Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Báo cáo kế hoạch chiến lược 2010_2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.21 KB, 18 trang )

-----Kế hoạch chiến lược Trường THPT Nam Thái Sơn - huyện Hòn Đất - tỉnh Kiên Giang----
SỞ GD-ĐT KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Nam Thái Sơn Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Số:......./KHCL-NTS Nam Thái Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2010
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM THÁI SƠN
GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
--------------------
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trường THPT Nam Thái Sơn được thành lập theo Quyết định số:
1223/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2009 của UBND tỉnh Kiên Giang. Từ khi
thành lập và đi vào hoạt động năm học 2009-2010 đến nay, trường đã có nhiều
đóng góp cho sự phát triển chính trị, kinh tế xã hội của địa phương. Trong xu thế
hội nhập và phát triển hiện nay, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục càng quan tâm hơn
nữa đến việc giáo dục thế hệ trẻ thành những con người có dủ các phẩm chất đạo
đức, năng lực sáng tạo để đáp ứng được công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hoá
đất nước. Với tinh thần đó Trường THPT Nam Thái Sơn xây dựng chiến lược
phát triển giáo dục đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Chiến lược phát triển giáo dục Trường THPT Nam Thái Sơn giai đoạn
2010 – 2015 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp
chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng để cho các
quyết sách của hội đồng trường và các hoạt động của cán bộ quản lý, giáo viên,
công nhân viên và các em học sinh trong trường. Xây dựng và triển khai kế
hoạch chiến lược là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nghị
quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, góp phần đưa sự nghiệp giáo
dục xã nhà phát triển theo kịp các yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của
địa phương, của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
PHẦN II: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHIẾN LƯỢC
1. Phân tích môi trường: (SWOT)
1
-----Kế hoạch chiến lược Trường THPT Nam Thái Sơn - huyện Hòn Đất - tỉnh Kiên Giang----


1.1. Đặc điểm tình hình:
Năm học 2009 – 2010 Trường THPT Nam Thái Sơn có 15 lớp học với 530
học sinh. Xếp loại học lực học kỳ I: loại giỏi: 8 em = 1,6 %, loại khá: 68 em =
12,8 %; loại TB: 203 em = 38,3 %; loại yếu 184 em = 34,7 %; loại kém: 67 em =
12,6 %. Xếp loại hạnh kiểm: loại tốt: 239 em = 45,1 %; loại khá: 250 em = 47,2
%; loại TB: 29 em = 5,5 %; loại Yếu: 12 = 2,2 %
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2010
trường có 38 người, trong đó: Cán bộ quản lý: 2, giáo viên: 29, nhân viên hành
chính và Bảo vệ: 7. Về trình độ chuyên môn đào tạo: Đại học SP: 10, Cao đẳng
SP: 25, THSP: 1, Trung cấp kế toán: 1, chưa qua đào tạo (BV): 1. Bên cạnh đó,
đang theo học từ xa lên Đại học: 9. Về quản lý giáo dục – nhà nước đã và đang
theo học: 3.
1.1.1. Môi trường bên trong:
a. Mặt mạnh:(Streng)
Công tác quản lý của nhà trường: có kế hoạch cụ thể theo từng tháng,
tuần, được tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời theo
từng giai đoạn. Nhà trường thực hiện khá tốt quy chế dân chủ, tính công khai
minh bạch được thể hiện rõ qua từng hoạt động.
Tập thể giáo viên nhà trường nhiệt tình, tâm huyết với nghề, nhiều giáo
viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp, một số giáo viên rất
thành thạo tin học, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và
dạy học, trường có địa chỉ Email, các thông tin của trường báo cáo gởi qua Email
hạn chế tiết kiệm thời gian và chi phí, song song với văn bản cụ thể theo quy định
về trên.
Tập thể CB, Giáo viên và CNV có tinh thần xây dựng đoàn kết nội bộ, học
hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, ý chí phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao.
2
-----Kế hoạch chiến lược Trường THPT Nam Thái Sơn - huyện Hòn Đất - tỉnh Kiên Giang----
Đa số các em học sinh của trường ngoan, một bộ phận học sinh có ý thức

học tập tốt, có chí cầu tiến, đạt giải qua các kỳ thi học sinh giỏi các cấp và đặc
biệt là các phong trào do ngành phát động như tích cực phong trào văn nghệ, thể
dục thể thao rèn luyện sức khỏe.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quản lý, giảng dạy và học tập được
cấp ngành bổ sung đầy đủ và kịp thời khi có nhu cầu sử dụng.
Bên cạnh đó, Đảng uỷ, chính quyền địa phương và đại đa số nhân dân, các
bậc cha mẹ học sinh quan tâm tới sự nghiệp giáo dục, ngày càng cũng được nhân
rộng đầu tư bổ sung cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy
học của thầy và trò nhà trường.
b. Mặt yếu: (Weakness)
Một số bộ phận giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề, chưa có sự đầu
tư tích cực vào công tác giảng dạy.
Đa phần giáo viên còn trẻ về tay nghề, từ đó chưa có nhiều kinh nghiệm
trong giang dạy và quản lý học sinh.
Một số giáo viên năng lực công tác còn hạn chế nên phương pháp dạy học
chậm đổi mới, tính giáo dục toàn diện học sinh chưa cao, chưa quan tâm tích cực
dạy kỹ năng sống cho học sinh.
Chất lượng học sinh còn thấp, chưa đồng đều ở các khối lớp, tỷ lệ học sinh
yếu kém vẫn nhiều từ đó ý thức học tập, tu dưỡng ở một bộ phận học sinh chưa
tốt;
Song song, về tỷ lệ học sinh cá biệt vẫn còn thường xuyên mắc sai phạm
chưa sửa chữa kịp thời.
Cơ sở vật chất mặc dù đã được đầu tư song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp giáo dục, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học còn hạn chế.
1.1.2. Môi trường bên ngoài:
a. Cơ hội: (Oppotunies)
3
-----Kế hoạch chiến lược Trường THPT Nam Thái Sơn - huyện Hòn Đất - tỉnh Kiên Giang----
Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cơ quan quản lý giáo
dục các cấp, sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ

của các ban ngành đoàn thể, đặc biệt sự quan tâm phối kết hợp của các bậc cha
mẹ học sinh.
Nhân dân phần lớn tập trung sinh sống đông đúc theo tuyến lộ, rãi đều ở
các tổ ấp, an ninh trật tự thường xuyên được kiểm tra của chính quyền địa
phương.
Nhân dân xã Nam Thái Sơn có truyền thống hiếu học, có nhiều học sinh
thành đạt qua các thời kỳ.
Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, ý thức đối với sự nghiệp
giáo dục ngày càng cao, đại đa số các gia đình đều xác định đầu tư cho con em ăn
học, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục.
Điều kiện kinh tế có sự chuyển biến rõ rệt, nhiều bộ phận gia đình đời sống
khá giả, , văn hóa, xã hội nhân dân được hưởng thụ
b. Thách thức: (Threatens)
Một bộ phận cha mẹ học sinh còn ỷ lại, trong chờ vào nhà nước và các tổ
chức xã hội, còn nặng về tư tưởng. Đời sống của một bộ phận gia đình phụ huynh
còn nghèo nên phải đi làm ăn xa thiếu sự quan tâm tới con cái.
Môi trường xã hội xung quanh ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng học tập
của các em: các tiệm chát, Internet, trò chơi điện tử thiếu sự kiểm soát chặt chẽ
của các cơ quan chức năng nên vẫn còn một số học sinh trốn học đi chơi điện tử.
Văn hoá xã hội phát triển chưa đồng đều ở các ấp, thanh thiếu niên thiếu
điểm vui chơi tập thể, các tổ chức đoàn thể ở tổ ấp hoạt động chưa thường xuyên
nên chưa thu hút được học sinh.
1.2. Các vấn đề chiến lược:
1.2.1. Danh mục vấn đề:
a. Tập trung cải tiến phương pháp dạy học.
b.Tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
4
-----Kế hoạch chiến lược Trường THPT Nam Thái Sơn - huyện Hòn Đất - tỉnh Kiên Giang----
c. Xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có tinh thần
trách nhiệm với công việc, thực sự yêu nghề, mến trẻ, có ý thức tự học tự bồi

dưỡng, có tinh thần vượt khó.
d. Tăng cường các hoạt động giáo dục tập thể ngoại khoá, giáo dục truyền
thống, thực hiện tốt phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực".
1.2.2. Nguyên nhân của vấn đề:
a. Phong trào cải tiến phương pháp dạy học đã và đang thực hiện nhiều khi
vẫn chỉ là hình thức, chỉ mang tính khẩu hiệu do các nguyên nhân cơ bản sau:
- Chương trình dạy học quá tải, nặng về kiến thức, thiếu thực tiễn;
- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học thiếu, không đồng bộ, chất lượng của
thiết bị dạy học thấp, cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu giảng
dạy (nhất là các phân môn Mỹ thuật, Nhạc, Thể dục và Tin học).
- Nhận thức của giáo viên chưa cao, mang tính cào bằng, cơ chế quản lý,
chế độ khuyến khích giáo viên dạy giỏi chưa phù hợp, bình quân thu nhập của
giáo viên còn thấp, đời sống của cán bộ giáo viên còn gặp nhiều khó khăn.
b. Rèn kỹ năng sống cho học sinh:
- Tài liệu giáo dục rèn kỹ năng sống cho học sinh chưa được biên soạn
riêng, chủ yếu là lồng ghép vào các bộ môn;
- Công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường chưa thực sự hiệu
quả;
- Các tai tệ nạn xã hội ngày càng có xu hướng phát triển theo chiều hướng
phức tạp, thanh thiếu niên ngày càng dễ tiêm nhiễm các tệ nạn xã hội, lối sống
buông thả;
- Tác phong của một số giáo viên chưa gương mẫu, chưa tự rèn kỹ năng
sống cho bản thân nên thiếu niềm tin ở học sinh.
c. Xây dựng đội ngũ:
5
-----Kế hoạch chiến lược Trường THPT Nam Thái Sơn - huyện Hòn Đất - tỉnh Kiên Giang----
- Vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa tận tâm với công việc, chuyên môn
nghiệp vụ chưa sâu, chưa phát huy được vai trò chủ đạo thầy trong giờ lên lớp,
lối sống chưa gương mẫu gây dư luận không tốt trong phụ huynh và học sinh;

- Một bộ phận chưa nhiệt tình với công việc, còn mang tính cả nể, chỉ vì
quyền lợi cá nhân mà quên lợi ích tập thể;
- Tinh thần đoàn kết xây dựng tập thể chưa cao, có tính chất chia rẽ nội bộ;
- Một vài trường hợp ngại khó, chưa tự nghiên cứu để có giải pháp giáo
dục học sinh cho phù hợp, ngại sử dụng dồ dùng dạy học làm cho tiết học đơn
điệu, tẻ nhạt không hứng thú.
1.2.3. Các vấn đề cần ưu tiên giải quyết:
a. Tăng cường quản lý đội ngũ, xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo
về chủng loại, tỷ lệ đạt trên chuẩn càng cao, phấn đấu đến năm 2020 có 100 %
giáo viên có trình độ đại học, 100% cán bộ quản lý có trình độ Trung cấp chính
trị và quản lý nhà nước.
b. Tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường đầu tư
trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học;
c. Tăng cường công tác quản lý giáo dục học sinh. Làm tốt công tác kết
hợp: dạy chữ - dạy nghề - dạy người. Ngày càng nâng tỷ lệ học sinh khá giỏi,
giảm tỷ lệ yếu kém.
d. Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, trường học thân thiện, học sinh
tích cực, tổ chức tốt các hoạt động vui chơi tập thể và các hoạt động ngoại khoá
cho học sinh.
2. Định hướng chiến lược:
2.1. Sứ mệnh:
Giúp học sinh phát huy hết khả năng tiềm ẩn của chính mình thông qua
sự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên và tăng
cường cơ sở vật chất.
2.2.Giá trị:
6
-----Kế hoạch chiến lược Trường THPT Nam Thái Sơn - huyện Hòn Đất - tỉnh Kiên Giang----
- Biết vượt khó trong học tập;
- Có tính kiên trì và nhẫn nại;
- Có lối sống lành mạnh, biết ứng xử tốt trong mọi tình huống;

- Có lập trường tư tưởng vững vàng, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng;
- Khoẻ mạnh cả về thẻ chất, tinh thần và trí tuệ.
2.3. Tầm nhìn:
Trở thành trường chuẩn quốc gia; đào tạo những con người khỏe về thể
chất, mạnh về trí lực, có kỹ năng sống đáp ứng sự phát triển của đất nước.
3. Mục tiêu chiến lược:
3.1. Mục tiêu chung:
Trong mọi điều kiện, thầy và trò nhà trường quyết tâm phấn đấu xây dựng
môi trường học tập lành mạnh, có kỷ cương, nề nếp; có chất lượng giáo dục cao;
phấn đấu để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết khả năng của mình. Trong
mọi điều kiện, quyết tâm phấn đấu xây dựng nhà trường thành trung tâm văn hoá
chính trị của địa phương, mang đậm bản sắc dân tộc kết hợp với nét đẹp hiện đại
phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và của thời đại.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
3.2.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ:
- Năng lực chuyên môn của cán bộ, giáo viên phấn đấu được kiểm định
đánh giá đạt loại khá, tốt đạt 75% trở lên.
- Phấn đấu đến năm 2015 cán bộ, giáo viên, công nhân viên sử dụng thành
thạo máy vi tính về soạn giảng giáo án và báo cáo.
- Phấn đấu đến năm 2015 có 50% CB,GV có trình độ Đại học, 100% cán
bộ quản lý có trình độ Trung cấp lý luận chính và quản lý nhà nước.
- Phấn đấu trong suốt thời gian thực hiện chiến lược không có cán bộ giáo
viên và học sinh vi phạm pháp luật, không để xảy ra tình trạng mất đoàn kết,
khiếu kiện vượt cấp.
7

×