくんのおじいさんは孫ののむじゃきなしぐさに、 目を細くしている
Có nghĩa là: Ơng của Tarou nhìn thấy hành động ngây thơ đáng yêu của cháu mình
nên cười tít cả mắt.
Tiếp đến chúng ta có cụm 目を引く. Cụm từ này có nghĩa là sự thu hút, bắt
mắt. Sự bắt mắt đó có thể đến từ một hành động thú vị, đặc biệt, hay ngoại hình, sắc


13

thái nào đó, mà nó làm cho người khác cảm thấy bị thu hút, khiến họ để tâm và chú
ý đến chủ thể đó.
Chúng ta có thể hiểu hơn ý nghĩa của cụm từ này thơng qua ví dụ cụ thể dưới đây:
田中君の踊りは目を引くわ!
Có nghĩa là: Vũ đạo của Tanaka thật là bắt mắt, thu hút quá đi!
Câu nói thể hiện rõ sắc thái ngơn ngữ u thích và tán thưởng của người nói
đối với hành động của một người khác, hành động đó thú vị đến mức khiến họ phải
thốt lên tán dương như vậy.
Tạm khép lại chủ đề về mắt với cụm từ 目を疑う (めをうたがう). Trong đó
うたがう có nghĩa là hồ nghi, nghi ngờ, thắc mắc. Quán dụng ngữ trên được sử
dụng với ý nghĩa không tin vào mắt mình, trong ngữ cảnh khơng thể tưởng tượng
được những gì đã nhìn thấy, sự thật như thế khơng thể tin được.
Ví dụ:
しばらく会わなかったうちに、彼女(かのじょ)はあまり痩(や)せてし
まった、私は自分の目を疑った。
Lâu lâu khơng gặp, cơ ấy gầy đi nhiều q, làm tơi khơng tin vào mắt mình.
2.1.3. MŨI (鼻):
Nếu quán dụng ngữ về mắt tập trung biểu lộ sắc thái cho cảm xúc, biểu hiện
trên mặt của chủ thể, thì đối với quán dụng ngữ liên quan tới mũi, chúng thường

được dùng để thể hiện thái độ của người nói với đối phương, trong câu nói mang
hàm ý nghiêng về vị thế, ví dụ như khi tỏ ra khinh thường, hay tự hào,...
Chúng ta có cụm: 鼻で笑う. Cụm từ này mang sắc thái thể hiện rõ rệt thái độ
khinh thường, hạ thấp đối phương. Nó có nghĩa là xem nhẹ, cười hắc ra, cười bằng
giọng mũi.
Ví dụ cụ thể như:


14

何か月も考えぬいた新しい提案ををしたをしたが、、上司に 鼻で笑れてく
やしい思いをした。した。
Có nghĩa là: Tơi nghĩ là đề án mới dù tơi có suy nghĩ trong bao nhiêu tháng đi
chăng nữa, thì cấp trên cũng sẽ xem thường và làm tôi xấu hổ thôi.
Sắc thái xem nhẹ và chê bai thể hiện rất rõ nét trong câu nói trên, qua đó thấy
được vai trị của chiếc mũi trong việc làm bật lên ý nghĩa, sắc thái đầy hàm ý của
cụm từ, góp phần làm câu nói thêm sinh động và chân thật, nhiều cảm xúc.
Một ví dụ khác về các cụm từ quán dụng ngữ về mũi, chúng ta có cụm: 鼻に
つく. Có nghĩa là, một việc nào đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, làm cho người nghe
trở nên chán ghét, từ đó sinh ra khó chịu. Vậy thì, vì sao hành động lặp đi lặp lại
này lại liên quan đến chiếc mũi? Quán dụng ngữ vốn dĩ sinh ra từ thói quen sử dụng
hình ảnh trong cuộc sống vào câu nói, có lẽ trường hợp này cũng từ đó mà hình
thành. Việc gì lại khiến chúng ta thích nói đi nói lại? Hẳn đó là việc mà khi nhắc tới
làm ta cảm thấy vui vẻ, mà nhất là tự hào, thậm chí là tự mãn. Và chiếc mũi trong
ngôn ngữ Nhật Bản lại là biểu tượng từ xưa đến nay cho những yếu tố đó. Lấy ví dụ
cụ thể cho cụm từ trên, ta có:
いつも子供の自慢ばかり聞かされていは、、いいかげん 鼻についてきた
Đây là lời phàn nàn của một người: Lúc nào cô ta cũng bắt mình nghe tồn những
câu chuyện tự hào về con cái của cô ta, đúng là phát chán luôn.
2.1.4. MIỆNG (口):

Tiếp đến là các cụm từ quán dụng ngữ sử dụng hình ảnh cái miệng. Qua đó,
chức năng cũng như các sắc thái của miệng cũng được hình ảnh hóa, đem vào trong
câu nói với những hình thức thể hiện hàm ý khác nhau.
Đầu tiên là cụm từ: 口がうまい. Cụm từ này có nghĩa là ăn nói khéo léo, lanh
lẹ, linh hoạt. Lời nói khơn ngoan có thể chạm vào trái tim người khác, cũng có thể


15

chiếm lấy cảm tình, hoặc cũng có thể sử dụng với ý nghĩa là mau mồm mau miệng,
nói liếng thoắn khơng ngớt.
Ví dụ cụ thể như sau:
セールスマンは 口がうまい ので、気をつけていてもついのせられてしまう。

Có nghĩa là: vì người bán hàng rất dẻo miệng nên dù có cẩn thận để ý thì vẫn bị dụ.
Một cụm từ khác như 口をそろえる 。Cụm từ này có nghĩa là đồng thanh.
Khi một nhóm từ hai người trở lên cũng nói một lúc, hoặc nhiều người cùng nói về
một việc giống như nhau, thì cụm từ này thường sẽ được chọn để thể hiện điều đó
trong câu nói, góp phần rút gọn câu văn cũng như tăng độ sinh động hơn.
Ví dụ cụ thể, ta có câu:
学級委員の提案に、みんな 口をそろえ て賛成した。
Nghĩa là: Mọi người đồng thanh đồng ý với đề án của người đại diện lớp.
Câu nói thể hiện sự thống nhất, nhất trí của một tập thể, và cùng nhau đi đến
quyết định bằng việc đồng thanh nói lên ý kiến chung.
Một ví dụ mang sắc thái khá khác biệt so với hai trường hợp trên, chúng ta có cụm
口に合う. Có nghĩa là hợp khẩu vị.
Cụm từ này khơng nói về khả năng ăn nói hay chức năng nói của miệng, mà
nó nói đến trạng thái liên quan đến chức năng "ăn". Đối với một món ăn hay một
món đồ uồng mà người thưởng thức cảm thấy hài lòng, tâm đắc, mang trạng thái vui
vẻ chấp nhận, thì khi đó ta có thể sử dụng cụm từ này. Ví dụ như:

やっぱりお母さんの料理が、、いちばん私の 口に合う.
Câu này có nghĩa là: Quả nhiên là, món ăn của mẹ làm vẫn hợp khẩu vị của tôi nhất.


16

2.1.5. TAI (耳):
Tiếp đến sẽ là các quán dụng ngữ về bộ phận “tai”. Đầu tiên là:耳が痛い cụm
từ này sử dụng khi ta muốn nói đến sự khó chịu, khơng vui khi nghe sự góp ý,
khuyên bảo của người khác về điểm yếu hay khuyết điểm của mình. Từ 痛い trong
cụm từ là ví dụ chỉ việc cảm thấy khó chịu, khơng vui khi nghe.
Ví dụ như câu 耳が痛いことでも指摘してくれるのが、本当の友人だ。
Câu này có nghĩa là việc mà chỉ ra cho mình biết kể cả đó là chuyện khó nghe
đi nữa thì mới là người bạn thực sự. Hay khi dùng trong hội thoại thường ngày để
biểu thị ý khơng vui vì lời nói vừa rồi của đối phương ta có thể sử dụng quán dụng
ngữ này như sau:
A: 親友だから言うけど、食べすぎだよ。
B:う……耳が痛い。
A: Vì là bạn thân mới nói á, ăn nhiều quá rồi đó.
B: A…. nghe sao khó chịu (đau lịng) q.
Tiếp theo ta có quán dụng ngữ 耳が早い dùng để chỉ trạng thái biết tin tức
hay tin đồn nào đó nhanh hơn, sớm hơn người khác, thường dùng để chỉ những
người nhanh tai. Chẳng hạn như câu 子どものころ耳が早かった和也君は, 記者
になった ý nói là bạn Kazuya người mà từ nhỏ đã luôn nhanh tai biết tin tức trước
hơn người khác đã trở thành phóng viên.Trong đối thoại, khi một người nào đó nói
cho mình biết một tin tức nào đó mà tin tức đó chưa có ai biết ta có thể sử dụng
quán dụng ngữ này để biểu thị ý nói người đó nhanh tai. Ví dụ hoàn cảnh cụ thể
sau: 教室に
A: かっこいい転校生が来るんだって!(転校生が教室に入る )
A: ね!

B: 耳が早いなあ


17

Tại phịng học
A: Có học sinh chuyển trường đang đến kìa
(Học sinh chuyển trường bước vào lớp)
A: Đúng ha!
B: Thật là nhanh tai.
Thêm một quán dụng ngữ về tai nữa là 耳にたこができる dùng khi muốn
nói đến trạng thái cảm thấy chán khi buộc phải nghe cùng một việc mà nghe rất
nhiều lần . Từ たこ là chỉ những đồ vật bị mài, chà sát nhiều lần làm phần da
cứng lại.Mang ý nghĩa là nghe một việc giống nhau đến nỗi chai luôn lỗ tai.
Cách sử dụng như sau:父の自慢話は、耳にたこができるほど聞かれさ
れている.Nghĩa là những câu chuyện kiêu hãnh đáng tự hòa của ba bị buộc phải
nghe tới nổi chai ln lỗ tai.
Và một ví dụ cuối cùng của quán dụng ngữ về bộ phận tai là: 耳にはさむ, sử
dụng khi muốn nói đến việc tình cờ nghe được một sự việc nào đó do việc đó đang
được nói tại nơi gần mình dù mình khơng cố tình nghe.Cách sử dụng cụ thể như sau:
コンビニ で耳にはさんだのだけれど、角の空き地にマンションができる

んですって。
Câu này có nghĩa là: đã tình cờ nghe thấy ở cửa hàng tiện lợi, nghe nói là sẽ xây
một tịa chung cư cao cấp tại khu đất trống ở gốc.
2.1.6. CỔ (首):
Sau các quán dụng ngữ về tai, ta có các quán dụng ngữ về “cổ” như:首がつな
がる dùng trong hoàn cảnh khi trước đó đã gần như phải nghỉ việc nhưng vì tình
hình đã trở nên tốt hơn nên hiện tại khơng cần phải thơi việc, tiếp tục được đi
làm.Ví dụ: 最近景気が持ち直してきたので、やっと首がつながっている này

có ý nghĩa là vì gần đây tình hình kinh tế đã trở nên tốt hơn nên khơng cần phải
nghỉ việc nữa. Trong hội thoại ta có ví dụ sau:


18

夫: どうやら首がつながりそうだ。
妻: よかったわ。
Chồng: có vẻ như là khơng cần phải nghỉ việc nữa.
Vợ: tốt quá rồi.
Tiếp theo ta có:首にする nghĩa là bị buộc phải thôi việc, bị sa thải. Ta có thể
sử dụng quán dụng ngữ này trong trường hợp do làm việc không tốt hay thái độ làm
việc tệ nên bị cấp trên sa thải, bị công ty đuổi việc.Câu ví dụ như sau: 勤務態度の
悪い社員を首にする。Câu này có ý nghĩa là sa thải những nhân viên có thái độ
làm việc khơng tốt.
Ngồi ra ta cịn có qn dụng ngữ:首をつっこむ sử dụng khi muốn nói đến
việc nhiều chuyện, xen vào chuyện của người khác. Quán dụng ngữ này được sử
dụng như sau: 父に、子供は、大人の話に首を突っ込むものではないといわ
れた。Câu này dịch nghĩa là: bị ba nói là trẻ con thì khơng được xen vào chuyện
của người lớn.

2.1.7. TAY (手):
Sang đến bộ phận tay, ta có các quán dụng ngữ như là:手が空く nghĩa là rảnh
tay, hiện tại đang rảnh rỗi khơng có việc gì làm. Qn dụng ngữ này có nghĩa tương
đương với tính từ 暇な, nên cách sử dụng cũng khá đơn giản, ta có thể nói:ちょっと手
が空いたら、こちらの作業を手伝ってください。Câu này nghĩa là nếu đang rảnh

tay thì hãy giúp cơng việc ở đây.
Một quán dụng ngữ khác có bộ phận tay là:手が出ない thể hiện việc vượt quá
tầm tay, chỉ một việc nào đó vượt quá năng lực, khả năng tài chính của mình nên

khơng làm được.
Cách sử dụng như sau: 問題が難しすぎて,僕の力ではとても手が出ない
。Ý nghĩa là vấn đề này quá khó với sức của tơi thì khơng thể làm được.


19

Hoặc một cách dùng khác để nói đến vấn đề vượt quá khả năng tài chính như sau:
すごく立派なメロンだけれども、高くてとても手が出ない。Ýnghĩa: trái dưa

này rất ngon nhưng mắc nên không thể mua được.
Và tiếp theo là 手に余る ý nói cơng việc hay vấn đề nào đó vượt quá năng lực
của bản thân, chỉ với sức của mình thì khơng thể xử lý được.手 chỉ năng lực của bản
thân. Ta có thể sử dụng nó như sau: このパズルはあまりにも難しくて、僕の手に
余る。Nghĩa là trị xếp hình này q khó nên chỉ với năng lực của tôi không giải được.

Cụm từ 手がない(てがない) khơng mang nghĩa đen là “Khơng có tay”.
Trong tiếng Nhật cụm từ 手がない(てがない)có nghĩa là “Khơng cịn cách nào,
khơng cịn phương pháp nào”. Chúng ta có câu ví dụ như sau:
私の田舎は就職できないので、都会に出ていくよりほかに手がない Vì q
tơi khơng thể xin được việc, nên chẳng còn cách nào hơn là đi ra thành phố.
Trong cụm từ 手を広げる(てをひろげる) động từ 広げる(ろげる)
mang ý nghĩa là mở rộng, làm cho rộng ra.Cụm từ trên mang ý nghĩa là mở rộng
phạm vi hay nói một cách khác là diễn tả sự đa năng, khả năng làm nhiều việc cùng
một lúc ( vừa làm việc này vừa bắt đầu một việc mới).
A. 彼は作曲家としてやってるんだけど, 自分で作った歌も歌ってるようだ。
A . Anh ấy là nhà sáng tác nhạc, nhưng cũng hát những bài mình viết.
B. ずいぶん手を広げているな。
B . Anh này cũng khá là đa năng nhỉ.
2.1.8. CÁNH TAY (腕):

Cụm từ 腕がいい(うでがいい) không mang một ý nghĩa đơn thuần là “tay
tốt”mà cụm từ trên trong giao tiếp được dùng để diễn tả về kĩ năng, kĩ năng tốt/ giỏi
của một người nào đó về chun mơn nào đó. Ví dụ như:


20

彼女の料理の腕がいいので、やっと高級レストランに就職できました。
Có nghĩa: Kĩ năng nấu ăn của cơ ấy giỏi, nên cuối cùng thì cũng xin được việc làm
tại nhà hàng cao cấp.
Cụm từ 腕が上がる(うでがあがる) cũng mang ý nghĩa là giỏi. Nhưng
khác với cụm từ 腕がいい(うでがいい)ở phía trên thì 腕が上がる(うでがあ
がる) lại mang một ý nghĩa diễn tả trạng thái là trở nên thành thạo trong một cơng
việc nào đó, kĩ năng trở nên giỏi. Ví dụ như:
いい先生に教えてもらったので、日本語の腕が上がって、日本へ留学でき
ました。
Được giáo viên giỏi dạy cho, nên tiếng Nhật của tôi khá lên và có thể đi du học
ởNhật.
2.1.9. NGỰC (胸):
Cụm từ 胸が痛む(むねがいたむ) trong hội thoại dùng để diễn tả cảm giác
đau buồn, thương xót, phiền não. Từ 痛む(いたむ)có nghĩa là đau đớn, có thể
dùng để diễn tả cho cả thể chất và tinh thần. Ví dụ như:
飛行機事故で一人娘を亡くした親のことを思うと胸が痛む。
Tơi cảm thấy đau buồn khi nghĩ đến bố mẹ của cơ gái đã qua đời vì tai nạn máy
bay.
Cụm từ 胸に秘める(むねにひめる) dùng đê diễn tả sự nghĩ suy, mong
mỏi, tương tư về một ai đó nhưng khơng thể nói ra, chỉ có thể giữ trong lịng. Động
từ 秘める(ひめる) có nghĩa là hành động che đậy, giấu diếm một điều gì đó.
2.1.10. BỤNG (腹):
Cụm từ 腹が立つ(はらがたつ) nếu như đọc thống qua ta có thể hiểu cụm

từ trên mang ý nghia là dựng cái bụng lên. Dựng đứng cái bụng ở đây mang ý nghĩa
tức giận, vô cùng giận dữ. Giống như trong Tiếng Việt chúng ta có câu “tức lộn
ruột”. Ví dụ như:


21

政 治 家 の 賄 賂 の ニ ュ ー ス を み る と , 腹 が 立 っ て く る 。 Cứ xem
tin tức về những vụ hối lộ của các nhà chính trị, tơi lại trở nên cáu.
2.1.11. EO (腰):
Eo là vị trí ở giữa thân người, thường được sử dụng để ám chỉ cái tôi của mỗi
người, khiêm nhường hay kiêu ngạo, khiêm tốn hay tự cao… đối với người đối diện
khi giao tiếp hay bày tỏ ý kiến.
Xét về cụm 腰を折る (こしをおる) theo nghĩa đen là gập cái eo lại với động từ
折る gấp, gập. Khi sử dụng trong ngữ cảnh cụ thể nó mang hàm ý là xen ngang vào
cuộc nói chuyện của người khác. Xét ví dụ:

楽しく話をしていると、いつも話の腰を折る人がいる。
Có nghĩa là: là: hễ mà đang nói chuyện vui vẻ, thì lúc nào cũng có người chen
ngang, ngắt ngang câu chuyện của người khác.Bên cạnh đó, để thể hiện sự tơn kính,
khiêm nhường người Nhật còn sử dụng quán dụng ngữ 腰が低い (こしがひくい)
nghĩa là hạ thấp mình, khiêm tốn, nhún nhường. Cịn ngược lại chúng ta cũng có
cụm từ 腰が高い (こしがたかい) để miêu tả sự kiêu căng, kiêu ngạo.
2.1.12. ĐẦU GỐI (膝):
Quán dụng ngữ 膝をつき合わせる (ひざをつきあわせる) , với động từ 合
わせ có ý nghĩa là gặp mặt nhau, 膝 là đầu gối. nghĩa đen của cụm này là đầu gối
gặp nhau. Khái quát lên nghĩa bóng ám chỉ việc chúng ta gặp nhau để nói chuyện
một cách nghiêm túc. Ta có ví dụ sau:
君とは一度、ひざを突き合わせて話し合う必要がある。
Có nghĩa: với bạn, tơi cần một lần đối mặt nói chuyện.

Ngồi ra khi muốn biểu thị thái độ ăn năn, hối cãi về những việc đã qua,
chúng ta sẽ sử dụng cụm từ 膝を正す (ひざをただす) . Trong đó ただす nghĩa là
uốn nắn, sửa lại cho đúng. Còn khi muốn diễn tả sự nhiệt tình tham gia với những


22

sở thích mà mình quan tâm thì chúng ta sử dụng cụm từ 膝を進める (ひざをすす
める) với 進める là thúc đầy, xúc tiến.
2.1.13. CHÂN (足):
Khi muốn biểu thị trạng thái chân khơng thể cử động được vì ghét, vì sợ hãi,
người Nhật thường dùng cụm từ 足がすくむ (あしがすくむ) . Động từ すくむ
mang nghĩa co rúm lại, thu mình lại. So với tiếng Việt tương đương với cụm trơ như
trời trồng, sợ đến bủn rủn chân tay.
Bên cạnh đó, khi muốn nói một mặt hàng nào đó bán chạy, hay những thứ dễ
sử dụng thì dùng quán dụng ngữ 足が早い (あしがはやい) . Ý nghĩa là mau mắn,
nhanh nhẹn.
Cịn khi có tai nạn hay bãi công hay sự cố nên tàu điện, các phương tiện đi lại
phải dừng vì khơng thể sử dụng, người Nhật sẽ sử dụng cụm từ 足をうばわれる (
あしをうばわれる)
Ví dụ:
駅に:
A: 電車に30分遅れた、大変だ…
B: うん、足をうばわれるつもりだ
A: Tàu điện đến trễ 30 phút rồi, …
B: ừ, có thể là do bị sự cố.
2.2. Đặc tính chung của quán dụng ngữ là gì?
Các quán dụng ngữ thường được tạo thành từ sự kết hợp của hai từ và mang ý
nghĩa khác so với các từ ngữ tạo thành nó. Chúng ta khơng thể hiểu nghĩa của nó
bằng cách tách từng từ ngữ riêng ra để giải thích. Các quán dụng ngữ thường mang

một ý nghĩa ẩn dụ qua việc nêu lên một hình ảnh cụ thể và thể hiện một ý nghĩa cố
định nào đó. Quán dụng ngữ được tạo thành từ những cách nói ví von thú vị trong


23

giao tiếp cuộc sống thường ngày rồi dần dần trở thành các cụm từ được mọi người
thừa nhận ý nghĩa của nó và được sử dụng một cách rộng rãi. Do các quán dụng ngữ
được tạo nên từ trong giao tiếp thường ngày trong cuộc sống nên nó thể hiện văn
hóa và các phong tục tập quán của các vùng miền.
Các quán dụng ngữ góp phần làm phong phú thêm cho các cách nói thể hiện
cảm nghĩ, cảm xúc trong giao tiếp đồng thời làm cho câu văn hay hơn, khơng bị khơ
khan rập khn bởi các cách nói truyền thống thơng dụng. Bằng việc sử dụng các
hình ảnh ẩn dụ để thể hiện một trạng thái cảm xúc suy nghĩ sẽ làm cho câu văn trở
nên thú vị hơn. Để có một cách nhìn rõ hơn về cơng dụng của qn dụng ngữ trong
câu văn, lời nói thì ta hãy xét qua một số ví dụ sau đây.
Khi muốn nói đến việc chân rất mỏi sau khi đi bộ hay đứng trong một khoảng
thời gian dài thì ngồi cách nói truyền thốnglà 足がひどく、疲れる thì ta có thể
thay bằng cách nói khác là 足が棒になる 。Ví dụ:
大好きな作家の新刊をさがして、足が棒になるまで歩いたが、どこも売り
切れた。諦めて家に帰途中、小さな本屋に一冊残っているのをみつけた。
うれしくて、疲れなんて一発吹っ飛んだ。
Phân tích cụm từ 足が棒になる:足 nghĩa là “chân”, 棒 nghĩa là “cây gậy”, 足
が棒になる mượn hình ảnh cây gậy cứng để nói đến việc chân mỏi đến mức cứng
lại không đi được nữa.
Dịch nghĩa câu ví dụ: đi tìm cuốn sách mới của tác giả yêu thích đi đến nổi
chân cứng lại rồi nhưng chỗ nào cũng đã bán hết. Giữa đường lúc bỏ cuộc đi về
nhà thì tìm được một cuốn cịn lại tại một tiệm sách nhỏ. Đã rất vui đến nổi thổi
bay hết sự mệt mỏi. Hay khi muốn nói đến việc một người có quen biết rộng rãi
thì thay vì dùng cách nói là 知り合いが多い thì có thể nói là 顔が広い . Ví dụ:

同級生の明は, ボーイスカウトに入っているせいで顔が広い, 一緒に歩いて
いると、他校の生徒に、よくこえをかけられる。ちょっぴり、うらやまし
い。


24

Phân tích cụm từ 顔が広い:顔 nghĩa là “khn mặt”,広い nghĩa là “rộng”,
顔が広い là khn mặt rộng vậy có ý chỉ người có quen biết rộng rãi, quen biết
nhiều người.
Dịch nghĩa câu ví dụ: bạn cùng khóa Akira vì tham gia vào Boy Scourts (
hướng đạo - một phong trào được thành lập với mục đích giúp rèn luyện tâm hồn,
tâm trí cũng như sức khỏe cho thiếu niên) nên quen biết rộng. Mỗi khi đi chung
hay được các bạn trường khác bắt chuyện chào hỏi, tơi có một chút ganh ty. Hoặc
trong trường hợp muốn nói đến sự xấu hổ đỏ cả mặt lên thì thay vì nói là ひどく
恥ずかしくて、顔が真っ赤になる thì ta có thể sử dụng cách nói là 顔から火
が出る hay 顔に紅葉を散らす vừa có thể biểu hiện được ý nghĩa của câu văn
vừa giúp câu văn mang một hình ảnh sinh động và thú vị hơn. Ví dụ:
始業チャイムに追われ、あわてて教室に飛び込んだら、みんあが、じろじ
ろ、僕を見ている。何と、隣のクラスだった。恥ずかしくて顔から火が出
そうだ.
Phân tích cụm từ 顔から火が出る:顔 nghĩa là “khuôn mặt”, 火が出る
nghĩa là “phát ra lửa”, vậy 顔から火が出る mượn hình ảnh của ngọn lửa có tính
chất là nóng, màu đỏ để chỉ khn mặt xấu hổ đến đỏ cả mặt lên.
Dịch nghĩa câu ví dụ: tôi chạy theo tiếng chuông vào lớp vội vã chạy vào
lớp học thì mọi người nhìn chằm chằm vào tơi. Thì ra là lớp kế bên. Xấu hổ đến
đỏ cả mặt. Ngồi ra khi muốn nói đến hành động vì để tốt cho người khác mà
buộc phải làm những việc nghiêm khắc thì ta có thể nói là 心を鬼にする .Ví dụ:
けがをした野鳥に食べ物をやろうとしたが、そんなことをしたら、たとえ
治っても独り立ちできなくなると友達に言われた。心を鬼にする、という

意味が初めてわかった。


×